Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 116: Liệt kê - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 116: Liệt kê - Năm học 2011-2012

A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 -Hiểu thế nào là phép liệt kê.

 - Nắm được các kiểu liệt kê.

1.Kiến thức.

 -Khái niệm liệt kê.

 -Các kiểu liệt kê.

2. Kĩ năng .

 - Nhận biết phép liệt kê ,các kiểu liệt kê .

 - Phân tích giá trị của phép liệt kê .

 - Sử dụng phép liệt trong nói và viết.

B.CHUẨN BỊ.

- Giaó viên : Giaó án.

- Học sinh: Soạn bài.

C.CÁC PHƯƠNG PHÁP /KĨ THUẬT DẠY HỌC.

 -Vấn đáp, phân tích tình huống,động não ,bản đồ tư duy

 D .TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

 1.Ôn định lớp. Kiểm tra sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ. Kết hợp bài mới :

 3. Bài mới:

 ? Nêu các biện pháp tu từ đã học trong chương trình Ngữ Văn 6,7?

 HS nêu: So sánh ,nhân hóa ,ẩn dụ ,hoán dụ ,điệp ngữ ,chơi chữ Qúa trình các em nêu ra các biện pháp tu từ đó chính là chúng ta đang liệt kê cho đầy đủ các biện pháp tu từ .Vậy thế nào là liệt kê ? Liệt kê có tác dụng gì trong diễn đạt ?Hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu .

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 1119Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 116: Liệt kê - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : 30/3/2012
Lớp dạy: 7A6
Giaó viên dạy: Chu Thị Thủy.
Tiết dạy : 116 Tiếng Việt LIỆT KÊ
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 -Hiểu thế nào là phép liệt kê.
 - Nắm được các kiểu liệt kê.
1.Kiến thức.
 -Khái niệm liệt kê.
 -Các kiểu liệt kê.
2. Kĩ năng .
 - Nhận biết phép liệt kê ,các kiểu liệt kê .
 - Phân tích giá trị của phép liệt kê .
 - Sử dụng phép liệt trong nói và viết.
B.CHUẨN BỊ.
Giaó viên : Giaó án.
Học sinh: Soạn bài.
C.CÁC PHƯƠNG PHÁP /KĨ THUẬT DẠY HỌC.
 -Vấn đáp, phân tích tình huống,động não ,bản đồ tư duy 
 D .TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1.Ôn định lớp. Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ. Kết hợp bài mới :
 3. Bài mới: 
 ? Nêu các biện pháp tu từ đã học trong chương trình Ngữ Văn 6,7?
 HS nêu: So sánh ,nhân hóa ,ẩn dụ ,hoán dụ ,điệp ngữ ,chơi chữQúa trình các em nêu ra các biện pháp tu từ đó chính là chúng ta đang liệt kê cho đầy đủ các biện pháp tu từ .Vậy thế nào là liệt kê ? Liệt kê có tác dụng gì trong diễn đạt ?Hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu .
 -GV ghi tựa đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là phép liệt kê.
-Giaó viên chiếu ví dụ 1(sgk)lên màn hình và gọi học sinh đọc ví dụ:
Ví dụ: Bên cạnh ngài ,mé tay trái ,bát yến hấp đường phèn ,để trong khay khảm ,khói bay nghi ngút ;tráp đồi mồi chữ nhật để mở ,trong ngăn bạc đầy những trầu vàng ,cau đậu,rể tía ,hai bên nào ống thuốc bạc ,nào đồng hồ vàng ,nào dao chuôi ngà,nào ống vôi chạm ,ngoáy tai ,ví thuốc,quản bút ,tăm bông trông mà thích mắt.()Ngoài kia tuy mưa gió ầm ầm ,dân phu rối rít ,nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch ,nghiêm trang lắm ()
 (Sống chết mặc bay-Phạm Duy Tốn)
? Về cấu tạo các bộ phận trong câu in đậm có gì giống nhau?
-Kết cấu tương tự nhau (Là những từ ghép ,các cụm từ(cụm danh từ)
? Các bộ phận ấy được sắp xếp như thế nào?
-Sắp xếp nối tiếp nhau (giữa các bộ phận ngăn cách nhau bằng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy)
? Về ý nghĩa các bộ phận trong câu in đậm nói về điều gì? 
-Đều nói về những đồ vật được bày biện xung quanh quan lớn .
?Vậy sắp xếp hàng loạt từ ,cụm từ nội tiếp nhau như vậy có tác dụng gì?
-Miêu tả một cách đầy đủ ,toàn diện những thứ đồ dùng sinh hoạt quý hiếm của quan phụ mẫu.Nhằm tô đậm sự xa hoa ,thói hưởng lạc của tên quan .
GV nói : Khi người ta sắp xếp hàng loạt từ ,hay cụm từ cùng loại để diễn đạt đầy đủ ,sâu sắc tính chất của sự việc ,sự vật gọi là phép liệt kê.
?Vậy theo em thế nào là liệt kê? Liệt kê có tác dụng gì?
GV chốt khái niệm –cho học sinh ghi .Cho ví dụ.
Ví dụ: Mẹ em đi chợ mua rất nhiều thứ nào thịt,cá ,trứng ,rau ,đậu.
-GV gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ1-SGK /trang 105.
-Gọi 1-3 học sinh lấy ví dụ về phép liệt kê.
GV chiếu tranh hoa quả cho học sinh đặt câu có phép liệt kê.
Cho học sinh làm thêm bài tập:
Xác định phép liệt kê trong các trường hợp sau:
a/ Người ta đi cấy lấy công 
 Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề 
 Trông trời trông đất trông mây
 Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm
 Trông cho chân cứng đá mềm
 Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng.
 (Ca dao) 
Phép liệt kê :Trời ,đất ,mây ,mưa ,nắng, ngày ,đêm,chân cứng ,đá mềm ,trời êm ,biển lặng.
b/Trong khoang thuyền dàn nhạc gồm đàntranh, 
đàn nguyệt ,đàn tì bà ,nhị ,đàn tam .Ngoài ra còn có đàn bầu ,sáo và cặp sanh để gõ.
 (Ca Huế trên sông Hương)
 Phép liệt kê :đàn tranh ,đàn nguyệt ,đàn tì bà ,nhị ,đàn tam ,đàn bầu ,sáo và cặp sanh .
* GV lưu ý thêm:1/ Khi nói và viết gặp những sự việc ,hoạt động ,tính chất cùng loại ngừơi ta thường dùng phép liệt kê .Có khi đó chỉ là liệt kê bình thường:
