Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 30 - Năm học 202010-2011 - Lê Thị Thu Hằng

Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 30 - Năm học 202010-2011 - Lê Thị Thu Hằng

I. Mục tiêu:

 Giúp HS

1. Kiến thức:

 - Nắm được khái niệm câu trần thuật đơn.

 - Nắm được các tác dụng của câu trần thuận dơn.

2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích câu trần thuật đơn.

3. Thái độ:

 - Giáo dục HS ý thức ý thức sử dụng câu trần thuật đơn trong nói, viết.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Bảng phụ ghi ví dụ mục I.

2. HS: Tìm hiểu về câu trần thuật đơn.

III. Phương pháp dạy học:

Phát vấn, gợi tìm, phân tích, nêu vấn đề.

IV. Tiến trình:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện:6A1: 6A2: 6A3:

2. Kiểm tra bài cũ:

p Thế nào là thành phần chính của câu? (3đ)

˜ Thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.

p Vị ngữ là gì? Chủ ngữ là gì? (5đ)

˜ Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời các câu hỏi: Làm gì? Làm sao?

 Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.

 

doc 19 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 30 - Năm học 202010-2011 - Lê Thị Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Tiết 113 CÂY TRE VIỆT NAM.(Thép Mới) 
Ngày dạy:29.03.10 	 
Mục tiêu:
	Giúp HS.
Kiến thức:
	- Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam, cây tre trở thành một biểu tượng của Việt Nam.
	- Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài kí: giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợïp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.
Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp.
dfThái độ:
	- Giáo dục tinh thần tự hào dân tộc.
Chuẩn bị:
GV: Tranh “Cây tre”.
HS: Đọc văn bản, tìm hiểu nét chính về nội dung và nghệ thuật.
Phương pháp dạy học:
Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, nêu vấn đề.
Tiến trình:
Ổn định tổ chức:Kiểm diện:6A1:	6A2:	6A3:
Kiểm tra bài cũ:
Gọi một học sinh lên làm bài tập 1 (viết đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc)
Nhận xét, sửa chữa cho học sinh
Cho biết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Cô Tô” ?
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tôtrong sáng, tươi đẹp
Ngôn ngữ điêu luyện, miêu tả chính xác, tinh tế
Giảng bài mới:
Giới thiệu bài : Tre là một loài câuy tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, Vậy nó có nghững phẩm chất gì? Tiết này cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu qua bài” Cây tre Việt Nam”.
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc – Tìm hiểu chú thích.
GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc.
GV nhận xét, sửa chữa.
Cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm?
Lưu ý một số từ ngữ khó SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS Phân tích VB.
Nêu đại ý của bài văn. Tìm bố cục của bài văn và nêu ý chính của mỗi đoạn?
Đại ý: Cây tre là người bạn thân của ND VN. Cây tre có mặt ở khắp mọi vùng đất nước, tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ hiện tại và cả trong tương lai.
 Bố cục: 4 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu chí khí như người: Cây tre có mặt khắp nơi trên đất nước và những phẩm chất rất đáng quý.
+ Đoạn 2: Nhà thơ chung thuỷ: Tre đã gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động.
+ Đoạn 3: Như tre mọc thẳng tre anh hùng chiến đấu: Tre sát cánh với con người trong cuộc sống chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước.
+ Đoạn 4: Còn lại: Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và trong tương lai.
Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?
HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét, chốt ý.
Có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam vì cây tre mang đầy đủ những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam: giản dị, nhã nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, kiên nhẫn, cần cù, dũûng cảm, kiên cường, bất khuất.
Để làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn đã dưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. Em hãy:
a. Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của cây tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày.
b. Nêu giá trị của các phép nhân hoá đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.
HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét, chốt ý.
Nhân hoá: Tre là cánh tay là niềm vui tre ăn ở với người à tăng thêm cảm giác gần gũi, thân thuộc của tre đối với người, bộc lộ cảm xúc tha thiết của người viết đối với tre.
Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hoá? 
Em cảm nhận được gì về cây tre Việt Nam qua văn bản này? Nêu nghệ thuật của bài văn?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3 :Hướng dẫn luyện tập.
Hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện cổ tích nói về tre?
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
Nhận xét, sửa chữa.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích : Chú thích (*) SGK/98
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Vẻ đẹp của cây tre:
 - Vẻ đẹp cây tre: Măng mọc thẳng, dáng vươn mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn.
 - Phẩm chất tre: Vào đâu cũng sống, ở đâu cũng xanh tốt, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
à Thanh cao, giản dị, bền bỉ.
2. Sự gắn bó của cây tre với con người và dân tộc Việt Nam:
 - Cây tre có mặt ở khắp nơi trễn đất nước Việt Nam.
 - Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời nhân dân Việt Nam dựng nhà dựng cửa, làm ăn sinh sống và gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.
 - Tre giúp người nông dân trong rất nhiều công việc sản xuất.
 - Tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi trong cuộc sống hàng ngày, trong sinh hoạt văn hóa.
 - Tre gắn bó với dân tộc Việt Nam trong các cuộc chiến đấu giữ nước và giải phóng dân tộc.
 - Nghệ thuật : Nhân hoá:à tăng thêm cảm giác gần gũi, thân thuộc của tre đối với người
à Tre còn mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam.
Ghi nhớ SGK/100
III. Luyện tập:
Bài 2:
Ca dao: Trúc xinh trúc đứng bờ ao 
Tục ngữ: Tre già măng mọc
Thơ: Tre Việt Nam (Nguyễn Duy)
Truyện cổ tích: Cây tre trăm đốt.
Củng cố và luyện tập:
Nêu nét chính về nội dung của bài “Cây tre Việt Nam”?
Ghi nhớ – SGK – 100.
Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của bài kí?
Ghi nhớ – SGK – 100.
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
	 A. 2 đoạn.	 	C. 4 đoạn.
	 B. 3 đoạn.	 	D. đoạn.
Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?
	 A. Thơ.	C. Kí.	
	 B Truyện ngắn.	D. Tiểu thuyết.
Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
	 - Học bài, đọc phần đọc thêm.
	 - Chuẩn bị bài “Lòng yêu nước”: Trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu về ngọn nguồn cvủa llòng yêu nước và sức mạnh của lòng yêu nước.
Rút kinh nghiệm:
Tuần 30
Tiết 114	 CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN.
Ngày dạy :29.03.10
Mục tiêu:	
	Giúp HS
Kiến thức:
	- Nắm được khái niệm câu trần thuật đơn.
	- Nắm được các tác dụng của câu trần thuận dơn.
Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích câu trần thuật đơn.
Thái độ:
	- Giáo dục HS ý thức ý thức sử dụng câu trần thuật đơn trong nói, viết.
Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi ví dụ mục I.
HS: Tìm hiểu về câu trần thuật đơn.
Phương pháp dạy học:
Phát vấn, gợi tìm, phân tích, nêu vấn đề.
Tiến trình:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện:6A1:	6A2:	6A3:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là thành phần chính của câu? (3đ)
Thành phần chính của câu là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
Vị ngữ là gì? Chủ ngữ là gì? (5đ)
Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời các câu hỏi: Làm gì? Làm sao?
 Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
