Tài liệu bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 6 - Những lưu ý về cách diễn đạt trong văn miêu tả

Tài liệu bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 6 - Những lưu ý về cách diễn đạt trong văn miêu tả

a. Ngôn ngữ trong văn miêu tả cần giàu hình ảnh, có sức biểu cảm lớn, giúp người đọc có thể hình dung ra toàn cảnh cuộc sống như đang diễn ra trước mắt.Tức là người viết phải có khả năng tác động mạnh mẽ, sâu xa đén trí tưởng tượng và cảm nghĩ của người đọc.Muốn vậy, từ ngữ được đưa vào miêu tả phải giàu hình ảnh, đường nét, âm thanh, sắc màu, nhạc điệu. Thông thường, các từ láy nằm trong sự lựa chọn tốt nhất.

VD: Mưa đến rồi, lẹt đẹt.lẹt đẹt.Mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy,là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nứơc xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá, na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nứơc trắng xoá. Trong nhà tối sầm, một mùi nồng nồng, ngai ngái.Cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập lùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ." (Tô Hoài- Một số kinh nghiệm.)

* Nhận xét về các từ ngữ được nhà văn sử dụng ở đây?

Nhà văn đã rất tài tình trong việc lưạ chọn từ ngữ để mô phỏng âm thanh tiếng mưa. Mưa giáo đầu thì lẹt đẹt, tí tách, rồi cơn mưa lớn dần thì âm thanh tiếng mưa cũng khác: tuôn rào rào, sầm sập, giọt ngã, giọt bay.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng Ngữ văn Lớp 6 - Những lưu ý về cách diễn đạt trong văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những lưu ý về cách diễn đạt trong văn miêu tả
A. Chấm và chữa bài tập về nhà.
B. Bài mới:
I. Cách dùng từ ngữ trong văn miêu tả:
Ghi nhớ về lý thuyết:
+ Trong văn miêu tả nói riêng và các bài văn nói chung, từ ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng vì đó chính là công cụ, là phương tiện để tái hiện hiện thực cuộc sống và bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của con người.
+ Muốn viết văn miêu tả tốt, trước hết phải có vốn từ phong phú. Vì vậy, chúng ta cần tích luỹ vốn từ hàng ngày, thông qua các giờ học văn trong nhà trường; thông qua giao tiếp hàng ngày, qua việc đọc sách và những tài liệu có liên quan.
+ Vốn từ phong phú là rất cần thiết song điều quan trọng là biết lựa chọn tinh tường, chính xác các từ ngữ phù hợp nhất đối với việc miêu tả.
a. Ngôn ngữ trong văn miêu tả cần giàu hình ảnh, có sức biểu cảm lớn, giúp người đọc có thể hình dung ra toàn cảnh cuộc sống như đang diễn ra trước mắt.Tức là người viết phải có khả năng tác động mạnh mẽ, sâu xa đén trí tưởng tượng và cảm nghĩ của người đọc.Muốn vậy, từ ngữ được đưa vào miêu tả phải giàu hình ảnh, đường nét, âm thanh, sắc màu, nhạc điệu. Thông thường, các từ láy nằm trong sự lựa chọn tốt nhất. 
VD: Mưa đến rồi, lẹt đẹt...lẹt đẹt...Mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy,là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nứơc xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá, na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nứơc trắng xoá. Trong nhà tối sầm, một mùi nồng nồng, ngai ngái.Cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập lùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ..." (Tô Hoài- Một số kinh nghiệm...)
* Nhận xét về các từ ngữ được nhà văn sử dụng ở đây?
Nhà văn đã rất tài tình trong việc lưạ chọn từ ngữ để mô phỏng âm thanh tiếng mưa. Mưa giáo đầu thì lẹt đẹt, tí tách, rồi cơn mưa lớn dần thì âm thanh tiếng mưa cũng khác: tuôn rào rào, sầm sập, giọt ngã, giọt bay...
b. Ngôn ngữ trong văn miêu tả còn cần phải chính xác. Dùng từ không phải kêu mới là từ hay. Dùng từ phong phú không cs nggĩa là phải liệt kê thật nhiều, chồng chất mới là giỏi. Điều quan trọng là chọn đúng từ thì không cần nhiều hay là kêu mà vẫn diễn tả chính xác và sinh động về người, vật, việc...
VD: + Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
