Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 1: Con rồng cháu tiên

Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 1: Con rồng cháu tiên

Tiết: 1 Ngày soạn

TÊN BÀI: CON RỒNG CHÁU TIÊN

 ( Truyền thuyết)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức: Giúp HS: Nắm được định nghĩa truyền thuyết, hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.

 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể chuyện, phân tích.

 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào về nguồn gốc của mình.Từ đó giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu dân tộc, phong tục, giống nòi.

B. CHUẨN BỊ :

 1. Giáo viên: Soạn bài, tranh, bảng phụ.

 2. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định tổ chức:

 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.

 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.

 II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh.

III. Bài mới:

 1. Đặt vấn đề: Truyện Con Rồng, cháu Tiên được xem là một trong bốn truyện tiêu biểu nhất trong chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng.

 

doc 41 trang Người đăng thu10 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 1: Con rồng cháu tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 1 Ngày soạn
TÊN BÀI: CON RỒNG CHÁU TIÊN
 ( Truyền thuyết)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: Giúp HS: Nắm được định nghĩa truyền thuyết, hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể chuyện, phân tích.
 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào về nguồn gốc của mình.Từ đó giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu dân tộc, phong tục, giống nòi.
B. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên: Soạn bài, tranh, bảng phụ.
 2. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định tổ chức:
 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.
 II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh.
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Truyện Con Rồng, cháu Tiên được xem là một trong bốn truyện tiêu biểu nhất trong chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng.
 2. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
GV: Gọi 1 học sinh đọc phần chú thích ở sách giáo khoa.
GV: Giảng như sgk.
HS: Lắng nghe. 
 GV: Hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn.
HS: Đọc văn bản.
GV: Nhận xét.
GV: Kiểm tra một số chú thích ở sgk. 
GV: Em hãy xác định bố cục của bài thơ?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 2:
GV: Lạc Long Quân và Âu Cơ có nguồn gốc từ đâu?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: LLQ và ÂC có hình dáng như thế nào?
HS: Dựa vào văn bản trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
HS: Ghi bài.
GV: Em có nhận xét gì về nguồn gốc hình dáng của hai vị thần?
HS: Kiếm tìm, phát hiện.
GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
HS: Ghi bài.
GV: LLQ đã giúp dân làm gì?
HS: Thảo luận, trình bày.
GV: Nhận xét và kết luận.
GV: Cuộc hôn nhân của LLQ và ÂC có gì lạ?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
HS: Ghi bài.
GV: Âu Cơ sinh nở có gì lạ?
HS: Trả lời.
GV: Vì sao LLQ và ÂC chia con? Chia như thế nào và để làm gì?
HS: Thảo luận, trình bày.
GV: Nhận xét và kết luận.
GV: Em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
 HS: Thảo luận nhóm.
Các nhóm trình bày.
GV: Nhận xét, kết luận.
 Hoạt động 3:
 GV: Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Con Rồng, cháu Tiên ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Yêu cầu 2- 3 HS đọc phần ghi nhớ ở sgk.
HS: Đọc ghi nhớ ở sgk.
 Hoạt động 4 :
GV: Giao bài tập cho HS về nhà làm.
I.Tìm hiểu chung: 
1.Giới thiệu về thể loại:
Truyền thuyết ( sgk.)
2.Đọc – tìm hiểu chú thích: 
a. Đọc: 
b. Chú thích:
3. Bố cục:
- Đoạn 1: Từ đầu - > Long Trang: Hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Đoạn 2: Tiếp - > lên đường: Cuộc hôn nhân của LLQ và ÂC, việc chia các con.
- Đoạn 3: Còn lại: Sự nghiệp mở nước.
II. Phân tích:
1. Hình ảnh Lac Long Quân và Âu Cơ: 
a. Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dáng:
* Nguồn gốc:
- LLQ là thần, con trai thần Long Nữ, ở dưới nước.
- ÂC là tiên ở núi, dòng họ thần Nông.
* Hình dáng:
- LLQ mình rồng, sức khoẻ vô dịch
- Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần
= > LLQ và ÂC là hai vị thần, dòng dõi cao quý, có sức khoẻ, sắc đẹp, tài năng.
b. Sự nghiệp mở nước:
- Giúp dân diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh.
- Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
2. Cuộc hôn nhân của Lạc Long Quân và Âu Cơ, việc chia các con:
- Người ở nước, người ở cạn mà lấy nhau, khác nhau về môi trường sống.
- Sinh ra cái bọc có trăm trứng, nở thành trăm con trai, không bú mớm mà lớn nhanh như thổi.
- LLQ là rồng, không thể ở mãi trên cạn được nên phải chia con.
- 50 con theo cha xúống biển, 50 con theo mẹ lên non = > cai quản đất nước.
3. Ý nghĩa của truyện:
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của dân tộc ta ở mọi miền đất nước.
III.Tổng kết: 
1. Nội dung: Ghi nhớ sgk.
2. Nghệ thuật:
IV. Luyện tập:
IV. Củng cố: 
 1. GV củng cố lại kiến thức của bài học. 
 2. Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản “Con Rồng, cháu Tiên” ?
 3. HS đọc phần đọc thêm ở sgk trang 8 – 9.
 V. Dặn dò: 
Về nhà: Học bài cũ và nội dung phần ghi nhớ. 
 Soạn: “Bánh chưng bánh dày”.
 —–—–&—–—–—
 Ngày soạn
Tiết: 2 HDĐT:BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
	 ( Truyền thuyết)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: Giúp HS: Nắm được định nghĩa truyền thuyết, hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể chuyện, phân tích.
 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào về nguồn gốc của mình.Từ đó giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu dân tộc, phong tục, giống nòi.
B. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Soạn bài, tranh, bảng phụ.
 2. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định tổ chức:
 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.
 II. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của truyện Con Rồng, cháu Tiên?
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Hằng năm, mỗi khi Tết đến xuân về, nhân dân ta- con cháu của các vua Hùng – từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển, lại nô nức, hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh chưng. Quang cảnh ấy làm cho chúng ta thêm yêu, thêm quý và tự hào về nền văn hóa cổ truyền độc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.
 2. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
GV: Gọi 1 học sinh nhắc lại khái niệm về truyền thuyết.
GV: Hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn.
HS: Đọc văn bản.
GV: Nhận xét.
GV: Nêu từng từ khó cho HS giải thích.
GV: Em hãy xác định bố cục của văn bản?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 2:
GV: Vua Hùng đã chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Ý định của vua như thế nào?
HS: Dựa vào văn bản trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
HS: Ghi bài.
GV: Vua Hùng chọn người nối ngôi bằng cách nào?
HS: Kiếm tìm, phát hiện.
GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
HS: Ghi bài.
GV: Em có nhận xét gì về cách thức truyền ngôi của vua?
HS: Thảo luận, trình bày.
GV: Nhận xét và kết luận.
GV: Vì sao Lang Liêu được thần giúp đỡ?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
HS: Ghi bài.
GV: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn để tế trời, đất và Lang Liêu được truyền ngôi?
HS: Trả lời.
GV: Em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
 HS: Thảo luận nhóm.
