Bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn 6

Bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn 6

N TẬP VĂN TỰ SỰ

NGHĨA CỦA TỪ

I. ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ

1. Khái niệm văn tự sự: là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc,sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa

-Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê

BT1:Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết như vậy?

 Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy thuộc kiểu văn bản tự sự vì:

-Truyện đã thể hiện phương thức trình bày một chuỗi các sự việc. Sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng đến kết thúc. Chuỗi sự việc có ý nghĩa:

+Vua Hùng muốn tìm người để nối ngôi, bèn ra câu đố

+ Các lang đua nhau làm cỗ để dâng lên vua cha

+ Lang Liêu được thần báo mộng, bèn lấy gạo làm ra hai thứ bánh để dâng lên

+ Ngày lễ Tiên Vương, Hùng Vương đã chọn bánh của Lang Liêu

+Lang Liêu được truyền ngôi

-Truyện giúp các tác giả dân gian giải thích vì sao có phong tục làm bánh chưng, báng giáy ngày Tết Nguyên đán của người Việt Nam, giúp người đọc hiểu rõ con người VN (qua các nhân vật: vua Hùng, lang Liêu.) Truyện bày tỏ rõ thái độ khen chê: ca ngợi người anh hùng văn hoá lang Liêu, ca ngợi vua Hùng là ông vua sáng suốt

 

