Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 131: Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (tt)

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 131: Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (tt)

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Nắm được các lỗi viết câu thiếu thành phần C-V, mới chỉ có TN, hoặc thể hiện sai quan hệ

 ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu.

- Luyện kĩ năng: Tự phát hiện và tự sửa được 2 lỗi đã nêu : thêm C-V vào câu .

 - Có ý thức viết câu đúng về cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa .

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ

- Học sinh: Soạn bài + Bảng phụ

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC: ( 4) Tìm vị ngữ, chủ ngữ của mỗi câu ? Chữa lại câu viết sai cho đúng .

Câu a. Qua truyện “DMPLK” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện .

 (- Không có đầy đủ CN : Câu thiếu CN .

 - Lầm TN Qua truyện “DMPLK” với CN.

Sửa lại : Cách 1: Thêm CN : Nhà văn ( tác giả) .

 Cách 2 : Biến TN thành CN bằng cách bỏ từ “qua” )

Câu b. Bạn Huyền, người học giỏi nhất lớp 6 A.

 (- Lầm CN với VN : Thiếu VN

 Sửa lại : Cách 1: Thêm VN: , là bạn thân của tôi.

 Cách 2: Bỏ dấu phẩy, thay bằng từ “là”

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 131: Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :23 /4/2009 Tuần 33
Ngày dạy :24/4/2009 Tiết 131 
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Nắm được các lỗi viết câu thiếu thành phần C-V, mới chỉ có TN, hoặc thể hiện sai quan hệ 
 ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu.
- Luyện kĩ năng: Tự phát hiện và tự sửa được 2 lỗi đã nêu : thêm C-V vào câu .
 - Có ý thức viết câu đúng về cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa .
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ
- Học sinh: Soạn bài + Bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC:	 ( 4’) Tìm vị ngữ, chủ ngữ của mỗi câu ? Chữa lại câu viết sai cho đúng .
Câu a. Qua truyện “DMPLK” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện .
 (- Không có đầy đủ CN : Câu thiếu CN .
 - Lầm TN Qua truyện “DMPLK” với CN.
Sửa lại : Cách 1: Thêm CN : Nhà văn ( tác giả) . 
 Cách 2 : Biến TN thành CN bằng cách bỏ từ “qua” )
Câu b. Bạn Huyền, người học giỏi nhất lớp 6 A.
 (- Lầm CN với VN : Thiếu VN
 Sửa lại : Cách 1: Thêm VN: , là bạn thân của tôi.
 Cách 2: Bỏ dấu phẩy, thay bằng từ “là”
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
 Bài trước các em đã biết cách chữa loại câu thiếu chủ ngữ hoặc thiếu vị ngữ . 
 Vậy nếu câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ thì chữa như thế nào ?
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
8’
7’
20’
 HOẠT ĐỘNG 1. HDHS CHỮA LỖI CÂU THIẾU CẢ CN –VN
HS. Đọc VD. SGK ( Bảng phụ ) 
 Câu a: 
H. Đặt câu hỏi Ai ? Làm sao? để tìm CN, câu hỏi Như thế nào? để tìm vị ngữ.
HS. Câu này thiếu CN, VN, mới có TN.
 Câu b: 
H. Đặt câu hỏi Ai ? Làm gì ? để tìm CN , VN.
HS. Câu thiếu CN, VN.
H. Nêu nguyên nhân mắc lỗi và cách sửa?
HS. - Chưa phân biệt được TN 
 và CN,VN.
 - Thêm CN, VN.
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS CHỮA CÂU SAI VỀ NGỮ NGHĨA:
HS. Đọc VD.SGK ( Bảng phụ)
H. Thế nào là câu đúng ? 
 Câu văn trong SGK đã là câu 
 đúng chưa ?
H. Xác định CN, VN trong câu?
H.Phần in đậm trong câu nói về ai? 
HS. Nói về Dượng Hương Thư.
H.Viết như vậy đã rõ nghĩa chưa?
Cách viết như vậy có thể gây ra sự hiểu lầm như thế nào ?
GV nhấn mạnh: Cách sắp xếp như trong câu đã cho làm cho người đọc hiểu phần in đậm trước dấu phẩy ( Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa) miêu tả hành động của CN ( ta) . Như vậy, đây là câu sai về mặt nghĩa. 
H. Nêu cách sửa?
HS. Viết câu đúng trật tự ngữ pháp.
GV. Thống nhất kết quả (Bảng phụ).
HOẠT ĐỘNG 3. HDHS LUYỆN TẬP
Bài tập 1. ( Bảng phụ) 
HS. Đọc yêu cầu Bài tập1.
HS. Lên bảng xác định CN,VN
 trong câu?
H. CN trả lời cho câu hỏi gì?
Bài tập 2: ( Bảng phụ) 
HS. Đặt câu hỏi để tìm CN và VN thích hợp điền vào chỗ trống.
HS. Lên bảng xác định CN,VN. 
HS. Dưới lớp thảo luận làm vào 
 bảng phụ.
Bài tập 3: Phát hiện và sửa lỗi về cấu trúc ngữ pháp.
HS. Lên bảng điền thêm nòng cốt 
 C – V .
HS. Dưới lớp thảo luận làm vào
 bảng phụ .
Bài tập 4: GVHS cụ thể, HS làm vào vở BT ở nhà.
Câu a. Qua phân tích , ta thấy , về mặt nghĩa, CN chỉ thích hợp với 
VN (1) mà không phù hợp với VN (2) : Cây cầu không thể bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh .
Nên chữa thành một câu ghép hoặc 2 câu đơn với 2 CN khác nhau.
HS. Trả lời.
GV. Kết luận thống nhât kết quả
 ( Bảng phụ) .
I. CÂU THIẾU CẢ CHỦ NGỮ – VỊ NGỮ
* Ví dụ: ( Bảng phụ)
- Cả 2 câu đều thiếu CN và VN, mới có TN.
- Nguyên nhân: Chưa phân biệt đượcTN,CNVN
- Cách sửa: Bổ sung nòng cốt C-V.
Câu a. Mỗi khi qua cầu Long Biên,tôi/
 đều thấy lòng mình bồi hồi rất lạ.
- ,tôi /say mê ngắm nhìn dòng nước chảy xối
 xả.
- ,tôi đều say mê ngắm nhìn những màu xanh mướt mắt của bãi mía, bãi dâu, bãi ngô, vườn 
 chuối.
Câu b. 
, nhà điêu khắc / đã biến những vật vô tri 
 vô giác thành bức tượng vô cùng sinh động.
-,đội thanh niên tình nguyện của xã/ đã làm 
 xong đường nông thôn của địa phương mình.
II. CÂU SAI VỀ QUAN HỆ NGỮ NGHĨA
* Ví dụ: ( Bảng phụ) 
- Xác định CN, VN của câu : 
 + CN: Ta
 + VN: Thấy dượng Hương Thư. hùng vĩ
- Lỗi : Chưa rõ nghĩa. Có thể hiểu lầm 
 + CN : Ta
 + VN : Hai hàm răng cắn chặt, ....
- Sửa lại: ( Bảng phụ) 
+ Ta thấy dượng Hương Thư, hai hàm răng hùngvĩ .
+ Ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào , hai hàm răng  hùng vĩ .
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Xác định CN, VN
a. CN: Cầu (cái gì?)
 VN: Được đổi tên thành cầu Long 
 Biên .
b. CN: Lòng tôi (ai?)
 VN: Lại nhớ và oai hùng.
c. CN: Tôi (ai?)
 VN: Cảm thấy chiếc cầu  vững chắc.
Bài tập 2: Bổ sung CN, VN phù hợp.
a. Mỗi khi tan trường, ( ai đang làm gì ? , học sinh / ùa ra sân.
, chúng em / xếp hàng ra về.
b. Ngoài cánh đồng , ( ailàm gì ?)
 , nước / ngập mênh mông.
, đàn cò trắng / bay về.
., các bạn / đang thả diều .
c. Giữa cánh đồng lúa chín , ( ai làm gì? )
 ,mọi người ( các cô, các bác nông 
 dân ) / đang gặt lúa .
 .,những chiếc nón trắng /nhấp nhô.
d. Khi chiếc ô tô về đến đầu làng, (ai làm gì?)
, nhiều người / ra đón. 
, mọi người / cùng reo lên.
Bài tập 3: Phát hiện, sửa lỗi cấu trúc.
- Các câu a, b, c đều thiếu CN, VN.
- Cách sửa: Thêm nòng cốt C- V .
a. , một cụ rùa / nổi lên.
., hai chiếc thuyền / đang bơi.
b. , chúng ta / đã bảo vệ vững chắc nền độc lập của mình.
, chúng ta / luôn có ý thức bảo vệ non sông gấm vóc.
c. , chúng ta / nên xây dựng một nhà bảo tàng cầu Long Biên.
Bài tập 4: Phát hiện và sửa lỗi về quan hệ ngữ pháp. ( Bảng phụ)
a. Lỗi : Về ý nghĩa từ ngữ : Cây cầu không thể
 bóp còi.
 * Sửa lại : 
- Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông , còi xe rộn vang cả dòng sông
 yên tĩnh . ( Câu ghép)
- Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông . Còi xe rộn vang cả dòng sông
 yên tĩnh . ( 2 câu đơn)
b. Lỗi : Không rõ ai vừa đi học về : Mẹ hay 
 Thúy ?
 * Sửa lại : Thúy vừa đi học về , 
c. Lỗi : Không rõ bạn ấy là Tuấn hay không ? 
 Không rõ cho em hay cho ai ?
 * Sửa lại : 
Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và cho em một cây bút mới .
4. CỦNG CỐ: (3’)	
H. Thế nào là câu đúng ngữ pháp ? Khi viết câu phải đảm bảo những yêu cầu gì ( về cấu tạo, về ngữ nghĩa) ?
HS. – Viết câu đủ thành phần CN, VN .
 + CN ( kiểm tra bằng câu hỏi : Ai ? Cái gì ? Con gì ? ) 
 + VN ( kiểm tra bằng câu hỏi : Làm gì ? Làm sao ? Như thế nào ? )
 + Nếu có TN ở đầu câu phải có CN và VN ở phía sau cụm từ TN .
 - Viết câu đúng ngữ nghĩa, lo gic, đủ thông tin, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
 - GV nhấn mạnh các lỗi thiếu CN, VN. 
 + Câu thiếu cả CN, VN thường là những câu mới chỉ có một thành phần phụ 
 nào đó ( TN) .Cách thông thường để chữa loại câu sai này là thêm một cụm 
 C – V cho câu .
 + Những câu do thiếu CN, VN là những câu sai về mặt ngữ pháp. Bên cạnh 
 các câu sai về mặt ngữ pháp còn có các câu sai về qua hệ ngữ nghĩa giữa các
 bộ phận trong câu.Vì vậy ta tự biết phát hiện và tự sửa được 2 loại lỗi đã nêu
 trên. Từ đó có ý thức viết câu đúng cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa .
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Học bài + Hoàn thành các bài tập SGK.
 - Tự đọc các bài kiểm tra và chọn các câu viết sai để sửa lại .
 - Soạn bài: LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI VỀ ĐƠN TỪ.
 + Chuẩn bị kỹ cáclỗi thường mắc khi viết đơn ở bài tập 1, 2, 3. SGK / 142- 143 .
 + Chuẩn bị 2 bài tập phần luyện tập . SGK / 144.
 * Nhóm 1 - 2 : Viết đơn xin cấp điện cho gia đình .( Bài tập 1)
 Yêu cầu :Nhất thiết phải có lời cam kết tuân thủ nghiêm túc quy chế dùng điện, 
 yêu cầu về đường dây, công tơ 
 * Nhóm 3 - 4 : Đơn xin vào đội tình nguyện bảo vệ môi trường .( Bài tập 2)
 Yêu cầu : Có thể gửi người đội trưởng hoặïc hiệu trưởng nhà trường và phải có sự 
 đồng ý của giáo viên chủ nhiệm lớp, gia đình .
 * Nhóm 5- 6 : Đơn xin cấp bàn mới . ( Bài tập bổ sung) 
 Yêu cầu : Viết đơn phải tuân thủ đầy đủ nội dung trình bày trong lá đơn .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 33 tiet 131.doc