Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết 53, 54, 55, 56

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết 53, 54, 55, 56

 KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

 I/. Mục tiu:

 - Hiểu đđược thế nào là kể chuyện tưởng tượng .

 - Cảm nhận được vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự .

 II/. Kiến thức chuẩn:

 1.Kiến thức :

 - Nhn vật, sự kiện, cốt truyện trong tc phẩm tự sự .

 - Vai trị của tưởng tượng trong tự sự .

 2. Kĩ năng :

 Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản .

 III/. Hướng dẫn - thực hiện:

 

doc 13 trang Người đăng thu10 Lượt xem 1107Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết 53, 54, 55, 56", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 14
 Tiết 53
 NS: 1/11/2010
 ND:8/11/2010
 KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
 I/. Mục tiêu:
 - Hiểu đđược thế nào là kể chuyện tưởng tượng .
 - Cảm nhận được vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự .
 II/. Kiến thức chuẩn:
 1.Kiến thức :
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự .
 - Vai trị của tưởng tượng trong tự sự .
 2. Kĩ năng :
 Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản .
 III/. Hướng dẫn - thực hiện:
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
 Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động .
 1.Ổn định lớp .
 2.Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra vở bài soạn của học sinh.
 3. Bài mới :
 Tưởng tượng không phải là sao chép lại chuyện có sẵn trong sgk hoặc trong đời sống mà phải dùng trí óc suy nghĩ, tưởng tượng ra để kể một cách sáng tạo.
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức 
 Tóm tắt truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
 Gọi HS kể tóm tắt truyện “ Chân, Tay ”
 Hỏi : Người kể đã tưởng tượng ra những gì ? 
 Chốt: Nhân vật riêng biệt , gọi bằng bác, cô, cậu, lão. . .các nhân vật có nhà riêng . Chân, Tay, Tai Mắt chống lại lão Miệng à sau đó hiểu ra và sống hòa thuận với nhau . 
 Hỏi : Chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào do tưởng tượng ra ? Nhằm làm nổi bật điều gì ?
 Hỏi: Vậy tưởng tượng có phải là tuỳ tiện không ?
 Chốt:Tưởng tượng không được tùy tiện mà dựa vào lôgíc tự nhiên nhằm mục đích thể hiện tư tưởng chủ đề , khẳng định cái lôgíc tự nhiên không thể thay đổi được.
 Hướng dẫn HS tìm hiểu cách kể một câu chuyện tưởng tượng (qua câu chuyện “Lục súc tranh công”).
 - Gọi HS đọc truyện “Lục súc tranh công”.
 - Yêu cầu HS: 
 + Tóm tắt truyện .
 + Chỉ ra yếu tố tưởng tượng .
 -> Tưởng tượng sáu con gia súc nói tiếng người, kể công, kể việc .
 + Sự tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào ?
 -> Yếu tố thật : Cuộc sống, công việc của mỗi giống vật.
 + Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì ?
 ->Mục đích thể hiện tư tưởng: Các giống vật khác nhau nhưng đều có ích cho con người -> không nên so bì nhau .
 - Cho HS thảo luận, tìm hiểu sự khác nhau giữa tưởng tượng và kể chuyện đời thường.
 - GV rút ra ghi nhớ 
- HS trả lời cá nhân: Tưởng tượng các bộ phận cơ thể người thành nhân vật như con người .
-> Chi tiết thật : mối quan hệ giữa các yếu tố trong cơ thể . . . Chi tiết tưởng tượng : như con người . 
