Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 7: Trường từ vựng - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 7: Trường từ vựng - Năm học 2012-2013

- Hiểu được thế nào là trường từ vựng và xác lập được một số trường từ vựng gần gũi.

- Biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để năng cao hiệu quả diễn đạt.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức: - Khái niệm trường từ vựng.

2. Kĩ năng: - Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.

 - Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc – hiểu và tập hợp văn bản.

3. Thái độ: Yêu quý, trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 8A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng, từ ngữ có nghĩa hẹp?

 - Làm bài số 3 sgk tr11.

3. Bài mới: Trường từ vựng là gì? Và mối liên quan với các hiện tượng ngôn ngữ như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa có giúp ích gì cho việc học văn và làm văn, hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau đi vào tìm hiểu.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 7: Trường từ vựng - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 2 Ngày soạn: 04/09/2012
Tiết PPCT: 7 Ngày dạy : 07/09/2012
TRƯỜNG TỪ VỰNG
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được thế nào là trường từ vựng và xác lập được một số trường từ vựng gần gũi.
- Biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để năng cao hiệu quả diễn đạt.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: - Khái niệm trường từ vựng.
2. Kĩ năng: - Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
 - Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc – hiểu và tập hợp văn bản.
3. Thái độ: Yêu quý, trân trọng, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng, từ ngữ có nghĩa hẹp?
 - Làm bài số 3 sgk tr11.
3. Bài mới: Trường từ vựng là gì? Và mối liên quan với các hiện tượng ngôn ngữ như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóacó giúp ích gì cho việc học văn và làm văn, hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau đi vào tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG :
Gv yêu cầu HS đọc đoạn văn trong SGK.
Các từ in đậm để chỉ đối tượng là người, động vật hay sự vật? Tại sao em biết được điều đó? 
Nét chung về nghĩa của nhóm từ ấy là gì?
 Nếu tập hợp các từ ấy thành một nhóm từ thì chúng ta có một trường từ vựng. Vậy theo em trường từ vựng là gì?
Trường từ vựng là tập hợp của các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
GV chốt, và hướng dẫn học sinh đọc mục lưu ý và rút ra kết luận 
Bài tập nhanh: Cho các từ: Cao, lùn, ốm, thấp, gầy, lêu khêu, xác ve, bị thịt, lòng khòng
 Nếu dùng nhóm từ trên để miêu tả người thì trường từ vựng của nhóm từ là gì?
LUYỆN TẬP
Bài 1: Đọc văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, tìm các từ thuộc trường từ vựng người ruột thịt? 
 HS hoạt động độc lập : thầy, mợ, cô, em
Bài 2: Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây.(Hs thảo luận nhóm – 3phút)
a- lưới, nơm, câu, vó.
b- tủ, rương, hòm, va li, chai, lọ.
c- đá, đạp, dẫm, xéo.
d- vui, buồn, phấn khởi, sợ hãi.
đ- hiền lành, độc ác, cởi mở.
e- bút máy, bút bi, bút chì, phấn.
Bài 3: HS thảo luận theo cặp – 3 phút 
Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài 4. HS khác làm vào sgk. GV kiểm tra, nhận xét.
Bài 6: Yêu cầu HS đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi: Tác giả đã chuyển các từ in đậm: chiến trường, vũ khí, chiến sĩ từ trường từ vựng nào sang TTV nào?
 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Làm bài tập 5, 7 sgk tr 23, 24.
Gv gợi ý : trường từ vựng chỉ đồ dùng học tập của HS, liên quan đến lửa.
TÌM HIỂU CHUNG :
1. Thế nào là trường từ vựng?
a- Ví dụ.
- Các từ: mặt, da, mắt, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng đều có một nét chung về nghĩa: chỉ bộ phận cơ thể của con người
ð Đó là trường từ vựng.
b- Ghi nhớ: Sgk tr 21.
2- Một số lưu ý.
a- Hệ thống của trường từ vựng thường có hai bậc lớn, nhỏ.
b- Các từ trong một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác nhau về từ loại.
c- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
d- Cách chuyển trường từ vựng có tác dụng làm tăng sức gợi cảm.
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1: Các trường từ vựng: tôi, thầy tôi, mẹ, cô tôi, anh em tôi 
Bài 2 : Đặt tên trường từ vựng 
- Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản 
- Dụng cụ để đựng 
- Hoạt động của chân 
- Trạng thái tâm lí 
- Tính cách 
- Dụng cụ để viết 
Bài 3: Trường từ vựng : hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm thuộc trường từ vựng chỉ “thái độ”.
Bài 4 :
- Khứu giác : mũi, thở, điếc, thính 
- Thính giác : tai, nghe, điếc, rõ, thính 
Bài 6: Tác giả đã chuyển các từ in đậm trong các câu thơ từ trường từ vựng “quân sự” sang trường từ vựng “nông nghiệp”
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Vận dụng kiến thức đã học viết một đoạn văn ngắn có sử dụng ít nất 5 từ thuộc một trường từ vựng nhất định.
- Tiết sau: soạn bài: Bố cục của văn bản.
- Chuẩn bị: Từ tượng thanh, từ tượng hình.
E. RÚT KINH NGHIỆM
**************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 7 TRUONG TU VUNG.doc