Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 9: Đọc hiểu văn bản Sơn Tinh - Thủy Tinh - Nguyễn Thị Hoa

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 9: Đọc hiểu văn bản Sơn Tinh - Thủy Tinh - Nguyễn Thị Hoa

A. Mục tiêu cần đạt:

 * Kiến thức:

 Giúp học sinh:

 - Hiểu truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm giải thích hiện tượng lụt lội xẩy ra ở châu thổ Bắc bộ thủa các Vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình.

 * Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng vận dụng liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo để tập kể chuyện sáng tạo theo cốt truyện dân gian.

 B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 - Giáo viên: Nghiên cứu, soạn bài.

 - Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.

 C. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy- học:

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

 ? Nêu ý nghĩa của truyện Thánh Gióng? Hình ảnh nào của Thánh Gióng là đẹp nhất trong tâm trí em?

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài.

 Qua tìm hiểu 2 truyện thuyền thuyết Con rồng cháu riên và Thánh Gióng các em hiểu được nguồn gốc cao đẹp của dân tộc Việt Nam và truyền thống yêu nước, ý chí tự cường của dân tộc, trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Tuy nhiên truyền thuyết còn giúp ta hiểu được những hiện tượng tự nhiên và ước mơ của nội dung ta trong việc chinh phục thiên nhiên mà tiêu biểu là truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

 

