I. YÊU CẦU :
Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện. Giá trị của đạo làm người, lòng biết ơn.
Sơ bộ hiểu trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời trung đại.
Kể lại được truyện.
II. CHUẨN BỊ :
- GV : Tham khảo tài liệu, thiết kế bài giảng.
- HS : Đọc – trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Tuần : 15 Tiết : 59 CON HỔ CÓ NGHĨA. (Truyện TRUNG ĐẠI Việt Nam) ( Hướng dẫn đọc thêm ) Văn bản Ngày dạy: Ngày soạn : I. YÊU CẦU : Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện. Giá trị của đạo làm người, lòng biết ơn. Sơ bộ hiểu trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời trung đại. Kể lại được truyện. II. CHUẨN BỊ : - GV : Tham khảo tài liệu, thiết kế bài giảng. - HS : Đọc – trả lời câu hỏi SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung + Hoạt động 1 : Khởi động – ( 5 phút) 1/ Ổn định lớp. - Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số. 2/ Kiểm tra bài cũ. - Truyện truyền thuyết, cổ tích giống và khác nhau ở điểm nào? 3/- Giới thiệu bài mới. - Dựa vào đặc điểm truyện trung đại -> dẫn vào bài -> Ghi tựa. - Báo cáo sỉ số. - Nghe, ghi tựa bài. + Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc tìm hiểu văn bản.(30 phút) - Gọi HS đọc chú thích dấu sao. -> Rút ra khái niệm truyện trung đại - Hướng dẫn HS đọc văn bản. -> Tìm hiểu một số từ khó SGK. Hỏi: Văn bản trên thuộc thể loại văn gì ? Chia thành mấy đoạn ? Tìm ý chính mỗi đoạn ? Chuyển ý sang phân tích. - Yêu cầu HS xem lại đoạn 1. Hỏi: Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ Trần với con hổ thứ I ? - GV nhận xét, chốt lại các sự việc cơ bản Hỏi: Ở đoạn truyện này có chi tiết nào thú vị, giàu cảm xúc ? -> GV nhận xét, diễn giảng : Hổ biết quan tâm vợ con, đền ơn người cứu giúp, - Yêu cầu HS xem lại đoạn chuyện 2. Hỏi: Câu chuện về bác Tiều và con hổ thứ II xảy ra như thế nào ? + Chi tiết nào gây cho em ấn tượng khó quên ? + Em suy nghĩ gì về sự trả ơn của con hổ thứ II ? -> GV nhận xét, diễn giảng : Con hổ thứ II trả ơn người dài lâu. -> Cái nghĩa tình luôn bất tử với thời gian Hỏi: Theo em, nghệ thuật chủ yếu của truyện này là gì ? Tại sao lại dựng lên truyện “Con hổ có nghĩa” mà không là “Con người có nghĩa” ? -> GV diễn giảng : Tác giả mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người. Một con vật nổi tiếng hung dữ, tàn bạo -> toát lên ý nghĩa ngụ ngôn. Đến con hổ hung dữ còn nặng nghĩa như thế, huống chi con người. Hỏi: Truyện đã đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người ? - Đọc chú thích dấu sao - 2 HS đọc truyện. - Cá nhân trả lời : Văn xuôi tự sự, gồm 2 đoạn. - Đọc lại đoạn 1. - Cá nhân tóm tắt các sự việc đoạn 1. - Tìm chi tiết thú vị, giàu cảm xúc. - Nghe. - Đọc đoạn 2 SGK. - Cá nhân tóm tắt các sự việc và tìm chi tiết khó quên. - Thảo luận nhóm (2 HS). - Nghe. - Suy nghĩ, trình bày ý kiến. - Nghe. - Thảo luận (2 HS) tìm ý nghĩa truyện. I. Tìm hiểu chung : 1. Truyện trung đại : - Thuộc truyện tự sự : Gồm cốt truyện và nhân vật, thủ pháp chính là kể. - Truyện trung đại Việt Nam : + Ra đời từ thế kỷ X -> cuối thế kỷ XIX + Thể loại : Văn xuôi chữ Hán hoặc chữ Nôm. + Nội dung phong phú, mang tính chất giáo huấn, vừa có loại hư cấu, có loại gần với kí, sử cốt truyện đơn giản. 2. Bố cục : - Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần. - Con hổ thứ hai với bác Tiều. II. Tìm hiểu nội dung văn bản: 1. Chuyện bà đỡ Trần với con hổ thứ I : - Hổ cõng bà vào rừng sâu. - Giúp hổ cái sinh con. - Đền ơn một cục bạc và tiễn bà ra về. * Chi tiết thú vị, giàu cảm xúc : “Hổ đực cầm tay bà đỡ nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt” -> Thương vợ, yêu con. 2. Chuyện giữa bác Tiều với con hổ thứ II : - Bác Tiều giúp hổ lấy xương. - Hổ tạ ơn một con nai. - Khi bác chết : + Hổ đến bên quan tài thương xót. + Ngày giỗ, đem thức ăn đến cúng tế. -> Lòng thuỷ chung bền vững của hổ với ân nhân. 3. Ý nghĩa truyện : Truyện đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. + Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hiện ghi nhớ. (5 phút) - Yêu cầu HS khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. - GV nhận xét chốt lại vài nét về giá trị nội dung và nghệ thuật truyện. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. - Thảo luận tìm nội dung và nghệ thuật truyện. - Nghe. - Đọc ghi nhớ SGK. III. Ghi nhớ: -Nội dung: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. -Nghệ thuật: tạo tình huống hư cấu. + Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò. (5 phút) 4/ Củng cố: - Cho HS kể lại truyện. - Cho HS tìm câu ca dao hay tục ngữ nói về lòng biết ơn. -GV nhận xét và nhấn mạnh ý nghĩa giáo huấn của truyện. 5/ Dặn dò: - Yêu cầu HS: + Nắm ghi nhớ, nội dung cốt truyện. + Kể được truyện. - Chuẩn bị: Động từ. - Đọc – trả lời câu hỏi SGK. - Trả bài: Chỉ từ. - Cá nhân kể truyện. - HS tìm ca dao, tục ngữ về lòng biết ơn. - Nghe. - Thực hiện theo yêu cầu GV
Tài liệu đính kèm: