Chuyên đề: “Thiết lập ma trận theo chuẩn kiến thức, kĩ năng”

Chuyên đề: “Thiết lập ma trận theo chuẩn kiến thức, kĩ năng”

Chuyên đề :

“ THIẾT LẬP MA TRẬN THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ”

- Kiểm tra là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, giúp giáo viên có thể nắm bắt cụ thể, xác định năng lực học tập của mỗi học sinh qua việc giải quyết những tình huống đặt ra liên quan đến các nội dung đã học. Do vậy, những yêu cầu nội dung kiểm tra phải bám sát quá trình học tập, bám sát mục tiêu môn học, có sự phân chia phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Có nhiều cách thức và phương tiện giúp cho việc kiểm tra đạt hiệu quả trong nhà trường hiện nay, phương tiện kiểm tra chủ yếu là thông qua các đề kiểm tra .

Thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp dạy học tích cực, tức là theo hướng phát triển các năng lực của học sinh thì cũng phải đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển các năng lực của học sinh. Khi xây dựng đề kiểm tra đánh giá phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng đồng thời phải phù hợp với trình độ của đa số học sinh, phải phản ánh chính xác năng lực của các em, sát hợp với hoàn cảnh thực tế . Vì vậy bất cứ một đề kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm hay tự luận, thời lượng ngắn hay dài đều phải dựa trên chuẩn kiến thức và kĩ năng của kiến thức mà bài học đã yêu cầu.

 

