Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 9 đến 12 - Năm học 2004-2005

Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 9 đến 12 - Năm học 2004-2005

1-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Giúp học sinh thấy trong tự sự có thể kể xuôi, có thể kể ngược tuỳ theo nhu cầu thể hiện

Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể xuôi và kể ngược , biết được muốn kể ngược phải có diều kiện

Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại

 II-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1-GIỚI THIỆU BÀI:

2_TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 38 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 9 đến 12 - Năm học 2004-2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ....../10 /2004	Ngày dạy : ......./11 /2004
Tuần 9
 Bài 8:Tiết 32 từ ngữ
Danh từ
1-Mục tiêu cần đạt :
Trên cơ sở kiến thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học, giúp học sinh nắm được:
Đặc điểm của danh từ
Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật
II-các bước lên lớp
1-Kiểm tra bài cũ
2-Giới thiệu bài mới
3-tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1:
Tìm danh từ trong câu:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Các em đã được tìm hiểu danh từ ở lớp 5, một bạn hãy nhắc lại khái niệm thế nào là danh từ?
*Dựa vào những hiểu biết ấy , em hãy gạch chân những danh từ trong cụm danh từ in đậm có trong câu văn ?
 ba con trâu ấy 
*Xung quanh danh từ trong cụm danh từ vừa xác định, còn có những từ nào?
*Những từ ấy thuộc từ loại nào?
(Trước là số từ , sau là chỉ từ)
*Em hãy tìm thêm trong câu văn ấy xem còn danh từ nào nữa không?
Tìm danh từ trong câu:
ba // con trâu // ấy 
 ST DT CT(Chỉ từ)
vua, làng, thúng, gạo nếp.
 Hoạt động 2:Tìm hiểu đặc điểm của danh từ:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Qua việc tìm những danh từ trong câu, em hãy cho biết danh từ biểu thị những gì?
(Danh từ là những từ chỉ người, vật....)
?Hãy thử kết hợp số từ và chỉ từ đằng trước hoặc sau mỗi danh từ ấy?
Danh từ có thể kết hợp với từ nào đằng trước nó và sau nó?
Rút ra kết luận thứ nhất về danh từ?
?Hãy đặt câu với các danh từ mà em vừa tìm hiểu?
?Nhận xét gì về chức vụ ngữ pháp của các danh từ ấy trong câu?
Rút ra kết luận thứ hai về danh từ?
1-Đặc điểm của danh từ +Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tương, khái niệm.
+Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước,các từ này, ấy , đó ...ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ)
+Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ.Khi là vị ngữ , danh từ cần có từ là ở phía trước
 Hoạt động 3:Phân loại danh từ:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
?Đọc những cụm danh từ trong ví dụ?
?Những danh từ nào dùng để gọi tên sự vật ..?
?Những danh từ nào chỉ đơn vị để tính đếm người hoặc vật?
Rút ra kết luận thứ nhất 
Sau khi rút ra kết luận thứ nhất, giáo viên cho học sinh làm nhanh bài tập sau để phân biệt danh từ chỉ loại và chỉ từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm.
BT 1 : Trong những danh từ sau, chỉ rõ đâu là danh từ chỉ loại của sự vật, danh từ nào chỉ cá thể người, vật, hiện tượng...?
Cơn, mưa, ngọn, núi, mớ , rau, ....
BT2:
a-Cho nhóm loại từ :
Ông, anh, gã, thằng, tay, viên.
Hãy kết hợp những danh từ chỉ loại trên với danh từ thư kí và nhận xét nghĩa và sắc thái biểu cảm của những từ kết hợp ấy như thế nào ?
b-Cho nhóm loại từ :
Bức, phong, cái, chiếc, lá...
Kết hợp với danh từ thư và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của từng tổ hợp?
?Từ đó rút ra nhận xét về ý nghĩa của danh từ chỉ loại?(Không chỉ cho ta biết hình dáng, chủng loaị, mà còn thể hiện sắc thái biểu cảm )
GV chuyển sang loại khác của danh từ .
?Học sinh chú ý vào những danh từ chỉ đơn vị?
Giáo viên thay những danh từ đơn vị vào các ví dụ như sau:
Ba chú trâu
Một vị quan
 Ba rá gạo
Sáu tấn thóc
?Nhận xét xem trường hợp nào đơn vị tính đếm không thay đổi, trường hợp nào đơn vị tính đếm đã thay đổi?Thay đổi như thế nào?
?Những danh từ đơn vị thay vào mà đơn vị đo đếm không thay đổi thuộc nhóm danh từ đơn vị nào?Những danh từ đơn vị thay vào mà đơn vị tính đếm đã thay đổi thuộc nhóm danh từ đơn vị nào?
Rút ra kết luận thứ hai:
?Học sinh đọc ví dụ sau:
ba thúng thóc đầy 
ba tạ thóc nặng
?Chỉ ra danh từ chỉ đơn vị?Thuộc nhóm nào?
?Chỉ ra số thóc ở ví dụ nào được đo lườnh một cách chính xác?Số thóc ở ví dụ nào chỉ đo lượng một cách ước chừng?Nhờ đâu mà em biết điều đó?
?Vậy tại sao không thể nói “nhà tôi có ba tạ thóc rất nặng”?
?Rút ra kết luận về danh từ đơn vị quy ước?
(+Danh từ đơn vị quy ước có hai loại :
Danh từ chỉ đơn vị chính xác
Danh từ chỉ đơn vị ước chừng)
GV cho học sinh nhắc lại những nội dung chính của bài học bằng phần ghi nhớ.
2-Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
 KL1 Danh từ tiếng Việt chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật .Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm.
KL2
Danh từ đơn vị gồm hai nhóm là :
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên
Danh từ chỉ đơn vị quy ước.
+Danh từ đơn vị quy ước có hai loại :
Danh từ chỉ đơn vị chính xác
Danh từ chỉ đơn vị ước chừng
Luyện tập:
Bài tập 1:Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật:
nhà , bàn ,ghế, san, bếp, xe, ...
Bài tập 2:
Liệt kê những loại từ chuyên đứng trước danh từ chỉ người:ngài, viên, vị, em, cô, chú, bác, ông, ...
Liệt kê những loại từ chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật:cái, bức , tấm,tờ , quyển, pho, chiếc ...
Bài 3:Liệt kê các danh tà 
+Chỉ đơn vị quy ước chính xác:mét, ki-lô-mét, tấn tạ , yến...
+Chỉ đơn vị quy ước ước chừng:nắm, mớ, đàn, bó, ...
Bài 4:Chính tả :Cây bút thần (từ đầu...dày đặc các hình vẽ)
Viết đúng các chữ s, d và các vần uông, ương...
Bài tập 5:
Một số các danh từ đơn vị và sự vật trong bài chính tả trên:
Chỉ đơn vị :em, que, con , bức
Chỉ sự vật:Mã lương, cha mẹ, củi, cỏ , chim...
Ngày soạn 25/10/2004	Ngày dạy 11/2004
Bài 9:Tiết 35 tập làm văn
Thứ tự kể trong văn tự sự
1-Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh thấy trong tự sự có thể kể xuôi, có thể kể ngược tuỳ theo nhu cầu thể hiện
Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể xuôi và kể ngược , biết được muốn kể ngược phải có diều kiện
Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại 
 II-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài:
2_Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
?Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng”
G ghi các sự việc lân bảng, sắp xếp theo đúng thứ tự của truyện.
?Sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự như thế nào?
(+Thứ tự gia tăng của lòng tham ngày càng táo tợn của mụ vợ ông lão)
?Sắp xếp theo thứ tự này tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?
+(Người đọc thấy được lòng tham của mụ vợ ngày càng tăng và cuối cùng phải trả giá)
?Theo em, những sự việc trong truyện này còn được sắp xếp theo một trình từ nào nữa, tác dụng?
(Theo trình tự thời gian.Sắp xếp theo cách này làm cho cốt truyện mạch lạc sáng tỏ)
?Nếu thay đổi thứ tự này, ý nghĩa của câu chuyện có nổi bật dược không?
Qua ví dụ này, em hãy cho biết khi kể chuyện , người ta có thể kể theo một trình tự như thế nào?
(+Khi kể chuyện,có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên: việc gì xảy ra trước kẻ trước,việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.)
Hoạt động 2:Học sinh đọc văn bản phụ và trả lời:
?Thứ tự của các sự việc trong bài văn tự sự này diễn ra như thế nào?
(+Thứ tự từ hậu quả rồi mới dẫn đến nguyên nhân)
?Việc nêu hậu quả trước , rồi mới nên nguyên nhân, người kể muốn nhấn mạnh điều gì?Từ đó câu chuyện đưa ra ý nghĩa gì?
?Phần nêu nguyên nhân , người kể sắp xếp các sự việc như thế nào?
?Qua đây em rút ra kết luận gì về thay đổi thứ tự trong bài văn tự sự?
(+Để gây bất ngờ chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra trớc đó theo trình tự tự nhiên.)
1-Tìm hiểu thứ tự kể trong văn kể chuyện:
“Ông lão đánh cá và con cá vàng”:
-Giới thiệu ông lão đánh cá 
-Ông lão bắt đước cá vàng,thả các vàng nhận lời hứa của cá vàng
-Ông lão ra biển gặp cá vàng.(5 lân)
-Thứ tự tự nhiên(Việc gì xảy ra trước, kể trước)
Văn bản phụ :
-Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người rèn cặp trở nên lêu lổng, hư hỏng bị mọi người xa lánh
-Ngỗ tìm cách trêu chọc đánh lừa mọi người làm họ mất lòng tin
-Khi Ngỗ bị chó dại cắn thật , kêu cứu thì không có ai đến cứu
-Ngỗ bị chó cắn phải băng bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại
 +Thứ tự ngược:Hậu quả (hoặc kết quả )rồi mới nêu nguyên nhân.
Ghi nhớ:
+Khi kể chuyện,có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên: việc gì xảy ra trước kẻ trước,việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.
+Để gây bất ngờ chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra trớc đó theo trình tự tự nhiên.
 Luyện tập :
Bài tập 1:
Đọc câu chuyện sau đây và trả lời câu hỏi:
Câu chuyện được kể theo thứ tự nào?
(+Câu chuyện được kể theo thứ tự ngược , theo dòng hồi tường)
Chuyện được kể theo ngôi theo ngôi thứ nhất 
Yếu tố hồi tường đóng vai trò là cơ sở cho việc kẻ ngược.Trong dòng hồi tưởng, các sự việc lại được kể theo thư tự tự nhiên.
Bài tập 2:
Cho đề văn :”Kể chuyện lần đầu em được đi chơi xa”
Hãy tìm hiểu đề và lập dàn ý?
Cho học sinh về nhà chuẩn bị theo dàn bài trong sách giáo khoa.
Ngày soạn : .....26./10/2004 Ngày dạy : ......./11/2004
Bài 9:Tiết 36 tập làm văn
Viết bài tập làm văn số 2
Văn kể chuyện
1-Mục tiêu cần đạt :
Học sinh biết kể một câu chuyện có ý nghĩa 
Học sinh biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí
 II-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
GV chọn đề cho học sinh:
đề bài: Kể về một người thân yêu trong gia đình em.
Yêu cầu:
1. Nội dung;
Kể về một người thân nhất trong gia đình: người gần gũi, yêu quý và chăm sóc em nhiều nhất, cũng đồng thời là người có những ảnh hởng tích cực đến tâm hồn và nhân cách của mình.
- Kể những điểm nổi bật, đáng nhớ nhất về ngoại hình, tính cách, thói quen, thái độ ứng ử trong giao tiếp với tất cả mọi người....
- Khi kể biết kết hợp với miêu tả và biểu cảm một cách hợp lý.
II. Hình thức:
- đúng thể loại: kể người
- Biết trình bày bài theo bố cục ba phần. Trong phần thân bài biết trình bày thành các đoạn theo mỗi ý của dàn bài.
- Chữ viết sạch sẽ, diễn đạt hình ảnh....
Ngày soạn : 26/10/2004	Ngày dạy : ......./11/2004
Tuần 10
 Bài 9:Tiết 37-38 
Kết quả cần đạt:
+Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc trong truyện. Kể lại được truyện này.
+Nắm được cách kể chuyện theo một thứ tự nào đó.
 văn bản 
Ông lão đánh cá và con cá vàng
1-Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh hiểu nội dung ý nghĩa truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
Nắm được biện pháp nghệ thuạt chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc trong truyện.
Kể lại được truyện.
 II_Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1-Giới thiệu bài:
“Ông lão đánh cá và con cá vàng”là một truyện cổ tích dân gian Nga được Puskin (Đại thi hào Nga,”Mặt trời của thi ... ?
?Học sinh rút ra ghi nhớ 2
1-Cụm danh từ là gì?
(+Ngày xưa
 +hai vợ chồng ông lão đánh cá 
 +Một túp lều nát trên bờ biển 
Ghi nhớ 1
=>Cụm danh từ (+Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
=>Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ , nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ
2-Cấu tạo của cụm danh từ
Mô hình:
Phần trước
Trung tâm
Phần sau
t1
t2
T1
T2
s1
s2
Tất cả
những
em
HS
chăm ngoan
ấy
*Trong cụm danh từ :
+Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và về lượng
+các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm cho sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.
Luyện tập:
Bài tập 1:
Tìm cụm danh từ trong các câu sau:
a-Một người chồng thật xứng đáng
b-Một lưỡi búa của cha để lại
c-Một con yêu tinh ở trên núi ,có nhiều phép lạ
Bài tập 2:
Mô hình của các cụm danh từ trong các bài trên như sau:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t1
t2
T!
T2
s1
s2
một 
người 
chồng
thật xứng đáng
một 
lưỡi 
búa 
của cha để lại
một 
con 
yêu tinh
ở trên núi có nhiều phép lạ
Bài tập 3:
 Điền các phụ ngữ thích hợp vào chỗ trống :
- Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước
- Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình
- Lần thứ ba vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới
Ngày soạn: /11/2004	Ngày dạy: /11/2004
Tuần 12
Bài 11:Tiết 45 văn bản 
Chân , tay, tai, mắt, miệng
1-Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện” Chân , Tay, Tai, Mắt, Miệng”
Biết ứng dụng nội dung ý nghĩa truyện vào thực tế 
 II-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài:
Đây là một truyện ngụ ngôn mà nhân vật là các bộ phận của cơ thể như chân , tay, tai, mắt, miệng đã được nhân hóa .Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người
2-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1;Hướng dẫn đọc :
GV hướng dẫn hS cần có giọng đọc sinh động và có sự thay đổi phù hợp với từng dặc điểm nhân vật và tình huống truyện.Ví dụ ở phần đầu nên đọc với giọng than thở, bất mãn , đoạn Chân , Tay, Tai, Mắt, lên gặp lão Miệng thì đọc với giọng hăm hở, quyết tâm,nóng vội,đoạn kết thì đọc với giọng đọc mệt mỏi uể oải...Đoạn cuối đọc với giọng tỏ ra hối lỗi , hoà thuận...
Trong quá trình đọc, có thể kết hợp giải thích các từ khó.Cũng có thể giải thích các từ khó trong quá trình tìm hiểu truyện?
Hoạt động 2:Tìm hiểu văn bản:
?Nêu bố cục của truyện?
?Nguyên nhân?Hành động-kết quả?Bài học rút ra?
?Truyện có bao nhiêu nhân vật?
Những nhân vật này có dặc điểm gì?
?Tại sao lại dùng những danh từ cô, cậu, bác , lão ghép với Mắt, Chân, Tay, Tai, Miệng?
?Cách gọi tên như thế cho ta thấy đặc điểm của mỗi nhân vật như thế nào?Phù hợp với đặc điểm của mỗi bộ phận trên cơ thể như thế nào?
?Đang sống hoà thuận, giữa 4 người với lão miệng bỗng xảy ra chuyện gì?
?Ai là người phát hiện ra vấn đề?
?Vấn đề được nêu có hợp lí không?Tại sao?
Cho HS thảo luận, bàn bạc.
?Tại sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại so bì với lão Miệng?
?Việc so bì như vậy chứng tỏ họ mới chỉ nhìn nhận công việc của mỗi người như thế nào?
(+Theo cách nhìn của bốn nhân vật, thì lão Miệng không phải làm gì cả , mà vẫn được ăn 
 +Đó là cách nhìn về công việc của mỗi người mới chỉ là ở bề ngoài , mà không biết được sự thống nhất chặt chẽ ở bên trong)
?Từ việc so bì ấy , bốn nhân vật trên quyết định như thế nào?
(+Tất cả đình công , để cho lão Miệng nhịn)
?Quyết định ấy dẫn đến hậu quả như thế nào?
(+Cả bọn thấy mệt mỏi rã rời...Chân tay không muốn và không thể hoạt động được, Mắt lờ đờ muốn ngủ mà không thể ngủ, tai lúc nào cùng ù ù như xay lúa, Miệng nhợt nhạt, nhệch ra , trề ra...)
?Từ hậu quả ấy khiến cho bốn nhân vật có hành động và cách nhìn nhận về công việc của mỗi người như thế nào Em hãy tìm một câu văn trong truyện thể hiện điều trên?