Các nhóm trình bày.
GV: Nhận xét, kết luận.
 Hoạt động 3:
 GV: Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Bánh chơng, bánh giầy?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Yêu cầu 2- 3 HS đọc phần ghi nhớ ở sgk.
HS: Đọc ghi nhớ ở sgk.
 Hoạt động 4 :
GV: Giao bài tập cho HS về nhà làm.
I.Tìm hiểu chung: 
 1. Đọc – tìm hiểu chú thích: 
a. Đọc: 
b. Chú thích:
2. Bố cục: 3 đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu - > chứng giám: Hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi.
- Đoạn 2: Tiếp - > hình tròn: Lang Liêu được thần giúp đỡ.
- Đoạn 3: Còn lại: Lang Liêu được nối ngôi vua.
II. Phân tích:
 1. Hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi.
a. Hoàn cảnh.
Vua đã già, giặc ngoài đã dẹp yên, thiên hạ thái bình, có 20 con trai.
b. Ý định.
- Người nối ngôi vua không nhất thiết là con trưởng.
- Đưa ra câu đó đặc biệt, ai làm vừa ý vua thì được truyền ngôi.
- Không theo lệ truyền ngôi từ các đời trước, chú trong tài trí hơn là trưởng, thứ.
2. Lang Liêu được thần giúp đỡ.
- Lang Liêu thiệt thòi nhất: mồ côi mẹ.
- Chỉ chăm lo việc đồng áng.
- Là người duy nhất hiểu được ý thần.
3. Lang Liêu được nối ngôi vua.
- Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, hạt gạo, có ý nghĩa sâu xa: tượng trời đất muôn loài.
- Lang Liêu đã làm vừa ý vua.
4. Ý nghĩa của truyền thuyết.
- Giải thích nguồn gốc sự vật
- Đề cao lao động, nghề nông
- Thể hiện quan niệm duy vật thô sơ: trời tròn, đất vuông.
- Mơ ước vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân no ấm. 
 III.Tổng kết: 
1. Nội dung: Ghi nhớ sgk.
2. Nghệ thuật:
IV. Luyện tập:
IV. Củng cố: 
 1. GV củng cố lại kiến thức của bài học. 
 2. Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản Con Rồng, cháu Tiên?
 3. HS đọc phần đọc thêm ở sgk trang 8 – 9.
 V. Dặn dò: 
Về nhà: Học bài cũ và nội dung phần ghi nhớ. 
 Soạn: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt.
 —–—–&—–—–—
Tiết: 3 Ngày soạn
TÊN BÀI: TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: Giúp HS: Nắm được khái niệm về từ, đặc điểm, cấu tạo của từ tiếng Việt.
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết từ đơn, từ phức, từ láy, từ ghép..
 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh ý thức sử dụng đúng từ ngữ và biết giữ gìn tiếng nói của dân tộc.
B. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.
 2. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 I. Ổn định tổ chức:
 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.
 II. Kiểm tra bài cũ: Không.
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Một văn bản có nhiều câu, một câu có nhiều từ. Vậy từ là gì? Từ có cấu tạo như thế nào? Tiết học hôm nay giúp các em hiểu rõ.
 2. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
GV: Gọi đọc ví dụ ở sgk.
HS: Đọc ví dụ và trả lời.
GV: Nhận xét và ghi bảng.
GV: Tiếng dùng làm gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV: Từ dùng làm gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV: Khi nào một tiếng được coi là một từ?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Khi tiếng đó được dùng để tạo câu.
GV: Từ là gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
HS: Đọc ghi nhớ ở sgk.
 Hoạt động 2:
HS: Điền từ vào bảng phân loại.
I.Từ là gì?
 1. Ví dụ.
Thần /dạy /dân / cách/ trồng trọt,/ chăn nuôi/ và /cách/ ăn ở.
- > Gồm 12 tiếng, 9 từ, 3 từ 2 tiếng.
2. Nhận xét.
- Tiếng dùng để tạo từ.
- Từ dùng để tạo câu.
* Ghi nhớ : SGK.
 II. Từ đơn và từ phức.
 1. Điền từ vào bảng phân loại.
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm.
Từ phức
Từ ghép
Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy.
Từ láy
Trồng trọt.
GV: Hãy so sánh cấu tạo của
từ ghép và từ láy?
HS: Suy nghĩ, phát hiện.
GV: Nhận xét.
GV: Thế nào là từ đơn?Thế nào là từ phức?
