I. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự.
2. Kĩ năng: - Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và thứ nhất.
3. Thái độ: - Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án.
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra: Kiểm tra bài soạn của học sinh.
Ngµy so¹n:................................ Líp 6B TiÕt (TKB): Ngµy d¹y: SÜ sè: V¾ng: Tiết 33: NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU. Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự. 2. Kĩ năng: - Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và thứ nhất. 3. Thái độ: - Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án. 2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Kiểm tra: Kiểm tra bài soạn của học sinh. 2. Bài mới. Hoạt động của thày Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * Hoạt đông 1 - Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. - Giáo viên giới thiệu cho HS nắm ]ợc về ngôi kể. - Yêu cầu HS đọc các đoạn văn 1, 2 và trả lời các câu hỏi. * Đoạn 1. - Người kể gọi các nhân vật bằng gì? - Người kể ở ngôi thứ mấy? - Ngôi kể ấy có vai trò gì? * Đoạn 2. ? Trong đoạn văn người kể tự xưng mình là gì? ? Đoạn văn được kể theo ngôi nào ? ? Nhận xét về lời kể (Ở ngôi kể này người kể có thể kể tự do được không?. ? Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do hơn? Còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trải qua? ? Hãy đổi ngôi kể trong đoạn văn 2 ? Nhận xét . ? Ở đọan 1 có đổi thành ngôi kể thứ nhất không? Vì sao ? - Giáo viên nhấn mạnh : Khi làm bài văn tự sự, người kể phải chọn ngôi kể thích hợp để đạt được mục đích giao tiếp. - Cho HS đọc nội dung Ghi nhớ trong SGK. - Chú ý lắng nghe. - Đọc các đoạn văn. - Trả lời. - Trả lời. - Suy nghĩ, phát biểu. - Theo dõi văn bản, trả lời. - Suy nghĩ, phát biểu. - Suy nghĩ, phát biểu. - Đổi ngôi kể, nhận xét. - Suy nghĩ, phát biểu. - Đọc Ghi nhớ. I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. 1. Ngôi kể. - Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. 2. Các ngôi kể và vai trò. * Đoạn 1 - Gọi nhân vật bằng tên ( vua, thằng bé ) - Người kể tự giấu mình -> kể theo ngôi thứ ba . - Tác dụng: Lời kể tự do, linh họat. * Đoạn 2: - Nhân vật tự xưng “tôi” (Dế Mèn) -> kể theo ngôi thứ nhất . - Người kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, nói ra suy nghĩ của mình. - Người kể xưng “tôi” không nhất thiết là chính tác giả. * Ghi nhớ: (SGK). * Hoạt động 2 - Luyện tập. - Hướng dẫn HS sinh Luyện tập. * Bài tập 1, 2: Yêu cầu HS thay đổi ngôi kể. - Kể lại. - Nhận xét về lời kể . * Bài tập 3, 4: Cho HS thảo luận nhóm. - Thay đổi ngôi kể. - Nhận xét. - Thảo luận. II. Luyện tập. Bài tập 1: Thay đổi ngôi kể. - Thay “tôi” bằng “Dế Mèn”. - Ngôi thứ nhất-> Ngôi thứ ba. -> Lời kể khách quan . Bài tập 2. Ngôi thứ 3 -> ngôi thứ nhất -> Lời kể mang sắc thái tình cảm. Bài tập 3, 4. - Kể theo ngôi thứ ba. - Giữ không khí truyền thuyết, cổ tích . - Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và các nhân vật trong truyện . 3. Củng cố. - Giáo viên hệ thống lại bài học. 4. Dặn dò: - Học bài và làm bài 5, 6. - Soạn bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng. Ngµy so¹n:................................ Líp 6B TiÕt (TKB): Ngµy d¹y: SÜ sè: V¾ng: Tiết 34, 35: VĂN BẢN. ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG (Hướng dẫn đọc thêm) Truyện cổ tích bằng thơ của A. Puskin. I. MỤC TIÊU. Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc trong truyện . 2. Kĩ năng: - Kể lại được truyện. 3. Thái độ : - Sống nhân nghĩa tốt bụng,không vong ơn bội nghĩa. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án. 2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Bài cũ : Kể tóm tắt truyện “ cây bút thần “ ? Nêu ý nghĩa của truyện ? 2. Bài mới : Hoạt động của thày Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1 - Đọc và tìm hiểu Chú thích. - Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu Chú thích. - Đọc và tìm hiểu theo hướng dẫn của giáo viên. I .Đọc và tìm hiểu chú thích. 1. Đọc văn bản: 2. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả: A.pu-skin (1799-1837) là đại thi hào Nga. b. Tác phẩm: Là truyện cổ tích dân gian Nga gồm 205 câu thơ. * Hoạt động 2 - Đọc hiểu văn bản ? Truyện có những nhân vật nào? ? Mở đầu truyện, em thấy cuộc sống của gia đình ông lão như thế nào? ? ? Mụ vợ đòi cá vàng đền ơn mấy lần? Hãy nêu cụ thể? ? Trong các lần đó, theo em lần nào đáng được cảm thông? Lần nào đáng ghét? Vì sao? ? Em có nhận xét gì về tính chất và mức độ đòi cá vàng đền ơn của mụ vợ? ? Cùng với lòng tham mụ vợ còn là người như thế nào nữa? ? Mụ còn bội bạc với ai nữa ? Qua nhân vật mụ vợ, nhân dân muốn thể hiện thái độ gì? * GV: Nhân vật mụ vợ, quả là người vừa tham lam, vừa bội bạc. Qua đó nhằm phê phán, lên án lòng tham và sự bội bạc . - Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật ông lão. ? Đọc truyện, em thấy ông lão là người như thế nào? ? Trước những đòi hỏi của mụ vợ, ông lão có thái độ và hành động như thế nào? ? Em có suy nghĩ gì về hành động của ông lão? ? Qua đó tác giả muốn phê phán điều gì? ? Cảnh biển khi mỗi lần ông lão gọi con cá vàng thay đổi như thế nào? ? Em có nhận xét gì về hình tượng con cá vàng? Ý nghĩa? * GV: Cá vàng là hình tượng đẹp: tượng trưng cho sự biết ơn đối với những người nhân hậu; Đại diện cho lòng tốt, cái thiện, công lý để trừng trị những kẻ tham lam, bội bạc. - Trả lời. - Theo dõi văn bản, trả lời. - Suy nghĩ, trả lời. - Phát biểu. - Nhận xét. - Suy nghĩ, trả lời. - Trả lời. - Suy nghĩ, phát biểu. - Phát biểu. - Trả lời. - Suy nghĩ, nhận xét. II. Đọc - Hiểu văn bản 1. Nhân vật mụ vợ. - Là người tham lam + Lần 1: Đòi cái máng. + Lần 2: Đòi cái nhà. + Lần 3: Đòi làm nhất phẩm phu nhân. + Lần 4: Đòi làm Nữ hoàng. + Lần 5: Đòi làm Long Vương. => Lòng tham vô độ ; từ vật chất đến địa vị, từ cái có thực đến cái không có thực . “ Được voi đòi tiên “ . - Là người bội bạc + Bội bạc với chồng: chửi, mắng, quát, tát đuổi chồng đi -> coi thường, bất nhân, bất nghĩa . + Bội bạc với cá vàng: bắt cá vàng hầu hạ. -> Mụ bị trừng trị thích đáng -> truyện phê phán, lên án lòng tham và sự bội bạc. 2. Nhân vật Ông lão. - Là người lao động hiền lành, thật thà, nhân hậu. - Trước những đòi hỏi của mụ vợ: ông câm lặng => lóc cóc -> lủi thủi => sợ vợ, muốn yên thân nên đã vô tình tiếp tay cho tính tham lam của mụ vợ. 3. Cảnh biển. - Biển êm ả -> nổi sóng -> nổi sóng dữ dội -> mù mịt -> ầm ầm. => Giận dữ trước lòng tham của mụ vợ -> sự bất bình của nhân dân. 4. Hình tượng cá vàng. - Tượng trưng cho sự biết ơn. - Đại diện cho cái thiện. - Đại diện cho công lý. * Hoạt động 3 - Tổng kết. - Ý nghĩa của câu chuyện là gì? - Cho HS đọc Ghi nhớ trong SGK. - Thảo luận nhóm, phát biểu. - Đọc Ghi nhớ. III. Tổng kết. * Ghi nhớ. (SGK). 3. Củng cố: - Qua câu chuyện chúng ta rút ra được bài học gì cho bản thân? 4. Dặn dò: - Kể tóm tắt truyện và học bài. - Soạn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự.
Tài liệu đính kèm: