Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 91: Nhân hóa - Năm học 2007-2008

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 91: Nhân hóa - Năm học 2007-2008

1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Giúp học sinh: Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa

Nắm được tác dụng chính của nhân hóa

Biết dùng các kiểu nhân hóa trong bài viết của mình

2. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Bước 1: ổn định tổ chức lớp

Bước 2: Kiểm tra bài cũ

- Ở cấp tiểu học: các em đã được học nhân hóa

Học sinh 1: Em có thể lấy ví dụ có sử dụng nghệ thuật nhân hóa.

Học sinh 2: Em hãy đặt một câu có sử dụng nhân hóa

Học sinh 3: Em có thể tìm 1 câu văn trong văn bản "Buổi học cuối cùng có sử dụng nghệ thuật nhân hóa.

Học sinh có thể thảo luận từ 5 đến 7 phút.

Bước 3: Bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Tiến trình tổ chức các hoạt động

HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM NHÂN HÓA

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 91: Nhân hóa - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 22: Tiết 91
Tiếng Việt: Nhân hóa
1. Mục tiêu cần đạt 
- Giúp học sinh: Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa 
Nắm được tác dụng chính của nhân hóa 
Biết dùng các kiểu nhân hóa trong bài viết của mình 
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
Bước 1: ổn định tổ chức lớp 
Bước 2: Kiểm tra bài cũ 
- ở cấp tiểu học: các em đã được học nhân hóa
Học sinh 1: Em có thể lấy ví dụ có sử dụng nghệ thuật nhân hóa.
Học sinh 2: Em hãy đặt một câu có sử dụng nhân hóa
Học sinh 3: Em có thể tìm 1 câu văn trong văn bản "Buổi học cuối cùng có sử dụng nghệ thuật nhân hóa.
Học sinh có thể thảo luận từ 5 đến 7 phút.
Bước 3: Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm nhân hóa 
Hoạt động của thầy và của trò
Ghi bảng
- Hình thức: hoạt động chung cả lớp: 
- Các thức tiến hành (thực hiện các lệnh qua câu hỏi) 
Giáo viên đọc bài tập 1 - SGK trang 60
Giáo viên: Bầu trời được tác giả gọi tên như thế nào? 
Học sinh: Ông 
Giáo viên: ông là từ gọi để chỉ ai? 
Học sinh: người 
Giáo viên: Quan sát đoạn thơ em có nhận xét gì về hoạt động của sự vật: trời mía, kiến.
Học sinh: hoạt động của các sự vật rất giống với những hoạt động của con người.
Giáo viên: Dùng cách gọi người để gọi tên cho vật, dùng hoạt động của người để miêu tả sự vật gợi trong em cảm xúc gì về vật đó? 
Học sinh: Em thấy vật trở nên gần gũi, gắn bó với con người, biểu thị được những hoạt động suy nghĩ tình cảm của con người.
Giáo viên: Đó chính là điều ghi nhớ giúp các em hiểu thế nào là nhân hóa.
Giáo viên cho một đến hai học sinh phát biểu 
- Hướng hoạt động tích cực gây hứng thú cho học sinh: 
+ Hình thức: Chia nhóm (chia thành 2 nhóm theo hai dãy bàn) 
+ Giáo viên giao nhiệm vụ: 
Nhóm 1: + Thực hiện bài 12/SGK/61 với các "lệnh" được đặt ra.
+ ? So sánh cách diễn đạt ở bài tập 1/60 với cách diễn đạt ở bài tập 2/61?
+ ?Từ cách so sánh trên, em thấy sử dụng nhân hóa có tác dụng gì? 
Nhóm 2: + Chia tách một số em trả lời miệng 
+ Chọn 1- 2 em lên viết bảng với dụ ý: 1 em sẽ tìm ví dụ trong văn bản "Buổi học cuối cùng".
+ Một em sẽ tìm ví dụ trong văn bản trước đó hoặc sau đó.
Giáo viên khái quát: Đây là những đoạn văn (đoạn thơ) có yếu tố miêu tả (Miêu tả nhân vật, hiện tượng). Em thấy tác dụng của nghệ thuật nhân hóa ở đăynh thế nào?
Giáo viên (Tích hợp) Nghệ thuật nhân hóa rất cần thiết vận dụng khi làm bài văn miêu tả. Biết sử dụng nghệ thuật nhân hóa bài văn sẽ hay, sống động, có hồn, gợi cảm trong lòng người đọc
Hoạt động của thầy và của trò
Ghi bảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu nhân hóa
Hoạt động của thầy và trò 
* Hình thức: 
- Hoạt động chung cho cả lớp
- Học sinh tìm hiểu qua ngữ liệu : Bài 1 SGK- 61
- Thực hiện các lệnh qua câu hỏi: 
Học sinh dựa vào những từ in đậm, mỗi sự vật trên được nhân hóa bằng cách nào?
Học sinh 1: s - Dùng từ vốn gọi người để gọi vật 
Học sinh 2: b Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
Học sinh 3: Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người (Hiện tượng tích hợp ngang : Tiếng Việt + Văn)
Nội dung cần đạt 
2. Các kiểu nhân hóa
1. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật 
2. Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
3. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người.
Giáo viên: Qua các văn bản đã học, em thấy các kiểu nhân hóa trên thường xuất hiện ở lại văn bản nào? 
Học sinh: Văn bản tự sự (Truyện dân gian) 
Giáo viên: Em hãy lấy ví dụ
(Học sinh có thể tìm nhiều ví dụ gây được hứng thú trong giờ học) 
Giáo viên: Em nhắc lại có mấy kiểu nhân hóa? 
Học sinh ghi nhớ 2 
Hoạt động 3: Luyện tập 
Bài tập 1 - SGK - 62
Hình thức: làm chung cả lớp 
Học sinh trả lời miệng theo yêu cầu của bài tập 
Bài 3 - 62
Hình thức: Giáo viên đưa cho học sinh một bản so sánh
Cách 1
Cô bé chổi rơm xinh xắn
Cô có chiếc váy vàng óng 
Cách 2 
Cái chổi rơm vào loại đẹp nhất 
Chổi được tết bằng rơm 
Qua đó em nhận xét cách viết nào biểu cảm hơn. Nhờ đâu mà có cách diễn đạt biểu cảm đó? 
Bài 4-63
Hình thức: Chia nhóm 
Nhóm 1: Thực hiện a, b
Nhóm 2: Thực hiện c, d
Hoạt động 4: Hướng dẫn học tập ở nhà 
Học sinh làm bài tập 5-63

Tài liệu đính kèm:

  • doc23-91-NHAN HOA.doc