(+Mỗi người đều có một công việc , trách nhiệm của riêng mình, không so bì mà phải hợp nhau lại , sống thân mật với nhau)
?Qua câu chuyên, những nhân vật như:Chân , Tay, Tai, Mắt, Miệng gợi em liên tưởng tới ai?Từ sự liên tưởng ấy , cùng với nội dung của câu chuyện , em rút ra bài học gì?
(+Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại.Do đó phải biết hợp tác với nhau để cùng tồn tại)
?Nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả?
?Em học tập được gì ở tác giả khi xây dựng nhân vật?
Hoạt động 3:ghi nhớ
Hoạt động 4:luyện tập
1-Đọc văn bản:
2-Tìm hiểu văn bản
Nhân vật:
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. 
-Nhân hoá -ẩn dụ.
=>Câu chuyện sinh động, đặc điểm của nhân vật phù hợp với đặc điểm của mỗi bộ phận trên cơ thể 
Sự việc:
Chân , Tay, Tai, Mắt:
 + so bì, tị nạnh
 + đình công 
Kết quả: 
Mệt mỏi rã rời 
 =>Sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả
Ghi nhớ:
Từ câu chuyện của Chân , Tay, Tai, Mắt, Miệng truyện nêu ra bài học : Từ trong một tập thể , mỗi thành viên không sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau gắn bó với nhau để cùng tồn tại .Do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
Luyện tập:
Hãy nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và tên gọi những truỵện ngụ ngôn đã học
*Định nghĩa :
Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần ,mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió , kín đáo truyện con người, nhằm khuyện nhủ, răn dậy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Ngày soạn: /11/2004	Ngày dạy: /11/2004
Bài 11:Tiết 46 tập làm văn
Kiểm tra tiếng Việt
1-Mục tiêu cần đạt :
1-Sửa lỗi viết hoa các danh từ riếng sau đây:
1-Đan mạch, Thuỵ điển, Hung Ga Ri, Nguyễn thị Thu Hà.
2-Thành Phố Hồ Chí Minh., Lê-Nin, các-mác, Ăng –Ghen.
II_Phân loại các danh từ sau:
1-Nhà , đá, nhà đá, nhà ăn, nhà cửa, nhà vệ sinh, sấm sét, mưa gió.
2-Sông, sông biển, sông núi, sông nước, sông hồ.
III-Thêm các phần phụ đứng trước vào những danh từ sau để tạo thành cụm danh từ 
1-Trời, đất, lụ, bão.
2-Hoà bình, cách mạng, xã hội.
IV-Thêm các phần phụ đứng trước , đứng sau các danh từ để tạo thành các cụm danh từ.Sau đó mô hình hoá theo bảng dưới.
Phần phụ trước
Phần trung tâm
Phần phụ sau
t1-t2
T1-T2
s1-s2
 V_Cho các danh từ:
Đồng bằng, cao nguyên, thuỷ triều.
a-Phát triển thành 3 cụm danh từ phức tạp
b-Đặt thành 3 câu
c-Ghép thành đoạn văn nói về đất nước hoặc bảo vệ môi trường.
VI-Có các cách giải nghĩa những từ sau:
-Biển:+Còn gọi là bể 
 + Nơi chứa nhiều nước mặn
 +Nơi chứa nhiều nước nhất trên trái đất.
-Núi: +Chỗ đất nhô cao
 +Ngược với sông
 +Còn gọi là non, sơn.
Ngày soạn: /11/2004 	Ngày dạy: /11/2004
Bài 11:Tiết 47 tập làm văn
Trả bài tập làm văn số 2
1-Mục tiêu cần đạt :
Học sinh biết tự đánh giá bài tập làm văn của mình theo các yêu cầu đã nêu trong sách giáo khoa
Học sinh tự sửa các lỗi trong bài làm văn của mình và rút kinh nghiệm
 II-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:Giáo viên cùng học sinh xây dựng một dàn bài của một đề có nhiều học sinh lựa chọn làm nhất.
Đề bài:Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ?
a-Mở bài:
-Nhân dịp nào đi thăm?
-Ai tổ chức, Đoàn gồm những ai?
-Dự định thăm những gia đình nào?ở đâu?
b-Thân bài:
-Chuẩn bị cho cuộc đi thăm?
-Tâm trạng của em trước cuộc đi thăm?
-TRên đường đi, Đến nhà Liệt sĩ, quang cảnh gia đình.
-Cuộc gặp gỡ thăm viếng diễn ra như thế nào?Lời nói?Việc làm?Quà tặng?