=> Nổi bật: phải đoàn kết mới tồn tại .
- HS trả lời cá nhân: không phải tuỳ tiện mà có cơ sở. 
- Đọc diễn cảm truyện SGK .
- Cá nhân lần lượt tóm tắt truyện : chỉ ra yếu tố tưởng tượng, yếu tố thật.
-> Tuy việc khác nhau nhưng tất cả các vật đều có ích cho con người.
- Thảo luận nhóm .
-> Trình bày điểm khác nhau giữa tưởng tượng và kể chuyện đời thường.
- Đọc ghi nhớ SGK. 
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng :
 - Kể chuyện tưởng tượng là kể câu chuyện nghĩ ra bằng trí tưởng tượng, khơng cĩ sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng cĩ một ý nghĩa nào đĩ .
 - Vai trị của tưởng tượng trong tự sự : tưởng tượng càng lơ- gíc , tự nhiên, phong phú thì sự sáng tạo càng cao .
 - Cách xây dựng một câu chuyện tưởng tượng : dựa trên một thực tế hay một câu chuyện cĩ thật, sau đĩ sáng tạo thêm những chi tiết hấp dẫn, thú vị nhằm làm nổi bật ý nghĩa . 
 Hoạt động 3 : Luyện tập 
 - Gọi HS đọc to 5 đề văn ở sgk/134
 + Phân công mỗi nhóm một đề (Tìm ý, lập dàn ý).
 + Yêu cầu : Dựa vào những điều đã biết tưởng tượng thêm cho hấp dẫn.
- GV nhận xét, đánh giá và nhấn mạnh những điều cần lưu ý trong kể chuyện tưởng tượng (như phần ghi nhớ)
 - Cuối cùng GV chốt lại băØng một dàn bài mẫu và ghi bảng.
- HS đọc 5 đề SGK 
-Thảo luận nhóm (tổ), tìm ý, dàn ý.
-> Đại diện nhóm trình bày dàn ý (giấy A0) -> lớp nhận xét.
- Nghe.
- HS quan sát và ghi dàn bài.
II/. Luyện tập: 
 Đề: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước,..
 * Dàn bài:
 - Mở bài: Giới thiệu cuộc đại chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. 
 - Thân bài:
 + Thủy Tinh đem máy bay, xe lội nước ,tấn công Sơn Tinh
 + Để bảo vệ Mị Nương Sơn Tinh đã dùng vũ khí hạn nặng tấn công lại Thủy Tinh .
 + Thủy Tinh huy động tối đa các loại vũ khí tối tân nhưng vẫn bại trước Sơn Tinh .
 - Kết bài: + Sự trả thù tàn nhẫn của Thủy Tinh hàng năm hồng làm thiệt hại nền kinh tế của Sơn Tinh .
 + Thủy Tinh gây ra chiến tranh làm cho nhân dân khổ , còn Sơn Tinh đấu tranh chống lại để bảo vệ nhân dân . Thủy Tinh đại diện cho chiến tranh phi nghĩa .
Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dị .
 4.Củng cố: Em hãy cho biết sự khác nhau giữa kể chuyện đời thường và truyện tưởng tượng.
 5.Dặn dò:
 a.Bài vừa học: Học thuộc ghi nhớ; tự lập dàn bài tiếp cho những đề còn lại : 2,3,4,5 để tiết tới kiểm tra bài cũ sẽ gọi lên đọc phần dàn bài 1 trong 4 đề trên .
 b.Soạn bài: Ôn tập truyện dân gian(sgk/134)
 Cách soạn:
 - Nắm vững và học thuộc lòng các khái niệm :Truyền thuyết, Cổ tích, Ngụ ngôn và truyện cười.
 - So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích; ngụ ngôn với truyện cười .
 - Học sinh làm bài tập 1,2,3 Sách bài tập ( Bài 13 : Ôn tập dân gian ) sẽ có lợi cho việc ôn tập tiết tới . 
 c.Trả bài: Treo biển; Lợn cưới, Aùo mới .
v Hướng dẫn tự học :
 Lập dàn ý cho một đề văn kể chuyện và tập viết một bài văn kể chuyện tưởng tượng .
- HS trả lời theo câu hỏi của giáo viên .
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . 
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
Tuần : 14
Tiết 54 - 55
 NS: 3/11/2010
 ND:9/11/2010
 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN 
 I/. Mục tiêu:
 - Hiểu đặc điểm thể loại của các truyện dân gian đã học.
 - Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.
 II/. Kiến thức chuẩn:
 1.Kiến thức :
 - Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học : Truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngơn .
 - Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học .
 2.Kĩ năng :
 - So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các truyện dân gian .
 - Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại .
 - Kể lại một vài truyện dân gian đã học .
 III/. Hướng dẫn - thực hiện: 
 Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
 Nội dung 
Hoạt động 1 : Khởi động .
 1.Ổn định lớp .
 2.Kiểm tra bài cũ : 
 Kiểm tra trong tiết dạy.
 3.Bài mới :
 Chương trình Ngữ văn 6, đã cung cấp một số thể loại tiêu biểu của truyện cổ dân gian Việt Nam và thế giới. Đồng thời các em cũng đã tìm hiểu định nghĩa về các thể loại trên . Tiết học này nhằm củng cố lại những kiến thức đã học .
Hoạt động 2 : Đọc- hiểu văn bản.
 Hệ thống hóa các khái niệm truyện dân gian.
 - Yêu cầu HS nhắc lại các thể loại truyện dân gian đã học .
 + Nêu định nghĩa từng loại truyện (SGK) .
 + Kể tên các loại truyện theo thể loại, nêu ý nghĩa truyện (theo bảng hệ thống hóa,) GV kẻ bảng phụ và cho học sinh ghi tên các truyện dân gian đã học và đọc (bảng mẫu bên dưới).
 + Nêu những đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại đã học (theo bảng hệ thống hóa,)
 - GV nhận xét và kết luận từng nội dung một theo bảng hệ thống .
HS nhắc lại kiến thức cũ :
 + T.Thuyết :Trang 7 SGK
 + C.Tích :Trang 53 SGK
 + Ngụ ngôn :Trang 100 SGK
+ T.Cười :Trang 124 SGK
- HS lắng nghe
I.Khái niệm các thể loại truyện dân gian (SGK)
 - Truyền thuyết .
 - Cổ tích.
 - Ngụ ngôn.
 - Truyện cười
 Kiểm tra bài cũ khi qua tiết 55: 
 - Thế nào là truyền thuyết ? Nêu một vài truyện mà em đã học và đọc ? 
 - Thế nào là cổ tích ? Nêu một vài truyện mà em đã học và đọc ?
 - Theo em đặc điểm chung của truyện dân gian là gì ? 
HẾT TIẾT 54, SANG TIẾT 55
Hoạt động 3 : Hệ thống hĩa .
 Cho HS so sánh điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết – cổ tích với ngụ ngôn, truyện cười.
 GV treo bảng phụ và yêu cầu HS thảo luận rồi đại diện lên bảng thực hiện ghi bảng như sau : Định nghĩa, tên các truyện , đặc điểm của từng thể loại, Giống giữa các thể loại: Truyền thuyết- cổ tích, Ngụ ngôn – truyện cười ; và khác nhau của bốn thể loại,(phần đặc điểm trở xuống) .
HS thảo luận nhóm
 BẢNG HỆ THỐNG HÓA CÁC TRUYỆN DÂN GIAN ĐÃ HỌC – ĐỌC
Thể loại
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
Định nghĩa
SGK / tr. 7
SGK / tr. 53
SGK / tr. 100
SGK / tr. 124
Tên truyện
1.Con rồng cháu tiên.
2.Bánh chưng bánh giầy.
3.Thánh Gióng.
4.Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
5.Sự tích Hồ Gươm.
1. Sọ Dừa.
2. Thạch Sanh.
3. Em bé thông minh.
4. Cây bút thần.
5. Ông lão đánh cá và con cá vàng.
1. Ếch ngồi đáy giếng
2. Thầy bói xem voi.
3. Đeo nhạc cho mèo.
4.Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
1. Treo biển.
2. Lợn cưới, áo mới.
Đặc điểm
-Là truyện kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử trong quá khứ.
-Là truyện kể về cuộc đời, số phận một số kiểu nhân vật quen thuộc (người mồ côi, người dũng sĩ . . . )
