Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 đến 14 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 đến 14 - Năm học 2010-2011

A. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

Giúp học sinh: Hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng đọc văn bản, nghe, kể chuyện của HS.

3. Thái độ:

Giáo dục học sinh lòng tự hào về trí tuệ, văn hóa của dân tộc ta.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

• Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.

• Tranh làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết của nhân dân.

2. Học sinh:

• Học thuộc bài cũ.

• Soạn bài mới chu đáo.

C. Tiến trình tiết dạy:

1. Ổn định lớp: (1’)

HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: (3’)

H: Em hiểu truyền thuyết là gì?

H: Trình bày ý nghĩa của truyện “Con Rồng cháu Tiên”?

- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quí, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.

- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền của đất nước ta.

3. Bài mới: (1’)

Hằng năm, mỗi khi mùa xuân về Tết đến, nhân dân ta – con cháu của các vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển, lại nô nức, hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh. Quang cảnh ấy làm chúng ta thêm yêu quí, tự hào về nền văn hóa cổ truyền, độc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” trong ngày Tết. Đây là truyền thuyết giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân, đồng thời ca ngợi tài năng, phẩm chất của cha ông ta trong việc tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà màu sắc, phong vị dân tộc.

 

doc 130 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 đến 14 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 1 	
Ngaøy soaïn :	 
Ngaøy daïy: 	
 BAØI 1 Tiết 1: Đọc văn:
	 CON ROÀNG, CHAÙU TIEÂN.
 	 (Truyeàn thuyeát-Đọc thêm)
Mục tiêu bài dạy:
Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện “Con rồng cháu tiên”.
Kĩ năng:
Bước đầu rèn luyện kĩ năng: đọc văn bản nghệ thuật, nghe kể chuyện.
Thái độ:
Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên:
Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Bức tranh Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con chia tay nhau lên rừng, xuống biển.
Tranh ảnh về đền Hùng hoặc về vùng đất Phong Châu.
Học sinh:
Đọc văn bản “Con rồng cháu tiên”.
Trả lời các câu hỏi phần “Đọc – Hiểu văn bản vào vở soạn”.
Tiến trình tiết dạy:
Ổn định lớp:(1’)
HĐ 1:Kiểm tra bài cũ: (2’) Kiểm tra việc soạn bài của học sinh
Bài mới: 
Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gôc riêng của mình, gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc Kinh (Việt) chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ S bên bờ biển Đông, bắt nguồn từ một truyền thống xa xăm, huyền ảo: “Con rồng cháu tiên”.
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung ghi bảng
Ghi chú
HĐ2
I. Tìm hiểu chung:
 Gọi HS đọc chú thích có dấu *
1. Thế nào là truyền thuyết?
H: Qua theo dõi bạn đọc, em hãy nhắc lại thế nào là truyền thuyết?
- Trả lời theo SGK
- Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể
- GV: Hướng dẫn HS cách đọc kể.
2. Đọc, kể, tìm hiểu chú thích.
+ Rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì, thuần tưởng tượng.
+ Cố gắng thể hiện hai lời đối thoại của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Giọng Âu Cơ: lo lắng, than thở.
Giọng Long Quân: tình cảm, ân cần, chậm rãi.
- GV gọi 3 HS đọc 3 đoạn của văn bản
H: Nhận xét của em khi nghe bạn đọc văn bản?
H: Em hãy kể tóm tắt văn bản “Con rồng cháu tiên”
- GV nhận xét khi nghe HS kể.
H: Em hiểu thế nào là: Ngư Tinh, Thủy cung, Thần nông, tập quán, Phong Châu.
