Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 6 - Tiết 21, 22: Thạch Sanh (truyện cổ tích)

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 6 - Tiết 21, 22: Thạch Sanh (truyện cổ tích)

I. MỤC TÊU

- Hiểuvà cảm nhận được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung của

 II. KIẾN THỨC CHUẨN

 1. Kiến thức .

 - Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ .

 - Niềm tin thiện ác , chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh .

 2. Kĩ năng .

- Bước đầu biết cách đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại .

- Bước đầu biết trình bày cảm nhận , suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện .

- Kể lại một câu chuyện có ích .

III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:

 

doc 5 trang Người đăng thu10 Lượt xem 899Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 6 - Tiết 21, 22: Thạch Sanh (truyện cổ tích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 THẠCH SANH
 ( Truyện cổ tích )
Văn bản 
Tuần : 06 	Ngày soạn : 07/ 09/2010 
 Tiết : 21-22 	Ngày dạy : 14 / 09 / 2010 
I. MỤC TÊU
- Hiểuvà cảm nhận được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung của 
 II. KIẾN THỨC CHUẨN
 1. Kiến thức .
 	- Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ .
	- Niềm tin thiện ác , chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh .
 2. Kĩ năng .
- Bước đầu biết cách đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại .
- Bước đầu biết trình bày cảm nhận , suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện .
- Kể lại một câu chuyện có ích .
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung hoạt động
+ Hoạt động 1 : Khởi động 
 - Ổn định 
 - Kiểm tra bài cũ.
 * Vì sao Đức Long Quân đòi lại gươm báo.
 * Em hãy nêu ý nghĩa của truyện “ Sự tích Hồ Gươm “
 - Giới thiệu bài mới : GV dẫn dắt HS vào bài bằng ảnh minh họa sau :
Ảnh : Thạch Sanh bên gốc đa
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
+ Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
 GV yêu cầu HS đọc chú thích SGK .
Hỏi : Truyện cổ tích là loại truyện như thế nào ?
Hỏi :Truyện cổ tích thường có yếu tố gì?
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm truyện.
.- Nhận xét cách đọc.
- Hướng dẫn HS lưu ý các chú thích 3, 6, 7, 8, 9, 12, 13 SGK.
Hỏi : Truyện Thạch Sanh thuộc thể loại truyện gì ? Kể về nhân vật nào?
* GV chốt =>
Hỏi: Truyện thể hiên điều gì?
* GV chốt =>
.
- Đọc chú thích SGK.
* Hoang đường.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
- Đọc chú thích SGK.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV 
I/ Tìm hiểu chung:
- Thạch Sanh la øtruyện cổ tích về người dũng sĩ cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, chiến thắng quân xâm lược .
- Truyện thể hiện ước mơ , niềm tin vào đạo đức , công lí xã hội và lí tưởng nhận đạo , yêu hòa bình của nhân dân.
+ Hoạt động 3: PHÂN TÍCH
Hỏi: Trong truyện nhân vật nào được nhắc tới nhiều nhất ?
Hỏi : Những chi tiết nào cho em thấy sự bình thường và khác thường của Thạch Sanh ?
Hỏi: Nguồn gốc xuất thân và lớn lên của Thạch Sanh như thế nào ?
* GV chốt=>
Hỏi: Kể lại sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy nhằm ước mơ gì?
- GV diễn giảng: Thạch Sanh là chàng dũng sĩ dân gian có nguồn gốc thần tiên phi thường nhưng cũng rất cụ thể, rõ ràng.
Hỏi: Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã trải qua những thử thách như thế nào? (Thạch Sanh đã lập những chiến công gì?).
* GV chốt=>
Thạch Sanh chém chằn
Hỏi: Theo em, do đâu mà Thạch Sanh vượt qua những thử thách đó?( Cho HS thảo luận 3 phút)
-Cho HS trình bày -> nhận xét.
Hỏi: Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?
CHUYỂN TIẾT 2
Hỏi : Nhân vật nào luôn tìm cách hại Thạch Sanh ?
Hỏi : Nhân vật Lí Thông đại diện cho điều gì?
 * GV chốt =>
Hỏi : V iệc làm của Lí Thông bộc lộ qua điều gì ? 
Hỏi :Lí Thông là một nguời như thế nào?
* GV chốt =>
- GV liên hệ 3 SGK: Cho HS đối chiếu Thạch Sanh với tính cách Lí Thông.
* GV nhận xét
Hỏi: Việc thể hiện tính cách 2 nhân vật trên thể hiện tình cảm gì của nhân dân?
 Hỏi : Nghệ thuật sắp xếp các tình huống truyện như thế nào ?
* GV chốt =>
- Cho HS tìm hiểu ý nghĩa 1 số chi tiết thần kì.
Hỏi: Trong những vũ khí mà Thạch Sanh dùng thì vũ khí nào mang yếu tố thần kì?
Hỏi: Hãy tìm ý nghĩa chi tiết thần kì: tiếng đàn và niêu cơm thần?
* GV chốt =>
- Cho HS thảo luận nhanh.
- GV lồng phần đọc thêm vào để làm nổi bật ý nghĩa tiếng đàn.
Hỏi : Cách kết thúc truyện như thế nào?
Hỏi: Truyện đã ca ngợi những chiến công nào của dũng sĩ Thạch Sanh?
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện? 
* GV chốt =>
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK.
- Cho HS xem tranh và yêu cầu miêu tả nội dung tranh, đặt tên tranh.
_ HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
- HS nghe
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Suy nghĩ những chiến công của Thạch Sanh 
- HS thảo luận -> trả lời: Có sức khoẻ, tài năng, việc làm chính nghĩa 
- Thể hiện sự thật thà chất phác .
- Lí Thông .
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
- HS tìm ra sự đối lập nhau của 2 nhân vật ..
-HS suy nghĩ trả lời: -> yêu cái thiện, ghét cái ác, xấu.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
-Cá nhân phát hiện tiếng đàn, niêu cơm thần.
+ Tiếng đàn: Giải oan cho Thạch Sanh, tố cáo tội Lí Thông; gợi nổi nhớ quê, tình yêu con người
Kết thúc truyện: thiện thắng ác, ở hiền gặp lành -> Ước mơ công lí, tư tưởng nhân đạo, tình yêu hoà bình.
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS đọc ghi nhớ.
- Xem tranh, miêu tả tranh, đặt tên tranh.
II.Phân tích.
1. Nội dung.
a- Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Thạch Sanh ( nhân vật chức năng , hành động theo lẽ phải )
+ Nguồn gốc xuất thân cao qúy, sống nghèo khó nhưng lương thiện.
+ Lập nhiều chiến công hiển hách, thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh thu được bộ cung tên bằng vàng , diệt đại bàng cứu công chúa , diệt hồ tinh , cứu thái tử con vua thủy tề được vua thủy tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu .
b- Bản chất nhân vật Lí Thông
- Đại diện cho cái ác 
- Bộc lộ qua lời nói .
\-Đầyï mưu tính và hành động : Dối trá , nham hiểm , xảo quyệt , vong ân bội nghĩa .
2/ Nghệ thuật.
- Sắp xếp các tình huống tự nhiên , khéo léo : Công chúa lâm nạn gặp Thạch Sanh trong hang sâu , công chúa bị câm khi nghe tiếng đàn Thạch Sanh bỗng nhiên khỏi bệnh và giải oan cho chàng rồi nên vợ nên chồng
- Sử dụng những chi tiết thần kì :
+ Tiếng đàn tuyệt diệu tượng trưng cho tình yêu , công lí , nhân đạo , hòa bình , khẳng định tài năng , tâm hồn , tình cảm của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ .
+ Niêu cơm thần tượng trưng cho tình thương , lòng nhân ái , ước vọng đoàn kết , tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta .
- Kết thúc có hậu : Thể hiện ước mơ , niềm tin vào đạo đức , công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo , yêu hòa bình theo qua niệm nhân dân 
Ảnh : Minh họa
3/ Ý nghĩa.
a.Nội dung .
- Thạch Sanh thể hiệnướcmơ ,niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa lương thiện.
b. Nghệ thuật.
- Truyệt có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa ( như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh , cung tên vàng , cây đàn thần , niêu cơm thần 
+ Hoạt động 4: Luyện tập
- Nêu yêu cầu bài tập 1.
- Gọi 1 số HS trả lời.
- 
- Xác định yêu cầu bài tập.
- Cá nhân suy nghĩ trả lời.
III. Luyện tập
Bài tập 1
VD: Chọn chi tiết Thạch Sanh chém chằn tinh ở miếu hoang vì thể hiện tài năng, lòng dũng cảm, gan dạ của Thạch Sanh.
- Tên tranh: Thạch Sanh chém chằn tinh.
+ Hoạt động 5 củng cố dặn dò
(?) Nêu lại vẻ đẹp về hình tượng của nhân vật Thạch Sanh ?
(?) Bản chất của nhân vật Lý Thông ra sao ?
(?) Về nghệ thuật của văn bản có gì đáng lưu ý ?
HƯỚNG DẪN TỰ HOC
- GV yêu cầu HS:
 + Kể đúng cốt truyện, nhân vật, sự việc.
 + Diễn đạt mạch lạc bằng lời văn của em. 
+ Nắm ghi nhớ.
 + Kể được truyện.
 (?) Khi tạo lập văn bản ta thường mắc phải những lỗi gì khi dùng từ ?
- Soạn bài “ Chữa lỗi dùng từ”
- Nghe, thực hiện theo yêu cầu GV.
- HS thực hiện theo yê cầu của giáo viên 

Tài liệu đính kèm:

  • docb8-21-22-THACHSANH.doc