Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 29 - Năm học 2012-2013 - Lê Xuân Bảo

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 29 - Năm học 2012-2013 - Lê Xuân Bảo

I/ Mục tiêu cần đạt:

1/ Kiến thức:

 - Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người dân Việt nam.

 - Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu ngôn ngữ của bài kí.

2/ Kĩ năng:

 - Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp.

 - Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.

 - Nhận ra phương thức biểu đạt chính: miêu tả kết hợp với biểu cảm, thuyết minh, bình luận.

 - Nhận biết và phân tích tác dụng của các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.

3/ Thái độ:

 - Có tình cảm yêu qúy cây tre Việt Nam.

II/ Chuẩn bị:

 - Gv: Soạn bài+bảng phụ.

 - Hs: Soạn bài theo câu hỏi.

III/ TiÕn tr×nh lªn líp:

1/ Ổn định tổ chức:

2/ Kiểm tra bài cũ:

3/ Bài mới:

 * Giới thiệu bài: Bài Cây tre Việt Nam được nhà văn Thép Mới viết để làm lời bình cho bộ phim cùng tên do các nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi. Bài văn đã thể hiện nét đẹp bình dị và những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam thông qua hình ảnh cây tre

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 29 - Năm học 2012-2013 - Lê Xuân Bảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/3/2012	 Tuần: 29
Ngày dạy: 21/3/2012	 Tiết : 107+108
viÕt bµi tËp lµm v¨n t¶ ngêi
I/ Môc tiªu cÇn ®¹t:
1/ KiÕn thøc: 
 - Nh»m ®¸nh gi¸ hs ë c¸c ph¬ng diÖn :
 + BiÕt c¸ch lµm bµi v¨n t¶ ngêi qua thùc hµnh viÕt.
 + Trong khi thùc hµnh biÕt vËn dông c¸c kÜ n¨ng vÒ nh÷ng kiÕn thøc vÒ v¨n miªu t¶ nãi chung vµ t¶ ngêi nãi riªng ®· ®îc häc ë tiÕt tríc.
2/ Kü n¨ng:
 - RÌn luyÖn kü n¨ng viÕt v¨n miªu t¶, cô thÓ lµ t¶ ngêi.
 - RÌn luyÖn kü n¨ng viÕt nãi chung: diÔn ®¹t, tr×nh bµy, ch÷ viÕt, chÝnh t¶.
3/ Th¸i ®é:
 Cã ý thøc lµm bµi ®éc lËp, nghiªm tóc.
II/ ChuÈn bÞ: 
 - Gv: Đề bài, dàn ý và thang điểm.
 - Hs : Dông cô viÕt v¨n
III/ TiÕn tr×nh lªn líp:
1/ æn ®Þnh tæ chøc:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bµi míi:
A/ §Ò bµi : 
 T¶ l¹i h×nh ¶nh mÑ em trong nh÷ng trêng hîp khi em èm, khi em m¾c lçi hoặc khi em lµm ®îc mét viÖc tèt.
B/ §Þnh híng lµm bµi:
1. Yªu cÇu:
 - Bµi viÕt s¹ch sÏ, râ rµng, diÔn ®¹t lu lo¸t.
 - ViÕt ®óng yªu cÇu cña ®Ò: T¶ ngêi
2. Néi dung: 
 - Bµi viÕt thÓ hiÖn râ bè côc
 a) Më bµi:
 - NiÒm h¹nh phóc khi ®îc sèng bªn nh÷ng ngêi th©n yªu.
 - MÑ lµ ngêi gÇn gòi, th©n yªu nhÊt.
 b) Th©n bµi: 
 * T¶ bao qu¸t:
 - D¸ng ngêi ( ®Ëm, khoÎ kho¾n, nhanh nhÑn).
 - Mµu da, nô cêi, ¸nh m¾t (nªn chän mét chi tiÕt ®Ó thÓ hiÖn chiÒu s©u t©m lÝ,).
 - TÝnh t×nh ( cëi më, chan hoµ, dÔ gÇn, ai còng yªu mÕn).
 * T¶ cô thÓ:
 - Trong gia ®×nh:
 + Nhanh nhÑn, ®¶m ®ang, g¸nh v¸c, thu vÐn c«ng viÖc.
 + TËn tuþ, hi sinh cho chång con.
 - Trong c«ng t¸c:
 + Nghiªm tóc, cÇn cï, cã n¨ng lùc.
 + HÕt lßng v× tËp thÓ, ®îc tÝn nhiÖm, tin yªu.
 * KØ niÖm s©u s¾c vÒ mÑ khi em èm ( m¾c lçi, lµm viÖc tèt):
 - BiÓu hiÖn bªn ngoµi: cö chØ ©u yÕm, ©n cÇn; lêi nãi dÞu dµng, nÐt mÆt lo ©u,
 - BiÓu hiÖn t©m lÝ qua ¸nh m¾t, giäng nãi ®éng viªn, khÝch lÖ, bao dung,
 c) KÕt bµi:
 C¶m nghÜ cña em khi cã mÑ ch¨m sãc.
 - Sung síng h¹nh phóc.
 - Yªu quÝ, biÕt ¬n, muèn chia sÎ víi mÑ nh÷ng lo toan trong gia ®×nh.
 - Cè g¾ng lµm vui lßng mÑ.
C/ BiÓu ®iÓm: 
 - §iÓm 9 -10: Cã lêi v¨n t¶ giµu h×nh ¶nh, c¶m xóc thùc sù, tr×nh bµy râ rµng, s¹ch sÏ kh«ng sai lçi chÝnh t¶.
 - §iÓm 7 -8: Bµi viÕt ®óng thÓ lo¹i, ®ñ yªu cÇu trªn, sai kh«ng qu¸ 5 -6 lçi chÝnh t¶.
