Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng - Năm học 2005-2006

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng - Năm học 2005-2006

I. YÊU CẦU :

 Giúp HS cảm nhận phẩm chất vô cùng tốt đẹp của bậc lương y chân chính: giỏi nghề và giàu lòng nhân đức.

 Hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí, sử thời trung đại.

II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Tham khảo tài liệu, thiết kế bài giảng.

- HS : Đọc – trả lời câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17 ; Tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
 Tiết 66: Oân tập Tiếng việt.
 Tiếât 67-68: Kiểm tra tổng hợp cuối kì 1.
	 	 Ngày soạn: Từ
 Ngày dạy: Từ 
 THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG.
Văn bản 
I. YÊU CẦU : 
 Giúp HS cảm nhận phẩm chất vô cùng tốt đẹp của bậc lương y chân chính: giỏi nghề và giàu lòng nhân đức.
 Hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí, sử thời trung đại.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Tham khảo tài liệu, thiết kế bài giảng.
- HS : Đọc – trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung 
+ Hoạt động 1 : Khởi động – ( 5 phút)
 1/ Ổn định lớp.
 - Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
 2/ Kiểm tra bài cũ.
 - Hỏi: Trong truyện Mẹ hiền dạy con, mẹ thầy Mạnh Tử đã dạy con những gì? Em nhận xét thế nào về cách dạy con của bà mẹ?
 3/ Giới thiệu bài mới.
 - Giới thiệu về lòng thương người -> dẫn vào bài -> Ghi tựa.
- Báo cáo sỉ số.
- HS trả lời cá nhân. 
- Nghe, ghi tựa bài.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc tìm hiểu văn bản.(30 phút) 
- GV hướng dẫn đọc -> gọi HS đọc văn bản.
- Cho HS tìm hiểu chú thích SGK.
-> GV khái quát vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
- Yêu cầu HS :
 + Nêu chủ đề.
 + Tìm bố cục truyện.
- GV gọi HS đọc lại đoạn 1.
Hỏi: Thái y họ Phạm được giới thiệu qua những nét khái quát đáng chú ý nào về tiểu sử ?
 + Qua tiểu sử đó, em biết gì về vai trò, vị trí của thái y họ Phạm ?
 + Theo em, người đời trong vọng ông vì lẽ gì ? Qua chi tiết nào ?
- GV khái quát lại vấn đề về những việc làm nhân đức.
- Cho HS đọc đoạn 2.
Hỏi: Ở vị thái y ấy còn hành động nào khiến em cảm phục ?
 + Tại sao ông dám kháng lệnh vua ? Ông có sợ chết không ?
- GV nhận xét, diễn giảng : Thái y thương người hơn thể thương thân, xuất phát từ bản lĩnh dám làm, dám chịu, quyết hành sự theo đạo nghĩa “Cứu người bệnh như cứu hoả” -> Quyền uy không thắng nổi y đức.
Hỏi: Vậy, thái y đã bộc lộ phẩm chất gì ?
- Gọi HS đọc đoạn cuối.
Hỏi: Thái độ của vua như thế nào trước cách cư xử của thái y ?
 + Em nhận xét gì về vua Trần Anh Vương ?
-> GV nhận xét.
Hỏi: Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho những người làm ngành y ?
(Thảo luận nhanh)
- 2 HS đọc văn bản SGK.
- 4 HS đọc chú thích dấu sao.
- Cá nhân nêu chủ đề và bố cục truyện.
 3 đoạn :
 + Giới thiệu chung về vị thái y.
 + Thái y cứu người.
 + Hạnh phúc của thái y.
- 1 HS đọc đoạn 1.
- Cá nhân phát hiện cụ tổ ngoại có nghề gia truyền, giữ chức thái y lệnh.
- Cá nhân trả lời : Có tài, có địa vị, được tôn trọng vì có lòng nhân đức.
- Nghe.
- Đọc đoạn 2 SGK.
- Cá nhân phát hiện việc kháng lệnh vua.
- Thảo luận nhóm 2 HS. 
- Nhận xét : Thương người, không sợ uy quyền.
- Nghe.
- Cá nhân phát hiện nét đẹp của thái y.
- Đọc đoạn 3.
- Cá nhân phát hiện thái độ của vua : Tức giận -> vui mừng -> vua nhân đức.
- Thảo luận (2 HS).
-> Rút ra bài học y đức
I. Giới thiệu chung:
 1. Tác giả:
- Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446) con Hồ Quý Ly.
 2. Hoàn cảnh sáng tác:
- Nam ông mộng lục (Thầy thuốc ..lòng) được sáng tác lúc tg ở Trung Quốc.
3. Chủ đề:
 Nêu cao gương sáng của bậc thái y chân chính.
II. Phân tích : 
 1. Công đức của thái y họ Phạm:
- Đem hết của cải -> mua thuốc, dựng thêm nhà, chữa bệnh cứu người.
- Kháng lệnh vua cứu người trước, khám bệnh sau.
-> Người có tài, lòng nhân đức, không vụ lợi, không sợ quyền uy.
2.Thái độ vua Trần Anh Vương:
-Lúc đầu tỏ ra tức giận.
-Sau khi hiểu ra thì vui mừng, khen ngợi tháiy.
->Vua nhân đức, yêu dân.
3.Bài học y đức:
Chẳng những giỏi nghề mà còn nhân đức.
“Thầy thuốc ..tấm lòng”.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hiện ghi nhớ. (5 phút)
Hỏi: Theo em, truyện có đặc điểm nào giống truyện trung đại ?
-> Yêu cầu HS nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện – Đọc thêm.
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK.
- Cá nhân trả lời có tính giáo huấn, gần với kí, sử, 
- Đọc ghi nhớ SGK.
III.Tổng kết:
+ Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò. (5 phút) 
4/ Củng cố:
- Cho HS đọc và xát định yêu cầu bài tập 1 -> nhận xét câu trả lời HS 
- Cho HS đọc và thảo luận bài tập 2.
-> Nhận xét, nhấn mạnh bài học y đức.
5/ Dặn dò:
- Yêu cầu HS:
 + Học ghi nhớ.
 + Kể được truyện.
 - Chuẩn bị: Ôn tập Tiếng Việt.
- Đọc – trả lời câu hỏi SGK.
 + Cấu tạo từ.
 + Ngiã của từ.
 + Phân loại từ.
 + Từ loại và cụm từ.
- Đọc, xác định yêu cầu bài tập 1, 2.
-> Thảo luận, rút ra nhận xét
- Thực hiện theo yêu cầu GV
+ Luyện tập.
Bài tập 1: Bặc lương y chân chính giỏi nghề và giàu lòng nhân đức.
Bài tập 2:
 Chọn nhan đề 2 “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” trên hết là tấm lòng gắn liền với tài năng và nghề nghiệp.

Tài liệu đính kèm:

  • docg8-65-THAYTHUOCGIOICOTNHATOTAMLONG..doc