Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 90: Buổi học cuối cùng - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 90: Buổi học cuối cùng - Năm học 2010-2011

B. Tiến trình thực hiện các bước lên lớp.

I. KIỂM TRA BÀI CŨ:

1. Truyện kể về sự việc gì? Bằng ngôi kể nào? Em hãy sử dụng ngôi kể ấy, nhập vai chú bé Phrăng, kể lại ngắn gọn về quang cảnh mà chú quan sát được trên đường tới trường và trong lớp học, có thể bộc lộ tâm trạng của chú trước cảnh đó và đặc biệt là khi được thầy gọi lên bảng mà không thuộc bài?

Các em khác nhận xét về cách kể của bạn. Việc dùng ngôi kể thứ nhất như vậy có tác dụng gì trong việc kể chuyện và bộc lọ tính cách, tâm trạng của nhân vật?

II. CHUYỂN VÀO BÀI MỚI: TIẾT 2.

Qua những lời bạn vừa kể lại, chúng ta thấy nỗi ngạc nhiên đến choáng váng, niềm tiếc nuối và ân hận là những cảm xúc của Phrăng - chú bé An-dát - trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng, nhất là khi thấm thía lỗi lầm muốn sửa chữa mà đã muộn . Chính tâm trạng ấy khiến Phrăng đã có sự lớn lên trong tình cảm và trong nhận thức. Cùng với người dân An dát, chú sớm hiểu nỗi đau mất nước, mất tự do, không được nói tiếng nói của dân tộc là nỗi đau buồn, tủi nhục khó có gì sánh nổi. Đó cũng là những gì cô trò chúng ta khám phá trong tiết học trước. Tiết học ngày hôm nay, chúng ta cùng trở lại với Phrăng, với không khí lớp học đặc biệt ấy để gặp gỡ thầy giáo Ha-men, từ hình ảnh của ông mà hiểu được đầy đủ hơn ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của văn bản.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 90: Buổi học cuối cùng - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 - bài 22, Tiết 90
Buổi học cuối cùng
(Chuyện của một em bé người An - dát)
A. Kết quả cần đạt:
1. HS nắm vững cốt truyện, các nhân vật và chủ đề tư tưởng của truyện. Qua câu chuyện về buổi học tiếng Pháp cuối cùng trong vùng An-dát bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng và hình ảnh của thầy giáo Ha-men, tác giả đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.
2. Tiếp tục tích hợp với phân môn tiếng Việt ở phép so sánh, ẩn dụ và nhân hoá; với phân môn tập làm văn ở cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ và hành động.
3. Rèn kỹ năng tìm hiểu và phân tích nhân vật qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động...
B. Tiến trình thực hiện các bước lên lớp.
I. Kiểm tra bài cũ:
1. Truyện kể về sự việc gì? Bằng ngôi kể nào? Em hãy sử dụng ngôi kể ấy, nhập vai chú bé Phrăng, kể lại ngắn gọn về quang cảnh mà chú quan sát được trên đường tới trường và trong lớp học, có thể bộc lộ tâm trạng của chú trước cảnh đó và đặc biệt là khi được thầy gọi lên bảng mà không thuộc bài?
Các em khác nhận xét về cách kể của bạn. Việc dùng ngôi kể thứ nhất như vậy có tác dụng gì trong việc kể chuyện và bộc lọ tính cách, tâm trạng của nhân vật?
II. Chuyển vào bài mới: Tiết 2.
Qua những lời bạn vừa kể lại, chúng ta thấy nỗi ngạc nhiên đến choáng váng, niềm tiếc nuối và ân hận là những cảm xúc của Phrăng - chú bé An-dát - trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng, nhất là khi thấm thía lỗi lầm muốn sửa chữa mà đã muộn . Chính tâm trạng ấy khiến Phrăng đã có sự lớn lên trong tình cảm và trong nhận thức. Cùng với người dân An dát, chú sớm hiểu nỗi đau mất nước, mất tự do, không được nói tiếng nói của dân tộc là nỗi đau buồn, tủi nhục khó có gì sánh nổi. Đó cũng là những gì cô trò chúng ta khám phá trong tiết học trước. Tiết học ngày hôm nay, chúng ta cùng trở lại với Phrăng, với không khí lớp học đặc biệt ấy để gặp gỡ thầy giáo Ha-men, từ hình ảnh của ông mà hiểu được đầy đủ hơn ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của văn bản.
2. Tìm hiểu chi tiết phần văn bản.
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình ảnh và tâm trạng của thầy giáo Ha-men.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu học sinh đọc thầm văn bản và trả lời theo những lệnh sau.
* Trong buổi học cuối cùng ấy, thầy giáo Ha-men đã xuất hiện với một trang phục thế nào?
* Cách ăn vận trang trọng như thế của thầy đã chứng tỏ điều gì? Đặt vào không khí lớp học, trang phục ấy có tác động ra sao?
HS đọc và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - trang phục thường chỉ dùng vào những buổi lễ phát phần thưởng hoặc tiếp thanh tra.
- Thầy giáo coi buổi học hôm nay có ý nghĩa vô cùng hệ trọng và thiêng liêng.
- Chính trang phục ấy của thầy đã góp phần tạo ra không khí đặc biệt của buổi học, tác động đến mọi người trong lớp và đặc biệt là gây ấn tượng mạnh mẽ đối với học trò Phrăng.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1. Nhân vật Phrăng:
2. Nhân vật thầy giáo Ha-men.
a. Trang phục:
mặc lễ phục, thể hiện ý nghĩa thiêng liêng hệ trọng của buổi học.
* Nhìn thầy giáo trong bộ lễ phục, Phrăng còn nhận thấy thái độ của thầy đối với học sinh như thế nào?
* Và khi đứng nhìn học trò đang chăm chú tập viết, thầy có biểu hiện ra sao? Biểu hiện ấy khiến Phrăng cảm nhận thế nào về tâm tư của thầy?
*Trong tâm tư ấy, thầy Ha-men đã nói thật xúc động về tiếng Pháp, tiếng nói dân tôc. Em hãy đọc diễn cảm đoạn văn đó. Qua lời người thầy đáng kính, em cảm nhận được những gì về ông? Về những điều ông nói?
* Câu nói "Khi một dân tộc bị rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ còn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù" của thầy Ha-men được diễn đạt bằng phép nghệ thuật gì? Thể hiện ý nghĩa ăra sao?
GV cho học sinh thực hành bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ:
* Những lời nói của thầy giáo đã bộc lộ thái độ và tình cảm của ông ra sao đối với tiếng mẹ đẻ?
GV bình:
Tình cảm ấy của thầy Ha-men khiến ta thấy những nhân vật sống cách chúng ta hai thế kỷ và một châu lục sao bỗng trở nên gần gũi, thân thiết. Bởi câu nói cảm động của ông khiến chúng ta thấy lại chính hình ảnh của nhân dân mình, dân tộc mình trong những tháng năm sống rên xiết dưới ách đô hộ của ngoại xâm, vẫn tha thiết một lòng yêu thứ tiếng nói đã mấy mươi thế kỷ chia vui sẻ buồn với cha ông, vẫn đinh ninh một niềm tin "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn". Bởi, đối với mỗi con người, ngôn ngữ đâu chỉ là phương tiện giao tiếp. Đó còn là cầu nối kỳ diệu dẫn mỗi cá thể nhỏ bé đến với thế giới rộng lớn xung quanh, với mọi người; đó là những âm thanh thân thiết kết giao nên tình người, tình cảm cộng đồng, Tổ quốc, là một yếu tố quan trọng bồi đắp tâm hồn và nhận thức của mỗi chúng ta, làm nên hồn vía, bản sắc văn hoá mỗi dân tộc. Chính bởi vậy, lời nói cuả thầy Ha-men không còn là lời giảng trong một buổi học thông thường nữa mà đã trở thành điều tâm niệm cảm động trong một buổi lễ trang nghiêm. Những lời nói vang lên khi da diết tâm tình, khi hùng hồn mạnh mẽ đã tác động rất lớn đến dân làng và các học sinh, bởi chúng là những điều ký thác thiêng liêng và sâu nặng được chưng cất từ tâm hồn và nhận thức, từ suy tư và tình cảm rất mực chân thành của một người thầy nặng tình với tiếng mẹ đẻ, với văn hoá dân tộc đang có nguy cơ bị kẻ thù đồng hoá. 
- không mắng mỏ hay dùng thước kẻ để trừng phạt mà nhắc nhở với lời lẽ thật dịu dàng.
- Nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết sự hiểu biết của mình đến học trò trong buổi học cuối cùng.
- Chuẩn bị những tờ mẫu mới tinh viết bằng chữ rông thật đẹp: Pháp, An dát.
- Đứng lặng im...đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình...nát lòng khi giã từ tất cả...
=>xót xa, đau buồn, tiếc nuối...
- Giảng bài mà như trút nỗi niềm tâm sự, tự thấy chính mình cũng có lỗi đối với học trò, đối với nghề nghiệp và nhất là đối với tiếng mẹ đẻ.
- Hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói dân tộc, vì đó là biểu hiện của tình yêu nước, vì ngôn ngữ không chỉ là tài sản quý báu của một dân tộc mà còn là chìa khoá để mở cửa chốn lao tù.
