Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 25 đến 29 - Huỳnh Thị Điền

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 25 đến 29 - Huỳnh Thị Điền

A/ Mục tiêu cần đạt:

 1.Kiến thức:

- Nắm cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật , người kể chuyện, lời đối thoại và lời độc thoại của truyện.

- Ý nghĩa , giá trị của tiếng nói dân tộc

 2.Kĩ năng:

 - Kể tóm tắt truyện.

- Tìm hiểu phân tích nhân vật cậu bé Ph răng và thầy giáo Ha- men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.

- Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng.

 3.Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu nước , yêu tiếng nói dân tộc trong HS

B/ Chuẩn bị: -GV :SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN;-Bảng phụ- Hệ thống câu hỏi-Tư liệu liên quan.

 -HS :SGK, Vở ghi chép; Vở soạn;-Đọc văn bản - Trả lời câu hỏi theo SGK

C/ Tổ chức các hoạt động dạy và hoc:

 1/Bài cũ : Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Vượt thác. Tìm những câu văn có hình ảnh so sánh trong văn bản đó.

 2/ Bài mới:

 HĐ1: Giới thiệu bài mới: Lòng yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng đối với mỗi người nó có nhiều cách biểu hiện khác nhau. Câu chuyện cảm động về lòng yêu nước trong tình yêu tiếng mẹ đẻ được nhà văn An-phông - xơ Đô - đê diễn tả trong tác phẩm “ Buổi học cuối cùng” .

 

doc 29 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 25 đến 29 - Huỳnh Thị Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 25
Tiết : 89,90
 BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
( A. Đô Đê)
S : 
G :
A/ Mục tiêu cần đạt: 
 1.Kiến thức:
- Nắm cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật , người kể chuyện, lời đối thoại và lời độc thoại của truyện. 
- Ý nghĩa , giá trị của tiếng nói dân tộc
 2.Kĩ năng: 
 - Kể tóm tắt truyện.
- Tìm hiểu phân tích nhân vật cậu bé Ph răng và thầy giáo Ha- men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
- Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng.
 3.Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu nước , yêu tiếng nói dân tộc trong HS 
B/ Chuẩn bị: -GV :SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN;-Bảng phụ- Hệ thống câu hỏi-Tư liệu liên quan.
 -HS :SGK, Vở ghi chép; Vở soạn;-Đọc văn bản - Trả lời câu hỏi theo SGK
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và hoc:
 1/Bài cũ : Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Vượt thác. Tìm những câu văn có hình ảnh so sánh trong văn bản đó.
 2/ Bài mới:
 HĐ1: Giới thiệu bài mới: Lòng yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng đối với mỗi người nó có nhiều cách biểu hiện khác nhau. Câu chuyện cảm động về lòng yêu nước trong tình yêu tiếng mẹ đẻ được nhà văn An-phông - xơ Đô - đê diễn tả trong tác phẩm “ Buổi học cuối cùng” .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ2: Hướng dẫn đọc –Tìm hiểu chung.
*MT:Hiểu về tác giả và tác phẩm; nhân vật, ngôi kể, bố cục.
* Cho HS đọc chú thích về tác giả và tác phẩm.
* GV giới thiệu thêm về tác giả tác phẩm-hướng dẫn đọc - Đọc mẫu - Gọi HS đọc. 
H: Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh , thời gian địa điểm nào? Em hiểu gì về tên văn bản?
* GV nhận xét và kiểm tra việc đọc chú thích của HS
H: Truyên được kể theo lời của nhân vật nào? Ngôi kể thứ mấy? Nhân vật nào gây cho em ấn tượng nhất? 
H: Bố cục văn bản.
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
*MT:Tìm hiểu phân tích nhân vật cậu bé Ph răng và thầy giáo Ha- men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
@B1: Giúp HS tìm hiểu nhân vật thầy Ha-men
H: Nhân vật thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng được miêu tả như thế nào? Có gì đặc biệt về trang phục, lời nói, thái độ của thầy đối với HS?
H: Thầy đã nói gì về tiếng Pháp? Những lời nói đó thể hiện điều gì?
* HS trả lời-GV : Lời nói của thầy Hamen vừa sâu sắc vừa tha thiết biểu lộ tình yêu nước sâu đậm , lòng tự hào về tiếng nói của dân tộc mình.
H: Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh.? So sánh nào mang ý nghĩa sâu sắc nhất?Ý nghĩa của phép so sánh đó?(Khi một dân tộc...chốn lao tù)
* GV bình giảng thêm về sức mạnh của tiếng nói dân tộc. Liên hệ đến đất nước Việt Nam ta.
H: Em hiểu gì về lời nói của thầy: “Khi một dân tộc lao tù”
H: Hình ảnh nào của thầy Ha-men gây cho em xúc động nhất? Vì sao? 
H:Em có suy nghĩ gì về nhân vật này? (Cho HS thảo luận nhóm 4)
Kết thúc tiết 1:
@B2:GV hướng dẫn tìm hiểu diễn biến tâm trạng của Phrăng –GV gợi ý các câu hỏi –Cho HS thảo luận nhóm
H: Vào buổi sáng diễn ra buổi học cuối cùng chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường , quang cảnh ở trường ,và không khí trong lớp học những điều đó báo hiệu việc gì xảy ra?Trước cảnh ấy, tâm trạng của Phrăng như thế nào? (Lo lắng, ngạc nhiên 
H: Khi được thầy Ha-men cho biết đây là buổi học cuối cùng Phrăng có tâm trạng gì?(Tiếc nuối,ân hận)
H:Vì sao cậu lại tiếc nuối ân hận?
* GV cho HS đọc lại đoạn “ Bài học Pháp văn.giã từ”
H: Phrăng có tâm trạng gì?Vì sao? (Xấu hổ ,tự giận mình)
H: Ý nghĩ, tâm trạng của Phrăng còn diễn biến ra sao trong buổi học cuối cùng? Đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp của mình ra sao?
H:Vì sao nhận thức và tâm trạng của Phrăng lại có những biến đổi sâu sắc đến như vậy?
H: Qua đó cho ta hiểu thêm điều gì về nhân vật này?(Cho HS thảo luận nhóm 4)
* HS trả lời –HS khác bổ sung- GV nhận xét chốt ý ghi bảng
HĐ4: Hướng dẫn tổng kết:
*MT: Đặc điểm nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
H: Qua câu chuyện này em đã rút ra được giá tri tư tưởng và nghệ thuật gì?
* HS trình bày-GV định hướng cho HS theo mục ghi nhớ và một số nội dung quan trọng theo chủ đề của văn bản và hướng các em vào việc liên hệ thực tế với chúng ta hiện nay.
* Gọi HS đọc ghi nhớ SGK 
HĐ5: Hướng dẫn HS luyện tập
*MT: Bồi dưỡng tình cảm yêu nước , yêu tiếng nói dân tộc trong HS .
* Hướng dẫn các em làm bài tập ở SGK, có thể cho các em một bài văn thuyết minh về ngôn ngữ dân tộc của chúng ta hiện nay .
I/ Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả , tác phẩm: 
-An – phông - xơ Đô – đê( 1840 – 1897), nhà văn Pháp , tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng
 - "Buổi học cuối cùng" được viết vào thời điểm hai vùng An-dát và Lo-ren bị cắt cho quân Phổ. Truyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng do thầy Hamen dạy tại một trường làng ở vùng Andát 
 2. Lưu ý các chú thích:SGK
 3.Truyện kể theo ngôi thứ nhất - qua lời kể của Phrăng
 4.Bố cục: 3 phần:
 +Từ đầu.vắng mặt con: Trước buổi học ; Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường.
 + Tiếpnhớ mãi buổi học cuối cùng này.
Diễn biến buổi học cuối cùng.
 +Đoạn còn lại :Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.
II/ Đọc – hiểu văn bản:
1. Thầy giáo Ha-men: 
- Trang phục: Trang trọng
- Thái độ: dịu dàng với HS 
- Lời nói của thầy (Qua hình ảnh so sánh) đã thể hiện sức mạnh của tiếng nói dân tộc: “Khi một dân tộcchốn lao tù”
- Đặc biệt cảm động là hình ảnh của thầy Hamen ở cuối buổi học 
-Nỗi đau đớn, xúc động của thầy đã lên đến cực điểmàlòng yêu nước nồng nhiệt của thầyàcủa nhân dân.
*Nhân vật người thầy giáo yêu nước Ha-men: nghiêm khắc nhưng mẫu mực, trong buổi học cuối cùng, thầy truyền đến học sinh tình yêu tiếng Pháp- một biểu hiên của tình yêu Tổ quốc.
2/ Diễn biến tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng:
-Lo lắng: vì trể giờ và chưa thuộc bài , định trốn học
-Ngạc nhiên: Thấy xung quanh khác lạ, quang cảnh trường yên tĩnh, trang nghiêm khác ngày thường.
-Choáng váng, sững sờ: Khiđược biết đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
-Tiếc nuối, ân hận về sự lười nhác học tập ham chơi trước đây của mình.
-Xấu hổ , tự giận mình không học được quy tắc phân từ, lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên.
-Kinh ngạc khi thấy mình hiểu bài nhanh.
* Sự đột biến này là do xuất phát từ tình yêu tiếng nói của dân tộc mà trước đây Phrăng coi thường
-Khâm phục , tự hào về thầy; vì thầy đã khơi gợi ở Phrăng tình cảm thiêng liêng đối với tiếng nói dân tộc
*Phrăng là một cậu học sinh ham chơi nhưng trong buổi học cuối cùng cậu đã hiểu được giá trị, ý nghĩa của tiếng nói dân tộc; biết được yêu tiếng nói dân tộc 
là biểu hiện của lòng yêu nước.
III/ Tổng kết: 
1. Nghệ thuật: 
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất .
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo .
- Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng , suy nghĩ , ngoại hình .
- Ngôn ngữ tự nhiên ,sử dụng câu văn biểu cảm , từ cảm thán và các hình ảnh so sánh .