Trả lời theo chú thích 1,2, 3,5,7 ở SGK
Văn bản “Con rồng cháu tiên” được liên kết bởi ba đoạn:
- Đoạn1: Từ đầu đến “Long trang”.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “lên đường”.
- Đoạn 3: Phần còn lại
3. Bố cục.
H: Em hãy nêu sự việc chính được kể trong mỗi đoạn?
Đoạn 1: Việc kết hôn của Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đoạn 2: Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Đoạn 3: Sự trưởng thành của các con Lạc Long Quân và Âu Cơ.
HĐ3
II. Đọc- Hiểu văn bản
H: Truyền thuyết này kể về ai và về sự việc gì?
- Truyện kể về Lạc Long Quân nòi rồng kết duyên cùng bà Âu Cơ dòng tiên sinh ra cái bọc trăm trứng, nở trăm con từ đó hình thành nên dân tộc Việt Nam.
- Gọi HS đọc đoạn 1
1. Việc kết hôn của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
H: Hình ảnh Lạc Long Quân được miêu tả có gì kì lạ và đẹp đẽ?
- Lạc Long Quân là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ.
- Sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
- Lạc Long Quân là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ.
- Sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
H:Thần có công lao gì với nhân dân?
- Giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loại yêu quái làm hại dân lành ở vùng biển, đồng bằng, rừng núi, tức là những nơi dân ta thuở ấy khai phá, ổn định cuộc sống. “Thần còn dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở”.
+ Giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh.
+ Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
H: Âu Cơ hiện lên với những đặc điểm đáng quí nào về giống nòi, nhan sắc và đức hạnh?
- Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông - vị thần chủ trì nghề nông, dạy loài người trồng trọt và cày cấy.
- Xinh đẹp tuyệt trần.
- Yêu thiên nhiên, cây cỏ.
- Âu Cơ dòng tiên ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông.
+ Xinh đẹp tuyệt trần.
+ Yêu thiên nhiên, cây cỏ.
H: Những điểm đáng quí đó ở Âu Cơ là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào?
- Vẻ đẹp cao quí của người phụ nữ.
H: Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ có gì kì lạ?
- Vẻ đẹp cao quí của thần tiên được hòa hợp.
- Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ.
H: Qua mối duyên tình này, người xưa muốn chúng ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc?( HS thảo luận)
Bằng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, thần tiên hóa nguồn gốc, nòi giống dân tộc, cha ông ta đã ca ngợi cội nguồn, tổ tiên của người Việt chúng ta bắt nguồn từ một nòi giống thần tiên tài ba, xinh đẹp, rất đáng tự hào. Mỗi người Việt Nam ngày nay vinh sự là con cháu thần tiên hãy tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
 Dân tộc ta có nòi giống cao quí, thiêng liêng: Con rồng, cháu tiên.
- Gọi HS đọc đoạn 2
2. Việc sinh con và chia con cuả Lạc Long Quân và Âu Cơ.
H: Chuyện Âu Cơ sinh con có gì lạ?
- Sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con khỏe đẹp.
- Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở thành trăm người con khỏe đẹp mọi người Việt Nam đều là anh em ruột thịt do cùng một ch mẹ sinh ra
H: Ý nghĩa của chi tiết Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp?
Hình ảnh bọc trăm trứng nở trăm người con “là một chi tiết kì ảo, lãng mạn, giàu chất thơ, gợi cho chúng ta nhớ tới từ “đồng bào” – một từ gốc Hán, nghĩa là người cùng một bọc, Ý niệm về giống nòi cũng bắt đầu từ đó và mở rộng ra thành tình cảm của dân tộc lớn, đoàn kết nhiều nhóm người lại với nhau như anh em ruột thịt- dù người miền núi hay miền xuôi, người vùng biển hay trên đất liền.
H: Lạc Long Quân và Âu Cơ đã chia con như thế nào?
