Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 125+126: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 125+126: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Năm học 2011-2012

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.

- Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.

2. Kĩ năng:

- Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng.

- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.

3. Thái độ: Thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án

2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới:

+ Nêu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 392Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 125+126: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/04/2012
Tuần 32
Tiết 125, 126: BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
- Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
2. Kĩ năng: 
- Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng.
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
3. Thái độ: Thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: 
+ Nêu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động
- GV giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về bài học.
- HS đọc chú thích *sgk.
+ Nêu hoàn cảnh ra đời của bức thư.
+ Vì sao văn bản này được xem là văn bản nhật dụng?
- Hướng dẫn đọc: giọng truyền cảm, thiết tha, nhấn mạnh những câu hỏi của thủ lĩnh và một số câu châm ngôn.
- HS đọc đoạn 1
+ Tìm ra các phép nhân hóa và so sánh.
+ Nghệ thuật này đã làm nổi bật mối quan hệ như thế nào của người da đỏ đối với thiên nhiên?
+ Nếu buộc phải bán đi thì người da đỏ buộc người da trắng phải như thế nào?
Tiết 2
- HS đọc lại đoạn 2
+ Tìm những từ ngữ thể hiện sự khác biệt, đối lập trong cách sống, thái độ của người da đỏ và người da trắng đối với đất.
HS thảo luận (5’)
HS trình bày.
- GV giảng cho HS hiểu vì sao thái độ của người da đỏ và người da trắng có sự khác biệt nhau như vậy.
+ Tìm những biện pháp nghệ thuật để nêu bật sự khác biệt đó và thể hiện tình cảm của mình.
- HS đọc lại đoạn 3
+ Nêu các ý chính của đoạn này.
+ Cách hành văn và giọng điệu của đoạn này có gì giống và khác với đoạn trên?
+ Em hiểu gì về câu “Đất là mẹ điều gì xảy ra”?
+ Chỉ ra các phép lặp trong văn bản nêu tác dụng?
- Lặp từ ngữ, lặp câu, lặp ý.
+ Qua văn bản tác giả muốn nhắn gởi đến chúng ta điều gì?
Hoạt động 3
+ Cho biết nội dung chính của văn bản.
+ Tác giả sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật nào? 
+ Ý nghĩa của văn bản?
Hoạt động 4
- HS tìm và gạch chân 1 số câu văn viết về thiên nhiên, môi trường.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. XUẤT XỨ
- Văn bản là bức thư của thủ lĩnh Xi-át-tơn gửi Tổng thống Mĩ phreng-klin Pi-ơ-xơ.
2. THỂ LOẠI: Văn bản nhật dụng, chủ đề về thiên nhiên và môi trường.
3. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT: Miêu tả, biểu cảm
4. BỐ CỤC: 3 phần.
II. HIỂU VĂN BẢN
1. Đoạn đầu của bức thư
- Đất là mẹ.
- Bông hoa là chị là em.
- Dòng nước, suối là máu
- Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông.
→ Đất đai cùng với mọi vật trong thiên nhiên rất gần gũi, gắn bó vô cùng thiêng liêng đối với người da đỏ. Nên không dễ gì bán đi.
2. Đoạn giữa bức thư.
- 
Người da trắng
Người da đỏ
- Đất là kẻ thù
- Chinh phục, lấn tới, mua, tước đoạt, bán đi
 - Ngấu nghiến đất đai để lại hoang mạc.
- Đất là mẹ.
- Mọi vật trong thiên nhiên là những người trong gia đình.
- Thiêng liêng, kính trọng, bảo vệ.
- Nghệ thuật đối lập, điệp ngữ.
→ Thái độ, cách đối xử với thiên nhiên của người da trắng đối lập với người da đỏ.
3. Đoạn cuối bức thư
- Đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống.
- Đất là mẹđiều gì xảy ra đối với đấtđứa con của đất.
- Người da trắng phải kính trọng đất đai.
→ Khẳng định, nhấn mạnh lại những điều đã nói ở trên.
III. TỔNG KẾT - GHI NHỚ
1. Nội dung
- Tình cảm gắn bó thiêng liêng, tình yêu thiên nhiên đất nước, sự trân trọng đất mẹ của người da đỏ.
- Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của con người.
2. Nghệ thuật
- Phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, đối lập.
- Ngôn ngữ biểu cảm.
- Khắc họa hình ảnh thiên nhiên đồng hành với cuộc sống người da đỏ.
3. Ý nghĩa
- Để chăm lo và bảo vệ mạng sống của mình, con người phải biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
IV. LUYỆN TẬP
4. Củng cố:
- HS đọc diễn cảm một đoạn văn mà em cho là hay nhất.
5. Dặn dò:
- Nhớ những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc của văn bản.
- Sưu tầm một số bài viết về bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
- Chuẩn bị bài chữa lỗi CN – VN (tiếp theo).

Tài liệu đính kèm:

  • docbuc thu cua thu linh da do van 6.doc