2) Ý nghĩa:
- Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh văn hóa , không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc mình.
- Văn bản cho thấy tác giả là một người yêu nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu sắc tiếng mẹ đẻ .
IV/ Luyện tập :
Làm bài tập 1,2 SGK
3. Hướng dẫn tự học: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ; -Học bài, nắm nội dung nghệ thuật –làm các bài tập 1,2 – Sưu tầm các văn bản tương tự-Đọc và soạn bài: “Đêm nay Bác không ngủ”
- Tiết sau học bài :Phương pháp tả người.
* Rút kinh nghiệm: 
Tuần :25 Tiết 91
NHÂN HOÁ
S : 
G :
A/ Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức: Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá.
 -Tác dụng của phép nhân hoá 
2.Kĩ năng: - Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.
	 - Sử dụng được phép nhân hóa trong khi nói và viết.
3.Thái độ: Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 
B/ Chuẩn bị: -GV :SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN;-Bảng phụ- Hệ thống câu hỏi-Tư liệu liên quan.
 -HS :SGK, Vở ghi chép; Vở soạn;- Trả lời câu hỏi theo SGK
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học :
1.Bài cũ: a.Thịt da em hay là sắt là đồng .
 b. Khi một dân tộc vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của dân tộc mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù.
Hai câu trên đã sử dụng phép so sánh nào?
A/ So sánh ngang bằng; C/ So sánh không ngang bằng D/ Cả A,B đều sai.
 Nêu tác dụng của so sánh ở trên?
2.Bài mới: 
HĐ1: Khởi động - Giới thiệu bài: Qua phép tu từ so sánhà dẫn dắt vào bài 
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm nhân hoá.
*MT: Nắm được khái niệm nhân hoá, tác dụng của phép nhân hoá. 
* GV dùng bảng phụ ghi đoạn thơ ở SGK.
H: Trong đoạn thơ tác giả tả cảnh gì? ( cảnh trời sắp mưa)
H:Những từ ngữ nào miêu tả hoạt động của sự vật đó? ( ông, mặc áo giáp, ra trận, múa gươm, hành quân,,,)
H: Những từ ngữ đó vốn dùng để gọi hoặc tả hoạt động của ai? ( của con người)
*GV chốt: cách gọi tả như vậy là biện pháp tu từ nhân hoá.
Vậy nhân hoá là gì? Cho ví dụ
* HS trả lời –GV chốt ghi bảng
* GV cho thêm ví dụ -Gọi HS cho thêm ví dụ.
HĐ3: Hướng dẫn cho HS tìm hiểu các kiểu nhân hoá.
*MT: Nắm được các kiểu nhân hoá.
* GV dùng bảng phụ ghi các vídụ a,b,c ở mục II SGK
H: Những sự vật nào được nhân hoá?(Miệng, Tai, Mắt ,Chân , Tay(a) –Tre (b) –trâu (c)
H: Những sự vật trên được nhân hoá bằng cách nào? GV gợi ý: các từ : lão , bác dùng để gọi ai? Các từ : chống, xung phong để chỉ hoạt động của ai? Các từ : ơi, hỡi dùng để gọi ai?
H: Hãy cho biết các kiểu nhân hoá?
* HS trả lời –GV chốt ý -Gọi HS cho thêm ví dụ
HĐ4: Hướng dẫn cho HS tìm hiểu tác dụng của nhân hóa.
*MT: Nắm được tác dụng của phép nhân hoá.
* GV gọi HS đọc mục 2 trên bảng phụ - So sánh cách diễn đạt ở mục 2 và mục 1cách nào hay hơn ? vì sao?
* HS trả lời - GV : - Cách 1 hay hơn có hình ảnh hơn vì làm cho sự vật gần gũi với con người và thể hiện được tình cảm của người viết; - Cách 2: mang tính chất miêu tả, tường thuật
H: Từ những ví dụ đã phân tích em hãy nêu tác dụng của phép nhân hoá?Tìm trong các VB đã học những câu văn dùng phép nhân hoá?
* GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
HĐ5: Hướng dẫn làm bài tập
*MT:Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa; Sử dụng được phép nhân hóa trong khi nói và viết.
*BT1: Cho HS thảo luận
* BT2: GV dung bảng phụ ghi 2 đoạn văn cho HS so sánh
* BT3:Tương tự càch làm BT2.
* BT4:Cho hs tự tìm.
I/ Nhân hoá là gì?
1/Ví dụ: a. Đã ngủ rồi hả trầu
 Tau đã đi ngủ đâu
 Mà trầu mày đã ngủ.
 b. Những chòm cổ thụ dáng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
2/Khái niệm: Nhân hoá l ... oạn thơ, bài thơ đã làm)
@B2: Cả lớp nhận xét nội dung, hình thức của bài thơ, có điểm nào được, điểm nào cần sửa chữa.
@B3: cả lớp góp ý, cá nhân sửa chữa bài làm của mình.
@B4: GV nhận xét, đánh giá, ghi điểm cho những bài thơ, đoạn thơ hay.
HĐ4: GV có thể nêu thêm một số bài thơ cho HS tiếp xúc, phát hiện vần nhịp và có thể tập làm theo.
I/ Đặc điểm của thể thơ bốn chữ:
-Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng thơ có 4chữ Thường ngắt nhịp 2/2 thích hợp với lối kể, tả và thường có vần lưng, vần chân xen kẽ, thường gieo vần liền, vần cách hay vần hỗn hợp.
 -Vần lưng : giữa dòng thơ
 -Vần chân: Cuối dòng thơ
 -Vần liền:: Gieo liền giữa hai câu
 - Vần cách: gieo cách một dòng
 - Vần hỗn hợp: Gieo không theo trật tự nào
Sử dụng nhiều ở những câu tục ngữ, ca dao đặc biệt là đồng dao và vè.
II/ Tập làm thơ 4 chữ trên lớp:
HS trình bày bài, đoạn thơ đã chuẩn bị ở nhà.
Bố là thợ xây
Đi mưa về nắng
Đêm về húng hắng
Ho hoài bố ơi!
*Gạch chân dưới các tiếng chưa vần trong các bài thơ, đoạn thơ sau:
Cây xoài còn đó Quả cau nho nhỏ 
Nằm ở trước sân Cái vỏ vân vân
Ngọn đang cao dần Nay anh học gần
Quả sai cành trĩu Mai anh học xa 
 * ** * * *
 Bé cũng không chịu Sân trường hoe nắng
Phải thua cây điêu Bướm trắng lượn quanh
Ăn nhiều học mau Sương đọng long lanh
Bé ngày khôn lớn Trên cành hoa thắm
3. Hướng dẫn tự học:- - GV nêu một số lưu ý khi tập làm thơ: đó là việc chọn đề tài, tập gieo vần, ngắt nhịp.- Về nhà tự tập làm thêm một số bài thơ khác, sưu tầm thêm những bài thơ được làm theo thể thơ này. - Đọc và soạn bài: “Cô Tô” học ở tiết 103, 104. - Tập làm một số bài thơ 5 chữ chuẩn bị cho tiết 108.
Tuần 28
Tiết : 103-104
Văn bản : CÔ TÔ
 ( Nguyễn Tuân)
S:18/03/2011 
G:24/03/2011 
A/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức :
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn .
- Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả; tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản .
2. Kĩ năng :
 - Đọc diễn cảm văn bản : giọng đọc vui tươi, hồ hởi .
 - Đọc – hiểu văn bản ký có yếu tố miêu tả .
 - Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản .
3. Thái độ:Yêu mến thiện nhiên và con người trên đất nước .
B/ Chuẩn bị:- GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; Bảng phụ; Hình ảnh , tư liệu về nhà văn , về đảo Cô Tô.
 - HS : SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Bảng phụ;Soạn bài theo câu hỏi ở SGK
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Bài cũ : Cho HS đọc thuộc lòng bài thơ Lượm.
 H: Hình ảnh chú bé Lượm được miêu tả là chú bé như thế nào?Việc lặp lại khổ thơ ở đoạn cuối có ý nghĩa gì?
 HS đọc bài thơ Mưa - Kiểm tra trắc nghiệm:-Hình ảnh con người hiện ra ở cuối bài thơ cho thấy:
A/ Con người phải chịu cơ cực , nhọc nhằn dưới mưa
B/ Sức mạnh vững vàng, tư thế oai phong của con người giữa thiên nhiên
C/Tư thế hiên ngang , tầm vóc lớn lao của con người có thể sánh với thiên nhiên
D/ Cả A.B, C đều đúng
2. Bài mới : 
HĐ1: GV giới thiệu bài mới. Chúng ta sẽ được làm quen với Nguyễn Tuân, nhà văn bậc thầy về ngôn ngữ, một nghệ sĩ tinh tế, tài hoa trong việc phát hiện và sáng tạo cái đẹp, qua bài kí:"Cô Tô".
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng
HĐ 2:Hướng dẫn đọc- tìm hiểu chung.
*MT:Hiểu về tác giả và tác phẩm, bố cục.
GV cho HS đọc chú thích * ở SGK 
H: Em hãy nêu vài nét về tác giả , tác phẩm?
* HS trả lời GV giới thiệu thêm chốt ý quan trọng cho HS ghi- GV hướng dẫn và đọc mẫu vài đoan Gọi HS đọc -GV nhận xét 
*GV kiểm tra việc hiểu chú thích của HS
* Tìm hiểu bố cục:
H: Bài văn có thể chia thành mấy đoạn ? Nêu nội dung chính của từng đoạn?HS trả lời-GV dùng bảng phụ giới thiệu dàn ý
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
*MT:Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn .
@B1: Phân tích vẻ đẹp của đảo sau cơn bão
* GV gọi HS đọc đoạn 1
H: Cảnh đảo Cô Tô sau cơn bão hiện lên qua các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ nào? (Bầu trời, cây cối, nước biển) Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của Cô Tô sau cơn giông bão?
* HS trả lời GV chốt ý ghi bảng
H: Lời văn miêu tả có gì đặc sắc về cách sử dụng từ?( dùng nhiều tính từ)
H:Việc dùng nhiều tính từ chỉ màu sắc, ánh sáng làm cho cảnh vật ở đây như thế nào? Tính từ nào có giá trị gợi hình , gợi cảm nhất?
H: Tác giả đứng ở đâu để quan sát cảnh biển? Tác dụng của việc chọn điểm nhìn đó?
*GV tích hợp với TLV tả cảnh - quan sát, trong văn tả cảnh 
 * Kết thúc tiết1àTiết 2:
@B3:Cảnh mặt trời mọc trên biển:
-KT: Hãy nêu vẻ đẹp Cô Tô sau cơn bão ?
* Hướng dẫn HS phân tích đoạn 2.
* GV gọi HS đọc
H: Mặt trời mọc trong một khung cảnh như thế nào?
H: Tác giả miêu tả mặt trời mọc qua những chi tiết ,hình ảnh, câu văn nào?Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
* HS phát hiện GV phân tích ,bình giảng những hình ảnh so sánh đặc sắc.
* GV Nguyễn Tuân đã mtả cảnh mặt trời mọc theo trình tự nào?Qua đó thể hiện điều gì ở tác giả?
* HS một con người biết tìm tòi , khám phá cái đẹp một cách công phu , sáng tạo. 
H: Hãy nhận xét về tài năng miêu tả của Nguyễn Tuân.
*HS: Sự cảm nhận tinh tế óc quan sát và tài năng liên tưởng sáng tạo độc đáo ngôn ngữ chính xác .
H: Hãy nhận xét về cảnh mặt trời mọc trên biển ( một bức tranh tuyệt đẹp) 
@B3:Cảnh con người sinh hoạt và lao động trên đảo
*Phân tích đoạn 3 - Gọi HS đọc.
H: Đoạn văn tả cảnh gì?
H: Cảnh lao động và sinh hoạt của người dân trên đảo được tập trung miêu tả qua những chi tiết nào? Địa điểm tác giả tập trung miêu tả là ở đâu? Vì sao?
H: Chi tiết nào thể hiện vẻ khẩn trương , tấp nập và thanh bình ở đây?
H: Tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh nào?Hãy giải thích hình ảnh so sánh đó?
H: Hình ảnh vợ chồng anh Châu Hoà Mãn gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống ở đây?
HĐ4: Hướng dẫn tổng kết.
*MT:Hiểu được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả; cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô, về ý nghĩa văn bản.
H: Nghệ thuật tả cảnh có gì đặc sắc?
H: Bài văn cho em cảm nhận gì về Cô Tô về vẻ đẹp của tổ quốc? HS trả lời Gv chốt ý như ghi nhớ SGK- cho Hs đọc
HĐ5: Hướng dẫn luyện tập.
*MT:HS củng cố lại những giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
*GDMT : Liên hệ môi trường biển, đảo đẹp (Bờ biển nước ta dài và đẹp nên ta phải giữ gìn cho môi trường biển trong-sạch và không ô nhiễm à lợi về kinh tế biển : nuôi trồng và du lịch )
I/ Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả :
 - Nguyễn Tuân ( 1910 – 1987), quê ở Hà Nội ; sở trường của ông là viết thể tuỳ bút và ký.
- Sáng tác của ông thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú, vốn ngôn ngữ giàu và điêu luyện.
 2. Tác phẩm:
 Văn bản “Cô Tô” trích từ thiên ký sự cùng tên được viết trong một lần nhà văn đi thực tế ở đảo Cô Tô.
 3. Lưu ý các chú thích: 1,2,3,6,7,8
 4. Bố cục: 3phần
 -Đoạn 1: Cảnh đẹp trong sáng của đảoCô Tô sau cơn bão
 -Đoạn 2: Cảnh mặt trời mọc trên biển.
 -Đoạn 3: Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo sau cơn bão
II/Đọc - hiểu văn bản:
1. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn giông bão:
-Bầu trời trong sáng, cây trên núi thêm xanh mượt, nước biển lam biếc, đậm đà, cát lại vàng giòn
-Tác giả sử dụng hàng loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng làm cho Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi sau cơn bão.
-Tác giả đứng ở vị trí từ trên cao để quan sát nên miêu tả được khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sáng của đảo Cô Tô.
2. Cảnh mặt trời mọc trên biển:
- Mặt trời hiện ra trong một khung cảnh rộng lớn xanh biếc , trong trẻo và tinh khôi.
" Chân trờingấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi"
-Hình ánh so sánh, liên tưởng đặc sắc: "Mặt trời tròn trĩnh , phúc hậu như lòng đỏđầy đặn, Quả trứngbiển Đông"
-Thể hiện tài năng quan sát, miêu tả sử dụng ngôn ngữ chính xác, tinh tế để có được bức tranh mặt trời mọc rực rỡ , tráng lệ, hùng vĩ. Qua đó ta thấy được tấm lòng yêu mến gắn bó với thiên nhiên quê hương Tổ quốc của ông.
3. Cảnh con người sinh hoạt và lao động trên đảo:
Cảnh sinh hoạt và lao động vừa bình dị, tấp nập, khẩn trương lại rất thanh bình.
III/ Tổng kết: 
1. Nghệ thuật:
- Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác, độc đáo .
- Sử dụng phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo .
2. Ý nghĩa văn bản:Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
*Ghi nhớ: SGK
IV/ Luyện tập:
 Bài tập 1: Hướng dẫn cho Hs về nhà làm
3. Hướng dẫn tự học :
Bài vừa học : Nắm nội dung và nghệ thuật của văn bản “Cô Tô” .
- Đọc kỹ văn bản, nhớ được các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
- Hiểu ý nghĩa các hình ảnh so sánh .
- Tham khảo một số bài viết về đảo Cô Tô để hiểu và thêm yêu mến một vùng đất của tổ quốc .
- Chuẩn bị bài mới : Chuẩn bị kiến thức để viết bài Tập làm văn số 6 (tả người) .
Tuần 29
Tiết 105 -106
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
Soạn: 
Giảng:
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
Nắm kỹ về phương pháp miêu tả người - biết chon lọc những từ ngữ - vận dụng các phép tu từ đã học ( đặc biệt là so sánh)
Giáo dục học sinh có ý thức tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị: Giấy - đề
C/ Kiểm tra: Giấy của hs.
D/ Tổ chức các hoạt động:
HĐ1: Chép đề : Em hãy miêu tả về một người thân.
I.Yêu cầu:
-Nội dung:
+MB: Giới thiệu người em yêu.
+TB: Miêu tả về người thân theo một trình tự hợp lý. Có thể tả một số nét về:
-Ngoại hình.
-Dáng vẻ ( hs có thể kết hợp miêu tả chân dung với miêu tả nhân vật khi đang hoạt động - có thể kết hợp với kể - nhưng không sa vào kể chi tiết)
-Hành động, việc làm.
+KB: Nêu cảm xúc suy nghĩ về người thân.
- Hình thức: Bài viết có bố cục ba phần, vận dụng tốt kỹ năng miêu tả, diễn đạt mạch lạc trôi chảy, đảm bảo các quy tắc về chính tả và ngữ pháp
II. Biểu điểm:
-Điểm 9 - 10 : Phải đảm bảo tốt các yêu cầu trên - viết văn chân thành có cảm xúc sáng tạo. Sử dụng các biện pháp tu từ đã học nhất là so sánh.
-Điểm 7- 8: Phải đảm bảo các yêu cầu trên - có thể mắc vài lỗi nhẹ về các loại.
Điểm 5- 6 : Đảm bảo các yêu cầu trên nhưng cách miêu tả còn ước lệ, dùng những hình ảnh sáo mòn lặp lại, không mắc quá nhiều lỗi các loại.
-Điểm 3-4: Bài làm miêu tả sơ sài, sa vào kể về nhân vật nhiều hơn miêu tả- Mắc quá nhiều lỗi các loại.
-Điểm 1-2:Bài tả quá sơ sài chứng tỏ chưa nắm phương pháp.
HĐ 2: Thu bài.
E/Dặn dò: - Xem kỹ phương pháp làm văn miêu tả - Ôn tập văn miêu tả.
	 - Soạn bài : "Thành phần chính của câu" và " Thi làm thơ năm chữ"

Tài liệu đính kèm:

  • docNV6 Tuan 2326.doc