doc 8 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 9: Đọc hiểu văn bản Sơn Tinh - Thủy Tinh - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
 Ngày dạy :
 Sơn Tinh - Thuỷ Tinh
 (Truyền thuyết)
 Tiết 9 : Đọc - Hiểu văn bản
	A. Mục tiêu cần đạt:
 * Kiến thức:
	Giúp học sinh:
	- Hiểu truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm giải thích hiện tượng lụt lội xẩy ra ở châu thổ Bắc bộ thủa các Vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình.
 * Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng vận dụng liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo để tập kể chuyện sáng tạo theo cốt truyện dân gian.
 B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 - Giáo viên: Nghiên cứu, soạn bài.
	 - Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
 C. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy- học:
	 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. 
	? Nêu ý nghĩa của truyện Thánh Gióng? Hình ảnh nào của Thánh Gióng là đẹp nhất trong tâm trí em?
	 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
 Qua tìm hiểu 2 truyện thuyền thuyết Con rồng cháu riên và Thánh Gióng các em hiểu được nguồn gốc cao đẹp của dân tộc Việt Nam và truyền thống yêu nước, ý chí tự cường của dân tộc, trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Tuy nhiên truyền thuyết còn giúp ta hiểu được những hiện tượng tự nhiên và ước mơ của nội dung ta trong việc chinh phục thiên nhiên mà tiêu biểu là truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
* Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV: Yêu cầu đọc: Lưu ý chi tiết, hình ảnh miêu tả sự kỳ lạ của Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Các câu văn miêu tả trận chiến Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
GV: Đọc mẫuà Một đôi.
I. Đọc - tiếp xúc văn bản.
*. Đọc. 
- Gọi học sinh đọc tiếp -> Rút quân.
- Gọi 1 HS đọc đoạn còn lại.
- Học sinh đọc. 
- Gọi học sinh nhận xét bạn đọc.
- Học sinh nhận xét bạn đọc.
? Em hiểu như thế nào về 2 nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh? 
GV: Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có cốt lõi từ thần thoại cổ nhưng được lịch sử hoá thành 1 truyền thuyết. Truyện được gắn với 1 thời đại cụ thể trở thành 1 truyện quan trọng trong chuỗi truyền thuyết về các Vua Hùng, Sơn Tinh trở thành người anh hùng, trong văn hoá tâm linh người Việt.
- Học sinh trả lời.
- Sơn Tinh- Thần núi, Thuỷ Tinh - Thần nước).
? Hãy kể tóm tắt truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.
GV: Gọi HS nhận xét.
GV: Yêu cầu HS đọc thầm chú thích.
? Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
-HS kể tóm tắt.
- HS nhận xét.
- HS đọc thầm chú thích.
- HS phát hiện.
* Kể 
Truyện kể về Hùng Vương thứ 18 kén chồng cho Mị Nương, 2 thần Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn. Hai thần ngang tài nên Vua Hùng phải ra điều kiện thách cưới. Sơn Tinh mang lễ vật đến trước rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau đùng đùng nổi giận dâng nước lên đánh Sơn Tinh, Thuỷ Tinh dùng phép lạ bốc đồi, rời núi dựng thành luỹ đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng thần nước đành rút quân về.Oán nặng thù sâu, hàng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng vẫn không thắng nối thần núi.
* Từ khó:
* Cấu trúc văn bản:
 - Từ đầuàMột đôi: Vua Hùng thứ 18 kén rể.
- Tiếp à Rút quân: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh giữa 2 vị thần.
- Còn lại: Sự trả thù hàng năm về sau của Thuỷ Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.
- Thời đại Hùng Vương.
GV: Truyện kể về thời Hùng Vương thứ 18 tuy nhiên không nên hiểu chi tiết này 1 cách máy móc như thật, đây là thời gian ước lệ để nói về thời đại các Vua Hùng, thời đại có nhiều đời Vua kế tiếp nhau.
- Học sinh trả lời.
? Xác định nhân vật chính của truyện này: Vì sao đó là nhân vật chính?
- Nhân vật được nói tới nhiều nhất
? Nhân vật phụ? (Vua Hùng- Mị
- Học sinh trả lời.
- HS suy nghĩ.
có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản) .Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - nhân vật chính. 
Nương bỏ đi có được không?
? Cùng với sự việc trong văn tự sự còn có nhân vật. Vai trò của nhân vật trong văn tự sự như thế nào?
GV: Cách giới thiệu nhân vật trong tự sự ra sao ta sẽ nghiên cứu kỹ trong Tập làm văn.
trả lời.
- Học sinh trả lời.
 - Nhân vật này rất cần thiết đối với sự phát triển của câu truyện, không thể bỏ đi được.
? Nhận xét về cách đặt tên truyện? Em biết những truyện cổ dân gian nào có cách đặt tên như vậy?
? Liệt kê các sự việc có liên quan tới 2 nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
- Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh thảo luận
- HS trả lời.
- Học sinh liệt kê.
- Tên truyện thường gắn với tên nhân vật chính. 
- Khi cầu hôn.
- Khi nhận lời thách cưới.
- Cuộc giao tranh.
- Kết quả.
- Lập bảng.
Sự việc
Sơn tinh
Thuỷ tinh
- Khi cầu hôn
- ở vùng núi Tản viên có tài lạ, chúa miền non cao
- ở miền biển, không tài năng, không kém chúa miền núi thẳm
- Khi nhận lời thách cưới
- Đến sớm
- Đủ lễ vật, lấy được Mị Nương
- Đến muộn, không lấy được Mị Nương, tức giận.
- Cuộc giao tranh
- Nước cao bao nhiêu, đồi núi cao bấy nhiêu
- Hô mưa, gọi gió làm thành giông bão
Kết quả
- Vững vàng
- Đã kiệt, đành rút quân
- Hàng năm dâng nước lên đánh Sơn Tinh, không thắng nổi, thần núi đành rút quân về.
Tượng trưng cho khả năng và khát vọng chế ngự thiên nhiên của người Việt cổ - 1 là phúc thần
- Tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên là 1 hung thần
- Câu hỏi rút ra những nội dung trong bảng (Giáo viên kết hợp vừa hướng dẫn học sinh vừa trả lời, vừa ghi).
? Nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được tác giả dân gian miêu tả như thế nào?
? Giải thích: Cầu hôn, Tản viên.
- Học sinh phát hiện.
- Học sinh giải thích.
? Hãy đọc lời thách cưới của Vua Hùng: "Sính lễ" em hiểu gì qua lời thách cưới đó.
- Học sinh đọc.
- Tục thách cưới có thể tạo điều kiện cho người ta lựa chọn chàng rể theo ý muốn, những lễ vật mà Hùng Vương thứ 18 yêu cầu ( 100 ván ) thể hiện rất rõ sự thiên vị, cảm tình của nhà vua với Sơn Tinh, với vì những thứ ấy đều là sản vật của rừng núi quê hương Sơn Tinh và do đó việc Sơn Tinh thắng cuộc, lấy được Mị Nương là điều Hùng Vương đã mong muốn và dự kiến chuẩn bị từ khi thách cưới.
? Trước lời thách cưới của Vua Hùng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã thực hiện như thế nào?
- Học sinh trả lời
- Mang đầy đủ lễ vật mà Vua Hùng thách.
? Hãy kể lại diễn cảm đoạn truyện miêu tả cuộc giao tranh giữa 2 thần?
? Những chi tiết nào trong đoạn được miêu tả bằng trí tưởng tượng kỳ ảo? Giải thích nao núng?
- Học sinh kể. 
- Học sinh trả lời.
- Sơn Tinh khônh hề nao núng.
? Cuộc giao tranh dữ dội và quyết liệt ấy đã dẫn đến kết quả cuối cùng như thế nào?
- Học sinh trả lời.
- Sơn Tinh vững vàng, Thuỷ Tinh đã kiệt sức.
? Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của mỗi nhân vật? ( Thảo luận nhóm ).
- GV: Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh thảo luận. -- - Đại diện các nhóm nêu ý kiến.
- Sơn Tinh tượng trưng cho khả năng và khát vọng chế ngự thiên nhiên của người Việt cổ, là 1 phúc thần.
- Thuỷ Tinh tượng trưng cho sức mạnh càn phá của thiên nhiên. Là 1 hung thần.
? Sơn Tinh chiến thắng Thuỷ Tinh có dễ dàng không? Sự việc đó có ý nghĩa gì?
- Học sinh trả lời.
? Sơn Tinh lấy được Mị Nương và chàng chiến thẳng tất cả các cuộc báo thù của Thuỷ Tinh cho em hiểu gì về thái độ của nhân dân? 
- Học sinh nêu ý hiểu..
- Yêu quý, trân trọng những nhân vật, những lực lượng giúp con người vượt qua sự tàn phá cướp bóc của giặc nước.
GV: Cuộc đánh ghen giữ dội và quyết liệt chỉ là cái áo hoang đứng ngoài để chiếm đoạt
? Câu truyện Thuỷ Tinh hàng năm dâng nước đánh ghen có ý nghĩa gì?
-Học sinh suy nghĩ trả lời.
- ý nghĩa :
- Giải thích hiện tượng lũ lụt.
? Chi tiết nước sông  bấy nhiêu có ý nghĩa như thế nào?
- Học sinh trả lời.
- Ước mong của người Việt cổ chế ngự thiên tai.
- Ca ngợi công lao dựng nước của Vua Hùng.
GV: Chi tiết nước sông  đã nói lên ước mơ của người xưa muốn chinh phục thiên nhiên chiến thắng lũ lụt để có cuộc sống bình yên 1 ước mơ đẹp mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đã nói lên trong 1 hình tượng đầy chất thơ.
? Ước mơ của người xưa đã biến thành hiện thực ngày nay như thế nào?
- Học sinh trả lời
- Chủ trương xây dựng, củng cố đê điều ngăn cấm nạn phá rừng, trồng rừng biến ước mơ của người xưa thành hiện thực đẹp đẽ của đất nước bkt công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
.
GV: Ngoài việc nhận thức về ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh-Thuỷ Tinh chúng ta cần nhận thức đầy đủ hơn về bài học rút ra từ tác phẩm này đó là vận động ứng xử đối với thiên nhiên, môi trường sinh thái từng cá nhân, từng quốc gia và toàn thể nhân loại, thiên nhiên có quy luật tự nhiên của nó, để thiên nhiên không nổi giận con người không chỉ tìm cách chế ngự thiên nhiên mà còn phải biết sống hoà hợp, sống cùng với thiên nhiên.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể truyện của tác giả dân gian trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh?
GV: Miêu tả tranh minh họa SGK.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nghe.
III. Tổng kết.
- Nghệ thuật:
- Xây dựng bằng trí tưởng tượng phương pháp, những chi tiết hoang đường, kỳ ảo, truyện kể có kịch tính, tạo hấp dẫn.
* Ghi nhớ ( SGK)
IV. Luyện tập.
- Gọi Học sinh kể lại truyện
- Học sinh kể.
- Gọi nhận xét bạn kể
- Học sinh nhận xét bạn kể.
GV: Khái quát lại chuỗi
truyền thuyết về đời các Vua Hùng.
	* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà.	
- Học ghi nhớ. 
- Làm bài tập còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6 - tiet 9.doc