doc 21 trang Người đăng thu10 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi văn 6
Tuần
Bài dạy
7,8
Văn tự sự: sự việc, nhân vật, chủ đề, dàn bài
Nghĩa của từ
9,10
Ôn tập truyện truyền thuyết
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
11,12
Cách làm bài TLV tự sự, ngôi kể, lời kể
Viết bài TLV số 1
13,14
Ôn tập truyện cổ tích
Cảm thụ văn học
15,16
Luyện tập về cảm thụ văn học
Chưã lỗi dùng từ, chữa câu sai ngữ pháp
17,18
Kể chuyện tưởng tượng
Kể chuyện đời thường
19,20
Viết bài TLV số 2
Ôn tập về từ loại (Danh từ, động từ, tính từ)
21,22
Cảm thụ văn học
Các biện pháp tu từ
23,24
Văn miêu tả
Các biện pháp tu từ
25,26
Ôn tập văn học trung đại
27,28
Ôn tập tập làm văn .
Tuần 7,8
 Ngày...tháng...năm 07 
ôn tập văn tự sự
Nghĩa của từ
I. ôn tập văn tự sự
1. Khái niệm văn tự sự: là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc,sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa
-Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê
BT1:Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết như vậy?
 Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy thuộc kiểu văn bản tự sự vì:
-Truyện đã thể hiện phương thức trình bày một chuỗi các sự việc. Sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng đến kết thúc. Chuỗi sự việc có ý nghĩa:
+Vua Hùng muốn tìm người để nối ngôi, bèn ra câu đố
+ Các lang đua nhau làm cỗ để dâng lên vua cha
+ Lang Liêu được thần báo mộng, bèn lấy gạo làm ra hai thứ bánh để dâng lên
+ Ngày lễ Tiên Vương, Hùng Vương đã chọn bánh của Lang Liêu
+Lang Liêu được truyền ngôi
-Truyện giúp các tác giả dân gian giải thích vì sao có phong tục làm bánh chưng, báng giáy ngày Tết Nguyên đán của người Việt Nam, giúp người đọc hiểu rõ con người VN (qua các nhân vật: vua Hùng, lang Liêu...) Truyện bày tỏ rõ thái độ khen chê: ca ngợi người anh hùng văn hoá lang Liêu, ca ngợi vua Hùng là ông vua sáng suốt
BT2: “...Thoắt cái, Diều Giấy đã rơi gần sát ngọn tre.Cuống quýt, nó kêu lên:
-Bạn Gió ơi, thổi lại đi nào, tôi chết mất thôi. Quả bạn nói đúng, không có bạn, tôi không thể nào bay được. Cứu tôi với, nhanh lên, cứu tôi...
Gió cũng nhận thấy điều nguy hiểm đã gần kề Diều Giấy.Thương hại, Gió dùng hết sức thổi mạnh. Nhưng muộn mất rồi! Hai cái đuôi xinh đẹp của Diều Giấy đã bị quấn chặt vào bụi tre. Gió kịp nâng Diều Giấy lên, nhưng hai cái đuôi đã giữ nó lại. Diều Giấy cố vùng vẫy.”
Chỉ ra các nhân vật trng đoạn văn trên. Người kể chuyện đã khéo sử dụng nghệ thuật tu từ nào để xây dựng nhân vật?( nhân hoá)
Kể ra các sự việc trong đoạn văn. Chuỗi sự việc ấy có ý nghĩa như thế nào?
Vậy, ĐV trên có nội dung tự sự không?
Gợi ý: b)-Diều Giấy bị rơi gần ngọn tre
-Diều Giấy nhận ra lỗi và nhờ Gió cứu mình
-Gió dùng sức nâng Diều Giấy lên,nhưng 2 cái đuôi Diều Giấy đx bị mắc vào ngọn tre
-ý nghĩa: Không nên kiêu căng, tự phụ, nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng và bè bạn, sẽ thất bại đau đớn
2. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
a) Sự việc trong văn tự sự: được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do NV cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả...Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
b) Nhân vật trong văn tự sự thực hiện các sự việc và được thể hiện trong văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm...
BT1: Chọn lọc những sự việc mà hai nhân vật Lí Thông, Thạch Sanh đã làm
* Thạch Sanh:
 -Được Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai, được thiên thần dạy cho võ nghệ và phép thần thông
-sống trong túp lều dưới gốc đa, hàng ngày kiếm củi nuôi thân
-Kết nghĩa anh em với Lí Thông
-Đi canh miếu thờ thay Lí Thông, giêt chết trằn tinh
-Bắn bị thương đại bàng đang cắp công chúa
-Đi cứu công chúa, bị hãm hại, khi tìm đường ra cứu được con vua Thuỷ Tề được vua Thuỷ Tề trả ơn tặng cho cây đàn thần
-Bị vu oan và bị bắt giam, đánh đàn và được giải oan
-Tha cho mẹ conLí Thông
-được kết hôn cùng công chúa, dùng đàn thần đẩy lui quân 18 nước chư hầu ,cho họ ăn cơm
-Được lên làm vua
* Lí Thông:
-Làm nghề bán rượu
-Gạ kết nghĩa anh em cùng Thạch Sanh để lợi dụng
-Lừa Thạch Sanh đi canh miếu thờ để chịu chết thay mình
-Cướp công của Thạch Sanh
-Nhờ Thạch Sanh đi tìm công chúa, hãm hại Thạch Sanh để tranh công
-Bị vạch trần tội ác
-Bị sét đánh, hoá kiếp thành bọ hung
Nhận xét vai trò ý nghĩa của 2 nhân vật này trong truyện Thạch Sanh:
Hai nhân vật tiêu biểu cho phe thiện, phe ác, phe chính nghĩa, phi nghĩa. Kết thúc: phe chính nghĩa, phe thiện đã thắng; phe phi nghĩa, phe ác bị trừng trị . Hai NV có vai trò ý nghĩa chủ chốt để làm rõ chủ đề truyện.NV chính quan trọng: Thạch Sanh
Hãy tóm tắt truyện Thạch Sanh dựa theo sự việc mà hai nhân vật Lí Thông, Thạch Sanh đã làm
Em hiểu “Thạch Sanh” nghĩa là gì?(Thạch: keo chất từ 1 thực vật như rau câu, rong biển; Sanh: là 1 loại cây cùng họ với cây si, cây đa) : Cậu bé họ Thạch sống dưới gốc đa
3. Chủ đề bài văn tự sự
-Chủ đề là vấn đề chính mà người viết muốn đặt ra trong văn bản
-Dàn bài văn tự sự:
+MB: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
+TB: Kể diễn biến của sự việc
+KB: Kết cục của sự việc
II. Nghĩa của từ
Khái niệm: nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất,hành động, quan hệ...) mà từ biểu thị
Các cách giải thích nghĩa của từ:
-Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
-Đưa ra những từ đồng nghĩa trái nghĩa với từ cần giải thích
BT: Có các tiếng sau cùng chỉ màu đen: ô; mực, thâm, huyền
Tìm những tiếng có thể kết hợp với mỗi tiếng trên. Các tiếng trên có thể thay thế cho nhau trong những kết hợp em vừa tìm được không?
Nghĩa của các tiếng trên giống nhau nhưng khả năng kết hợp của chúng không giống nhau: Ngựa ô, chó mực, quần thâm, mắt huyền
Tuần 9,10 Ôn tập truyện truyền thuyết
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
I. Ôn tập truyện truyền thuyết
1. Các truyện truyền thuyết đã học:
-Con Rồng, cháu Tiên
-Thánh Gióng
-Bánh chưng bánh giày
-Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh
-Sự tích Hồ Gươm
2. Cơ sở lịch sử:
a) Con Rồng, cháu Tiên:
 -Vua Hùng , nước Văn Lang
 -thành Phong Châu
b) Thánh Gióng:
 -Làng Gióng, việc mở hội Gióng hàng năm.
 -Những bụi tre đàng ngà
 -Làng Cháy
 -Núi Sóc
c) Bánh chưng bánh giày:
 -Phong tục làm bánh chưng bánh giày ngày Tết của người Việt Nam
 -Hùng Vương
d) Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh
 -Hiện tượng lũ lụt hàng năm
e) Sự tích Hồ Gươm
 -Hồ Gươm
 -Cuộc kháng chiến chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo.
BT: Nêu cảm nhận của em về các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử trong một truyện truyền thuyết mà em thích nhất.
Gợi ý:
-Kể vắn tắt sự kiện lịch sử
-Kể tóm tắt nhân vật lịch sử.
-Những sự kiện và nhân vật đó gợi cho em suy nghĩ gì? Về truyền thống của dân tộc? Về sự kế thừa và phát huy những truyền thống đó?
II. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1.Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
-Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ làm cho từ có nhiều nghĩa.
-Trong quá trình chuyển biến về nghĩa của từ, nghĩa ban đầu để làm cơ sở hình thành các nghĩa khác gọi là nghĩa gốc. Các nghĩa được nảy sinh từ nghĩa gốc và có quan hệ với nghĩa gốc là nghĩa chuyển.
2. Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm:
-Từ đồng âm là những từ có vỏ ngữ âm giống nhau ngẫu nhiên. Giữa các từ đồng âm không có mối liên hệ nào về nghĩa.
-Trong từ nhiều nghĩa, các từ ít nhiều có liên hệ với nghĩa gốc. Cụ thể là giữa nghĩa gốc và các nghĩa chuyển đều có ít nhất một nét nghĩa chung trùng với một nét nghĩa của nghĩa gốc.
3. Nghĩa trong câu của từ:
Nghĩa của từ chỉ được bộc lộ cụ thể khi quan hệ với các từ trong câu.
VD: trong câu Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Từ mắt có nghĩa là : cơ quan để nhìn của người hay động vật. Đây là nghĩa gốc.
 Trong câu Cây mía này mắt thưa lắm
Từ mắt có nghĩa là: chỗ lồi lõm , giống hình con mắt, mang chồi ở thân cây.
 Trong câu: Mắt na hé mở nhìn trời trong veo
Từ mắt có nghĩa là: bộ phận giống hình con mắt ở ngoài vỏ một số quả.
4. Bài tập1: Xác định và giải thích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ mũi trong các câu sau:
a) Trùng trục như con chó thui
Chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu
 (ca dao)
Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau 
(Xuân Diệu)
Quân ta chia làm hai mũi tấn công
Tôi đã tiêm phòng ba mũi
Mũi: nghĩa gốc: bộ phận nhô lên giưã mặt người và động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi.
BT2:Hãy giải thích nghĩa các từ mặt trong các câu thơ sau của Nguyễn Du. Các nghĩa trên có nghĩa nào là nghĩa gốc hay không?
-Người quốc sắc, kẻ thiên tài
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e
-Sương in mặt, tuyết pha thân
Sen vàng lãng đãng như gần như xa
-Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
-Buồn trông nội cỏ rầu rầu
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Mặt có nghĩa:
-Chỉ thái độ, cử chỉ của người khi giao tiếp.
-Chỉ phần phía trên hoặc phần phía ngoài của vật, phân biệt với phần bên dưới hoặc bên trong.
-Chỉ tài năng hơn người được bộc lộ.
Tuần 11,12 Cách làm bài văn tự sự
 Viết bài TLV số 1
I. Cách làm bài văn tự sự
1. Các bước tiến hành:Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý, viết thành văn, sửa lỗi.
-Khi tìm hiểu văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
-Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
- Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
2. Ngôi kể: Ngôi 1 và ngôi 3
-Khi kể các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ ba,người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì đang diễn ra với nhân vật.
-Khi tự xưng là “tôi” kể theo ngôi thứ nhất,người kể có thể kể trực tiêp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua,, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.
3. Lời kể:
-Khi kể người có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩ của nhân vật.
-Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm , kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.
-Mỗi đoạn văn thường có 1 ý chính diễn đạt thành 1 câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên.
4. Thứ tự kể: Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.
-Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có t ... y này của tôi là do cậu ấy làm chiều hôm qua đấy.
* Lời tâm sự của ghế:
- Tôi cũng không may mắn hơn bác đâu , cái cậu ấy cũng sang bên tôi, nhẩy nhót, giẫm đạp, đánh đổ, vẽ bậy....Bây giờ tôi thành ra tàn tật thế này, cứ phải đứng trong xó lớp, vừa buồn vừa khổ bác ạ.
- Lời an ủi của bàn
 - Thái độ của em khi nghe những lời ấy
-Em đã mang việc này báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Cô giáo cho chúng em tham gia vào công việc sửa chữa bàn ghế.Chắc bàn và ghế biết vậy sẽ vui lắm đây.
c) KB: 
-Lời khuyên của em với các bạn HS: Hãy giữ gìn và bảo vệ của công.
Tuần 21,22 Cảm thụ văn học
 Các biện pháp tu từ.
A. Cảm thụ văn học 
 BT: Nhà thơ Tố Hữu đã diễn tả niềm vui sướng của mình khi gặp lí tưởng Đảng trong các câu thơ sau:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
Hãy phân tích các “ điểm sáng nghệ thuật”: Từ ấy, bừng nắng hạ,, mặt trời chân lí, hồn tôi là một vườn hoa lá, để cảm nhận niềm vui sướng vô bờ của nhà thơ.
 Nếu hiểu Từ ấy là từ ngày ấy, từ hôm ấy;...em hãy viết về một Từ ấy trong học tập của mình ( trong học tập, sih hoạt, trong phấn đấu tu dưỡng...) ĐV từ 6-8 câu)
HD Giải
a) Hãy phân tích các “ điểm sáng nghệ thuật”
- Từ ấy là một tập hợp từ chỉ thời gian: từ cái ngày ấy, từ cái hôm ấy, có ý nghĩa đánh dấu mốc quan trọng trong một chặng đường đời người.
- Nếu đặt bài thơ vào hoàn cảnh đất nước đang chìm trong bóng đêm nô lệ dưới ách thống trị của thực dân Pháp mới có thể hiểu hết được những hình ảnh nghệ thuật nhà thơ dùng để diễn tả niềm vui sướng khi gặp lí tưởng Đảng. Hình ảnh “bừng nắng hạ” ở “trong tôi” cứ như là phi lí nhưng lại hợp lí và hay ở chỗ tâm hồn nhà thơ như cùng mọt lúc sáng rực lên ánh nắng ấm áp của mùa hạ, như xua đi đêm tối.
- Phối hợp với “ bừng nắng hạ” là hình ảnh ẩn dụ “mặt trời chân lí” (cách nói hay về lí tưởng Đảng) . Và sự lí giải mặt trời ấy “chói” qua trái tim nhà thơ , làm đổi thay tất cả.
- Từ cái ngày ấy, tâm hồn t/g tràn đầy sức sống mới. Hình ảnh so sánh “hồn tôi là một vườn hoa lá” đã khẳng định điều trên. Cái vườn hoa lá ấy tràn đầy hương thơm và rộn rã tiếng chim.