 - §iÓm 5-6: Bµi viÕt cha thËt hoµn chØnh vÒ néi dung, Ýt c¶m xóc , ®«i chç c©u v¨n cßn lóng tóng, cßn m¾c vµi lçi chÝnh t¶, diÔn ®¹t.
 - §iÓm 3 - 4: Bµi viÕt lan man, tr×nh bµy kh«ng khoa häc, cßn m¾c nhiÒu lçi chÝnh t¶.
 - §iÓm 1 - 2: Bµi viÕt qu¸ s¬ sµi, kh«ng ®óng thÓ lo¹i.
4/ Cñng cè – dÆn dß:
 - Gv nh¾c l¹i bè côc bµi v¨n t¶ ngêi.
 - NhËn xÐt giê kiÓm tra, thu bµi.
 - ¤n l¹i lý thuyÕt vÒ v¨n miªu t¶ . 
 - ChuÈn bÞ bµi: Thµnh phÇn chÝnh cña c©u . 
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 15/3/2012	 Tuần: 29
Ngày dạy: 20/3/2012	 Tiết : 109+*
CÂY TRE VIỆT NAM
 ( Thép Mới)
I/ Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức:
 - Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người dân Việt nam.
 - Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu ngôn ngữ của bài kí.
2/ Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp.
 - Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
 - Nhận ra phương thức biểu đạt chính: miêu tả kết hợp với biểu cảm, thuyết minh, bình luận.
 - Nhận biết và phân tích tác dụng của các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
3/ Thái độ:
 - Có tình cảm yêu qúy cây tre Việt Nam.
II/ Chuẩn bị:
 - Gv: Soạn bài+bảng phụ.
 - Hs: Soạn bài theo câu hỏi.
III/ TiÕn tr×nh lªn líp:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Bài Cây tre Việt Nam được nhà văn Thép Mới viết để làm lời bình cho bộ phim cùng tên do các nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi. Bài văn đã thể hiện nét đẹp bình dị và những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam thông qua hình ảnh cây tre
Hoạt động của gv và hs
Nội dung
Hoạt động 1.
 ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả? Tác phẩm?
 - Gv: Nêu yêu cầu đọc: 
 - Giọng điệu cần thích hợp: 
 + Khi trầm lắng suy tư, lúc ngọt ngào dịu dàng.
 + Khi khẩn trương sôi nổi, lúc phấn khởi hân hoan, khi thủ thỉ tâm tình, lúc mơ màng bây bổng ...
 - Đoạn cuối đọc chậm, giọng chắc khỏe và ấm áp.
 ? Qua chuẩn bị bài ở nhà em hãy nêu bố cục bài văn? Nội dung từng phần?
 ? Coi đây là một bài văn hoàn chỉnh thì các phần tương ứng với phần nào trong bố cục của một bài văn hoàn chỉnh?
 ? Từ bố cục trên nêu đại ý của bài văn?
 ? Bài văn thuộc thể loại nào? Thể loại có gì giống và khác với bài Cô Tô vừa học?
Hoạt động 2.
 ? Mối quan hệ của cây tre với người nông dân Việt Nam và đất nước Việt Nam ntn?
 ? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng ở đây?
 ? Cây tre có những phẩm chất đáng quý nào?
 - Gv bình chuyển sang ý 2.
 - Gv: Mở đầu bài kí, tác giả viết '' Tre gắn bó với con người Việt Nam suốt cuộc đời ''. 
 ? Câu văn nào trong bài đã khái quát được điều đó?
 ? Sự gắn bó của cây tre với con người được thể hiện trên những lĩnh vực nào?
 ? Em hãy tìm trong bài những dẫn chứng thể hiện sự gắn bó của cây tre đối với con người trong cuộc sống hàng ngày?
 ? Nghệ thuật nổi bật ở đây là gì?
 ? Trong cuộc đấu tranh giữ nước thì hình ảnh cây tre lại được giới thiệu như thế nào?
 ? Có gì đặc sắc về nghệ thuật ở đoạn văn này?
 - Gv khái quát chuyển ý.
 ? Khúc nhạc đồng quê của tre được tác giả cảm nhận qua những âm thanh nào?
 ? Lời văn ở đây có đặc điểm gì?
 ? Vị trí của cây tre Việt Nam trong tương lai được dự đoán ntn?
 ? Dựa vào đâu mà tác giả lại dự đoán về tương lai của cây tre như vậy?
 ? Kết thúc bài văn tác giả viết: “Cây tre Việt Nam  dân tộc Việt Nam”. Em hiểu gì về cảm nghĩ đó của tác giả?
Hoạt động 3.
 ? Bài văn thành công ở những nghệ thuật nào?
 ? Bài kí ca ngợi điều gì?
Hoạt động 4.
 ? Sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao nói về cây tre?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
 Thép mới(1925-1991) tên khai sinh là Hà Văn Lộc quê ở Hà Nội. Ngoài viết báo ông còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.
 Cây tre Việt Nam là lời bình cho một bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.
2. Đọc, tìm hiểu chu thích:.
3/ Bố cục:
- Từ đầu...chí khí như người: Giới thiệu chung về cây tre.
- Tiếp ... chung thủy: Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động.
- Tiếp ... chiến đấu: Tre sát cánh cùng con người trong chiến đấu.
- Còn lại: Tre là bạn đồng hành với con người Việt trong quá khứ, hiện tại, tương lai.
- Mở bài: phần 1
- Thân bài: phần 2, 3
- Kết bài: phần 4
* Đại ý: Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi nơi, gắn bó với con người Việt, giúp đỡ con người trong cuộc sống lao động và chiến đấu trong quá khứ, hiện tại, tương lai.
- Giống: đều thuộc thể kí
- Khác : 
+ '' Cây tre '': Bút kí chính luận + trữ tình + thuyết minh giới thiệu.
+ '' Cô Tô ": Tự sự + miêu tả.
II. Phân tích:
1. Giới thiệu chung về cây tre:
- Tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, nhân dân Việt Nam.
- Nghệ thuật: nhân hóa
-> Tạo mối quan hệ gắn bó lâu đời, gần gũi giữa cây tre với con người Việt Nam.
=> Tre mộc mạc, thanh cao, dẻo dai, vững chắc, thẳng thắn, bất khuất, kiên cường trong sản xuất và chiến đấu, tre là người bạn tâm tình gắn bó với con người Việt Nam trong suốt cuộc đời.
2. Sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam:
- Tre gắn bó với con người từ lúc lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay.
* Trong lao động sản xuất và đời sống hàng ngày:
- Tre -> dựng nhà, vỡ ruông, khai hoang
- Tre -> cối xay
- Giang -> chẻ lạt
- Tuổi thơ: tre -> đánh chuyền
- Tuổi già: tre -> điếu cày
- Đôi nam nữ tâm tình dưới bóng tre
- Tre -> nôi, giường
- Nghệ thuật: nhân hóa. Xen thơ và lời văn.
-> Tăng cảm giác gần gũi giữa tre và con người; tạo nhịp điệu cho lời văn.
* Trong chiến đấu:
- Tre là vũ khí thô sơ mà lợi hại: gậy tre, chông tre...
- Nghệ thuật: điệp từ tre ( lặp lại 7 lần); nhân hóa.
-> Khẳng định sức mạnh và công lao của tre trong cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc ta.
 3. Tre mãi là bạn đồng hành của dân tộc Việt Nam:
- Âm thanh rung lên trong gió buổi trưa hè nơi khóm tre làng.
- Sáo tre, sáo trúc vang lên lưng trời
-> Câu ngắn, cấu trúc như thơ.
- Tre sẽ còn mãi với dân tộc Việt nam
- Dựa vào tiến bộ xã hội
- Dựa vào sự gắn bó của tre với đời sống dân tộc.
- Tác giả cảm nhận từ cây tre những phẩm chất cao quý của dân tộc
- Tin vào sức sống lâu bền của cây tre
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật: 
- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.
- Xây dựng hình ảnh phong phú chọn lọc vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.
- Lựa chọn lời văn giàu nhịp điệu và có tính biểu cảm cao.Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
2. Nội dung: 
- Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam.
IV. Luyện tập:
- Tục ngữ: '' Tre già măng mọc ''
- Ca dao: Trúc xinh...''
 4/ Củng cố - dặn dò:
- Đọc kĩ văn bản, nhớ được các chi tiết, các hình ảnh so sánh, nhân hóa đặc sắc.
- Hiểu vai trò của cây tre đối với cuộc sống của nhân dân ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai .
- Sưu tầm một số bài văn, bài thơ viết về cây tre Việt Nam.
- Chuẩn bị: Câu trần thuật đơn.
IV. Rút kinh nghiệm:
Trần Phán, ngày 19/3/2012
Kí duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an NV6 tuan 29.doc