Giáo án Ngữ văn - Học kỳ 2 - Đức Triều - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn - Học kỳ 2 - Đức Triều - Năm học 2008-2009

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 - Hiểu được sơ lược: “Dế mèn phưu lưu ký” là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài, được tái bản nhiều lần ở Việt Nam và dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.

 - “Bài học đường đời đầu tiên” trích từ chương I, nói về một chú Dế Mèn cường tráng, khoẻ mạnh, kiêu ngạo, hống hách. Chú đã gây ra cái chết thảm thương của Dế Choắt và nhận bài học đường đời đầu tiên ân hận suốt đời.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn kĩ năng tìm chi tiết trong tác phẩm văn xuôi, phân loại theo nội dung chính của VB, kể chuyện đồng thoại.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục tinh thần khiêm tốn, biết học hỏi những người xung quanh; biết hối hận vì những việc làm sai trái.

 - Ý thức giữ gìn phát triển cơ thể khoẻ mạnh, cường tráng, tránh xa ma tuý, các chất gây nghiện và hoàn thành nhân cách.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 1. Thầy: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh có liên quan đến bài học.

 2. Trò: Sách giáo khoa, vở bài tập, soạn bài.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Hoạt động cá nhân và cả lớp.

 - Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, nghiên cứu, tái tạo .

 

doc 97 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 700Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn - Học kỳ 2 - Đức Triều - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/12/2008
Ngày giảng: 30/12 (6B); 31/12 (6A)
BàI 18 – TUầN 19
VĂN HọC
Tiết: 73 + 74
Văn bản: bài học đường đời đầu tiên
(Trích: "dế mèn phưu lưu ký")
 - Tô Hoài -
A. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh:
	- Hiểu được sơ lược: “Dế mèn phưu lưu ký” là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài, được tái bản nhiều lần ở Việt Nam và dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.
 	- “Bài học đường đời đầu tiên” trích từ chương I, nói về một chú Dế Mèn cường tráng, khoẻ mạnh, kiêu ngạo, hống hách. Chú đã gây ra cái chết thảm thương của Dế Choắt và nhận bài học đường đời đầu tiên ân hận suốt đời.
 	2. Kỹ năng:
	- Rèn kĩ năng tìm chi tiết trong tác phẩm văn xuôi, phân loại theo nội dung chính của VB, kể chuyện đồng thoại.
	3. Thái độ: 
 	- Giáo dục tinh thần khiêm tốn, biết học hỏi những người xung quanh; biết hối hận vì những việc làm sai trái.
 	- ý thức giữ gìn phát triển cơ thể khoẻ mạnh, cường tráng, tránh xa ma tuý, các chất gây nghiện và hoàn thành nhân cách.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
	1. Thầy: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh có liên quan đến bài học.
	2. Trò: Sách giáo khoa, vở bài tập, soạn bài.
C. Phương pháp:
	- Hoạt động cá nhân và cả lớp.
 	- Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, nghiên cứu, tái tạo ...
D. Tiến trình giờ dạy:
	1. ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số:	- 6A:..- 6B: ..
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	3. Giảng bài mới :	
	a) Dẫn vào bài: 
 	“Dế mèn phưu lưu ký” là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật. Nhân vật chính là chàng Dế Mèn khoẻ mạnh, có cá tính mạnh mẽ và có chí khí, ham hiểu biết, khao khát hiểu biết và quyết tâm phấn đấu cho mục mục đích cao đẹp “muôn loài cùng nhau kết anh em”. Đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" trích trong chương I sẽ cho chúng ta biết một phần cuộc đời của Dế Mèn.
	b) Các hoạt động dạy – học:
HOạT ĐÔNG CủA THầY
HOạT ĐộNG CUả TRò
NộI DUNG cần đạt
- GV: Căn cữ vào chú thích (*) trong SGK và sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Tô Hoài?
(?) Nêu xuất xứ của văn bản?
GV: Bổ sung
GV: HD cách đọc: Phân vai cho 2 HS và GV cùng đọc
(?) Hãy tóm tắt lại văn bản?
- Căn cứ vào chú thích trong SGK, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ khó.
(?) Em hãy xác định thể loại của văn bản?
(?) Văn bản được viết theo PTBĐ nào?
(?) Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung và ranh giới của tưng phần là gì?
(?) Phần nội dung kể về Bài học đường đời đầu tiên của DM có những sự việc chính nào?
(?) Sự việc nào là nghiêm trọng nhất dẫn đến bài học đường đời đầu tiên của DM?
(?) Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Thuộc ngôi kể nào?
Hết tiết 73 chuyển sang tiết 74
Giáo viên: Chúng ta đi phân tích văn bản này theo hướng nào?
(?) Dế Mèn được giới thiệu và miêu tả như thế nào về hình dáng?
(?) Dế Mèn có những hành động gì?
(?) Để miêu tả về hình dáng và hành động của DM tác giả đã dùng những từ loại gì? Em có nhận xét gì về những từ loại này?
(?) Nhận xét về trình tự miêu tả?
(?) Em hình dung như thế nào về chàng Dế Mèn qua những chi tiết này?
(?) Dế Mèn đã làm như thế nào để có vẻ đẹp cường tráng?
(?) Dùng ma tuý và chất gây nghiện có cho chúng ta một cơ thể khoẻ mạnh, cường tráng không? Vì sao ?
G: Đối lập với một ngoại hình đẹp đẽ là một tính cách chưa đẹp của Dế Mèn.
(?) Tìm những chi tiết chứng tỏ điều đó?
(?) Qua đây em có nhận xét gì về tính cách của Dế Mèn?
G: Bước vào đời với tính cách đó Dế Mèn đã phải chịu hậu quả gì? 
đ ...
(?) Mang tính kiêu căng vào đời, Dế Mèn đã gây ra những chuyện gì để phải ân hận suốt đời?
(?) Tìm những chi tiết tả hình ảnh và tính nết của Dế Choắt?
(?) Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt như thế nào? 
(?) Như thế, dưới mắt của Dế Mèn, Dế Choắt hiện ra như thế nào? 
(?) Ngược lại Dế Choắt có thái độ như thế nào đối với Dế Mèn?
(?) Hết coi thường Chũi, Mèn lại gây sự với chị Cốc. Vì sao Mèn dám gây sự với chị Cốc to lớn hơn mình?
(?) Em có nhận xét gì về cách Dế Mèn gây sự với chị Cốc bằng câu hát:
 "Vặt lông cái Cốc cho tao
Tao nấu tao nướng tao xào tao ăn".
(?) Kẻ phải chịu trực tiếp trò đùa này là Dế Choắt. Nhưng Dế Mèn có phải chịu hậu quả nào không? Nếu có thì đó là hậu quả gì?
(?) Phân tích diễn biến tâm lý và thái độ của Dế Mèn khi trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt?
(?) Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì?
(?) Thái độ của Dế Mèn đã thay đổi như thế nào khi Dế Choắt chết?
(?) Sự hối hận của Dế Mèn có thể tha thứ không?
(?) Cuối truyện là hình ảnh Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ bạn. Em thử hình dung tâm trạng Dế Mèn lúc này?
(?) Theo em, có đặc điểm nào của con người gán cho con vật ở truyện này? 
(?) Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện này?
(?) Sau tất cả các sự việc đã gây ra, nhất là sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Theo em, bài học đó là gì?
GV: đ Giảng: Kẻ kiêu căng có thể làm hại người khác khiến phải ân hận suốt đời, đó là bài học về thói kiêu căng. Nên biết sống đoàn kết với mọi người, đó là bài học về tình thân ái. Đây là hai bài học về cách sống để trở thành người tốt từ câu chuyện cua Dế Mèn.
GV: Yêu cầu học sinh khái quát nội dung của truyện.
(?) Em học tập được gì từ nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của Tô Hoài trong văn bản này?
GV: Văn bản là một mẫu mực của kiểu văn miêu tả mà chúng ta sẽ học ở các tiết TLV sau này.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
đ GV hướng dẫn HS làm BT phần luyện tập
đ Giáo viên cho HS làm thêm bài tập về nhà: Dựa vào đoạn văn miêu tả chân dung, hãy vẽ bức tranh Dế Mèn tự hoạ, đặt cho nó một nhan đề phù hợp.
- Học sinh trả lời theo SGK.
- Đọc đ Nhận xét.
- Học sinh tóm tắt.
- Học sinh tìm hiểu các từ khó theo nội dung trong phần chú thích SGK.
(1) Từ đầu đ "thiên hạ rồi": hình dáng, tính cách của DM.
