Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 40, Bài 10: Thầy bói xem voi - Hồ Thúy An

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 40, Bài 10: Thầy bói xem voi - Hồ Thúy An

A . MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. Hiểu được ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn; cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.

2. Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. Kể diễn cảm truyện

3. Thái độ: Biết phê bình và tự phê bình, có ý thức mở rộng tầm hiểu biết, khiêm tốn.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống.

- Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.

B. PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV, .

* Chuẩn bị của thầy và trò:

- Thầy: soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.

- Trò: xem bài trước ở nhà, trả lời câu hỏi SGK.

* CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

- Động não: suy nghĩ về những tình huống và bài học rút ra từ các truyện ngụ ngôn.

- Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.

- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về các tình tiết trong các truyện ngụ ngôn.

 

doc 2 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 40, Bài 10: Thầy bói xem voi - Hồ Thúy An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10, Bài 10, Tiết 40: 
THẦY BÓI XEM VOI
	- TRUYỆN NGỤ NGÔN -
A . MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.. Hiểu được ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn; cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. Kể diễn cảm truyện
3. Thái độ: Biết phê bình và tự phê bình, có ý thức mở rộng tầm hiểu biết, khiêm tốn.
* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống.
- Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.
B. PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV, .
* Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.
- Trò: xem bài trước ở nhà, trả lời câu hỏi SGK.
* CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Động não: suy nghĩ về những tình huống và bài học rút ra từ các truyện ngụ ngôn.
- Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.
- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về các tình tiết trong các truyện ngụ ngôn.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
3’
HĐ 1: ỔN ĐỊNH:
KIỂM TRA:
- Ổn định trật tự, kiểm diện.
(?) Truyện ngụ ngôn là gì ? Bài học truyện “Ech ngồi đáy giếng”
- Lớp trưởng báo cáo.
- HS được gọi trả lời theo kiến thức đã học..
2’
HĐ 2: GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
- Trong cuộc sống, đôi khi những điều ta biết chưa hẳn đã chính xác. Muốn tìm hiểu sự vật, sự việc, ta phải xem xét chúng một cách toàn diện để tránh nhận định sai lầm, đáng tiếc.
- HS nghe.
HĐ 3: ĐỌC:
TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
-HD: To, rõ, chú ý đối thoại. 
-Gọi HS đọc chú thích: thầy bói
- 6 HS đọc phân vai.
- HS đọc chú thích.
HĐ 4: TÌM HIỂU VĂN BẢN:
I – TÌM HIỂU CHUNG: 
Truyện ngụ ngôn về con người.
II – PHÂN TÍCH VĂN BẢN:
 1. Nội dung truyện:
- Năm thầy bói xem voi bằng cách mỗi người sờ vào một bộ phận của con voi và cho rằng bộ phận mình sờ được là toàn bộ con voi.
- Ai cũng cho là mình đúng. Kết quả đánh nhau toác đầu, chảy máu.
-> Lời nói thiếu khách quan, hành động sai lầm.
 2. Bài học:
- Cần xem xét sự việc một cách toàn diện khi tìm hiểu.
- Phải biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác; khi bất đồng ý kiến, có thể tranh luận chứ không được đánh nhau.
- Gọi HS xác định thể loại.
(?) Truyện kể về điều gì ?
(?) Các thầy bói xem voi bằng cách nào ?
(?) Em có nhận xét gì về lời “miêu tả con voi” của các thầy?
 (?) Kết quả thế nào ? Vì sao lại có kết quả như vậy ?
 (?) Câu chuyện nêu bài học gì ?
- Truyện ngụ ngôn về chính con người.
- Kể về chuyện năm ông thầy bói xem voi.
- Dùng tay sờ vào từng bộ phận của con voi.
- Các thầy đều nói đúng về bộ phận của con voi, nhưng không phải là con voi.
- Kết quả đánh nhau toác đầu, chảy máu vì ai cũng cho là mình đúng.
- Cần xem xét sự việc một cách toàn diện khi tìm hiểu.
2
HĐ 5: TỔNG KẾT:
Ghi nhớ SGK/
* Nghệ thuật:
- Cách nói bằng ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc.
- Dựng đối thoại, tạo tiếng cười hài hước, kín đáo.
- Dùng phép lặp, so sánh, nghệ thuật phóng đại.
* Ý nghĩa của văn bản:
Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
- Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK/
(?) Nêu nghệ thuật của truyện.
(?) Truyện có ý nghĩa gì ?
- HS đọc.
- Cách nói bằng ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc. Dựng đối thoại, tạo tiếng cười hài hước, kín đáo. Dùng phép lặp, so sánh, nghệ thuật phóng đại.
- Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
HĐ 6: LUYỆN TẬP:
CỦNG CỐ:
DẶN DÒ:
(?) Tìm những tình huống trong đời sống tương tự như truyện.
(?) Ý nghĩa của văn bản ? Theo em, thế nào là xem xét sự vật, sự việc một cách toàn diện ?
- Học bài + làm bài tập.
- Soạn: Đeo nhạc cho mèo
- HS về nhà làm.
- HS trả lời theo kiến thức đã học.
- HS nghe, ghi chú, về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHAY BOI XEM VOI.doc