-Truyện kể mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
-Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống để những hiện tượng này phơi bày ra người nghe (người đọc) phát hiện.
-Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo
-Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
-Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý.
-Có yếu tố gây cười.
-Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự vật lịch sử .
-Nêu bài học khuyên nhủ, răn dạy người đời .
-Nhằm gây cười, mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu, hướng tới điều tốt đẹp.
-Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật, dù chuyện có những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo .
-Người kể, người nghe không tin câu chuyện như là có thật 
-Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử.
-Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân vào thắng lợi của cái thiện.
Giống nhau
- Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
-Có nhiều mô típ, chi tiết giống nhau : sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính tài năng, phi thường.
- Tác phẩm tự sự.
- Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những ứng xử trái với điều răn dạy, vì thế nó giống truyện cười ở yếu tố gây cười.
Khác nhau
Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử -> Thể hiện đánh giá của nhân dân đối với sự kiện, nhân vật lịch sử đó.
Kể về cuộc đời các loại nhân vật nhất định -> Thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân và chiến thắng của cái thiện
Mục đích khuyên nhủ, răn dạy con người một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.
Mục đích gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự vật, hiện tượng tính cách đáng cười.
Hoạt động 4 : Luyện tập .
 (Nếu còn thời gian thì thực hiện) 
 Yêu cầu 1: HS kể lại một câu chuyện dân gian mà em thích và nêu ý nghĩa truyện.
 - Nhận xét.
 Yều cầu 2: Truyện Thánh Gióng thuộc thể loại nào trong truyện dân gian ? Tại sao em biết?
- HS kể lại một câu chuyện dân gian và nêu ý nghĩa .
- HS suy nghĩ, trả lời
II.Luyện tập:
Truyện Thánh Gióng thuộc thể loại truyền thuyết vì Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo, có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử .
 Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dị
 4.Củng cố: 
 Thực hiện ở Hoạt động 3
 5.Dặn dò: 
 a.Bài vừa học: Học thuộc lòng các định nghĩa truyện dân gian và phân biệt được sự khác nhau giữa các thể loại.
 b.Bài mới: Trả bài kiểm tra tiếng Việt (xem lại các nội dung kiểm tra để đối chiếu với bài đã làm )
 c.Trả bài: Số từ và lượng từ .	
v Hướng dẫn tự học :
 Đọc lại các truyện dân gian, nhớ nội dung và nghệ thuật của mỗi truyện .
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên . 
Tuần : 14
Tiết 56
 NS: 5/11/2010
 ND:13/11/2010
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 I/. Mục tiêu:
 -Nhận biết những chỗ sai trong bài làm.
 -Tự chữa được các lỗi mắc phải sau khi được hướng dẫn.
 II/. Kiến thức chuẩn:
 III/. Hướng dẫn - thực hiện:
 Hoạt động 1 : Khởi động .
 1.Ổn định lớp .
 2. Kiểm tra bài cũ : Không có thực hiện 
 3. Bài mới : 
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh chữa bài :
 - GV đọc nội dung yêu cầu từng câu, sau đó chia nhóm cho HS thảo luận rồi đại diện trả lời .	
 - GV gọi HS khác nhận xét và chốt lại ý đúng .
 Hoạt động 3 : GV trả bài cho học sinh. 
 * Đáp án: 
 I. Trắc nghiệm: (3 điểm )
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
B
C
A
A
1D,2C,3B,4A
A.Khinh khỉnh
B. Khinh bạc
ĐIỂM
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
 II. Tự luận: (7 điểm )
CÂU
NỘI DUNG CẦN ĐẠT 
ĐIỂM
1
Danh từ là từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, 
HS viết ra ví dụ đúng (tuỳ học sinh) .
0,75
0,75
2
Chúng ta nên trung thực trong kiểm tra .
2,5
3
 VD: Chúng tôi là học sinh trường . . .
 - Có gạch dưới từ danh từ
 - Đúng là danh từ riêng
 - Có chủ – vị rõ ràng
 - Câu tự đặt
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
4
Từ dùng không đúng 
Từ cần thay thế 
a
thăm quan 
tham quan 
0,25
b
nhấp nháy 
mấp máy 
0,25
c
linh động 
sinh động 
0,25
d
bàng quang 
bàng quan 
0,25
e
thủ tục 
hủ tục 
0,25
f
tinh tú 
tinh tuý hoặc tinh hoa 
0,25
- Gợi ý HS nên có ý kiến khi nhận được bài (nếu có thắc mắc)
 - Nhắc nhở HS lưu bài cẩn thận.
 Hoạt động 4: Thông baó điểm số HS đạt được theo tỉ lệ %
LỚP
TS
1→2.5
3→3.5
4→4.5
5→5.5
6→6.5
7→7.5
8→8.5
9→9.5
10.0
63
31
00
02
03
01
03
01
12
09
00
Lớp
TS
5
5
%
6 3
31
05
26
83.8
 Hoạt động 5 :Nhận xét ưu - Khuyết điểm:
 1.Ưu điểm: 
 - Học sinh có chuẩn bị tốt, biết vận dụng kiến thức khi làm bài .
 - Phản ánh khả năng vận dụng kiến thức của học sinh tương đối dùng thực lực .
 - Phần lớn học sinh có làm bài, hiểu cách làm, làm bài khá tốt .
 - Thực hiện đúng hình thức yêu cầu, rõ ràng .
 - Số đông học sinh ở điểm 8
 - Không còn tình trạng khoanh tròn nhiều câu cùng lúc. 
 -> Có 83.8% học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên : Bão, Bình Chăm, Duy, Hào, Hưởng, Quỳnh, Khoa, Quốc Luân, Mụi, Mỹ, Hoài Nam, Nga, Như, Phúc, Thúy, Kim tiền, Bội Tiền, Kiều Tiên,Thủy Tiên, Trân, . . . 
 2.Khuỵết điểm:
 - Một vài học sinh chưa thuộc bài, chưa đọc kĩ đề nên làm bài chưa đạt yêu cầu cao
 - Câu 3 phần tự luận một số em chưa biết đặt câu . 
 - Hình thức trình bày chưa sạch đẹp ở một số trường hợp (nhiều học sinh) 
 - Viết hoa còn tùy tiện ở phần tự luận, cần xem lại bài Danh từ .
 - Còn sai chính tả nhưng có giảm so với lần trước.
 - > Còn 16.1% học sinh đạt điểm dưới trung bình .
 Hoạt động 6 : Hướng khắc phục
 - Phải đọc đề bài thật kĩ, xác định yêu cầu của đề bài .
 - Học bài kĩ hơn, làm lại tất cả các bài tập .
 - Bản thân các em phấn đấu hơn nữa, làm bài cần phải có thời gian suy nghĩ . Nắm chính xác yêu cầu của đề .
 - Giáo viên thường xuyên theo dõi việc tiếp thu của học sinh .
 - Đọc nhiều sách báo bổ ích để hạn chế phần nào về chính tả .
 - Khi trình bày phải cẩn thật sạch đẹp .
 - Phần tự luận còn làm sai nhiều do không học bài (ỷ lại phần trắc nghiệm) 
 Hoạt động 7 : Củng cố – Dặn dò
4.Củng cố: 
 Thực hịên ở Hoạt động 5
5.Dặn dò:
 a.Bài vừa học: Lưu lại bài kiểm tra, xem lại các lỗi để có hướng khắc phục.
 b.Soạn bài: Chỉ từ (trang 136,sgk)
 Cách soạn:
 - Đọc kĩ các đoạn văn đã cho rồi suy nghĩ trả lời các câu hỏi ở những mục (1),(2),(3) thuộc I,II
 - Xem trước và soạn các bài tập trong phần luyện tập .
 c.Trả bài: Số từ và lượng từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6 trang.doc