Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 78: So sánh - Năm học 2010-2011

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 78: So sánh - Năm học 2010-2011

A. mục tiêu cần dạt:

1. Kiến thức

Học sinh nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh và vận dụng nó để nhận diện trong một số câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh.

2. Kĩ năng

- Nhận diện được phép so sánh

- Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng, tiến tới tạo những so sánh hay.

3. Về thái độ

Học sinh ý thức trong việc sử dụng so sánh có hiệu quả.

B. Các hoạt động dạy học

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho học sinh

- Phương pháp : Thuyết trình

- Thời gian: 2 phút

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 78: So sánh - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án soạn giảng: 
Dạy học theo chuẩn kiến thức - kĩ năng có sử dụng phương pháp dạy học tích cực
Tiết 78: So sánh
Nhóm soạn: Phòng giáo dục huyện Phú Lương
A. mục tiêu cần dạt:
1. Kiến thức
Học sinh nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh và vận dụng nó để nhận diện trong một số câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh.
2. Kĩ năng
- Nhận diện được phép so sánh
- Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng, tiến tới tạo những so sánh hay.
3. Về thái độ
Học sinh ý thức trong việc sử dụng so sánh có hiệu quả.
B. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho học sinh
- Phương pháp : Thuyết trình
- Thời gian: 2 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm so sánh
- Mục tiêu: Học sinh năm được khái niệm so sánh
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm
- Thời gian: 10phút
- Hướng dẫn học sinh nhận diện phép so sánh thông qua hệ thống bài tập.
Bài 1: Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so ánh trong các câu sau (sgk TV trang 24)
Định hướng trả lời:
a. So sánh: Trẻ em như búp trên cành.
b. So sánh: Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Bài 2:
- Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? 
- Vì sao có thể so sánh như vậy? 
- So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?
Định hướng trả lời:
a. “Trẻ em” so sánh với “búp trên cành”.
b. “Rừng đước” so sánh với “hai dãy trường thành vô tận”.
- So sánh được với nhau như vậy vì chúng có những đặc điểm giống nhau nhất định (theo quan sát của tác giả)
- So sánh như vậy làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói về những sự vật đươc nói tới, làm cho câu văn, câu thơ có tính gợi cảm.
* Gợi dẫn cho học sinh đi đến khái niệm so sánh.
Học sinh làm viẹc tập thể
- Trao đổi trong bàn, ghi vào phiếu học tập.
- Hoạt động nhóm
Học sinh trả lời câu hỏi
Rút ra khái niệm, ghi bài.
I. So sánh là gì?
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 3: Hình thành khái niệm cấu tạo của so sánh và những trường hợp đặc biệt của phép so sánh.
- Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo của so sánh (mô hình đầy đủ của một phép so sánh).
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp giải thích.
- Kĩ thuật: mảnh ghép.
- thời gian: 15 phút
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo của phép so sánh thông qua các bài tập trong sgk (trang 24).
Bài 1: Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào mô hình theo mẫu (sgk).
Bài 2: Nêu thêm các từ so sánh mà em biết?
Bài 3: Cấu tạo của phép so sánh trong những câu dưới đây có gì đặc biệt?
a. Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
b. Như tre mọc thẳng con người không chịu khuất.
*Phép so sánh có luôn luôn bắt buộc phải có đầy đủ 4 yếu tố? Chỉ ra trường hợp cụ thể?
* Gợi dẫn cho học sinh rút ra kết luận về cấu tạo của phép so sánh. 
- Học sinh làm bài tập vào phiếu học tập.
- Vòng 1: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm làm một bài tập.
- Vòng 2: Tạo nhóm mới
các nhóm cùng hợp tác trả lời câu hỏi.
Rút ra khái niệm, ghi bài
II. Cấu tạo của so sánh
* Phần ghi nhớ (sgk trang25)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 4 : Luyện tập
Mục tiêu : Học sinh vận dụng kiến thức vào làm bài tập thực hành.
Phương pháp : Vấn đáp, giải thích, thảo luận nhóm.
Thời gian: 12 phút
Cho học sinh làm phần luyện tập
- Bài tập 1
- Bài tập 2
- Bài tập 3
- Bài tập 4
Nhận xét phần bài tập học sinh đã làm
Làm việc cá nhân
III. Luyện tập
- Củng cố kiến thức đã học về so sánh, cấu tạo của so sánh.
- Mở rộng kiến thức về tác dụng của so sánh trong các văn bản.
Hoạt động 5: Củng cố bài học
Mục tiêu: Học sinh khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học ( học sinh tìm những câu thơ, câu văn có sử dụng phép so sánh? Đặt câu có sử dụng phép so sánh?
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp ( vấn đáp tái hiện và vấn đáp tìm tòi)
Thời gian: 6 phút

Tài liệu đính kèm:

  • dochgjhghjgh.doc