Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 9 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 9 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS nắm được:

- Đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba).

- Biết lựa chọn và thay đổi ngôikể thích hợp trong văn tự sự.

- Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.

B. Chuẩn bị:

 GV: Giáo án và tài liệu tham khảo.

 HS: Soạn bài theo yêu cầu SGK ở nhà.

C. Kiểm tra bài cũ:

 HS: Tập nói kể chuyện theo các đề bài ở tiết 28.

D. Các hoạt động dạy và học:

 GV: Giới thiệu bài.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

GV: Khi người ta kể xưng “tôi” thì đó là ngôi thứ nhất. Khi người ta giấu mình gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như “người ta kể” gọi là ngôi thứ ba.

HS: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.

H: Đoạn 1 được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết điều đó?

H: Đoạn 2 được kể theo ngôi nào? Làm sao em nhận ra điều đó?

H: Người kể xung “tôi” trong đoạn 2 là nhân vật Dế Mèn hay tác giả Tô Hoài?

H: Trong hai ngôi kể trên ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế; còn ngôi kể nào chỉ được kể ngững gì mình biết và đã trải qua?

H: Em thử đổi ngôi trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba, thay “tôi” bằng Dế Mèn lúc đó em sẽ thấy đoạn văn ntn?

H: Trong đoạn 1 có thể đổi ngôi thứ ba thành ngôi thứ nhất xưng “tôi” được không? Vì sao?

HS: Đọc ghi nhớ. I/. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.

* Đoạn 1: Kể theo ngôI thứ 3. Dấu hiệu để nhận biết: người kể giấu mình, không biết ai kể, nhưng người kể có mặt khắp nơi, kể như người ta kể.

* Đoạn 2: Kể theo ngôi thứ nhất. Người kể hiển diện, xưng “tôi”.

- Người xưng “tôi” là Dế Mèn, không phải t/g Tô Hoài.

=> Ngôi thứ 3 cho phép người kể được tự do hơn. Ngôi thứ nhất “tôi” chỉ được kể những gì “tôi” biết mà thôi.

- Ở đoạn 2 nếu thay vào ngôi kể thứ ba đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể giấu mình.

- Ở đoạn 1 khó đổi ngôi thứ 3 thành ngôi thứ nhất được vì khó tìm một người có mặt ở nhiều nơi như vậy.

* Ghi nhớ (SGK).

II/. Luyện tập.

1) Thay ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ 3.

Thay “tôi” thành Dế Mèn ta có một đoạn văn theo kiểu ngôi thứ ba, có sắc thái khái quát.

2) Thay ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ nhất.

Thay “tôi” vào các từ “Thanh”, “chàng”, ngôi kể “tôi” tô đậm sắc thái tình cảm của đoạn văn.

3) Truyện “Cây bút thần” được kể theo ngôI thứ ba.

 

doc 7 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 9 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
Tiết 33, 34: ngôI kể và lời kể trong văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp HS nắm được:
Đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba).
Biết lựa chọn và thay đổi ngôikể thích hợp trong văn tự sự.
Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.
B. Chuẩn bị: 
	GV: Giáo án và tài liệu tham khảo.
	HS: Soạn bài theo yêu cầu SGK ở nhà.
C. Kiểm tra bài cũ:
	HS: Tập nói kể chuyện theo các đề bài ở tiết 28.
D. Các hoạt động dạy và học:
	GV: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Khi người ta kể xưng “tôi” thì đó là ngôi thứ nhất. Khi người ta giấu mình gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như “người ta kể” gọi là ngôi thứ ba.
HS: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
H: Đoạn 1 được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết điều đó?
H: Đoạn 2 được kể theo ngôi nào? Làm sao em nhận ra điều đó?
H: Người kể xung “tôi” trong đoạn 2 là nhân vật Dế Mèn hay tác giả Tô Hoài?
H: Trong hai ngôi kể trên ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế; còn ngôi kể nào chỉ được kể ngững gì mình biết và đã trải qua?
H: Em thử đổi ngôi trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba, thay “tôi” bằng Dế Mèn lúc đó em sẽ thấy đoạn văn ntn?
H: Trong đoạn 1 có thể đổi ngôi thứ ba thành ngôi thứ nhất xưng “tôi” được không? Vì sao?
HS: Đọc ghi nhớ.
I/. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
* Đoạn 1: Kể theo ngôI thứ 3. Dấu hiệu để nhận biết: người kể giấu mình, không biết ai kể, nhưng người kể có mặt khắp nơi, kể như người ta kể.
* Đoạn 2: Kể theo ngôi thứ nhất. Người kể hiển diện, xưng “tôi”.
- Người xưng “tôi” là Dế Mèn, không phải t/g Tô Hoài.
=> Ngôi thứ 3 cho phép người kể được tự do hơn. Ngôi thứ nhất “tôi” chỉ được kể những gì “tôi” biết mà thôi.
- ở đoạn 2 nếu thay vào ngôi kể thứ ba đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể giấu mình.
- ở đoạn 1 khó đổi ngôi thứ 3 thành ngôi thứ nhất được vì khó tìm một người có mặt ở nhiều nơi như vậy.
* Ghi nhớ (SGK).
II/. Luyện tập.
1) Thay ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ 3.
Thay “tôi” thành Dế Mèn ta có một đoạn văn theo kiểu ngôi thứ ba, có sắc thái khái quát.
2) Thay ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ nhất.
Thay “tôi” vào các từ “Thanh”, “chàng”, ngôi kể “tôi” tô đậm sắc thái tình cảm của đoạn văn.
3) Truyện “Cây bút thần” được kể theo ngôI thứ ba.
	* Củng cố: GV: Hệ thống nội dung bài học.
	* Dăn dò: HS soạn tiết 34, 35
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy. 
.
.
.
.
******************************
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
Tiết 35: ông lão đánh cá và con cá vàng
(Hướng dẫn đọc thêm)
A. Mục tiêu cần đạt: 
	- HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích “Ông lão đánh có và con cá vàng”.
	- Nắm được biện pháp NT chủ đạo và 1 số chi tiết NT tiêu biểu, đặc sắc trong truyện.
	- HS kể lại được truyện.
B. Chuẩn bị: 
	- GV: Giáo án, tranh ảnh và tài liệu liên quan.
	- HS: Đọc, kể và soạn bài trước ở nhà.
C. Kiểm tra bài cũ:
	- GV: Kiểm tra HS chuẩn bị ở nhà.
	- H: Kể và nêu ý nghĩa truyện “Cây bút thần”
D. Các hoạt động dạy và học:
	GV: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung cần đạt 
Tiết 1.
GV: Đọc mẫu.
HS: Đọc diễn cảm (chú ý 4 loại ngô ngữ: Ông lão chất phác, thạt thà, đau khổ; mụ vợ đanh đá, chua ngoa, hách dịch; cá vàng ôn tồn, sau sắc, trầm tính và lời dẫn truyện rành mạch, tự nhiên).
HS: Kể lại văn bản.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK.
HS: Đọc từ đầu -> “kéo sợi”.
H: Mở đầu truyện t/g đã giới thiệu với người đọc h/c sống của vợ chồng ông lão đánh cá ntn?
H: Em thấy cách giới thiệu đó ntn?
GV: Chuyển ý: Khi ông bắt được 1 con cá vàng thì tháI độ của mụ vợ với ông lão hoàn toàn tráI ngược nhau. Bộc lộ 2 tính cách hoàn toàn khác nhau, chúng ta sé lần lượt tìm hiểu từng nhân vật này.
HS: Đọc
H: Sau 3 lần kéo lưới, ông lão mới bắt dược con cá vàng. Trước những lời kêu van thảm thiết của con cá, ông lãp đã hành động ntn?
H: Cách cư sử đó thể hiện tính cach gì của ông lão?
H: Khi cá vàng nói “ông muốn gì cũng được” tỏ ý đền ơn, thì ông lão ntn?
H: Trong truyện mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp có ý nghĩa của truỵen cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp lặp này? (HS nhắc lai 5 lần).
=> ý nghĩa của biện pháơ lặp:
- Tạo tình huống hòi hộp cho người đọc.
- Lặp có chi tiêts thay đổi đặc tính (cảnh biển, lòng tham tăng lên).
- Tô đậm tính cách nhân vật và chủ đề của truyện.
H: Trước những lời đòi hỏi tham lam vô lí và thái độ tàn cá của mụ vợ, ông lão đã xử trí ntn?
Hãy trình bày và phân tích.
HS: Phân tích 4 lần đòi hỏi của mụ vợ và 4 lần xử trí của ông lão.
GV: Nhưng do thật thà, quen phụ thuộc, ônng lão đành phải lủi thủi làm theo.
H: Ông lão có đáng phê phán không? (Ông lão tuy đáng phê phán nhưng lại được sự đồng cảm của cá vàng và của chúng ta. Tính cách của ông lão là dụng ý của truyện để tạo nên sự đối lập với mụ vợ)
H: Ông lão đã bộc lộ phẩm chất gì?
GV: Vậy nhân vật mụ vợ đối lập ntn với ông lão, chúng ta sẽ đI tìm hiểu nhân vật này.
Tiết 2.
HS: Kể lại.
H: Nghe ông lão kể chuyện bắt được cá vàng và thả cá xuống biển, mụ vợ tỏ tháI độ ntn và đòi hỏi điều gì?
H: Lòng tham của mụ vợ tăng lên ntn?
H: Khi nào sự tham lam đến tột cùng?
H: Qua 5 lần đòi hỏi của mụ vợ, em thấy lòng tham của mụ ta ntn?
GV: Lòng tham của mụ ta tăng mãI không có điểm dừng. Mụ muốn có tất cả mịo thứ: của cảI, danh vọng, quyền lực. Ngay cả khi đã là Nữ hoàng, địa vị cao nhất có thật mà con người có thể mơ ước mụ vẫn không chịu dừng lại ở đó mà tiếp tục đòi hỏi địa vị chỉ có trong tưởng tượng (Long vương). Căn cứ vào điều đòi hỏi của cá vàng phảI hầu và làm theo ý muốn, mụ chưa hề có ý định dừng lại những ham muốn vô độ.
H: Với chồng, em thấy tháI độ của mụ ntn?
H: Thái độ của mụ vợ với ông lão ntn qua mỗi lần ông lão đáp ứng được những đòi hỏi của mụ ta? TháI độ đó thay đổi ntn, theo chiều hướng nào?
H: Đến khi nào sự bội bạc đến tột đỉnh?
H: Cách đối xử với người có công với mình như vạy ta thường gọi là gì? (vô ơn).
GV: Song song với sự phát triển lòng tham của mụ vợ, vai trò của ông lão cũng thay đổi từ chỗ yếu ớt sợ vợ -> quét chuồng ngựa -> bị đuổi đI khỏi nhà. Ông vẫn không 1 lời oán giận, sự nhẫn nhục đó cốt để làm đối lập với mụ vợ. Đó là dụng ý của truyện chữ không phảI để phê phán ông lão. Từ đầu đến cuối ông vẫn hiền lành, phúc hậu, vẫn giữ bản chất của người LĐ trung thực, không hoa mắt trước của cảI, vật chất.
H: Mỗi lần ông lão ra biển để đáp ững những đòi hỏi lòng tham của mụ vợ thì biển cả thay đôỉ ntn?
H: Ví sao biển cả lại thay đội như vậy? (căm giận trước sự tham lam của mụ vợ)
GV: Liệt kê 2 cột // với nhau.
H: Vì sao biển lại căm giậm? Nó có thể là biểu tượng củ lòng ngươì căm giận không? (có).
GV: Biển căm giận theo mức độ tham lam của mụ vợ.
H: Truyện kết thúc ntn? Em hãy phân tích ý nghĩa của sự kết thúc đó?
H: Cá vàng trừng trị mụ vơ tội tham lam hay bôI bạc (tham lam và bội bạc, nhưng vì bội bạc là hơn cả).
H: Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng? Tượng trưng cho lực lượng nào? Thực hiện điều gì?
HS: Đọc ghi nhớ.
GV: Kẻ bảng tổng kết cho HS điền vạo.
I/. Tiếp xúc văn bản (15’)
Đọc và tìm hiểu chú thích.
Kể.
Tìm hiểu bố cục.
II/. Tìm hiểu văn bản:
1) Hoàn cảnh sống của vợ chồng ông lão (7’).
- Là 1 gđ nghèo, làm ăn lương thiện, sống trong 1 túp lều nát trên bờ biển, vợ kéo sợi, chòng thả lưới; một cái máng cho lợn ăn cũng bị sứt mẻ.
=> Cách giới thiệu rõ, gọn, giúp ta hình dung đầy đủ hoàn cảnh sống của vợ chồng ônh lão.
2) Nhân vật ông lão đánh cá.(23’)
- Khi bắt được cá vàng, trước những lời kêu van thảm thiết, ông lão đã thả cá vàng xuống biển để cá vàng tự do vùng vẫy.
=> Đó là hành động nhân đạo, thể hiện ý thức tôn trọng sinh mạng người khác, kể cả những sinh vật bé nhỏ như cá vàng.
=> Không cần sự đền bú -> không tham lam.
- Trước những đòi hỏi và lời quát mắng của mụ vợ, ông lão không có phản ứng nào ngoài những lời can ngăn vô hiệu quả -> điều đó chứng tỏ ông không tán thành với mụ vợ.
=> Phẩm chất của ông lão: hiền lành, phúc hậu, trung thực, không hoa mắt trước của cải.
3). Nhân vật mụ vự ông lão: (13’).
a) Lòng tham của mụ vự.
- Lần 1: đòi máng lợn.
- Lần 2: đòi nhà rộng.
- Lần 3: đòi làm Nhất phẩm phu nhân.
- Lần 4: đòi làm Nữ hoàng.
- Lần 5: đòi làm Long vương.
=> Lòng tham tăng dần đến tột đỉnh của sự cuồng vọng.
=> Đó là lòng tham vô đáy. Được viu đòi tiên: từ thực đến hư, từ của cảI đến địa vị; từ địa vị của người trần thế (phu nhân, nữ hoàng) đến địa vị của siêu nhân, thần thánh (Long vương).
b). Sự bội bạc của mụ vự với ông lão: 
- Đầu tiên là mắng “đồ ngốc” - đòi máng.
- Quát to hơn “đồ ngu” - đòi nhà.
- Mắng như tát nước vào mặt “đồ ngu, ngốc sao ngôc thế” - đòi làm nhất phẩm phu nhân.
- Giận dữ nổi trận lôI đình, tát vào mặt ông lão “mày dám cãi.” - đòi làm nữ hoàng.
- Nổi cơn thịnh nộ sai người bắt ông lão đến - đòi làm Long vương.
=> Lòng tham càng tăng, tình nghĩa càng giảm và tiêu biến -> vô ơn, tàn bạo với người đã thỏa mãn cuồng vọng của mình.
4). Sự căm giận của biển cả.
- Lần 1: đòi mãng -> biển gơn sóng êm ả.
- Lần 2: đòi nhà -> biển nổi sóng.
- Lần 3: đòi nhất phẩm phu nhân -> sóng dữ dội.
- Lần 4: đòi làm Nữ hoàng -> nổi sóng mù mịt.
- Lần 5: đòi làm Long vương -> giông tố kinh khủng kéo đến, nổi sóng ầm ầm.
=> Biển cả căn giận, thiên nhiên nổi cơn thịnh nộ. Đó cũng chính là biểu tượng của lòng người căm giận trước sự tham lam của mị vợ.
=> Mụ vợ bị trừng trị đích đáng: trở lại cảnh xưa.
- Vì sự tham lam, bội bac.
* ý nghĩa của hình tượng cá vàng: 
- Tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàng của nhân dân đối với người nhân hậu đã cứu giúp khi hoạn nạn, khó khăn. Đại diện cho lòng tốt và cáI thiện.
- Tượng trưng cho chân lí của nhân dân: trừng trị đích đáng những kẻ tham lam, bội bạc.
* Ghi nhớ.
5), Tổng kết.
Bảng tổng kết.
Lần thứ
Đòi hỏi của mụ vợ
Thái độ đối với chồng
Thái độ của biển cả
1
Cái máng
Mắng
Gợn sóng êm ả
2
Cái nhà rộng
Quát to hơn
Nổi sống
3
Nhất phẩm phu nhân
Mắng như tát nước vào mặt
Nổi sóng dữ dội
4
Nữ hoàng
Nổi trận lôi đình, tát vào măt ông lão.
Nổi sóng mù mịt
5
Long vương
Nổi cơn thịnh nộ, ra lệnh đuổi đi.
Giông tố kinh khủng, biển nổi sóng ầm ầm
	H: Truyện có ý nghĩa gì?
	* ý nghĩa của truyện: Đây là truyện cổ tích dân gian Nga được nhiều người biết đến, yêu thích và say mê. Yếu tố kì ảo nửa thực, nửa mơ quyện vào nhau rất hấp dẫn.
	Truyện mang ý nghĩa XH sâu sắc: phê phán thói tham lam, bội bạc, thái độ tàn ác, bất nhân. Khẳng định một chân lí: kẻ tham lam, tàn ác nhất định sẽ bị trừng trị.
	III/. Tổng kết.
	HS: Tự thực hiện.
	* Củng cố: GV khái quát nội dung bài học.
	* Dăn dò: HS soạn tiết 36 : Thứ tự kể trong văn tự sự.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy. 
.
.
.
.
******************************
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
Tiết 36: thứ tự kể trong văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt: 
	HS nắm được:
	- Trong văn tự sự có thể kể xuôI, có thể kể ngược tùy theo nhu cầu thể hiện.
	- Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể xuôI và kể ngược, biết được cách kể ngược phảI có điều kiện.
	- Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại,
B. Chuẩn bị: 
	GV: Giáo án, sưu tầm 1 số t/p kể xuôI và kể ngược.
	HS: Soạn bài ở nhà.
C. Kiểm tra bài cũ:
	H: Nêu vai trò và tác dụng của ngôI thứ nhất và ngôI thứ ba.
D. Các hoạt động dạy và học:
	GV giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung cần đạt 
HS: Tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
H: Truyện được kể theo thứ tự gì? Thứ tự đó có ý nghĩa gì?
HS: Đọc bài văn.
H: Thứ tự thực tế của bài văn diễn ra ntn? Bài văn kể theo thứ tự nào?
H: Em thấy thứ tự kể trong văn tự sự ntn?
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập.
HS :Đọc văn bản (SGK).
H: Truyện được kể theo thứ tự nào? NgôI thứ mấy? Yừu tố hồi tưởng đóng vau trò ntn trong truyện?
HS : lam để chuẩn bị cho giờ sau.
I/. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự.
1). Các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
- Giới thiệu về ông lão đánh cá.
- Ông lão bắt được cá vàng và thả cá vàng, nhận lời hứa của cá vàng.
- Năm lần ra biển gặp cá vàng và kết quả mỗi lần.
=> Kể theo thứ tự tự nhiên (kể xuôi); sự gia tăng lòng tham ngày càng táo tợn của mụ vợ 
-> ý nghĩa phê phán, tố cáo.
2). Đọc bài văn và trả lời câu hỏi.
Thứ tự kể: bắt đầu bị hậu quả xấu rồi ngược lại kể nguyên nhân => kể ngược.
* Ghi nhớ (SGK).
II/. Luyện tập:
1) Bài văn (SGK).
- Kể ngược theo dòng hồi tưởng.
- Kể theo ngôI thư nhất.
- Vai trò cơ sở cho việc kể ngược.
2) HS làm ở nhà.
	* Củng cố: GV kháI quát nội dung bài học.
	* Dặn dò: HS chuẩn bị cho bài viết TLV số 2.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy. 
.
.
.
.
******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9.doc