-Thái độ , lời nói của các thành viên trong gia đình ?
c-Kết luận:
-Ra về?ấn tượng của buổi đi thăm?
-Có thể chọn ngôi kể thứ 3 hoặc thứ nhất, , chọn trình tự thời gian hoặc không gian.
 Hoạt động 2: Nhận xét cụ thể về bài làm của học sinh
1-Lí do chọn đề.
2Bố cục của bài có đủ các phần?
3-Lời văn kể chuyện?
4-Chọn ngôi kể phù hợp?
5-Chọn cách kể phù hợp?
6-Các lỗi dùng từ, chính tả, đặt câu, dựng đoạn...
Hoạt động 3:Đọc ba bài khá nhất 
Hoạt động 4:Hướng dẫn làm bài tập ở nhà 
Học sinh tiếp tục chữa bài của mình.
Viết lại bài đã chữa . 
Ngày soạn: /11/2004	Ngày day: /11/2004
Bài 11:Tiết 48 tập làm văn
Luyện tập xây dựng bài tự sự
Kẻ chuyện đời thường
1-Mục tiêu cần đạt :
Học sinh hiểu được các yêu cầu của bài làm văn tự sự , thấy rõ hơn vai trò , đặc điểm của lời văn tự sự, sửa những lỗi chính tả phổ biến 
Nhận thức được đề văn kể chuyện đời thường , biết tìm ý , lập dàn bài
Thực hành lập dàn bài.
 IITiến hành tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1:HS làm quen với đề tập làm văn kể chuyện đời thường
?HS đọc 5 đề trong sách giáo khoa?
??Nêu yêu cầu, phạm vi của 5 đề bài này?
(+Kẻ về nhân vật và sự việc có thực)
?Mỗi em hãy tự ra cho mình một đè tương tự?
GV nhận xét các đề của các em.
Hoạt động 2:Theo dõi cách làm một đề tập làm văn kể chuyện đời thường:
?HS đọc đề bài
?Đề yêu cầu làm việc gì?
(+Đề yêu cầu kể chuyện đời thường , người thật viẹc thật.Yêu cầu kể về ông của em thì nên kể những sự việc thể hiện tình tình, phẩm chất của ông và tình cảm yêu quý, sự kính trọng của cháu.)
?Học sinh đọc phần dàn bài?
?Em hãy nhận xét các ý có ở mỗi phần ?Nhiệm vụ phần mở bài và phần kết bài nêu đã đủ chưa?Phần thân bài:nêu những ý lớn nào?
?Theo em hai ý này đã đủ chưa?
?Em nào có đề xuất gì khác?
?Nhắc đến một người thân,mà nhắc đến ý thích của người áy có thích hợp không?ý thích của mỗi người có giúp ta phân biệt người đó với người khác không?
HS đọc bài tham khảo
?Bài làm đã nêu được chi tiết gì đáng chú ý về người ông?
/Những chi tiết và việc làm ấy đã vẽ ra hình ảnh người ông có tính cách riêng và chung như thế nào?
(+Chung: Có những đặc điểm của tuổi già:hình dáng,hiền hậu, dáng đi lặng lẽ,rất ít ngủ, thương cháu
 +Riêng:yêu thương những cây xương rồng , chăm sóc các cháu,kể chuyện cho các cháu, hay đọc sách...)
?Cách thương cháu của người ông trong bài có gì dáng chú ý?
?Nếu là người ông trong bài viết của em, em định nêu những chi tiết gì để ông có những nét chung và những nét riêng của mình?
?Tóm lại, kể chuyện về một nhân vật cần chú ý đạt được những gì
(+Kể được đặc điểm của nhân vật, hợp với lứa tuổi, có tính khí, ý thích riêng, có chi tiết việc làm đáng nhớ ,có ý nghĩa)
?Cách mở bài đã giới thiệu về người ông như thế nào?Đã giới thiệu cụ thể chưa Cách kết bài có hợp lí không?
Hoạt động 3:Lập dàn bài cho một đề tập làm văn kể chuyện đời thường:GV chọn 1 trong 5 đề trên
Mỗi HS đều phải ;àm dàn bài sơ lược, GV thu bài và nhạn xét , biểu dương những dàn bài khá giỏi.
1-Tìm hiểu đề tập làm văn kể chuyện đời thường:
Yêu cầu của đề 
Phạm vi:
Ví dụ:
2-Tham khảo quá trình làm bài
3-Lập dàn bài

Tài liệu đính kèm:

  • docV6(3m).doc