Chủ ngữ. là thành phần chính của câu nêu tên sự việc, hiện tương có hành động, đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?
Chủ ngữ. thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong trường hợp nhất định, động từ, tình từ hoặc cụm tình từ cũng có thể là chủ ngữ. 
Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
GV treo bảng phụgiới thiệu bài tập:
CN trong câu nào sau đây có cấu tạo là động từ? (2đ)
	 A. Hương là một bạn gái chăm ngoan.
	 B. Bà tôi đã già rồi.
	 C. Đi học là hạnh phúc của trẻ em.
	 D. Mùa xuân mong ước đã đến.
Giảng bài mới:
Giơái thiệu bài: Tiết trước, các em đã được tìm hiểu về các thành phần câu. Tiết này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về câu trần thuật đơn.
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung bài học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu : Câu trần thuật đơn là gì?
GV treo bảng phụ.
Các câu ở VD được dùng để làm gì?
Kể, tả, nêu ý kiến: câu 1, 2, 6, 9.
à Câu trần thuật (câu kể).
Hỏi: Câu 4à câu nghi vấn (câu hỏi).
Bộc lộ cảm xúc: câu 3, 5, 8à câu cảm thán (câu cảm).
Cầu khiến: câu 7à câu cầu khiến.
Xác định CN – VN của các câu trần thuật vừa tìm được?
Xếp các câu trần thuật nói trên thành 2 loại:
+ Câu do một cặp CN – VN (1 cụm C – V) tạo thành.
+ Câu do 2 hoặc nhiều cụm C – V sóng đôi tạo thành.
HS thảo luận nhóm, triønh bày.
GV nhận xét, diễn giảng.
Câu trần thuật đơn là gì?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GD HS ý thức sử dụng câu trần thuật đơn phù hợp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
GV ghi bài tập 1 trong bảng phụ, treo bảng.
Cho HS thảo luận trong 5 phút.
Tìm câu trần thuật đơn trong đoạn trích? Cho biết những câu trần thuật ấy dùng để làm gì?
Nhận xét bài làm của các nhóm.
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
Cho biết các câu trên thuộc loại câu nào và có tác dụng gì?
Có thể cho 3 HS lên bảng, mỗi em làm một câu.
Nhận xét bài làm của HS trên bảng.
Cách giới thiệu nhân vật chính trong những truyện sau có gì khác với cách giới thiệu trong bài tập 2?
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
Cho HS đọc thuộc lòng đoạn từ “Ngày Huế đổ máu” đến:” Nhảy trên đường vàng”.
 Sau đó cho HS nhớ lại và viết.
GV có thể chấm điểm một số tập.
Còn lại có thể cho HS đổi tập, bắt lỗi lẫn nhau.
GD HS ý thức viết đúng chính tả.
I. Câu trần thuật đơn là gì?:
 VD:
1. Tôi / đã hếch răng, xì một hơi rõ dài.
 C V
2. Tôi / mắng.
 C V
6. Chú mày / hôi như cú mèo thế C V
này, ta /nào chịu được.
 C V
9. Tôi / về, không một chút bận tâm.
 C V
à Câu 1, ... nh của lòng yêu nước.
Nêu đại ý của bài văn?
Bài văn lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gũi, tình yêu gia đình, xóm làng, miền quê. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đầu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
Mở đầu văn bản là câu văn khái quát về lòng yêu nước. Đó là câu văn nào?
Tại sao lòng yêu nước lại bắt đầu từ lòng yêu những vật tầm thường đó?
Vì đó là những biểu hiện của sự sống của đất nước được con người tạo ra. Chúng đem lại niềm vui, hạnh phúc, sự sống cho con người.
Biểu hiện lòng yêu nước của những người con Xô Viết gắn liền với nỗi nhớ vẻ đẹp các làng quê yêu dấu của họ. Đó là những vẻ đẹp nào?
Cánh rừng bên sông cây mọc là là mặt nước.
- Những dêm tháng sáu hồng.
- Bóng thuỳ dương tư lự bên đường, trưa hè vàng ánh tiếng ong bay.
- Khí trời của núi cao, dòng suối óng ánh bạc, vị mát của nước đóng băng, rược vang rót từ túi da dê.
- Sương mù và dòng sông Nê-Va, những pho tược tạc chiến mã.
- Những phố cũ ngoằn ngoèo, điện Krem – li, tháp cổ,
- Chọn những cảnh tượng mang vẻ đẹp tiêu biểu cho từng vùng đất nước. Đó là những gì thân thuộc nhất đối với sự sống của con người trên mỗi vùng đất Xô Viết từ tự nhiên đến văn hóa, lịch sử.
Có gì sâu sắc trong câu văn kết đoạn “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”?
HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét, diễn giảng.
GD HS về lòng yêu nước.
