I. Mức độ cần đạt.
– Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn
– Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của các truyện “Ếch ngồi đáy giếng”, “Thầy bói xem voi”
– Biết liên hệ các truyện trên với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp
II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng
1) Kiến thức:
– Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
– Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
– Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.
2) Kĩ năng:
– Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
– Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống hoàn, cảnh thực tế.
– Kể diễn cảm truyện
III. Chuẩn bị:
1) GV: tham khảo tài liệu, film trong (kiểm tra bài cũ, hướng dẫn học tập)
2) HS: soạn bài theo yêu cầu của GV
IV. Tổ chức hoạt động dạy-học :
A. Kiểm tra phần chuẩn bị của hs (đèn chiếu)
1) Kể tóm tắt truyện ông lão đánh cá và con cá vàng. Nêu ý nghĩa của truyện.
2) Theo em cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội gì?
a) Tham lam, độc ác
b) Bội bạc
c) Tham lam, bội bạc *
3) Sự thay đổi của thiên nhiên (qua đòi hỏi của mụ vợ) gợi cho em suy nghĩ điều gì?
a) Hiện tượng thay đổi của thời tiết.
b) Thiên nhiên bao giờ cũng có lúc sóng to gió lớn.
c) Dấu hiệu báo trước trận giông tố cuồng phong của biển cà
d) Thiên nhiên không đồng tình, tỏ ra phẫn nộ.*
B. Bài mới:
Trong các loại truyện dân gian, truyện ngụ ngôn là một thể loại được nhiều người ưa thích. Ngụ ngôn là nói có ngụ ý, nghĩa là không nói thẳng, nói trực tiếp điều muốn nói. “Ếch ngồi đáy giếng”, “Thầy bói xem voi” là những truyện có nội dung như thế.
Ngày soạn: 22.09 – Tiết 37, 38 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 (Bài kiểm tra giữa học kì 1, thực hiện theo lịch và đề của PGD) Mức dộ cần đạt. Học sinh biết kể một câu chuyện có ý nghĩa Học sinh biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí Trọng tâm kiến thức, kỹ năng Kiến thức: Học sinh tái hiện lại kiến thức đã học: Ngôi kể, vận dụng kiến thức đã học để xác định ngôi kể trong một văn bản, thay đổi ngôi kể trong một đoạn văn và chỉ ra được nét mới của đoạn văn đã thay ngôi kể mới. Vận dụng sáng tạo ở mức cao trong kể chuyện, biết kể một câu chuyện có ý nghĩa. Kĩ năng: Kể chuyện và viết bài văn kể chuyện. Thái độ : HS trung thực, làm bài nghiêm túc Chuẩn bị: Chuẩn bị ra đề bài và đáp án, trình qua chuyên môn kiểm duyệt. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy – học: Tổ chức cho HS làm bài tại lớp trong thời gian 90’. Thu bài, chấm trả bài theo phân phối chương trình. Hướng dẫn học bài ở nhà: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi của truyện ngụ ngôn: “Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi” RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 24.09 – Tiết 39, 40 ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG THẦY BÓI XEM VOI (Truyện ngụ ngôn) Mức độ cần đạt. Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của các truyện “Ếch ngồi đáy giếng”, “Thầy bói xem voi” Biết liên hệ các truyện trên với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp Trọng tâm kiến thức kĩ năng Kiến thức: Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo. Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống hoàn, cảnh thực tế. Kể diễn cảm truyện Chuẩn bị: GV: tham khảo tài liệu, film trong (kiểm tra bài cũ, hướng dẫn học tập) HS: soạn bài theo yêu cầu của GV Tổ chức hoạt động dạy-học : Kiểm tra phần chuẩn bị của hs (đèn chiếu) Kể tóm tắt truyện ông lão đánh cá và con cá vàng. Nêu ý nghĩa của truyện. Theo em cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội gì? Tham lam, độc ác Bội bạc Tham lam, bội bạc * Sự thay đổi của thiên nhiên (qua đòi hỏi của mụ vợ) gợi cho em suy nghĩ điều gì? Hiện tượng thay đổi của thời tiết. Thiên nhiên bao giờ cũng có lúc sóng to gió lớn. Dấu hiệu báo trước trận giông tố cuồng phong của biển cà Thiên nhiên không đồng tình, tỏ ra phẫn nộ.* Bài mới: Trong các loại truyện dân gian, truyện ngụ ngôn là một thể loại được nhiều người ưa thích. Ngụ ngôn là nói có ngụ ý, nghĩa là không nói thẳng, nói trực tiếp điều muốn nói. “Ếch ngồi đáy giếng”, “Thầy bói xem voi” là những truyện có nội dung như thế. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: ? Dựa vào phần chú thích em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn? Hoạt động 2:Hướng dẫn HS đọc, hiểu văn bản Ếch ngồi đáy giếng. GV hướng dẫn: đọc chậm, xen chút hài hước kín đáo GV đọc mẫu một lần – HS đọc lại – HS khác nhận xét – GV nhận xét Lưu ý HS chú thích 2, 3 HS kể lại truyện bằng lời văn của mình Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” (TIẾT 39) ? Nhân vật chính trong truyện này là ai? Con Ếch ? Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể? Ếch sống lâu ngày trong một cái giếng; xung quanh chỉ có vài loài vật bé nhỏ (cua, ốc); ếch cất tiếng kêu các con vật kia hoảng sợ. ? Em có nhận xét gì về môi trường sống của ếch? Môi trường, thế giới của Ếch nhỏ bé, chật hẹp, đơn giản. ? Từ môi trường sống đó ếch có những hiểu biết gì về xung quanh? Ếch tưởng bầu trời chỉ bé bằng cái vung, nó thì oai như một vị chúa tể. ? Em thấy tầm nhìn của ếch như thế nào? Hạn hẹp, nhỏ bé. ? Do sống trong một môi trường như thế nên ếch ta nẩy sinh tư tưởng gì? Chủ quan, kiêu ngạo ? Khi ra khỏi giếng ếch ta có biểu hiện gì? Trời mưa to → đưa Ếch ra ngoài → Môi trường sống thay đổi nhưng cách sống của Ếch không thay đổi (ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo) ? Từ biểu hiện đó ếch ta phải chấp nhận hậu quả gì? Ếch bị trâu giẫm bẹp → Do sự kiêu ngạo, chủ quan của Ếch. ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Sự việc được sắp xếp theo thứ tự nào? Ngôi thứ 3, thứ tự trước sau ? Từ câu chuyện này tác giả dân gian muốn gửi tới mọi người bài học gì? HS trả lời – HS nhận xét – GV đ.giá, chốt ý. µ GV liên hệ về sự thay đổi môi trường sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới con người và kết hợp tích hợp vói giáo dục bảo vệ môi trường ? Thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” có ý nghĩa gì? (Bài tập 2 – tr.101) Chỉ người ít giao lưu, tiếp xúc Chỉ người hiểu biết hạn hẹp* Chỉ người có tầm nhìn thiển cận Cả a, b, c đều đúng ? Tìm và gạch dưới hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện ý nghĩa của truyện? (Bài tập 1 – tr.101) (HS thảo luận) Ếch cứ tưởng.như một vị chúa tể. Nó nhâng nháobị trâu giẫm bẹp. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu VB “Thầy bói xem voi” (TIẾT 40) µ GV hướng dẫn đọc: Phân biệt giọng đọc tự tin, quả quyết, hăm hở, mạnh mẽ của năm ông thầy bói µ GV đọc mẫu một lần – phân vai cho HS đọc Lưu ý hs một số chú thích: 1, 2, 5, 9 HS tóm tắt lại truyện – GV nhận xét ? N.vật chính trong truyện này là ai? Họ có gì đặc biệt? Là những thầy bói, họ đều bị mù mắt ? Các thầy bói xem voi bằng cách nào? Dùng tay sờ ? Các thầy đã nhận xét về con voi ra sao? HS phát hiện chi tiết, trả lời – HS nhận xét, bổ sung – GV đánh giá, chốt ý. ? Thái độ của các thầy bói khi phán về voi như thế nào? Khẳng định chắc chắn về nội dung lời phán của mình, phán sai, phủ nhận ý kiến của người khác. Đó là thái độ chủ quan sai lầm ? Theo em cùng một lúc năm ông thầy bói đã phạm phải những sai lầm nào? Sờ một bộ phận mà lại nhận xét toàn thể; cả năm ông đều không biết được mình sai – tư tưởng chủ quan; giữ ý kiến của mình không chịu nghe ai - tư tưởng bảo thủ ? Hãy điền từ hoặc cum từ thích hợp vào chỗ trống để được một lời khuyên tốt cho mọi người “Xem xét bất kì. ...nào cũng phải xem xét. để có được những nhận xét chính xác” (đèn chiếu) (HS thảo luận nhóm – phim trong) ? Truyện Thầy bói xem voi cho ta bài học gì? HS trả lời – HS nhận xét – GV đ.giá, chốt ý. ? Chỉ ra điểm giống và khác nhau của những bài học được rút ra từ hai truyện “Ếch ngồi đáy giếng” và “Thầy bói xem voi” (HS thảo luận) Giống nhau: đều nêu ra những bài học về nhận thức (tìm hiểu đánh giá sự vật, hiện tượng), nhắc người ta không được chủ quan trong việc nhìn nhận sự vật, hiện tượng xung quanh.) Khác nhau: “Ếch ngồi đáy giếng” nhắc nhở con người phải mở rộng tầm hiểu biết của mình; không nên chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh “Thầy bói xem voi” là bài học về việc tìm hiểu, đánh giá sự vật, con người Hoạt động 5: Hướng dẫn học tập ở nhà (đèn chiếu) Kể T.tắt truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi Mục đích của truyện ngụ ngôn là gì? Bài học rút ra từ hai câu chuyện này là gì? Chuẩn bị những nội dung trang 108, 109 Thế nào là truyện ngụ ngôn? Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần Mượn chuyện về loài vật, đồ vật, để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người Khuyên nhủ và răn dạy người ta một bài học nào đó Đọc – hiểu văn bản Phân tích ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG Môi trường sống Ếch sống trong giếng → môi trường sống nhỏ bé, chật hẹp, đơn giản Tưởng bầu trời bằng cái vung, nó oai như một vi chúa tể → Hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang, kiêu ngạo Ếch ra khỏi giếng Quen thói cũ → bị trâu giẫm bẹp → Chết do chủ quan Bài học: Khuyên con người phải mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan kiêu ngạo THẦY BÓI XEM VOI Sờ vào vòi, ngà, tai, chân, đuôi voi → các bộ phận → nhận xét về con voi → sai lầm Bài học về cách nhận thức sự vật. Phê phán, chế giễu những kẻ có cái nhìn phiến diện, tư tưởng chủ quan, bảo thủ. Khuyên con người: muốn hiểu biết sự vật, sự việc, phải xem xét chúng một cách toàn diện. Bài học rút ra từ hai câu chuyện Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh; không nên có cái nhìn phiến diện, tư tưởng chủ quan, bảo thủ Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác bởi những kẻ đó sẽ bị trả giá đắt, có khi bằng cả mạng sống. Phải biết hạn chế của mình và phải mở rộng tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức khác nhau; phải xem xét đánh giá sự vật, sự việc một cách toàn diện. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: