Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 27: Tình thái từ - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 27: Tình thái từ - Năm học 2012-2013

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu thế nào là tình thái từ. Nhận biết và hiểu tác dụng của tình thái từ trong văn bản.

- Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức: - Khái niệm và các loại tình thái từ. Cách sử dụng tình thái từ.

2. Kĩ năng: - Dùng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3. Thái độ: - Sử dụng tình thái từ để thể hiện tình cảm.

C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 8A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là trợ từ? Cho ví dụ và nêu ý nghĩa? Thế nào là thán từ? Phân loại? Cho ví dụ và nêu ý nghĩa.

 3. Bài mới : Tình thái từ có đặc tính ngữ pháp là không có khả năng độc lập tạo thành câu, cũng không làm thành phần biệt lập của câu như thán từ, nhưng tình thái từ có rất nhiều công dụng và nếu sử dụng đúng trong các trường hợp giao tiếp thì sẽ đạt hiệu quả cao.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 27: Tình thái từ - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7	 Ngày soạn: 08/10/2012
Tiết PPCT: 27 Ngày dạy : 10/10/2012
Tiếng Việt: TÌNH THÁI TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là tình thái từ. Nhận biết và hiểu tác dụng của tình thái từ trong văn bản.
- Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: - Khái niệm và các loại tình thái từ. Cách sử dụng tình thái từ.
2. Kĩ năng: - Dùng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ: - Sử dụng tình thái từ để thể hiện tình cảm.
C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là trợ từ? Cho ví dụ và nêu ý nghĩa? Thế nào là thán từ? Phân loại? Cho ví dụ và nêu ý nghĩa.
 3. Bài mới : Tình thái từ có đặc tính ngữ pháp là không có khả năng độc lập tạo thành câu, cũng không làm thành phần biệt lập của câu như thán từ, nhưng tình thái từ có rất nhiều công dụng và nếu sử dụng đúng trong các trường hợp giao tiếp thì sẽ đạt hiệu quả cao. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG Yêu cầu HS đọc ví dụ
GV: Nếu bỏ các từ in đậm trong các ví dụ a, b, c thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?
-Vda: câu không còn là câu nghi vấn.
-Vdb: câu không còn là câu cầu khiến.
-Vdc: bỏ từ thay thì câu cảm thán không tạo lập được.
 Ở ví dụ d, từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?
 HS: Dùng để biểu thị thái độ, sắc thái tình cảm lễ phép.
 Chốt: Tình thái từ ạ không có chức năng tạo lập câu nhưng có tác dụng biểu thị thái độ, sắc thái tình cảm.
- Vậy tình thái từ có chức năng như thế nào?
 HS trả lời-> HS đọc ghi nhớ 1 Sgk tr 81.
GV: Các từ in đậm dưới đây được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,) khác nhau như thế nào?
Bạn chưa về à?
Thầy mệt ạ?
Bạn giúp tôi một tay nhé!
Bác giúp cháu một tay ạ!
GV: Khi sử dụng tình thái từ cần lưu ý điều gì? 
 HS trả lời.
LUYỆN TẬP
 Bài 1: HS đọc yêu cầu: Trong các câu, từ nào là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ?
 HS trả lời. Nhận xét.
 HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong các câu văn.
 HS trao đổi và trình bày.
Bài 3: Hướng dẫn HS phân biệt: Tình thái từ mà với quan hệ từ mà, tình thái từ đấy với chỉ từ đấy, tình thái từ thôi với động từ thôi, 
 HS trình bày kết qủa . GV nhận xét.
Bài 4: HS đọc yêu cầu.
Hướng dẫn: Trong câu hỏi, cần xác định hai thành phần ý nghĩa: Nội dung việc muốn hỏi, ý hỏi và sự thể hiện quan hệ giữa người với người tiếp nhận câu hỏi.
 HS làm và trình bày kết quả. Nhận xét, chỉnh sửa.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Nắm chức năng ý nghĩa của tình thái từ, sau đó chọn một văn bản để giải thích tình thái từ
Vd : Ông Giáo hút trước đi! -> Tình thái từ cầu khiến dùng để mời mọc, kính trọng.
Tìm hiểu từ ngữ địa phương nơi em ở để học tốt bài Chương trình địa phương
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Chức năng của tình thái từ.
a. Phân tích ví dụ
- Từ à để tạo lập câu nghi vấn.
- Từ đi để tạo lập câu cầu kiến. 
- Từ thay để tạo lập câu cảm thán.
- Tình thái từ ạ không có chức năng tạo lập câu nhưng có tác dụng biểu thị thái độ, sắc thái tình cảm.
b.Ghi nhớ 1 / 81.
2. Sử dụng tình thái từ.
a. Phân tích ví dụ:
- Tình thái từ à: hỏi, thân mật;
- Tình thái từ ạ: hỏi, kính trọng;
- Tình thái từ nhé: cầu khiến, thân mật;
- Tình thài từ ạ: cầu khiến, kính trọng.
b.Ghi nhớ 2/ 81.
II. LUYỆN TẬP.
Bài 1: Tìm tình thái từ
 a (-) b(+) c (+) d (-)
 e (+) g (-) h (-) i (+)
Bài 2: Giải thích nghĩa của các tình thái từ.
a- chứ: nghi vấn dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định.
b- chứ: nhấn mạnh điều vừa khẳng định là không thể khác được.
c- ư: hỏi với thái độ phân vân.
d- nhỉ: thái độ thân mật.
e- nhé: dặn dò, thái độ thân mật.
g- vậy: thái độ miễn cưỡng.
h- cơ mà: thái độ thuyết phục.
Bài 3 : Đặt câu với các tình thái từ mà, chứ lị, thôi, chứ, đấy, cơ, vậy.
- Nó là học sinh giỏi mà!
- Đừng trêu nữa, nó khóc đấy!
- Em không thích ăn kem đâu, em ăn kẹo cơ!
- Thôi ! Đừng khóc nữa!
- Những năm hào dầu cơ đấy!
- Muộn rồi, chúng ta ở nhà vậy
Bài 4: Đặt câu có tình thái từ nghi vấn phù hợp với quan hệ xã hội:
- (Học sinh với thầy, cô giáo) Thưa thầy, em xin phép hỏi thầy câu được không ạ?
- (Bạn bè cùng lứa tuổi) Đằng ấy học bài rồi chứ?
- (Con với bố, mẹ, chú, dì...) Mẹ sắp đi làm phải không ạ?
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Giải thích ý nghĩa của tình thái từ trong một văn bản tự chọn. Học bài, làm bài 5 tr 83
* Bài mới: Tiết sau: Luyện tập viết đoạn văn Chuẩn bị cho tình huống: Em chẳng may đánh vỡ một lọ hoa đẹp và làm theo các yêu cầu trong Sgk/83. 
Soạn bài tiếp “Chương trình địa phương”.
E. RÚT KINH NGHIỆM
**********************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7 van 8 tiet 27.doc