Tác giả cảm nhận được sức mạnh của lòng yêu nước trong hoàn cảnh nào? Lời văn nào diễn tả điều đó?
Tại sao khi “Kẻ thù giơ tay khả ố động đến Tổ quốc chúng ta” thì ta mới hiểu lòng yêu nước lớn đến dường nào?
 Khi nguy cơ mất nước thì lòng yêu nước sẽ trỗi dậy. Lòng yêu nước là một giá trị tinh thần có thể nhìn thấy được.
Theo em, lòng yêu nước của con người Xô Viết được phản ánh trong văn bản này có gì gần gũi với lòng yêu nước của con người VN chúng ta?
Mọi người VN đều sẵn có lòng yêu nhà, yêu xóm, yêu quê.
Lòng yêu nước của chúng ta luôn được thử thách trong bom đạn, chiến tranh.
Em cảm nhận được nhữõng điều quý giá nào về lòng yêu nước từ bài văn của Ê – ren – bua?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/109.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
Gọi HS đọc BT.
Nếu cần nói đến vẻ đẹp của quê hương mình, em sẽ nói những gì?
GV hướng dẫn HS làm.
Nhận xét, sửa chữa.
GD lòng yêu nước cho HS.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Chú thích: SGK/107.
II. Phân tích văn bản:
1. Ngọn nguồn của lòng yêu nước:
- Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.
 - Lòng yêu nước thiêng liêng được nâng lên từ lòng yêu nhà, yêu xóm, yêu quê bình thường, giản dị.
à Lòng yêu nước là thứ tình cảm có thật, từ trong lòng người chứ không hư ảo, trừu tượng.
à một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước.
2. Sức mạnh của lòng yêu nước:
 - Được thử thách và thể hiện trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bào vệ Tổ quốc “Có thể nào thử thách”.
à Lòng yêu nước là một giá trị tinh thần có thể nhìn thấy được.
Ghi nhớ SGK/109.
III. Luyện tập:
Củng cố và luyện tập:
Nêu nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài viết?
Ghi nhớ – SGK – 109.
 GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Bài văn lòng yêu nước được ra đời trong bối cảnh nào?
	 A. Cách mạng tháng 10 Nga.
	 B. Chiến tranh thế giới thứ nhất.
	 C. Chiến tranh vệ quốc của nhân dân Xô Viết chống phát xít Đức.
	 D. Chiến tranh chống đế quốc Mĩ.
Dòng sông nào không được nhắc đến trong bài văn trên?
	 A. Sông Vi – na.	C. Sông Nê – va.
	 B. Sông Đa – nuýp.	D. Sông Vôn – ga.
Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
	 - Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 109.
 - Làm hoàn chỉnh các BT trong VBT.
	 - Soạn bài “Lao xao”: trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu về bức tranh và thế giới loài 
chim.
- Chuẩn bị trước bài “Câu trầntừ là”
Rút kinh nghiệm:
32	
Tuần 30
Tiết 116	 CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ.
Ngày dạy:30.03.10
Mục tiêu:
	Giúp HS.
Kiến thức:
	- Nắm được kiểu câu trần thuật đơn có từ là. Biết đặt câu trần thuật đơn có từ là.
Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng xác định CN – VN trong các câu trần thuật đơn có từ là.
Thái độ:	
	- Giáo dục HS ý thức sử dụng câu trần thuật đơn có từ là trong nói, viết.
Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi ví dụ mục I.
HS: Đọc và tìm hiểu về câu trần thuật đơn.
Phương pháp dạy học:
Phát vấn, gợi mở, nêu vấn đề, phân tích.
Tiến trình:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện:6A1:	6A2:	6A3:
Kiểm tra bài cũ:
Câu trần thuật đơn là gì? (3đ)
Câu trần thuật đơn là loại câu có một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sư vật hay để nêu một ý kiến.
Làm BT1 VBT? (5đ)
HS đáp ứng yêu cầu của GV.
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Cho câu sau: Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. 
Câu trên có phải thuộc loại câu trần thuật đơn không? (2đ)
	A. Có.	B. Không.
Nhận xét, chấm điểm.
Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết trước, các em đã được tìm hiểu về câu trần thuật. Tiết này cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về câu câu trần thuật đơn có từ là.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK.
Xác định chủ ngữ – vị ngữ trong các câu ở VD?
VN của các câu trên do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành?