(2) Còn lại: Bài học đường đời đầu tiên của của DM.
- 3 SV:
+ Dế Mèn coi thường Dế Choắt
+ Dế Mèn trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt
+ Sự ân hận của Dế Mèn
- Dế Mèn gây sự với Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt
- Dế Mèn tự kể
- Ngôi thứ nhất
- Miêu tả từng bộ phận cơ thể; gắn liền miêu tả hình dáng với hành. động.
đ Từ loại: Động từ, Tính từ ị Dùng từ chính xác
đ Cường tráng, hấp dẫn, đẹp đẽ.
- ăn uống điều độ ...
- HS tự bộc lộ
- Khinh thường Dế Choắt, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
đ Xốc nổi, ngông cuồng, thiếu chín chắn.
- Yếu ớt, lười nhác, đáng khinh
- Nhún nhường, lễ phép, thưa gửi, trình bày nguyện vọng
- Muốn ra oai với Dế Choắt, chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ
- Mất bạn láng giềng, bị DC dạy cho bài học nhớ đời, phải ân hận vì lỗi lầm của mình
- Không sợ đ chui tọt vào hang “nằm khểnh bắt chân chữ ngũ” đ nhìn mỏ Cốc như cái dũi chọc xuyên cả đất đ sợ “nằm im thin thít” đ đợi Cốc di hẳn mới “mon men bò lên”.
- Hối hận, xót thương: quỳ xuống, đắp mộ...
- Tự bộc lộ
- Cay đắng vì lỗi lầm, xót thương Dế Choắt, mong Dế Choắt sống lại
- Dế Mèn: kiêu căng, biết hối lỗi
- Dế Choắt: yếu đuối, biết tha thứ
- Cốc: Tự ái, nóng nảy
- Đeo nhạc cho mèo, Thỏ và Rùa
- Bài học về thói kiêu căng và tình thân ái
- Cách quan sát, miêu tả loài vật
- Trí tưởng tượng độc đáo
- Dùng ngôi thứ nhất để kể
- Đọc ghi nhớ
i. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
- Tô Hoài (1920)
- Từng tham gia phong trào văn hoá cứu quốc.
- Giữ nhiều chức vụ trong phong trào văn nghệ.
2. Tác phẩm:
- "Dế Mèn phưu lưu ký" viết năm 1941.
- TP gồm 10 chương.
- Đoạn trích thuộc chương I.
3. Đọc – chú thích – tóm tắt:
a. Đọc:
b. Tóm tắt:
c. Chú thích:
II. Phân tích văn bản:
1. Thể loại - PTBĐ - Bố cục:
a) Thể loại: 
- Truyện ngắn
b) PTBĐ: 
- Tự sự + miêu tả
c) Bố cục: 
- 2 phần
2. Phân tích:
a) Hình dáng, tính cách Dế Mèn:
* Hình dáng:
- Càng: mẫm bóng, nhọn hoắt, vuốt cứng
- Cánh: dài
- Đầu: to, nổi từng mảng
- Răng: đen
- Râu: dài, cong
* Hành động: 
- Đạp, nhai, vũ
đ Từ loại: Động từ, Tính từ ị Dùng từ chính xác
đ Cường tráng, hấp dẫn, đẹp đẽ.
 * Tính cách:
- Cà khịa với mọi người
- Quát mấy chị cào cào
- Đá mấy anh gọng vó
- Nghĩ “mình sắp đứng đầu thiên hạ”
đ Xốc nổi, ngông cuồng, thiếu chín chắn.
b) Bài học đường đời đầu tiên:
* Dế Choắt
- Gầy gò, ốm yếu
* Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt:
- Gọi: Chú mày
- Không cho thông hang
- Mắng mỏ Dế Choắt
* Với chị Cốc:
- Xấc xược, ác ý
đ Dế Choắt chết
đ Nhận được bài học: “hung hăng bậy bạ” gây vạ cho chính mình.
III. Tổng kết
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
3. Ghi nhớ:
( SGK – 11 ) 
IV. Luyện tập
	4. Củng cố:
	(?) Qua câu chuyện của Dế Mèn, em tự rút ra bài học cho bản thân? 
 	(?) Để có cơ thể khoẻ mạnh ta cần phải làm gì ?
