Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5, Tiết 20: Lời văn, đoạn văn trong văn tự sự

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5, Tiết 20: Lời văn, đoạn văn trong văn tự sự

I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn.

 -xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hàng ngày.

 -Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc, nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu vàkể sự việc.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, soạn tốt giáo án, giấy rời.

 Học sinh : Nắm bài cũ, chuẩn bị bài mới, giấy rời.

 III. Các họat động trên lớp :

 1.Kiểm tra bài cũ : (kiểm tra 15)

 I.Trắc nghiệm : (4 điểm) : Đọc kĩ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi. (mỗi câu 1 điểm)

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5, Tiết 20: Lời văn, đoạn văn trong văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tên bài dạy : 	 LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TRONG VĂN TỰ SỰ
	Tiết chương trình : Tiết : 20. Tuần : 05.
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn.
	-xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hàng ngày.
	-Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc, nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu vàkể sự việc.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV, soạn tốt giáo án, giấy rời.
	Học sinh : Nắm bài cũ, chuẩn bị bài mới, giấy rời.
	III. Các họat động trên lớp :
	1.Kiểm tra bài cũ : (kiểm tra 15’)
	I.Trắc nghiệm : (4 điểm) : Đọc kĩ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi. (mỗi câu 1 điểm)
	Câu 1 : Truyền thuyết “sơn Tinh, Thủy Tinh” ra đời vào thời đại lịch sử nào của dân tộc ?
	A.Thời đại Văn Lang – Âu Lạc.
	B.Thời nhà Lý.
	C.Thời nhà Trần.
	D.Thời nhà Nguyễn.
	Câu 2 : Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa như thế nào ?
	A.Thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc của cuộc kháng chiến.
	B.Thể hiện sự vất vả của Lê Lợi trong việc tìm vũ khí chiến đấu.
	C.Đề cao sự phát triển nhanh chóng và chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến.
	D.Đề cao vai trò của những người có công giúp lê lợi chiến thắng.
	Câu 3 : Những từ sau đây từ nào là từ láy ?
	A.Tráng sĩ.
	B.Lẫm liệt.
	C.Ngựa sắt.
	D.Sứ giả.
	Câu 4 : Những yếu tố nào thường có trong truyện ?
	A.Cốt truyện, nhân vật, lời kể.
	B.Nhân vật, lời kể.
	C.Lời kể, cốt truyện.
	D.Cốt truyện, nhân vật.
	II.Tự luận : (6 điểm)
	Câu 1 : Chủ đề của văn tự sự là gì ?
	Câu 2 : Sọ dừa có những tài năng gì ?
	2. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	Ở tiết học trước các em đã nắm các yếu tố như : Sự việc, nhân vật, chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Ở tiết học hôm nay sẽ hình thành cho các em lối hành văn : lời văn, đoạn văn, đặc biệt là lời giới thiệu và lời kể nhân vật, sự việc. 
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4’
6’
1’
7’
1’
I. Lời văn giới thiệu nhân vật :
Thường dùng kiểu câu có từ “Có” từ “Là”.
II. Lời văn kể sự việc :
* Ghi nhớ : (ý 1 SGK trang 59)
III. Đoạn văn :
* Ghi nhớ : (Ý 2 SGK trang 59)
Hoạt động 1 : Dùng bảng có 2 đoạn văn, cho hs đọc nhanh 2 đoạn văn – đặt câu hỏi.
