Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 27: Chữa lỗi dùng từ (Tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 27: Chữa lỗi dùng từ (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh:

1. Kiến thức: - Nhận ra được những lỗi thông thường về nghĩa của từ.

2. Kĩ năng: - Nhận diện và sửa chữa các lỗi sai về dùng từ.

3. Thái độ: - Có ý thức dùng từ đúng nghĩa.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án.

2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Kiểm tra: - Hãy nhắc lại các thao tác thực hiện khi chữa lỗi?

2. Bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng vanady Lượt xem 7563Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 27: Chữa lỗi dùng từ (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.
Lớp 6B Tiết (TKB):	 Ngày dạy:	Sĩ số: 	Vắng:
	Tiết: 27
Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo)
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: - Nhận ra được những lỗi thông thường về nghĩa của từ.
2. Kĩ năng: - Nhận diện và sửa chữa các lỗi sai về dùng từ.
3. Thái độ: - Có ý thức dùng từ đúng nghĩa.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án.
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
III. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra: - Hãy nhắc lại các thao tác thực hiện khi chữa lỗi?
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 – Dùng từ không đúng nghĩa.
I. Dùng từ không đúng nghĩa.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu các ví dụ (SGK, 75).
- Hãy chỉ ra các lỗi dùng từ sai trong các ví dụ trên?
- Vì sao dùng các từ đó là sai?
- Theo em, người viết dùng từ sai nguyên nhân là do đâu?
* GV: Trong khi nói, viết phải hiểu đúng nghĩa của từ mới dùng. Muốn hiểu đúng nghĩa của từ thì phải đọc sách báo, tra từ điển và có thói quen giải nghĩa từ (theo hai cách đã học).
- Em hãy chữa các câu trên cho đúng?
- Vì sao em lại thay thế từ đó?
- Đọc và tìm hiểu các ví dụ.
- Chỉ ra các lỗi sai.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trình bày cách sửa chữa.
- Suy nghĩ, trả lời.
1. Ví dụ: SGK - Tr 75
* Nhận xét: 
- Các từ dùng sai:
a. Yếu điểm.
b. Đề bạt.
c. Chứng thực.
- Các từ đó dùng sai bởi nghĩa của các từ này không hợp trong văn cảnh:
a. Yếu điểm: điểm quan trọng.
b. Đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn do cấp thẩm quyền cao quyết định chứ không phải là do bầu cử.
c. Chứng thực: Xác nhận là đúng sự thật.
- Nguyên nhân:
không biết nghĩa hoặc hiểu sai nghĩa, hiểu chưa đầy đủ nghĩa của từ.
- Chữa:
a. Thay thế từ "yếu điểm" bằng từ "nhược điểm".
b. Thay thế từ "đề bạt" bằng từ "bầu". 
a. Thay thế từ "chứng thực" bằng từ "chứng kiến".
- Bầu: tập thể chọn người giao chức vụ bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm hay biểu quyết...
Từ đó hợp văn cảnh
- Em hãy nhắc lại các bước cần thực hiện khi chữa lỗi?
- Nhắc lại.
- Rút ra Ghi nhớ.
- Tìm lỗi sai.
- Tìm nguyên nhân.
- Sửa chữa lỗi.
* Hoạt động 2 – Luyện tập.
II. Luyện tập:
- Hướng dẫn HS làm các Bài tập.
- GV đọc các từ có chứa phụ âm tr hoặc ch cho HS viết vào vở bài tập.
- Làm các bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
1. Bài tập 1: Chữa lỗi dùng từ sai:
* Dùng sai -> Dùng đúng.
- Bảng (tuyên ngôn) -> Bản.
- (tương lai) sáng lạng 
-> Xán lạn.
- Buôn ba (hải ngoại) 
-> Bôn ba.
- Thuỷ mạc (bức tranh) 
-> Thuỷ mặc.
- (nói năng) tự tiện - tuỳ tiện.
2. Bài tập 2: Điền từ
a. Khinh khỉnh
b. Khẩn trương
c. Băn khoăn.
3. Bài tập 3: Chữa lỗi dùng từ:
a. Bộ phận (tay, chân) của người thường có sự tương ứng với các hoạt động sau:
- Tống bằng tay tương ứng với một cú đấm
- Tung bằng chân tương ứng với một cú đá.
- Câu này có hai cách chữa:
+ Thay cú đá bằng cú đấm, giữ nguyên "tống"
+ Thay "tống" bằng "tung" giữ nguyên "cú đá".
b. Thay thực thà bằng thành khẩn.
- Thay “tinh tú” bằng “tinh hoa” cái “tinh tú” bằng “tinh tuý”.
4. Bài tập 4: Viết chính tả. 
3. Củng cố.
- Giáo viên nhắc lại nội dung bài học.
4. Dặn dò.
Học và làm bài, thuộc Ghi nhớ, hoàn thiện các Bài tập.
Chuẩn bị: Kiểm tra văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 27, 28.doc