HS thảo luận nhóm, trình bày.
GV nhận xét, sửa chữa.
Chú ý: câu d có cụm C – V làm CN nhưng vẫn là câu đơn vì nòng cốt câu chỉ cómột cụm C – V tạo thành.
Chọn những từ hoặc cụm phủ định thích hợp cho sau đây điền vào trước vị ngữ của các câu trên: Không, không phải, chưa, chưa phải.
Không phải, chưa phải có thể thêm vào trước vị ngữ của các câu trên.
Nêu đặc điểm của câu trần thuận đơn có tư ølà?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/119.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
HS đọc lại các câu vừa phân tích ở phần I.
Vị ngữ của câu nào trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ ?
Câu b.
Vị ngữ của câu nào có tác dụng giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?
Câu a. 
Vị ngữ của câu nào miêu tả đặc điểm trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?
Câu c.
Vị ngữ của câu nào thể hiện sự đáng giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ơ chủ ngữ û?
Câu d.
Nêu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GD HS ý thức sử dụng câu trần thuật đơn có từ là phù hợp.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
Gọi HS đọc yêu cầu BT1.
Cho HS thảo luận nhóm thời gian 4’
Mỗi nhóm làm một câu.
GV ghi bài tập trong bảng phụ treo bảng.
Tìm câu trần thuật đơn có từ là trong những câu trên?
Nhận xét bài làm của các nhóm.
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
Gọi HS đọc yêu cầu BT2.	
Xác định chử ngữ vị ngữ trong những câu trần thuật đơn có từ là vừa tìm dược? Cho biết các câu ấy thuộc kiểu câu nào?
Gọi HS lên bảng làm bài mỗi HS làm một câu.
Nhận xét bài làm của các học sinh trên bảng.
Hãy xác định kiểu câu trần thuật đơn của các câu trên.
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
Gọi HS đọc yêu cầu BT3.
Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu tả một ngưới bạn của em, trong có ít nhất một câu trên thuật đơn có từ la
Gọi một HS lên bảng làm bài.Các HS khác làm vào vở bài tập.
Nhận xét bài của HS làm bài trên bảng.
Chấm diểm cho HS.
I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là:
VD:
a. Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều.
 C V
b. Truyền thuyết / là loại truyện 
 C V
dân gian kì ảo.
c. Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô / là một 
 C 
ngày trong trẻo, sáng sủa.
 V
d. Dế Mèn trêu chị Cốc / là dại.
 C C
 - VN của các câu do cụm từ sau tạo thành:
Câu a, b, c: là + cụm danh từ
à Câu trần thuật đơn có từ là.
Ghi nhớ: SGK – 114.
II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là:
Câu b à câu định nghĩa.
Câu a à câu giới thiệu.
Câu c à câu miêu tả.
Câu d à câu đánh giá.
Ghi nhớ SGK/115
III. Luyện tập:
Bài 1:
Câu trần thuật đơn: a/ c/ d/ e/ 
Bài 2:
a) Hoán dụ/ là gọi tên  diễn đạt.
 C V
b) Tre/ là cánh tay  nông dân.
 C V
c) Tre/ còn là  tuổi thơ.
 C V
d) Bồ các/ là bác chim ri 
 C V
e) Khóc/ là nhục, rên/ hèn, 
 C V C V 
van/ yếu đuối.
 C V 
Dại khờ/ là những lũ người câm.
 C V
Kiểu câu:
a: câu định nghĩa
b,c: câu miêu tả
d: câu giới thiệu
e: câu đánh giá.
Bài 3:
 Nam là người bạn thân nhất của em. Bạn ấy học rất giỏi. Năm nào bạn cũng là học sinh xuất sắc của trường. Em rất khâm phục nam và sẽ cố gắng học giỏi như bạn ấy.
Củng cố và luyện tập:
Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là?
Ghi nhớ – SGK – 114.
Nêu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là?
Ghi nhớ – SGK – 
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :
Cho câu sau: Nam là bạn thân nhất của em.
Câu trên có phải là câu trần thuật đơn hay không?
	 A. Có.	 B. Không.
 Câu trên có mục đích gì?
	 A. Định nghĩa.
	 B. Giới thiệu.
	 C. Miêu tả.
	 D. Đánh giá.
Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
	 - Học baì , học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 105.
 - Làm hoàn chỉnh các bài tập trong vở BT.
	 - Chuẩn bị bài để kiểm tra TV.Ôn lại các bài tiếng Việt đã học.
- bị trước bài “Lao xao”
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6Tuan 30.doc