 	GV: Liên hệ thêm với điều kiện nghiện ma tuý và chất gây nghiện đang tồn tại ở nhiều địa phương: Tránh xa ma tuý, không lạm dụng chất gây nghiện, vì tác hại nhiều mặt...
	5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:
	- Học bài theo nội dung phân tích và nội dung bài học, nội dung ghi nhớ.
	- Tóm tắt truyện, phân tích nội dung và nghệ thuật của truyện, học ghi nhớ.
 	- Làm hết bài tập, đọc phần đọc thêm
	- Soạn và tìm hiểu nội dung bài tiếp: "Sông nước Cà Mau".
	- Giờ sau học tiếng Việt bài: "Phó từ".
E. RúT KINH NGHIệM:
	- Thời gian:...
	- Nội dung kiến thức:.
	- Phương pháp giảng dạy: ...
	- Hình thức tổ chức lớp học: 
	- Thiết bị dạy học: ..
Ngày soạn: 28/12/2008
Ngày giảng: 31/12 (6B); 01/01/09 (6A) 
BàI 18 – TUầN 19
Tiếng việt
Tiết: 75
Phó từ
A. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
	- Nắm được khái niệm PT.
 	 - Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của PT.
 	- Biết đặt câu có chứa PT để thể hiện ý nghĩa khác nhau. 
	2. Kỹ năng :
	- Rèn kĩ năng đặt câu có sử dụng phó từ.
	3. Thái độ:
	- Tích cực, tự giác tìm hiểu về phó từ.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
	1. Thầy:	Bài soạn, bảng phụ.
	2. Trò:	Bài học, vở bài tập.
c. Phương pháp:
	- Quy nạp, phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, làm bài tập.
	- HĐ cá nhân, nhóm và cả lớp
d. tiến trình giờ dạy:
	1. ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số:	6A:..6B: ..
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	 	a) Câu hỏi: 
	? Thế nào là lượng từ? Cho ví dụ? Đặt câu với ví dụ đó?
 	b) Đáp án: 
	- Ghi nhớ (SGK Ngữ văn T1 - Tr. 129)
 	- VD:	+ vài, mấy, những...
	+ Một vài học sinh đang chơi dưới sân trường.
	3. Giảng bài mới:
	a) Dẫn vào bài: 
	- GV: Đưa ra câu văn: Bạn Nam đã quét xong lớp học.
 	 (?) Từ "đã" cho biết ý nghĩa gì?
 	- HS: Việc xảy ra trong quá khứ, trước thời điểm nói.
 	 (?) "Đã" là thực từ hay hư từ? Vì sa ...  Khi trời sắp mưa
(2) Còn lại: Khi trời mưa
- Con vật: mối, gà con, kiến
- Cây cỏ: mía, cỏ gà, hàng tre, bưởi, dừa, mồng tơi
- Sự vật: trời, sấm, chớp, lá khô, bụi, gió
đ Rất nhiều đối tượng được quan sát và miêu tả
- Không thành nhóm mà xen kẽ vào nhau. Trình tự từ cao xuống thấp, từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp, từ lớn đến nhỏ. VD:
- Từ cao xuống thấp:
Mối trẻ bay cao... ẩn nấp
- Từ xa đến gần: Bụi tre - hàng bưởi - chớp rạch ngang trời - sấm ghé xuống sân đ sự dan xen vừa cho thấy trình tự miêu tả, vừa cho thấy sự phong phú của các đối tượng được miêu tả, cả 1 thế giới sinh động.
- Nghệ thuật nhân hoá. Phản ánh không khí của một cuộc chiến trận.
- Trời đen rầm (...), những lá mía bay trong gió mạnh (...), đàn kiến di chuyển (...). Từ cỏ gà đến tre, bưởi, mồng tơi, dừa đều được nhân hoá hoạt động như con người. Hình ảnh nhân hoá ngộ nghĩnh là hàng bưởi, cây dừa... Thành công của việc nhân hoá liền với sự quan sát tinh tế và liên tưởng, tưởng tượng sống động.
- Cóc nhảy chồm chồm, chó sủa, cây lá, người bố, sấm, chớp. Số lượng ít hẳn đi đ không muốn lặp lại những sự vật đã quan sát trước đó. 1 nguyên nhân nữa là nhà thơ tập trung vào quan sát, tả lại chính cơn mưa: âm thanh: lộp bộp, lộp bộp, ù ù như xay lúa. Đường nét: mưa chéo mặt sân, sủi bọt. Sắc màu: mù trắng nước. Một cơn mưa rào mạnh mẽ, mát mẻ.
- Người nông dân hiện ra trong mưa quả là một hình ảnh to lớn, vững chãi. Đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa. Tầm vóc của người đi cày thật là kì vĩ, hệt như hình ảnh một vị thần sừng sững trong mưa gió, sấm chớp. Viết về cơn mưa nhưng cũng là viết về người nông dân giãi nắng, dầm mưa. Một cách ca ngợi hồn nhiên mà vô cùng sâu sắc.
- Khái quát nội dung và nghệ thuật.
- Đọc ghi nhớ.
I. tìm hiểu tác giả - tác phẩm.
1. Tác giả:
- Sinh năm 1958.
- Quê ở Nam Sách, Hải Dương.
- Nổi tiếng từ nhỏ là thần đồng thơ ca.
2. Tác phẩm:
- Viết năm 1967, in trong tập "Góc sân và khoảng trời".
3. Đọc - Chú thích:
a) Đọc:
b) Chú thích:
(SGK)
II. phÂn tíCH văn bản:
1. Bố cục:
a) Thể thơ:
- Tự do
b) Bố cục: Hai phần
2. Phân tích:
a. Khi trời sắp mưa:
b) Khi trời mưa:
iii. tổng kết:
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
3. Ghi nhớ:
(SGK – 81)
Iv. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
	4. Củng cố:
	- Đọc lại bài thơ.
	5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:
	- Học bài theo nội dung phân tích và nội dung bài học, nội dung ghi nhớ.
	- Học thuộc làm bài thơ.
	- Soạn và tìm hiểu nội dung bài tiếp: "Cô Tô ".
	- Giờ sau học bài: "Hoán dụ".
E. RúT KINH NGHIệM:
	- Thời gian:.
	- Nội dung kiến thức:
	- Phương pháp giảng dạy: 
	- Hình thức tổ chức lớp học: 
	- Thiết bị dạy học: ..
Ngày soạn: 05/03/2009
Ngày giảng: 09/03/2009
BàI 24 – TUầN 27
Tiếng việt
Tiết: 101
Hoán dụ
A. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
	- Khái niệm hoán dụ.
 	- Phân biệt hoán dụ với ẩn dụ.
 	- Các kiểu hoán dụ.
	2. Kỹ năng :
	- Phân tích giá trị biểu cảm của phép hoán dụ.
 	- Bước đầu vận dụng vào bài làm văn và khi nói.
	3. Thái độ:
	- Tích cực, tự giác.
B. Chuẩn bị:
	1. Thầy: Bài soạn, bảng phụ.
	2. Trò: Bài học, vở bài tập.
c. Phương pháp:
	- Quy nạp, phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm, làm bài tập, hoạt động cá nhân.
d. tiến trình giờ dạy:
	1. ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số:....
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	a) Câu hỏi:
	(?) ẩn dụ là gì? Có mấy kiểu ẩn dụ? Cho một VD minh hoạ?
	b) Đáp án:
	- Học sinh trả lời theo nội dung ghi nhớ (SGK – 68, 69)
 - VD:	"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ".
	3. Giảng bài mới:
	a) Dẫn vào bài: 
	b) Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV: Gọi HS đọc ngữ liệu SGK – 82.
(?) Các từ ngữ "áo nâu", "áo xanh" trong câu thơ trên chỉ ai? 
(?) Vì sao có thể nói như vậy? (Cách nói như vậy dựa vào quan hệ nào?)
(?) Các từ ngữ "nông thôn" và "thành thị" dùng để chỉ ai? 
(?) Cách nói như vậy dựa vào quan hệ nào?
(?) Cách diễn đạt này có tác dụng gì?
GV: Kết luận
(?) Vậy em hiểu thế nào là hoán dụ?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ 1
GV: Gọi học sinh đọc ngữ liệu trong SGK – 83 
(?) Bàn tay một bộ phận của con người, được dùng thay cho ai? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào? 
(?) Một và ba là những số lượng cụ thể được dùng thay cho cái gì? Mối quan hệ của chúng ntn?
(?) Đổ máu là dấu hiệu được dùng thay cho sự việc nào? Mối quan hệ giữa chúng ra sao?
(?) Từ những ví dụ đã phân tích ở phần I và phần II, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ?
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ 2
GV: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi kiểu hoán dụ.
GV: Gọi 4 HS lên bảng làm bài tập 1
GV: Cho HS thảo luận nhóm BT 2
GV: Yêu cầu HS về nhà làm BT 3
- Học sinh đọc ngữ liệu
- Chỉ người nông dân
- Dựa vào quan hệ giữa đặc điểm, tính chất với sự vật có đặc điểm, tính chất đó - người nông dân thường mặc áo nâu, còn người công nhân thường mặc áo xanh khi làm việc.
- Dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn, thành thị) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn và thành thị)
- Học sinh trả lời theo nội dung ghi nhớ và nội dung phần nhận xét.
- Học sinh đọc nội dung ghi nhớ SGK – 82.
- Bàn tay: người lao động.
- Ngày Huế đổ máu có thể hiểu là ngày Huế xảy ra chiến sự, chiến tranh.
- Học sinh đọc nội dung ghi nhớ 2 – 83 
- Bộ phận - toàn thể: Một tay lái cừ khôi đang đưa xe lên dốc
- Chứa đựng - bị chứa đựng: 
Cả làng quê đường phố
Cả lớn nhỏ gái trai
Đám càng đi càng dài
Càng dài càng đông mãi
- Dấu hiệu SV - SV:
áo chàm đưa buổi...
- Cụ thể - trừu tượng:
Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây xương sắt da đồng.
- Làm BT trên bảng
- Thảo luận nhóm
I. lý thuyết:
1. Hoán dụ là gì?
a) Ngữ liệu:
(SGK – 82 )
b) Phân tích ngữ liệu:
- áo nâu: người nông dân
- áo xanh: người công nhân
đ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
- Nông thôn: Những người sống ở nông thôn.
- Thành thị: Những người sống ở thành thị.
đ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
- Tác dụng: Ngắn gọn, tăng tính hình ảnh, hàm súc.
c) Nhận xét:
- Gọi tên sự vật bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi đ hoán dụ.
2. Ghi nhớ 1: 
(SGK - 82)
3. Các kiểu hoán dụ:
a) Ngữ liệu:
(SGK - 83 )
b) Phân tích ngữ liệu:
- Bàn tay: Người lao động.
đ Quan hệ bộ phận - toàn thể
- Một, ba: Số ít và số nhiều.
đ Quan hệ cụ thể - trừu tượng.
- Đổ máu: Sự hi sinh, mất mát.
đ Quan hệ dấu hiệu của sự vật - sự vật.
c) Nhận xét:
- Có 4 kiểu hoán dụ
4. Ghi nhớ 2: 
(SGK - 83 )
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1: 
a) Làng xóm: người nông dân đ vật chứa đựng - vật bị chứa đựng
b) mười năm, trăm năm: thời gian trước mắt, thời gian lâu dài đ cái cụ thể - cái trừu tượng
c) áo chàm: người Việt Bắc
d) Trái đất: nhân loại đ vật chứa đựng - vật bị chứa đựng
2. Bài tập 2:
ẩn dụ
Hoán dụ
Giống
Gọi tên SV, HT này bằng tên SV, HT khác
Khác
Dựa vào quan hệ tương đồng
-
-
-
-
Dựa vào quan hệ tương cận
-
-
-
-
	4. Củng cố:
	(?) Bài học hôm nay chúng ta gồm bao nhiêu đơn vị kiến thức? Đó là những đơn vị kiến thức nào?
	(?) Có mấy phép hoán dụ? Cho VD minh hoạ.
	5. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị cho bài sau:
	- Xem lại toàn bộ nội dung bài học, học bài theo nội dung bài học và nội dung ghi nhớ, làm các bài tập còn lại vào vở.
	- Đọc và tìm hiểu nội dung bài tiếp theo: "Câu trần thuật đơn".
	- Giờ sau học bài "Tập làm thơ 4 chữ ".
E. RúT KINH NGHIệM:
	- Thời gian: ..............
	- Nội dung kiến thức:
	- Phương pháp giảng dạy: 
	- Hình thức tổ chức lớp học: 
	- Thiết bị dạy học: ..
Ngày soạn: 05/03/2009
Ngày giảng: 09/03/2009
BàI 24 – TUầN 27
Tập làm văn
Tiết: 102
Tập làm thơ 4 chữ 
A. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 	- Nắm được những đặc điểm cơ bản của thể thơ bốn chữ (tiếng).
	2. Kỹ năng: 
	- Nhận diện và tập phân tích vần, luật của thể thơ này khi học hay đọc các bài thơ bốn tiếng.
	3. Thái độ: 
	- Tích cực, tự giác.
B. Chuẩn bị:
	1. Thầy: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên.
	2. Trò: Sách giáo khoa, vở bài tập.
C. Phương pháp:
	- Giảng bình, phân tích, hoạt động cá nhân và thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ dạy:
	1. ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số: 
	2. Kiểm tra bài cũ:
(Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và kết hợp trong quá trình giảng bài mới)
	3. Giảng bài mới :	
	a) Dẫn vào bài: 
	? Các em đã tìm hiểu các văn bản thuộc thể thơ 4 chữ nào?
	- HS: "Đêm nay Bác không ngủ" (Minh Huệ); "Lượm" (Tố Hữu)
	đ Giáo viên dẫn vào bài mới: Thể thơ này có cấu tạo và luật thơ được quy định như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay
	b) Các hoạt động dạy – học:
HOạT ĐÔNG CủA THầY
HOạT ĐộNG CUả TRò
NộI DUNG cần đạt
(?) Ngoài bài thơ "Lượm" (Tố Hữu), "Đêm nay Bác không ngủ" (Minh Huệ) em còn biết thêm bài thơ hay đoạn thơ bốn chữ nào khác?
(?) Dựa vào phần đọc thêm Tr. 77 và sự hiểu biết của mình, em hãy nêu đặc điểm của thơ bốn chữ?
- GV giảng và lấy ví dụ minh hoạ.
- Vần lưng (yêu vận)
- Vần chân (cước vận)
- Gieo vần liền
- Gieo vần cách
- Gieo vần hỗn hợp: không theo trật tự nào:
Chú bé loắt choắt...
Nhảy trên đường vàng.
GV: Chữa nhanh phần bài tập ở nhà
(?) Chỉ ra vần chân, vần lưng ở bài tập 2.
(?) Chỉ ra vần liền, vần cách 2 khổ thơ trong bài tập 3.
(?) Sửa lại các chữ sai vần trong bài tập 4.
GV:
- Yêu cầu 4 - 6 học sinh trình bày bài (đoạn) thơ bốn chữ đã chuẩn bị ở nhà: chỉ ra nội dung, đặc điểm (vần, nhịp).
- Cả lớp nhận xét những điểm được và chưa được.
- Đánh giá, nhận xét, cho điểm.
- "Hạt gạo làng ta", "Khăn thương nhớ ai"...
- Vần lưng: hàng - ngang; trang - màng.
- Vần chân: hàng - trang; núi – bụi.
- Vần liền: hẹ - mẹ; đàn - càn.
- Vần cách: cháu - sáu; ra - nhà.
- Sưởi - cạnh; đò - sông.
- Trình bày bài (đoạn) thơ trước lớp
- Nhận xét
I. đặc điểm của thơ bốn chữ:
- Nhiều dòng.
- Mỗi dòng bốn chữ.
- Ngắt nhịp 2/2.
- Thích hợp với lối tả và kể.
- Vần: Lưng chân, liền, cách, hỗn hợp.
- Xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao, vè...
II. Luyện tập làm thơ bốn chữ:
	4. Củng cố: 
	(?) Nêu đặc điểm của thể thơ 4 chữ?
	5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:
	- Về nhà xem lại toàn bộ nội dung bài học.
	- Tập làm các bài thơ bốn chữ theo chủ đề về thầy cô và mái trường, môi trường sống, các sự việc thường ngày
	- Đọc và ôn tập lại toàn bộ nội dung văn miêu tả, đặc biệt là văn tả người, giờ sau chuẩn bị viết bài số 6: Văn tả người.
	- Tiết sau học văn bản: "Cô Tô".
E. RúT KINH NGHIệM:
	- Thời gian:.
	- Nội dung kiến thức:
	- Phương pháp giảng dạy: 
	- Hình thức tổ chức lớp học: 
	- Thiết bị dạy học: ..

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 6_HK II (08-09)_Trieu (01).doc