Ví dụ: Trong lớp Mai ,Huệ ,Lan cùng thi đua học tập tốt ,lao động tốt.
2/ Khi người nói ,người viết có ý thức sử dụng liệt kê để gây một ấn tưỡng sâu sắc ,khích thích trí tưởng tượng cho người đọc ,người nghe thì liệt kê mới trở thành phép tu từ:
Ví dụ: Bởi thế,nó gầy hơn ,nó còm hơn ,nó đét lại.
 (Nam Cao)
3/Để đạt hiệu quả tu từ cao ,người ta có thể thêm một số trợ từ nhấn mạnh trong phép liệt kê :
Ví dụ: Mẹ em đi chợ mua đủ thứ: nào rau, nào đậu nào thịt ,nào cá ,nào tương,nào cà
Vậy người ta chia liệt kê làm mấy loại và căn cứ vào dâu để chia loại liệt kê ,chúng ta chuyển qua phần II.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các loại liệt kê.
1.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiểu liệt kê xét theo cấu tạo.
-GV chiếu ví dụ sau lên màn hình-Gọi học sinh đọc.
a/ Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần ,lực lượng ,tính mạng ,của cải để giữ vững quyền tự do ,độc lập.
b/ Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng ,tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do ,độc lập ấy.
?Xét về nội dung diễn đạt hai câu trên giống hay khác nhau? 
Nội dung của hai câu này giống nhau .
? Về cách sắp xếp các từ trong phép liệt kê ở hai câu trên có gì khác nhau? 
VD a/ Phép liệt kê các từ không sắp xếp theo từng cặp mà theo từng sự việc.
VD b/ Phép liệt kê được sắp xếp theo từng cặp.
?Vậy xét về cấu tạo có mấy kiểu liệt kê? 
GV chốt ý ghi: Xét về cấu tạo :có hai kiểu liệt kê: Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp.
1.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiểu liệt kê xét theo ý nghĩa.
GV chiếu ví dụ ở phần 2 SGK-Gọi 1 HS đọc ví dụ.
Ví dụ: a/ Tre ,nứa ,trúc,mai ,vầu mấy chục loại khác nhau ,nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng.
 (Thép Mới)
 b/ Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam ,của tập thể nhỏ là gia đình ,họ hàng ,làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc ,quốc gia.
Thử đảo các bộ phận trong phép liệt kê ở hai ví dụ trên.
?Các bộ phận của phép liệt kê trong trường hợp nào dễ dàng thay đổi còn trường hợp nào khó thay đổi ? Vì sao?
VD a/ có thể dễ dàng thay đổi thứ tự các bộ phận trong phép liệt kê .
 VDb/ khó thay đổi thứ tự phép liệt kê vì các ộ phận ấy được sắp xếp theo mức độ tăng tiến về ý nghĩa.
?Vậy xét về ý nghĩa có mấy kiểu liệt kê ?
GV chốt ý: Về ý nghĩa có hai kiểu liệt kê.
Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.
GV cho học sinh đọc ghi nhớ 2 SGK /trang 105
* THẢO LUẬN NHÓM (3phút) 
 Bài tập nhanh: 
Xác định phép liệt kê ,kiểu liệt kê và tác dụng trong trường hợp sau:
a/Sách của Nam để ở khắp mọi nơi trong nhà: trên giường ,trên bàn học ,trên bàn ăn ,trên ghế dựa
b/ Cậu bé hồng hồi hộp và rạo rực ,vui mừng và sung sướng ,vội vã và cuống quýt khi thấy chiếc xe chở mẹ dần dần dừng lại.
Câu a: -Phép liệt kê “trên giường ,trên bàn học ,trên bàn ăn ,trên ghế tựa”
-Kiểu liệt kê:+ Xét về cấu tạo:Liệt kê không theo cặp
 + Xét về ý nghĩa: Liệt kê không tăng tiến
-Tác dụng : Miêu tả cụ thể tính bề bộn ,bừa bãi của Nam.
Câu b: -Phép liệt kê: “Hồi hộp và rạo rực ,vui mừng và sung sướng ,vội vã và cuống quýt”
-Kiểu liệt kê: +Xét về cấu tạo: Liệt kê theo cặp.
 +Xét về ý nghĩa ; Liệt kê tăng tiến.
-Tác dụng : Miêu tả sâu sắc cảm xúc tâm trạng của bé Hồng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 GV định hướng chọn bài tập .
Bài tập 2: Tìm phép liệt kê trong đoạn trích sau: 
 b/ Tỉnh lại em ơi ,qua rồi cơn ác mộng
 Em đã sống lại rồi ,em đã sống !
 Điện giật ,dùi đâm ,dao cắt ,lửa nung
 Không giết được em người con gái anh hùng!
 (Tố Hữu)
-Phép liệt kê: điện giật ,dùi đâm,dao cắt ,lửa nung.
-Xét về cấu tạo : Liệt kê không theo cặp.
-Xét về ý nghĩa: Liệt kê tăng tiến.
-Tác dụng: Miêu tả sự tra tấn dã man của kẻ thù.
Bài tập 3: Đặt câu có sử dụng phép liệt kê để:
a/ Tả một số một động trên sân trường em trong giờ ra chơi.
-GV chiếu bức tranh cho học sinh quan sát để dễ đặt câu.
VD1:Trong giờ ra chơi trên sân trường các bạn chơi rất nhiều trò chơi: nào cầu lông, nhảy dây ,đá cầu,bóng đá..
VD 2 : trên sân trướng có đủ màu sắc của áo quần: trắng ,đỏ ,xanh ,vàng
c/Nói lên cảm xúc của em về hình tượng nhà cách mạng phan Bội Châu trong truyện ngắn” những trò lố hay là Va –ren và Phan Bội châu”
VD :Phan Bội Châu là nhà cách mạng vĩ đại, một trái tim yêu nước nồng nàn, một đấng thiên Sứ đã xả thân cho độc lập tự do của dân tộc.
-Học sinh đọc ví dụ và theo dõi nhận xét.
-HS nhận xét:
Kết cấu tương tự nhau.
-Sắp xếp nối tiếp nhau.
Đều nói về những đồ vật được bày biện xung quanh quan lớn .
=>Tả một cách đầy đủ những thứ đồ sinh hoạt đắt tiền xung quanh quan phụ mẫu.
-HS rút ra khái niệm.
-HS ghi bài.
]HS xác định phép liệt kê trong ví dụ.
-HS đọc ghi nhớ 1 –SGK/trang 105.
-HS lấy ví dụ về phép liệt kê.
-HS nhìn vào bức tranh hoa quả để đặt câu.
HS làm bài tập.
-Xác định phép liệt kê:
a/Trời ,đất ,mây ,mưa ,nắng, ngày ,đêm,chân cứng ,đá mềm ,trời êm ,biển lặng.
b/đàn tranh ,đàn nguyệt ,đàn tì bà ,nhị ,đàn tam ,đàn bầu ,sáo và cặp sanh .
-HS đọc ví dụ.
-HS nhận xét: Nội dung của hai câu này giống nhau.
-HS nhận xét.
VD a/ Phép liệt kê các từ không sắp xếp theo từng cặp mà theo từng sự việc.
VD b/ Phép liệt kê được sắp xếp theo từng cặp.
-HS rút ra nhận xét: Có hai kiểu liệt kê: Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp.
- HS đọc ví dụ 
-Theo dõi và nhận xét.
VD a /có thể dễ dàng thay đổi thứ tự các bộ phận trong phép liệt kê .
 VDb/ khó thay đổi thứ tự phép liệt kê vì các ộ phận ấy được sắp xếp theo mức độ tăng dần về ý nghĩa.
-HS nhận xét : Về ý nghĩa có hai kiểu liệt kê.
Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.
-HS đọc ghi nhớ SGK /trang 105
HS thảo luận nhóm –trình bày.
-HS xác định từ liệt kê.
-Xác định kiểu liệt kê trong từng trường hợp : Xét theo cấu tạo và xét theo ý nghĩa.
-Nêu tác dụng của việc dùng phép liệt kê trong từng trường hợp.
-HS làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
-HS đọc bài tập xác định yêu cầu của đề bàivà trả lời.
-HS đọc bài tập .
Quan sát bức tranh và đặt câu có sử dụng phép liệt kê.
-HS đặt câu theo yêu cầu của bài tập.
I .Thế nào là phép liệt kê?
Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn đạt được đầy đủ hơn ,sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng ,tình cảm.
Ví dụ: Mẹ em đi chợ mua rất nhiều thứ nào thịt,cá ,trứng ,rau ,đậu
=>Ghi nhớ 1-SGK /trang 105.
IICác loại liệt kê.
1.Xét về cấu tạo: Có hai kiểu liệt kê:
-Liệt kê theo từng cặp .
-Liệt kê không theo từng cặp.
2.Xét về ý nghĩa:
Có hai kiểu liệt kê:
-Liệt kê tăng tiến 
-Liệt kê không tăng tiến.
=>Ghi nhớ 2: trang 105.
III. LUYỆN TẬP.
Bài tập 2b/trang 106
Tìm phép liệt kê trong đoạn trích.
-Phép liệt kê: điện giật ,dùi đâm,dao cắt ,lửa nung.
-Xét về cấu tạo : Liệt kê không theo cặp.
-Xét về ý nghĩa: Liệt kê tăng tiến.
-Tác dụng: Miêu tả sự tra tấn dã man của kẻ thù.
Bài tập 3: Đặt câu có sử dụng phép liệt kê.
4. CỦNG CỐ.
 Em hãy khái quát nội dung bài học bằng bản đồ tư duy.
 GV cho học sinh khái quát nội dung bài học bằng bản đồ tư duy.
-GV chiếu Bàn đồ tư duy và cho học sinh nhận xét.
 Cho học sinh chơi ô chữ (nếu còn thời gian) 
5. DẶN DÒ.
 Häc thuéc hai phÇn ghi nhí. 
 Lµm bµi tËp 1,bài2(a), bµi 3(b) SGK.
 ViÕt mét ®o¹n văn cã sö dông phÐp liÖt kª, chØ ra kiÓu liÖt kª.
 ChuÈn bÞ bµi: “Tìm hiểu chung về văn bản hành chính”
Định hướng: -Đọc kĩ ba văn bản ở bài và xác định mục đích viết các văn bản đó.
 -Tìm điểm giống và khác nhau của ba văn bản đó.
 - Tìm một số văn bản tương tự với ba văn bản ở SGK.
 *************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doc5656.doc