- Nghệ thuật so sánh kết hợp với ẩn dụ.
bảng phụ:
A. Dân tộc ấy sẽ không thể bị đồng hóa, bởi họ vẫn còn tiếng nói của mình.
B. Tiếng nói sẽ giúp dân tộc ấy không đánh mất bản sắc của mình.
C. Tiếng nói của dân tộc là biểu hiện của lòng yêu nước, và chính điều đó sẽ tạo nên sức mạnh để mở toang xích xiềng nô lệ.
D. Gồm cả ba ý trên.
- Yêu quý và tự hào, trân trọng và nâng niu đối với tiếng nói dân tộc.
b. Thái độ đối với học sinh.
- Nhắc nhở thật dịu dàng
- Nhiệt tình và kiên nhẫn giảng dạy.
- Chuẩn bị các từ mẫu mới, đẹp.
=> Quý trọng tiếng Pháp, xót xa đau đớn khi không còn được tiếp tục việc giảng dạy tiếng mẹ đẻ.
c. Điều tâm niệm tha thiết của thầy giáo.
+ ca tụng: ngôn ngữ hay nhất, trong sáng nhất, vững vàng nhất.
+ Nhắn nhủ:Phải giữ lấy và đừng bao giờ quên lãng.
+ hình ảnh so sánh giàu ý nghĩa: Chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù.
=> Giá trị văn hoá và vũ khí đấu tranh.
* Không khí trang nghiêm và thiêng liêng như một thánh đường ấy bị phá vỡ bởi những âm thanh cùng lúc vang lên: tiếng đồng hồ nhà thờ điểm 12h, chuông cầu nguyện buổi trưa cùng với tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về. Tất cả những âm thanh ấy có ý nghĩa ra sao?
* Âm thanh ấy tác động ra sao đến thầy Ha-men?
* Vì sao trong khoảnh khắc ấy, Phrăng lại cảm thấy thầy chưa bao giờ lớn lao đến thế?
* Hình ảnh người thầy giáo già đứng trên bục giảng tái nhợt người, nghẹn ngào không nói được trọn câu giúp em cảm nhận được tâm trạng của ông khi ấy ra sao?
* Cùng với những lời tâm huyết đã gửi đến học trò trước đó, dòng chữ thầy Ha-men viết lên bảng cho ta biết thêm điều gì? (dòng chữ biểu hiện tình cảm ra sao của thầy? đó có phải chỉ là tình cảm của cá nhân?)
GV : Hình ảnh thầy Ha-men trong khoảnh khắc vừa đau đớn vừa thiêng liêng ấy đã được nhà văn miêu tả chân thực và cảm động. Chân dung xót xa và phẫn nộ của người thầy trên bục giảng trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và cao cả của tinh thần dân tộc, của lòng yêu nước thiết tha và nồng nhiệt. Chúng ta bắt gặp trong đó bóng dáng và tâm tình trĩu nặng đớn đau của người dân vùng An dát, của những người dân Pháp yêu nước khi tận mắt chứng kiến quê hương bị kẻ thù giày xéo, khi không còn được nói tiếng nói của dân tộc ngay trên quê hương mình. 
Hs nhận thấy: Tiếng đồng hồ và tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa là những âm thanh của cuộc sống thường nhật, thanh bình. Xen vào đó là tiếng kèn của lính Phổ báo hiệu sự khắc nghiệt, lạnh lùng của chiến tranh. Đó là khoảnh khắc đánh dấu sự kết thúc buổi học, kết thúc cuộc sống thanh bình yên ả bấy nay của làng quê vùng An dát. Hoà bình và chiến tranh, tự do và nô lệ cùng hiện diện trong ngôi làng nhỏ, trong một lớp học nhỏ của nước Pháp.
- Thầy đứng dậy, người tái nhợt, nghẹn ngào không nói được hết câu, quay về bảng, dằn mạnh hết sức viết thật to: Nước Pháp muôn năm, đứng dựa vào tường, giơ tay ra hiệu...
- Vì thầy là biểu hiện của lòng yêu nước rõ rệt và mãnh liệt nhất đối với cậu.
- Vì qua thầy, cậu bé thấm thía thêm bài học quý giá về lòng yêu nước, về thái độ cần có của mỗi người khi quê hương bị giày xéo.
- Vì chính thầy đã làm cho cậu lớn lên, trưởng thành hơn trong tâm hồn và nhận thức mà chính cậu cũng không hay.
HS thảo luận:
- Tâm trạng cực kỳ xúc động: xót xa, nuối tiếc khi không còn được dạy học bằng tiếng Pháp thân yêu nữa, khi phải xa vùng quê với lớp học nhỏ mà thầy đã gắn bó hơn 40 năm qua.
- Đau đớn tê tái và phẫn nộ khi thấy một vùng đất của Tổ Quốc mất tự do, quằn quại trong vòng nô lệ.
- Là biểu hiện của lòng yêu nước mãnh liệt, dòng chữ ấy chứa đựng nỗi đau xót và cả niềm hy vọng cháy bỏng của thầy đối với đất nước. 
- Thầy giáo đã nói lên tâm nguyện của người dân vùng An dát về nước Pháp, thể hiện niềm tin vào tương lai tự do và lòng yêu nước nồng nhiệt của nhân dân Pháp.
d. Thầy Ha-men trong những phút cuối cùng của buổi học.
- Âm thanh: tiếng đồng hồ, tiếng chuông câu nguyện, tiếng kèn tập trận của lính Phổ.
=> Chấm dứt cuộc sống thanh bình.
- Thái độ: tái nhợt người, nghẹn ngào, dằn mạnh, viết: Nước Pháp muôn năm...
=> Xúc động mạnh mẽ, đau đớn và phẫn nộ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa tư tưởng của văn bản.
Câu chuyện cảm động đã đúc kết lại một chân lý sâu sắc và có tính phổ biến đối với mọi dân tộc, được cất lên trang trọng trong lời nói của thầy giáo Ha-men. Hãy nhắc lại câu văn có tính chân lý đó. Nó giúp em hiểu gì về nội dung tư tưởng của văn bản Buổi học cuói cùng? 
"Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù"
- Nhận thức được giá trị lớn lao của ngôn ngữ dân tộc. Yêu tiếng mẹ đẻ chính là một biểu hiện rõ rệt và sâu sắc của tinh thần yêu nước.
- Truyện đề cao sức mạnh của tiếng nói dân tộc, khi dân tộc bị giày xéo thì chính tiếng nói sẽ là vũ khí tinh thần, là chìa khoá để giúp con người đập tan xiềng xích, mở cách cửa lao tù đến với tự do...
III. Ghi nhớ:
- Nội dung
- Nghệ thuật:
* Tư tưởng yêu nước sâu sắc và thiết thực ấy đã được thể hiện trong một cốt truyện như thế nào? Có gì đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện? 
=> GV nhấn mạnh: Thành công ấy trong xây dựng nhân vật của nhà văn chính là điều các em cần ghi nhớ để học tập và biết vận dụng linh hoạt trong bài văn tả người mà chúng ta sẽ học vào các tiết sau.
Mời một em đọc phần ghi nhớ chốt lại các kiến thức cơ bản.
GV gọi một em khác đọc đoạn thơ trong phần đọc thêm.
Bình: Cùng với câu chuyện cảm động, bài thơ ngắn gọn mà sâu xa đã bồi đắp cho tâm hồn và nhận thức của mỗi người đọc chúng ta đối với tiếng mẹ đẻ- thứ ngôn ngữ được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo và giữ gìn của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm, trở thành một tài sản tinh thần vô giá góp phần làm nên tinh hoa văn hoá, bản sắc mỗi dân tộc. Cô hy vọng và tin tưởng rằng, là một người Việt Nam, các em có quyền tự hào về tiéng nói của dân tộc mình cũng như người dân Pháp biết yêu ngôn ngữ Pháp, cũng như người dân Nga thấy ngôn ngữ dân tộc có thể giúp họ chữa lành mọi vết thương.Tiếng Việt với sự dồi dào và khả năng to lớn sẽ ngày một góp phần bồi đắp tri thức và tâm hồn của các em, và đến lượt các em, một khi biết quý trọng và nâng niu tiếng mẹ đẻ, biết bất bình trước những hành vi học đòi đang làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt ở một số người, hiểu được giá trị và sức mạnh lớn lao của ngôn ngữ ông cha sẽ ngày một làm cho nó đẹp đẽ hơn, giàu có hơn, như lời Bác Hồ kính yêu đã nhắc nhở chúng ta: "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp" , Đó cũng chính là chúng ta đã yêu nước một cách chân thành và thiết thực vậy.
- Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất khiến diễn biến tâm trạng của hai nhan vật được bộc lộ một cách tự nhiên.
- Ngôn ngữ kể tự nhiên với giọng kể chân thành và cảm động khi sử dụng nhiều câu biểu cảm, từ cảm thán, phép so sánh, hình ảnh ẩn dụ...
- Miêu tả nhân vật rất sinh động: chú bé Phrăng hiện ra qua ý nghĩ, tâm trạng, còn thầy giáo Ha-men lại đợc khắc hoạ qua ngoại hình, cử chỉ lời nói. 
HS đọc ghi nhớ SGK trang 55
Ghi nhớ:
* Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An dát bịo quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy giáo Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: "khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù..."
* Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
IV.Dặn dò:
Bằng sự hình dung và tình cảm của mình, về nhà viết một đoạn văn tả lại chân dung một trong hai nhân vật.
- Chuẩn bị bài Nhân hoá và bài phương pháp tả người

Tài liệu đính kèm:

  • docbuoi hoc cuoi cung.doc