?. Các câu văn đã giới thiệu nhân vật như thế nào ? Câu văn giới thiệu trên đây thường dùng những từ, cụm từ gì ? (HS trả lời, GVkết kuận).
-GV chuyển ý sang phần II.
Hoạt động 2 : Dùng bảng phụ có đoạn văn và cho hs đọc nhanh các câu hỏi.
?. Đoạn văn trên đã dùng những từ ngữ gì để nói hành động của nhân vật ? Các hành động thể hiện theo trình tự nào ? Hành động ấy đem lại kết quả ra sao ? Lời kể trùng điệp gây được ấn tượng gì cho người đọc ? (HS trả lời, GVkết kuận)
-Sau đó khái quát lại bài học, cho hs đọc ý 1 của phần ghi nhớ, ghi bài.
-GV chuyển ý sang phần II.
Hoạt động 3 : Yêu cầu hs chú ý và quan sát các đoạn văn (1), (2), (3) ở các phần trên, nêu câu hỏi :
?. Mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào ? Gạch dưới câu biểu đạt ý chính đó. Tại sao gọi đó là câu chủ đề ? (HS trả lời, GVkết kuận)
?. Để dẫn đến các ý chính người ta đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ như thế nào ? (HS trả lời, GVkết kuận)
-Sau đó GV khái quát lại bài, cho hs đọc ý 2 của ghi nhớ, ghi bài.
-HS đọc nhanh 2 đoạn văn, quan sát các câu hỏi, chú ý để trả lời câu hỏi của bài.
-Giới thiệu Vua Hùng là cha của Mị Nương, giới thiệu lai lịch, tài năng của Sơn Tinh, Thủy Tinh, giới thiệu Vua Hùng hành động kén rễ, Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
-HS chú ý.
-HS quan sát đoạn văn, đọc nhanh các câu hỏi để trả lời.
-Các từ chỉ hành động như đùng đùng, đuổi, cướp, hô mây,.hành động này kể theo thứ tự từ hành động này đến diễn biến tâm lý và ngược lại; hành động đem lại kết quả : nước ngập ruộng đồng, gây ấn tượng mạnh sự
-HS chú ý lắng nghe và đọc phần ghi nhớ, ghi bài.
-HS chú ý.
-Quan sát và chú ý lắng nghe để nắm bài học.
-Đoạn văn (1) mang ý chính, đoạn 2 (1), đoạn 3 (1) gọi là câu chủ đề vì thể hiện ý chính.
-Các câu mang ý phụ giải thích minh họa làm rõ cho câu mang ý chính.
-HS chú ý và đọc phần ghi nhớ, ghi bài.
(6’) IV. Luyện tập: Bài tập 1, 2 (SGK trang 60)
	-GV : Cho hs đọc bài tập, xác định yêu cầu bài tập, hướng dẫn cách làm bài tập, cho hs độc lập suy nghĩ trả lời, gọi trình bày, nhận xét, GV kết luận.
	-HS : Đọc bài tập, nắm yêu cầu bài tập, suy nggĩ làm bài theo gợi ý sau :
	* Bài tập 1 : 
	a) Ý của đoạn văn thể hiện ở câu “Cậu chăn bò rất giỏi”, cái ý giỏi này được thể hiện qua nhiều ý phụ cụ thể : chăn bò suốt ngày, từ sáng đến tối, dù nắng, mưa thế nào, bò đều được ăn no bụng.
	b) Ý chính nói lên hai cô chị ác, hay hắc hủi Sọ Dừa, cô út hiền lành, cô út đối xử với Sọ Dừa rất tử tế. Câu 1 đóng vai trò dẫn dắt, giải thích.
	c) Ý chính của đoạn này là nói “tính cô còn trẻ con lắm”. Các câu sau nói rõ cái tính còn trẻ con ấy biểu hiện như thế nào ?
	* Bài tập 2 : Ý đúng là câu b, vì ý của câu này diễn ra theo thứ tự lôgic.
 (2’) 3. Củng cố kiến thức :
	?. Văn kể người là kể gì về người đó ?
	A.Giới thiệu tên họ nhân vật.
	B.Giới thiệu lai lịch.
	C.Kể về quan hệ tính tình, trài năng.
	D.Cả A, B, C.
	?. Đoạn văn là gì ?
 (1’) 4. Dặn dò :
	-Về nhà xem lại bài, làm tiếp các bài tập 3, 4 (SGK trang 60)
	-Chuẩn bị đọc nội dung và trả lời câu hỏi : “Thạch Sanh” (SGK trang 61).	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 20.doc