HS: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3:
GV: Cho HS đọc bài tập.
HS: Thảo luận nhóm
Các nhóm trình bày.
GV: Nhận xét.
HS: Suy nghĩ, làm việc cá nhân.
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập. 
GV: Kết luận, cho điểm.	
HS: Suy nghĩ, làm việc cá nhân.
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập. 
GV: Kết luận, cho điểm.	
HS: Suy nghĩ, làm việc cá nhân.
 GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập. 
 GV: Kết luận, cho điểm.	
2. So sánh cấu tạo của từ ghép và từ láy.
* Giống: Gồm từ hai tiếng trở lên
* K ... sáng lạ chính là chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, đã lấy đem về.
- Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi.
b. Ý nghĩa cách Long Quân cho mượn gươm.
- Khả năng cứu nước có ở khắp nơi.
- Nguyện vọng của dân tộc là trên dưới một lòng nhất trí đánh giặc.
- Đề cao vai trò chủ tướng của Lê Lợi, nhân dân trao cho Lê Lợi và nghĩa quân trách nhiệm đánh giặc.
3. Sức mạnh của gươm thần.
- Làm cho nhuệ khí nghĩa quân tăng.
- Làm cho quân Minh bạt vía.
- Uy tín của nghĩa quân vang khắp nơi.
- Giúp nghĩa quân đánh thắng giặc Minh.
4. Long Quân đòi lại gươm.
a. Hoàn cảnh Long Quân cho đòi gươm.
- Đất nước đã sạch bóng quân thù.
- Lê Lợi đã lên ngôi và dời đô về Thăng Long.
b. Cảnh đòi gươm và trả gươm.
- Lê Lợi ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ Tả Vọng.
- Thuyền đến giữa hồ, rùa vàng nhô lên đòi gươm, vua trả gươm, rùa đớp lấy lặn xuống hồ.
III.Tổng kết: 
1. Nội dung: Ghi nhớ sgk.
2. Nghệ thuật:
IV. Luyện tập:
IV. Củng cố: 
 1. GV củng cố lại kiến thức của bài học. 
 2. HS đọc phần đọc thêm ở sgk trang 43.
 V. Dặn dò: 
Về nhà: Học bài cũ và nội dung phần ghi nhớ. 
 Kể lại truyện.
 Soạn: Nghĩa của từ.
Ngày soạn
Tiết: 14 CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Mối quan hệ giữa chủ đề và sự việc.
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tìm chủ đề của bài văn, kĩ năng làm dàn bài trước khi viết bài.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt, hăng say xây dựng bài.
B. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.
 Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định tổ chức:
 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Sự việc và nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?
 3. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Muốn hiểu một bài văn tự sự, người đọc cần hiểu rõ chủ đề và bố cục .Vậy chủ đề là gì? Bố cục là gì? Làm thế nào để xác định được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự? 
 2. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
 HS: Đọc bài văn.
GV: Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phầm chất gì của người thầy thuốc?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV: Chủ đề của bài văn được thể hiện chủ yếu ở những câu văn nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, ghi bảng.
GV: Hãy chọn nhan đề cho văn bản ?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Chủ đề là gì ?
 GV: Nhấn ý.
 HS: Đọc ghi nhớ sgk. 
Hoạt động 2:
1 HS đọc truyện.
GV: Chủ đề của truyện nhằm biểu dương, chế giễu điều gì?Sự việc nào thể hiện tập trung điều đó?
HS: Thảo luận nhóm
Các nhóm trình bày.
GV: Nhận xét.
GV: Chỉ rõ ba phần mở bài, thân bài, kết bài.
HS: Chỉ rõ 3 phần.
GV: Nhận xét.
GV: Truyện này có gì giống nhau về bố cục, khác nhau về chủ đề so với truyện Tuệ Tĩnh?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét.
HS: Nhận xét cách mở bài, kết bài ở hai truyện.
GV: Bổ sung.
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.
 1. Đọc bài văn. 
 2. Nhận xét.
 a. Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi thể hiện y đức chữa bệnh cứu người không phân biệt giàu nghèo, sang hèn trong xã hội - > phẩm chất hết lòng vì người bệnh.
b. Các câu văn: 
- Hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh.