 Các “điểm sáng nghệ thuật” của đoạn thơ đã diễn tả thật tự nhiên và sống đọng một nét của đời sống tinh thần và rất cần thiết cho con người.
Viết về một Từ ấy trong học tập của em.
 “ Từ cái ngày hôm ấy, em không thể quên được trong cuộc đời đi học. Bởi vì trong 5 năm tiểu học em không bao giờ được khen là học khá văn. Bản thân em cũng chưa thấy lúc nào thú vị với môn đó. Lên lớp 6, em được mọt cô giáo dạy văn có cách dạy khác hẳn. Hỗu như trong 45 phút của tiết học, lời giảng của cô đã cuốn hút em. Nghe tiếng chuông báo hết giờ học, em mới biết thời gian đã trôi qua quá nhanh. Thì ra em đã bị lời giảng của cô thuyết phục. Và đến cái ngày hôm ấy, giờ trả bài tập làm văn kể chuyện đời thường với đề bài: “Em hãy kể một câu chuyện về người thân của em” , bài em viết về người cậu ruột đáng kính đã mất. Thật bất ngờ, em được cô cho điểm 9 và được đọc bài trước lớp. Rồi tình huống xảy ra mà không ai lường trước được: em vừa đọc bài vừa khóc- em khóc vì nhớ cậu em, em khóc vì sung sướng trong học tập...Trong lớp cô giáo và các bạn lặng im, xúc động... Phải chăng, từ ngày hôm ấy , tình yêu văn chương đã nảy mầm đâm lá trong hồn em? Em đã có “ một từ ấy” sâu sắc trong tuổi thơ đi học”.
B. Các phép tu từ.
1. So sánh:
-So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Cấu tạo của phép so sánh:
Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
 -Vế A: Đối tượng (sự vật ) được so sánh.
- Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phương diện so sánh).
- Từ so sánh.
Vế B: sự vật làm chuẩn so sánh.
 Trong 4 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yéu tố (4) phải có mặt. Nếu vắng cả yếu tố (1) thì yếu tố (4 ) phải co điểm tương đồng quen thuộc. Lúc đó ta có ẩn dụ.Yếu tố (2)và (3) có thể vắng mặt . Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là so sánh chìm.
Yếu tố (3) là các từ so sánh. Mỗi từ có một sắc thái giả định khác nhau:
 Như có sắc thái giả định.
 Là có sắc thái khẳng định.
 Tựa thể hiện mức độ chưa hoàn hảo.
3. Các kiểu so sánh:
a) So sánh ngang bằng: là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ Bao nhiêu...bấy nhiêu.
b ) So sánh hơn kém. Hơn, hơn là, kém, kém gì
4. Tác dụng của so sánh:
+ So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh độg
+ So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng.
5. Bài tập:
BT1. Trong câu ca dao:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
Từ bổi hổi bồi hồi là từ láy có gì đặc biệt? ( đây là từ láy chỉ mức độ cao)
Giải nghĩa từ láy bổi hổi bồi hồi.( Trạng thái có những cảm xúc, ý nghĩ cứ trở đi trở lại trong cơ thể con người)
Phân tích cái hay của câu thơ do phép so sánh đem lại.( Trạng thái mơ hồ trừu tượng chỉ được bộc lộ bằng cách đưa ra hình ảnh cụ thể: đứng đống lửa, ngồi đống than để người khác hiểu được cái mình muốn nói một cách dễ dàng. Hình ảnh so sánh có tính chất phóng đại nên rất gợi cảm).
BT2: Em hãy trình bày tác dụng của các phép so sánh trong đoạn thơ dưới đây của TốHữu
Ta đi tới, trên đườg ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùg trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển đông trước mặt!
(Các phép so sánh được đưa ra liên tiếp làm cho sự việc vừa cụ thể vừa sinh động. So sánh giữa cái trừu tượng với sự vật cụ thể, hình ảnh làm chuẩn so sánh vừa cứng rắn, vừa hùng vĩ, do đó lôi cuốn và tạo niềm tin cho mọi người.
Tuần 23,24 Văn miêu tả
 Các biện pháp tu từ
I.Văn miêu tả:
Khái niệm: Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh ,..làm cho những vật, việc, người, cảnh đó như hiện lên trước mắt người đọc.
Quan sát tưởng tượng và so sánh nhận xét trong văn miêu tả:
Muốn miêu tả được, trwcs hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng,ví von, so sánh ...để làm nổi bật lên được những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
3. Rèn phương pháp viết văn tả cảnh:
Muốn tả cảnh, trước hết phải hiểu rõ mình định tả cảnh gì. Sau khi quan sát và lựa chọn được những h/ả tiêu biểu cho cảnh sắc đó , thì phải trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự nhất định.
Bài văn tả cảnh thường có 3 phần:
 + MB: Giới thiệu cảnh được miêu tả.
 + TB: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định.
 + KB: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh sắc đó.
4. Rèn phương pháp viết văn tả người:
* Muốn tả người cần:
Xác định được đối tượng định tả ( chân dung hay tả người trong tư thế làm việc)
Quan sát, lựa chọn các chi tiết miêu tả
Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
* Bố cục: 3 phần
+ MB: Giới thiệu người được miêu tả.
+ TB: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói)
 + KB: Thường nhận xét hoặc phát biểu cảm nghĩ vềngười được tả.
Bài tập1: Em hãy tả một phiên chợ.
Tìm hiểu đề:
Thể loại: văn miêu tả.
ND tả: một phiên chợ
 Quầy bán thực phẩm
Quầy bán hoa quả
Quầy bán rau
Quầy bán gà vịt
Lập dàn ý: 
MB: Giới thiệu một phiên chợ đồng bằng
TB: Lần lượt miêu tả theo trình tự quan sát từ ngoài vào trong:
Quang cảnh chung 
Tả chi tiết:
+ Quầy bán hoa quả tươi ngon, đủ màu sắc.
+ Quầy bán rau tươi non.
+ Quầy bán quần áo đủ các loại, phong phú về chủng loại, rực rỡ về màu sắc.
+ Quầy bán cá: cá béo tròn bơi lội tung tăng.
+ Quầy bán gà vịt: tiếng gà vịt cãi nhau, tiếng người mua hàng.
KB: Cảm nghĩ của em về một phiên chợ.
Bài tập 2:Tả cô giáo em đang say sưa giảng bài.
MB: Giới thiệu cô giáo em.
TB: Tả khái quát chân dung cô giáo
Tả vài chi tiết nổi bật về ngoại hình
Tay cô cầm viên phấn nhịp nhịp theo chân bước
Giọng cô trong trẻo
Cô như nhập vào trong bài giảng để truyền hết cái hay cái đẹp của bài cho các em HS.
Thỉnh thoảng cô đi xuống dưới lớp quan sát, nhắc nhở các bạn còn ghi chép sai hoặc chưa tập trung chú ý.
KB: Cảm nghĩ về cô giáo kính yêu.
II. Các biện pháp tu từ ( tiếp)
2. Nhân hoá.
- Khái niệm: Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vôn được dùng để gọi hoặc tả con người; Làm cho thế giới loài vật , cây cối, đồ vật,...trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
 - Các kiểu nhân hoá: 3 kiểu
+ Gọi vật bằng những từ vốn gọi người.
+ Những từ chỉ hoạt động tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động tính chất của vật.
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
Bài tập 1 : Tìm các phép nhân hoá t/g đã sử dụng trong bài Cây tre VN và nêu tác dụng của các phép nhân hoá đó.
Bài tập 2: Viết một đoạn văn kể về cuộc trò chuyện của các đồ dùng học tập mà em nghe được.
Ôn tập tập làm văn: Văn miêu tả
I. Ôn luyện viết văn miêu tả:
- Khi viết văn miêu tả, muốn làm hay ta phải biết vận dụng các biện pháp tu từ, nhân hoá, so sánh, gợi tả...Muốn làm văn miêu tả hay, ta vừa tả vừa xen cảm xúc của người tả.
- Khi viết văn miêu tả đã thạo rồi, có thể phối hợp nhiều thể loại: vừa viết thư, vừa kẻ, vừa tả; hoặc vừa kể, vừa tả....các thể loại đan xen, hỗ trợ, tạo nên hiệu quả bài văn.
II. Luyện tập:
Đề 1: Em vừa có dịp tham quan cảnh đẹp hoặc một di tích lịch sử quê hương. Em hãy tả lại cảnh đó.
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: miêu tả cảnh
- Nội dung: tả danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử.
2. Lập dàn bài:
a) MB: Giới thiệu danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử
b) TB:
-Tả khái quát danh lam hoặc khu di tích: độ rộng, cảnh quan thiên nhiên, ấn tượng chung.
- Tả chi tiết danh lam thắng cảnh:
 + Cây cối, cảnh quan, những đặc điểm tiêu biểu, những kì tích...
+ Cảnh đẹp nhất, tiêu biểu nhất của danh lam hoặc di tích.
Thái độ của mọi người với danh lam hoặc di tích.
c) KB: Tình cảm, suy nghĩ của em.
Đề 2: Tả bác nông dân đang cày ruộng
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: miêu tả người đang hoạt động
- Nội dung: tả bác nông dân đang cày ruộng 
2. Lập dàn bài:
a) MB: Giới thiệu việc cày ruộng trong công việc của nhà nông.
b) TB:
-Tả khái quát hình ảnh bác nông dân trong công việc: cách ăn mặc, tuổi tác, hoạt động
-Tả cụ thể: khuôn mặt đầm đìa mồ hôi, đội nón, áo nâu bạc màu,quần xắn cao.
-Da ngăm đen khoẻ mạnh, bắp thịt cuồn cuộn, dáng đi khoẻ khoắn. Tóc đen bết mồ hôi.
-Hàm răng trắng, giộng nói oang oang, hô trâu.
- Bước sau lưng trâu, tay cầm cày, thỉnh thoảng lại dùng roi giục trâu đi nhanh.
-Hình ảnh bác gợi cho em nhiều suy nghĩ
c) Kết bài: Tình cảm của em với bác nông dân: biết ơn người nông dân vất vả.

Tài liệu đính kèm:

  • docBD HSG van 6.doc