- Năm mươi con theo mẹ lên núi, năm mươi con theo cha xuống biển.
- Năm mươi con theo mẹ lên núi, năm mươi con theo cha xuống biển ý nguyện phát triển dân tộc và đoàn kết thống nhất dân tộc.
H: Ý nguyện nào của người xưa muốn thể hiện qua việc chia con của họ?
- Ý nguyện phát triển dân tộc: làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai.
- Ý nguyện đoàn kết và thống nhất dân tộc.
GV:
Năm mươi con theo cha xuông biển, năm mươi con theo mẹ lên núi. Biển là biểu tượng của Nước. Núi là biểu tượng của Đất. Chính nhờ sự khai phá, mở mang của một trăm người con Long Quân và Âu Cơ mà đất nước Văn Lang xưa, tổ quốc Việt Nam ngày nay của chúng ta hình thành, tồn tại và phát triển.
- Gọi HS đọc đoạn 3
H: Đoạn văn cho ta biết thêm điều gì về xã hội, phong tục, tập quán của người Việt Nam cổ xưa?
- Ta được biết thêm nhiều điều lí thú, chẳng hạn tên nước đầu tiên của chúng ta là Văn Lang. Thủ đô đầu tiên của Văn Lang đặt ở vùng Phong Châu, Bạch Hạc. Người con trai trưởng của Long Quân và Âu Cơ lên làm vua gọi là Hùng Vương. Từ đó có phong tục nối đời cha truyền con nối, tục truyền cho con trưởng.
GV: Xã hội Văn Lang thời đại Hùng Vương đã là một xã hội văn hóa dù còn sơ khai.
- Cho HS xem tranh Đền Hùng.
.
H: Em hãy nêu ý nghĩa của truyện “Con rồng cháu Tiên”.
* Thảo luận trả lời:
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quí, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
GV:
Từ bao đời, người Việt tin vào tính chất xác thực của những điều “truyền thuyết” về sự tích tổ tiên và tự hào về nguồn gốc, dòng giống Tiên, Rồng rất đẹp, rất cao quí, linh thiêng của mình. Người Việt Nam dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay ở nước ngoài, đều cùng chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ vì vậy phải luôn thương yêu, đoàn kết.
Các ý nghĩa ấy còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng, bồi đắp những sức mạnh tinh thần của dân tộc.
3. Ý nghĩa của truyện:
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quí, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
HĐ4
III. Tổng kết
H: Nghệ thuật của truyện có gì nổi bật?
H: Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo?
- Trong truyện cổ dân gian, các chi tiết tưởng tượng, kì ảo gắn bó mật thiết với nhau. Tưởng tượng, kì ảo có nhiều nghĩa, nhưng ở đây được hiểu là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo, nhằm mục đích nhất định.
1. Nghệ thuật:
Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo (như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ và hình tượng bọc trăm trứng).
H: Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo có vai trò ra sao trong truyện “Con rồng cháu tiên”.
- Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện trong văn bản.
- Thần kì hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
- Làm tăng tính hấp dẫn của tác phẩm.
H: Ông cha ta sáng tạo ra câu chuyện này nhằm mục đích gì?
2. Nội dung:
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi.
- Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt
H: Truyện đã bồi đắp cho em những tình cảm nào?
- Tự hào dân tộc, yêu quí truyền thống dân tộc, đoàn kết, thân ái với mọi người.
H: Khi đến thăm đền Hùng, Bác Hồ đã nói như thế nào?
- Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
H: Trong công cuộc giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện lời hứa của Bác ra sao?
- Tinh thần đoàn kết giữa miền ngược và miền xuôi. Cùng đồng lòng xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam.
H: Còn là học sinh, em sẽ làm gì để thực hiện lời dạy đó của Bác?
- Chăm học chăm làm.
- Yêu thương, giúp đỡ bạn và mọi người xung quanh.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
HĐ5
IV. Luyện tập- củng cố
H: Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con rồng cháu tiên”
- Người Mường có truyện “Quả trứng to nở ra con người”.
- Người Khơ Mú có truyện “Quả bầu mẹ”.
H: Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì?
- Khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người trên đất nước ta.
H: Em hãy kể diễn cảm truyện “Con rồng cháu tiên”?
Hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Về nhà: - Học bài và đọc phần “Đọc thêm”.
- Tập kể diễn cảm truyện “Con rồng cháu tiên”.
Soạn bài “Bánh chưng bánh giầy” để tiết sau học.
Tuaàn: 1 
Tieát: 2
Ngaøy soaïn: 
Ngaøy daïy: 
	Đọc văn:
 	BAÙNH CHÖNG, BAÙNH GIAÀY.
	 (Truyeàn thuyeát- Hướng dẫn đọc thêm)
Mục tiêu bài dạy:
Kiến thức:
Giúp học sinh: Hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng đọc văn bản, nghe, kể chuyện của HS.
Thái độ:
Giáo dục học sinh lòng tự hào về trí tuệ, văn hóa của dân tộc ta.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên:
Nghiên cứu tà ... .................................
2.Baøi cuõ: Kết hợp trong tiết ôn tập 
3.Bài mới: GV giới thiệu bài. 
Tiết 53
Hđ1: Gv hướng dẫn hs lần lượt thực hiện các yêu cầu của bài học
Câu 1: Gv cho hs ôn lại khái niệm về các thể loại truyện dân gian đã học.
 Hs lần lượt trình bày miệng trước lớp các định nghiã về các thể loại truyện dân gian
	- Truyền thuyết
	- Truyện cổ tích.
	- Truyện ngụ ngôn.
	- Truyện cười.
- Gv nhận xét cách trình bày của hs và nhắc hs về nhà học lại một cách chính xác hơn.
Câu 2: Gv cho hs kể lại một trong các câu chuyện dân gian đã học.
- Hs kể được câu chuyện dân gian- gv nhận xét .
Câu 3: Từ khái niệm đó gv cho hs nhắc lại các truyện theo thể loại mà các em đã học.
- Gv gọi 4 hs lên bảng trình bày các truyện theo 4 thể loại và nhắc cả lớp làm vào vở.
- Hs cần thực hiện được nội dung một cách đầy đủ như sau
Truyền thuyết
1. Con Rồng, Cháu Tiên.
2. Bánh chưng, bánh giầy
3. Thánh gióng.
4. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
5. Sự tích Hồ Gươm.
Truyện cổ tích
1.Sọ Dừa.
2. Thạch sanh.
3. Em bé thông minh.
4. Cây bút thần.
5. Ông lão đánh cá và con cá vàng.
Truyện ngụ ngôn
1. Ếch ngồi đáy giếng.
2. Thầy bói xem voi.
3. Đeo nhạc cho mèo.
4. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Truyện cười
1. Treo biển.
2. Lợn cưới, áo mới.
Tiết 54
Câu 4: Những đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện kể dân gian đã học:
Truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười
- Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ.
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử.
- Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật, dù truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử
- Là truyện kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc
( người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em út, người dũng sĩ...)
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật.
- Thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện.
- Là truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
- Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý.
- Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống.
- Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống để những hiện tượng này phơi bày ra và người đọc
( người nghe) phát hiện thấy.
- Có yếu tố gây cười.
- Nhằm gây cười, mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, từ đó hướng người ta tới cái tốt đẹp.
 - Giáo viên kẻ bảng phân chia các thể loại.
- Giáo viên yêu cầu hs nhắc lại những đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện dân gian .
- Hs thực hiện yêu cầu
- Giáo viên nhận xét. 
- Giáo viên đưa bảng phụ đã điền sẵn nội dung đặc điểm tiêu biểu của các thể loại cho hs lựa chọn dán lên bảng cho phù hợp với các cột GV đã phân chia theo thể loại.
- Gv cùng tập thể lớp nhận xét
Câu 5: So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích. Ngụ ngôn và truyện cười.
	* So sánh truyền thuyết và cổ tích.
- Gv hướng dẫn, yêu cầu hs chỉ ra được điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích vào bảng phụ.
- Hs thực hiện, đại diện nhóm lên bảng treo bảng phụ
- Gv cùng tập thể lớp nhận xét, củng cố lại những nét cơ bản như sau:
	+ Giống nhau:
- Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Có nhiều chi tiết ( mô típ) giống nhau: Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường...
	+ Khác nhau:
 Truyền thuyết: Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
 Truyền thuyết được cả người kể và người nghe tin là những câu chuyện có thật (mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo). Còn truyện cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế)
	 * So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười.
- GV yêu cầu hs thực hiện vào bảng phụ, đại diện nhóm lên treo bảng phụ 
- Gv cùng tập thể lớp nhận xét.
	+ Giống nhau:
 Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử sai trái với điều truyện muốn răn dạy người ta. Vì thế những truyện ngụ ngôn như thầy bói xem voi, đeo nhạc cho mèo giống như truyện cười, cũng thường gây cười.
	+ Khác nhau: Mục đích của truyện cười là gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.
Câu 6: Trong các thể loại: Em thích nhất là câu chuyện nào? Vì sao lại thích câu chuyện ấy?
Hs trả lời cá nhân
Gv nhận xét.
4. Hướng dẫn về nhà.
- Về nhà ôn lại khái niệm các thể loại đã học. 
- Chuẩn bị bài chỉ từ.
TUẦN 14 
TIẾT 55
Ngày soạn: 06.11.2010
Ngày dạy: 12.11.2010
Tiếng Việt:
	CHỈ TỪ
A. MÖÙC ÑOÄ CAÀN ÑAÏT
 - Nhận biết, nắm được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
 - Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.
B.TROÏNG TAÂM KIEÁN THÖÙC, KÓ NAÊNG, THAÙI ÑOÄ
1.Kieán thöùc: 
 - Khái niệm chỉ từ.
 - Nghĩa khái quát của chỉ từ
 - Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ.
 + Khả năng kết hợp của chỉ từ
 + Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.
 2.Kó naêng: 
 - Nhận diện được chỉ từ
 - Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết
3.Thaùi ñoä: 
 - Có ý thức dùng chỉ từ phù hợp với hoàn cảnh.
C. PHÖÔNG PHAÙP.
 - Thaûo luaän.
D. TIEÁN TRÌNH DAÏY HOÏC
1.OÅn ñònh lôùp: Kieåm tra só soá: Lớp 6a2..........................................................................
2.Baøi cuõ: Thế nào là số từ ? Thế nào là lượng từ ? Lấy ví dụ minh họa ?
3.Bài mới: GV giới thiệu bài. 
Các em đã được tìm hiểu về từ loại danh từ; cụm danh từ; số từ, lượng từ trong Tiếng Việt Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu thêm một loại từ nữa đó chính là Chỉ từ. Vậy chỉ từ là những từ có vị trí nào trong câu cô cùng các em sẽ cùng nhau tìm hiểu tiết học này.
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học.
Bước1: Tìm hiểu về chỉ từ
- Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk
? Theo em những từ “ nọ, ấy, kia" bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- Hs thảo luận, trả lời.
- Gv nhận xét,kết luận
Các từ: nọ ( ông vua nọ), ấy ( viên quan ấy), kia ( cánh đồng làng kia) nọ ( hai cha con nhà nọ) bổ sung ý nghĩa cho các danh từ "vua, Viên Quan, làng, nhà"
? Chúng có tác dụng gì trong cụm từ đó?
- Hs trả lời cá nhân
- Gv nhận xét, chốt:
Các từ đó có tác dụng định vị sự vật không gian, nhằm tách biệt sự vật này với sự vật khác. Chẳng hạn: ông vua/ ông vua nọ.
Những cụm từ có chỉ từ thường có ý nghĩa cụ thể hơn, xác định một cách rõ hơn trong không gian.
? Em hãy so sánh: ông vua/ ông vua nọ;Viên quan/ viên quan ấy; làng/ làng kia; nhà/nhà nọ
Hs trả lời.
Gv nhận xét, chốt
Giống: Cùng là chỉ từ đi kèm, cùng định vị sự vật.
Khác: Một bên định vị về không gian, một bên định vị về thời gian.
Hs đọc ghi nhớ
Bước 2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu về hoạt động của chỉ từ trong câu.
? Trong các câu đã dẫn ở p.I Chỉ từ đảm nhận chức vụ gì?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Gv nhận xét và kết luận:
Các từ " nọ, ấy, kia ở phần( I )làm nhiệm vụ phụ ngữ sau cho cụm danh từ.
? Em hãy tìm chỉ từ và xác định chức vụ của chúng trong câu?
- Hstl-Gvkl:
Câu a, từ đó: làm chủ ngữ của câu.
Câu b, từ đấy: làm trạng ngữ của câu.
? Em hiểu thế nào là chỉ từ?
- Hstl theo sgk, phần ghi nhớ.
Hđ2: Gv cho hs thực hiện phần luyện tập trong sgk
- Gv lần lượt cho hs thực hiện các bài tập đó trên bảng, ở vở.
- Gv nhận xét và kết luận và cho ghi bảng:
Hđ3: Hướng dẫn tự học
- Tìm các chỉ từ trong một truyện dân gian đã học.
- Đặt câu có sử dụng chỉ từ
- Chuẩn bị bài luyện tập kể chuyện tưởng tượng.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Chỉ từ là gì?
a. Ví dụ: sgk
- nọ ,ấy, kia, nọ: bổ sung ý nghĩa cho các danh từ.
Tác dụng:
- Định vị sự vật trong không gian, thời gian.
- Tách sự vật này với sự vật khác.
b. ghi nhớ sgk/137
2/ Hoạt động của chỉ từ trong câu:
a. Ví dụ:
- Phụ sau cho danh từ
- Làm chủ ngữ trong câu.
- Làm trạng ngữ trong câu.
- Làm vị ngữ trong câu.
b.Ghi nhớ: SGK/ 138.
II/ Luyện tập:
Bài tập1: Tìm chỉ từ và xác định ý nghĩa, chức vụ của nó.
a, hai thứ bánh ấy.
- Định vị sự vật trong không gian.
- Làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
b, đấy, đây:
- Định vị sự vật trong không gian.
- Làm chủ ngữ.
c, nay: 
- Định vị sự vật về thời gian.
- Làm trạng ngữ.
d, đó:
- Định vị sự vật về thời gian.
- Làm trạng ngữ.
Bài tập 2:Có thể thay thế như sau:
 a, Đến chân Núi Sóc = đến đấy.
 b, Làng bị lửa thiêu cháy = làng ấy.
Bài tập 3:
Không thay được. Điều này cho thấy chỉ từ có vai trò rất quan trọng.
 Chúng Có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian vô tận
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
E. RÚT KINH NGHIỆM
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 14 
TIẾT 56
Ngày soạn: 07.11.2010
Ngày dạy: 13.11.2010
TRẢ BÀI KIÊM TRA TIẾNG VIỆT 
A. MÖÙC ÑOÄ CAÀN ÑAÏT
 .- Hiểu được nội dung cần diễn đạt của bài kiểm tra
B.TROÏNG TAÂM KIEÁN THÖÙC, KÓ NAÊNG, THAÙI ÑOÄ
1.Kieán thöùc: 
 - Cuûng coá kieán thöùc cô baûn veà caáu taïo töø, nghóa cuûa töø, phaân loaïi töø theo nguoàn goác, loãi duøng töø, töø loaïi vaø cuïm töø.
2.Kó naêng: 
 - Reøn kyõ naêng phaùn ñoaùn, chon löïa traéc nghieäm ñuùng döïa vaøo cô sôû kieán thöùc chung naém ñöôïc, reøn kyõ naêng vieát chính taû.
3.Thaùi ñoä: 
 -Nhaän ra öu khuyeát ñieåm khi laøm baøi coù höôùng phaán ñaáu reøn luyeän ñeå nhöõng baøi laøm sau hoaøn chænh veà noäi dung laãn hình thöùc.
C. PHÖÔNG PHAÙP.
 - Đàm thoại.
D. TIEÁN TRÌNH DAÏY HOÏC
1.OÅn ñònh lôùp: Kieåm tra só soá: Lớp 6a2..........................................................................
2.Tiến hành trả bài :
Hđ1: Gv cho hs nhắc lại đề bài (tiết 46)
Hđ2: Gv cho hs tìm hiểu ý cần diễn đạt của đề bài.
 Gv nêu đáp án ( tiết 46)
Hđ3: Gv nhận xét bài làm của hs 
	+ Về ưu điểm:
	+ Về khuyết điểm:
	- Trình bày còn chưa đẹp, còn tẩy xoá nhiều.
Hđ4: Gv phát bài cho hs và ghi điểm vào sổ.
3. Hướng dẫn về nhà
Gv dặn hs về nhà thực hiện lại bài kiểm tra và chuẩn bị bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

Tài liệu đính kèm:

  • docbai.doc