+ Tường đâu bỗng thấy Sở Khanh lẻn vào.
+ Cỏ non xanh rợn chân trời
+ đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông
(Truyện Kiều- Nguỹen Du)
c. ngôn ngữ còn có sức khơi gợi khả năng liên tưởng, tưởng tượng của người đọc...Ví như tả cảnh sóng biển thì có nhiều từ tượng hình, tượng thanh: cuồn cuộn, nhấp nhô, lăn tăn, rì rầm, lô nhô, ì oặp... tuy nhiên phải chu ý tả đúng văn cảnh khong thể dùng tuỳtiện bất cứ từ nào cũng được...
VD: chia các từ chỉ màu xanh khác nhau: xanh um, xanh rì, xanh tươi, xanh tốt, xanh non, xanh mơn mởn, xanh rờn, xanh bạt ngàn, xanh sẫm, xanh nõn...
VD: từ dùng tả dáng đi: lẫm chẫm, nhún nhẩy, nhảy chân sáo, lom khom, lòng khòng, khập khà khập khiễng, yểu điệu thướt tha, hấp tấp, cắm cúi, sấp ngửa, chân đăm đá chân chiêu, lọang choạng, lon ton...
d. Bên cạnh việc lựa chọn từ ngữ, vấn đề tạo hình ảnh trong văn miêu tả cũng khômg kém quan trọng. Đó là dùng từ ngữ, dùng nghệ thuật so sánh, nhân hoá, ản dụ, hoán dụ, điệp ngữ, liệt kê, phóng đại, nói giảm...
	Tuy nhiên, không quá lạm dụng các phép tu từ vì dùng quá liều sẽ dẫn đến phô trương, thiếu tự nhiên nên không những không có sức hấp dẫn và sống động mà còn lủng củng, khó chịu: Chị gió lả lướt bay tới làm cả hàng cây nghiêng mình chào đón.
Ông mặt trời mặc áo giáp màu đen dường như chuẩn bị xông ra trận chiến đấu với những chị mây....
II. Luyện tập:
1. Thêm những từ ngữ tượnghình tượngthanh để có cách diẽn đạt hay hơn:
Mặt trời đã lên từ phía đông. Gió thổi nhẹ khiến những hàng cây ngả nghiêng trong nắng. Một tiếng chim vang lên rất khẽ, rồi hai, ba tiếng cùng cất lên. Mặt sông như đã bừng tỉnh, sáng lên dưới nắng sớm. Vài chiếc thuyền đường bệ rời bờ tiến ra khơi, cánh buồm căng dần lên, rồi phồng hẳn như lồng ngực trai tráng mất dần cuối chân trời xa.
2. Tìm khoảng 10- 15 từ láy gợi tả về biển (màu sắc, hình dáng, hoạt động...). Chọn một số từ láy đó và kết hợp với nghệ thuật soans, nhan hoá và các kiểu câu khác nhau để tả cảnh biển trong buổi bình minh hoặc hoàng hôn.
3. Bài văn: căn nhà em có một khung cửa sổ trông ra vườn. Mỗi lần mở tung cánh cửa em lại trông thấy một thế giới nhỏ bé nhưng hết sức sinh động. Hãy tả cho mọi người cùng biết về thế giới đáng yêu ấy.
Luyện tập về văn tả người.
I. Lý thuyết chung:
1. Mục đích:
Tái hiện lại hình ảnh nhân vật về ngoại hình tính cách, qua sự miêu tả ấy mà thể hiện được nội tâm nhân vật.
+ Qua sự miêu tả có thể thấy được thái độ của nhà vâưn đối với nhân vật từ đó gợi sự đồng cảm ở ngươì đọc.
2. Phương páp:
	a. Xác định đối tượng miêu tả
	- Xác định đặc điểm nhân vật.
	- Xác định hoàn cảnh miêu tả: chọn hoàn cảnh cụ thể cho nhân vật hoạt động để qua đó bộc lộ tính cách nhân vật, khi miêu tả nhân vật phải đặt các nét ngoại hình trong một trạng thái cụ thể.
Chỉ chọn những nét chân dung có thể nói được tính cách hoặc nội tâm nhân vật , qua đó cũng thể hiện được thái độ tình cảm của mình đối với người đọc.
B, Quan sát và lựa chọn chi tiết miêu tả:
+ Quan sát từ khái quát đến cụ thể, từ ngoại hình đến nội tâm tính cách.
c. Sắp xếp những điều quan sát được theo một thứ tự và lập dàn ý.
d. Viết đoạn văn tả người:
+ khi miêu tả ngoại hình,chú ý lựa chọn từ ngữ ( đặc biệt là tính từ), sao cho giàu tính gợi hình và gợi cảm. Có thể két hợp những biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ...
+ Khi miêu tả hoạt động cũng chú ý chọn những động từ có khả năng gợi hình và thể hiện tính cách nhân vật.
+ Tình cảm thái độ cần được bộc lộ một cách tự nhiên, tránh sáo mòn, bắt chước.
II. Tham khảo:
1. Hạng A Cháng, 2. Chị Đào trong truyện Mùa lạc.
3. quan phủ trong truyện đồng hào có ma của Nguyễn Công Hoan.
4. Chí Phèo.5. Lão Hạc.
III. Bài tập:
1. Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về người cha của em.
3. Ông đang chăm sóc vườn cây, em hãy tả lại hình ảnh của ông lúc ấy.

Tài liệu đính kèm:

  • docboi duong v6-4.doc