- Người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn,sao lại nói chuyện ân huệ.
c. Nhan đề: 
Tấm lòng thương người của thầyTuệ Tĩnh, Y đức của Tuệ Tĩnh, Một lòng vì người bệnh.
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
 Bài tập 1:
 a. - Ca ngợi lòng trung thành và sự thông minh của người nông dân, chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan.
- Sự việc thể hiện chủ đề:người nông dân xin được thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó.
b. Truyện gồm 3 phần:
- MB: câu 1.
- TB: các câu giữa.
- KB: câu cuối.
.c. So sánh:
- Giống: bố cục có ba phần.
- Khác: 
+ Bài Tuệ Tĩnh:
Chủ đề có ở mở bài còn chủ đề bài phần thưởng do người đọc suy đoán.
Kết bài có sức gợi, bài hết mà thầy thuốc lại bắt đầu một cuộc chữa bệnh mới.
+ Truyện Phần thưởng: kết thúc thú vị hơn.
Bài tập 2: 
* Sơn Tinh Thuỷ Tinh
- Mở bài: nêu tình huống.
- Kết bài :nêu sự việc tiếp diễn.
* Sự tích Hồ Gươm.
- Mở bài: nêu tình huống.
- Kết bài: nêu sự việc kết thúc
IV. Củng cố: 
 1. GV củng cố lại kiến thức của bài học.
 - Chủ đề là gì?
 - Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần
 2. HS đọc ghi nhớ ở sgk.
 V. Dặn dò: 
Về nhà: Học bài cũ và nội dung phần ghi nhớ.
 Xem phần đọc thêm trang 47.
 Soạn: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự tự.
 —–—–&—–—–—
 Ngày soạn
Tiết: 15 TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các kĩ năng tìm hiểu đề và cách làm một bài văn tự sự. 
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm dàn ý một bài văn cụ thể.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức thể hiện rõ bố cục khi làm một bài văn.
B. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.
 Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I.Ổn định tổ chức:
 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Chủ đề là gì? Nêu chủ đề của truyện “Phần thưởng”?
 - Nêu dàn bài của bài văn tự sự?
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Muốn làm một bài văn tự sự, người viết phải biết cách làm bài, tức là phải biết tìm hiểu đề và biết cách làm bài. 
 2. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
HS: Đọc các đề văn.
GV: Lời văn đề 1 nêu ra những yêu cầu gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV: Các đề 3, 4, 5, 6 không có từ kể có phải là đề tự sự không?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, ghi bảng.
GV: Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là những từ nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Đề nào nghiêng về kể việc?
GV: Nhấn ý.
GV: Đề nào nghiêng về kể người?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Đề nào nghiêng về tường thuật?
HS: Phát hiện, trả lời.
GV: Nhận xét, nhấn ý.
HS: Đọc đề văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
GV: Đề nêu ra những yêu cầu gì?
HS: Suy nghĩ, phát hiện.
GV: Nhận xét, bổ sung.
 GV: Em chọn truyện nào? Em thích nhân vật nào? Chủ đề của truyện là gì?
HS: Thảo luận nhóm
Các nhóm trình bày.
GV: Nhận xét.
GV: Nên kể mở đầu như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Diễn biến của truyện nên kể như thế nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Truyện kết thúc ra sao?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Thế nào là tự viết bằng lời văn của em?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Em hãy rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?
HS: Đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 2:
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
 1. Đề văn tự sự. 
a. Đọc.
b. Nhận xét.
 - Đề 1: Kể câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
- Đề 3, 4, 5, 6: Đề tự sự vì đó là nhan đề của bài văn, có việc, có chuyện.
- Từ trọng tâm ở mỗi đề:
+ Đề 1: Câu chuyện em thích.
+ Đề 2: Người bạn tốt.
+ Đề 3: Kỉ niệm.
+ Đề 4: Sinh nhật.
+ Đề 5: Quê em đổi mới.
+ Đề 6: Em đã lớn.
- Kể việc: 3, 4, 5.
- Kể người: 2, 6.
- Tường thuật: 3, 4, 5.
2. Cách làm bài văn tự sự.
a. Tìm hiểu đề: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
b. Lập ý: Truyện Thánh Gióng.
Chủ đề: Đánh giặc, cứu nước.
c. Lập dàn ý: Xác định truyện bắt đầu kể từ đâu, kết thúc ở đâu.
Bắt đầu từ chỗi đứa bé nghe sứ giả rao tìm người tài đánh giặc.
- MB: Giới thiệu nhân vật: “ Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng”
- TB: Tiếp lên trời.
- KB: “ Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lậpu đền thờ ngay ở quê nhà”
d. Tự viết bằng lời văn của em: Tự viết không sao chép văn bản có sẵn.
Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
IV. Củng cố: 
 1. GV củng cố lại kiến thức của bài học.
 2. HS đọc ghi nhớ ở sgk.
 V. Dặn dò: 
Về nhà: Học bài cũ và nội dung phần ghi nhớ.
 Soạn tiếp phần sau luyện tập.
Ngày soạn
Tiết: 16 TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ (tiếp)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các kĩ năng tìm hiểu đề và cách làm một bài văn tự sự. 
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm dàn ý một bài văn cụ thể.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức thể hiện rõ bố cục khi làm một bài văn.
 B. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ.
 Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 I. Ổn định tổ chức:
 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự?
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Tiết trước ta đã nắm vững lí thuyết về tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự, tiết này ta luyện tập làm một đề văn cụ thể. 
 2. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2:
GV: Cho HS đọc bài tập.
HS: Thảo luận nhóm
Các nhóm trình bày.
GV: Nhận xét.
GV: Hướng dẫn HS làm dàn bài.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Hướng dẫn HS làm dàn bài.
HS: Lên bảng làm bài tập.
GV: Nhận xét, bổ sung.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Lập dàn ý đề văn kể chuyện Con Rồng Cháu Tiên.
* Mở bài:
- Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.
* Thân bài:
- LLQ và ÂC gặp nhau, yêu nhau, lấy nhau.
- ÂCcó mang, sinh ra bọc trăm trứng, nở thành tram con trai
- LLQ từ biệt vợ con, về với mẹ.
- ÂC gọi chồng lên và bàn chuyện chia con.
- 50 con theo cha xuống biển,50 con theo mẹ lên non.
- Người con trưởng theo ÂC được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, Khi chết truyền ngôi cho con trưởng.
* Kết bài: 
-Vì sự tích này mà người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên.
 Bài tập 2: Lập dàn ý bài kể chuyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh.
* Mở bài:
-Giới thiệu vua Hùng muốn kén rể.
* Thân bài:
- Sơn Tinh Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
- Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
- Sơn Tinh đến trước , được vợ.
- Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đem quân đánh Sơn Tinh.
- Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, rút về.
* Kết bài:
Hằng năm,Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
Bài tập 3: Lập dàn ý bài: Bánh chưng bánh giầy.
* Mở bài:
Giới thiệu hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn nguời nối ngôi.
* Thân bài:
- Các lang đi tìm lễ vật.
- Lang Liêu buồn vì chảng có gì.
- Lang Liêu được thần giúp đỡ.
- Lang Liêu được nối ngôi vua.
* Kết bài:
Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng bánh giầy.
IV. Củng cố: 
 1. GV củng cố lại kiến thức của bài học: Thế nào là tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự ?
 2. HS đọc ghi nhớ ở sgk.
 V. Dặn dò: 
Về nhà: Học bài cũ và nội dung phần ghi nhớ.
 Ôn lại lý thuyết làm văn tự sự, nắm vững cốt truyện những truyện đã học, tiết sau làm bài viết.
 —–—–&—–—–—

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 1.doc