doc 5 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 883Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: “Thiết lập ma trận theo chuẩn kiến thức, kĩ năng”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề :
“ THIẾT LẬP MA TRẬN THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ”
- Kiểm tra là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, giúp giáo viên có thể nắm bắt cụ thể, xác định năng lực học tập của mỗi học sinh qua việc giải quyết những tình huống đặt ra liên quan đến các nội dung đã học. Do vậy, những yêu cầu nội dung kiểm tra phải bám sát quá trình học tập, bám sát mục tiêu môn học, có sự phân chia phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Có nhiều cách thức và phương tiện giúp cho việc kiểm tra đạt hiệu quả trong nhà trường hiện nay, phương tiện kiểm tra chủ yếu là thông qua các đề kiểm tra .
Thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp dạy học tích cực, tức là theo hướng phát triển các năng lực của học sinh thì cũng phải đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển các năng lực của học sinh.. Khi xây dựng đề kiểm tra đánh giá phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng đồng thời phải phù hợp với trình độ của đa số học sinh, phải phản ánh chính xác năng lực của các em, sát hợp với hoàn cảnh thực tế . Vì vậy bất cứ một đề kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm hay tự luận, thời lượng ngắn hay dài đều phải dựa trên chuẩn kiến thức và kĩ năng của kiến thức mà bài học đã yêu cầu.
Khi xây dựng đề kiểm tra, đánh giá phải theo trình tự sau :
1) Bám sát mục tiêu của môn học được thể hiện cụ thể bằng chuẩn kiến thức và kĩ năng của các đơn vị kiến thức. 
Các kiến thức, kĩ năng của môn Ngữ văn bao gồm kiến thức về văn học Việt Nam và văn học nước ngoài, kiến thức về Tiếng Việt và Tập làm văn, kĩ năng bao gồm nghe, nói, đọc, viết.
2) Xác định mục đích yêu cầu kiểm tra đánh giá : Cần xác định rõ đây là bài kiểm tra kiến thức nhằm thu thập thông tin cho loại hình đánh giá nào để từ đó đặt ra mục tiêu và yêu cầu đối với kiểm tra.
3) Xác định mục tiêu dạy học : Để xây dựng một bài kiểm tra tốt cần đưa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được quy định trong chương trình.
4) Thiết lập ma trận hai chiều cho đề kiểm tra :
Ma trận là một báng dự kiến phép người ra đề có cái nhìn tổng quản về nội dung kiểm tra, mức độ kiểm tra, điểm số dành cho mỗi lĩnh vực cần kiểm tra. Cấu trúc của ma trận gồm chiều dọc và chiều ngang. Một chiều là những nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, chiều kia là mức độ nhận thức của học sinh. Trong mỗi ô của ma trận là số câu hỏi và số điểm dành cho mỗi câu hỏi có trong ô đó.
Thiết lập ma trận theo chuẩn kiến thức và kĩ năng là cần thiết vì :
a) Đưa ra một cấu trúc hợp lí, cân đối, nhằm xác định được đầy đủ các nội dung kiểm tra của mỗi phần, chương hay toàn bộ nội dung của môn học. Nhìn trên ma trận có thể xem xét được đề kiểm tra có toàn diện và có tổng hợp được những đơn vị kiến thức, kĩ năng cần đánh giá hay không.
b) Thể hiện được số lượng câu hỏi đảm bảo cân đối về thời lượng cũng như mức độ quan trọng của từng nội dung đã học.Câu hỏi nào khó hơn thì có thể dành thời lượng và điểm số cao hơn.
c) Thể hiện được cụ thể các yêu cầu về mức độ nhận thức của mỗi nội dung cần kiểm tra. Mức độ nhận thức trung bình có trong số điểm không ít hơn các mức độ nhận thức khác. Khi thiết kế đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ Văn, trong số điểm dành cho mức độ thường là :
- Nhận biết 	: 1,25
- Thông hiểu 	: 3,25
- Vận dụng 	: 5,5
Thiết lập ma trận phối hợp đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận với số điểm theo thang bậc 10.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN : NGỮ VĂN 6
TT
Mức độ
Kiến thức
Chuẩn kiến thức và kĩ năng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Truyện dân gian :
- Con rồng cháu tiên.
- Thánh Gióng
- Sơn Tinh – Thuỷ tinh.
- Sự tích Hồ Gươm
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của các truyện dân gian, hiểu được ước mơ và khát vọng của người xưa về một cuộc sống tốt đẹp.
2
0,5
3
0,75
5
1,25
3
Danh từ 
Cụm danh từ
Từ láy
- Nhận dạng được danh từ trong câu 
- Nắm được đặc điểm cấu tạo của cụm danh từ, từ đó nhận biết được cụm danh từ trong đoạn văn, nhận biết các từ láy trong văn bản
2
0,5
1
0,25
3
0,75
3
Từ nhiều nghĩa
Hiểu được thế nào là từ nhiều nghĩa , nhận biết và sử dụng được từ nhiều nghĩa
1
0,25
1
0,25
4
Chủ đề của văn bản
Ngôi kể trong văn tự sự
Hiểu được thế nào là chủ đề, ngôi kể trong văn tự sự
1
0,25
1
0,25
2
0,5
5
Xác định phần mở bài trong bài văn tự sự
Nắm được bố cục, cách xây dựng phần mở bài trong bài văn tự sự
1
0,25
1
0,25
6
Mẹ hiền dạy con
(Viết đoạn văn) 
Hiểu cảm nhận được quan điểm đạo đức trong văn bản, từ đó nêu những suy nghĩ của mình về đạo làm con sau khi học xong văn bản
1
2,0
1
2,0
7
Viết bài văn tự sự bằng cách đóng vai một nhân vật trong truyện để kể 
Biết vận dụng những kiến thức về văn tự sự để viết bài văn kể chuyện bằng cách đóng vai nhân vật trong truyện (kể theo ngôi thứ nhất)
1
5
1
5
Tổng cộng
5
1,25
7
1,75
2
5
14
10
ĐỀ KIỂM TRA
MÔN : Ngữ Văn 6
THỜI GIAN : 90 phút
PHẦN I : Trắc nghiệm (3đ)
(12 câu, mỗi câu chọn một phương án đúng nhất bằng cách ghi lại chữ cái đầu phương án đúng nhất.
Câu 1 : Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là gỉ ?
A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người
B. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh.
C. Gắn liền với sự kiện và nhân vật lịch sử.
D. Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo.
Câu 2 : Nối ô chữ bên trái với một trong các ô chữ bên phải mà em cho là đúng
Lạc Long Quân
Vua Hùng
Con Rồng
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Âu Cơ
Tổ tiên của người Việt là
Câu 3 : Truyền thuyết “ Thánh Gióng” phản ánh rõ nhất quan điểm và ước mơ gì của nhân dân ta ?
A. Vũ khí hiện đại để giết giặc	 C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng
B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước D. Tình làng nghĩa xóm
Câu 4 : Để có một nhận xét đúng nhất về mối quan hệ giữa tác giả dân gian và tác phẩm “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”, em hãy lựa chọn cụm từ :” Hoạt động sáng tạo nghệ thuật và tình yêu đối với người thần bảo hộ người Việt cổ “ [ 1 ] hoặc “ Sự sợ hãi thiên nhiên và sự thần thánh hoá thiên nhiên ở người Việt cổ” [ 2 ] để điền vào chổ trống trong tập hợp từ sau :
Vị thần Sơn Tinh là sản phẩm của :	
Câu 5 : Sự tích Hồ Gươm gắn với sự kiện lịch sử nào ?
A. Lê Thận bắt được lưỡi gươm
B. Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc
C. Lê Lợi có báu vật là gươm thần
D. Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang.
* Đọc đoạn văn sau để trả lời câu hỏi 6 đến câu hỏi 8.
“ Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền bườm lớn,Vua, hoàng tử, công chúa, hoàng hậu và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền. Mã lương đưa thêm vài nét bút, gió nỗi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi “.
Câu 6 : Trong đoạn văn trên có bao nhiêu danh từ riêng ?
 A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn
Câu 7 : Trong đoạn văn trên có mấy cụm danh từ ?
 A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm
Câu 8 : Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy ?
 A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ
Câu 9 : Để khẳng định hoặc phủ định ý kiến sau, em hãy ghi chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô vuông.
Từ nhiều nghĩa có nghĩa đen, nghĩa xuất hiện từ đầu, nghĩa bóng, nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc .¨
Câu 10 : Chủ đề của văn bản là gì ?
A. Là đoạn văn quan trọng nhất của văn bản
B. Là tư tưởng, quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản
C. Là nội dụng cần được làm sáng tỏ trong văn bản
D. Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản
Câu 11 : Truyện em bé thông minh” được kể bằng lời của ai?
 A. Nhân vật em bé B. Viên quan
 C. Nhà văn D. Người kể chuyện giấu mặt
Câu 12 : Câu nào dưới đây thích hợp nhất cho phần mở bài khi viết bài văn kể chuyện về một người bạn mới quen ?
Ngọc Lan là người bạn mới quen của em.
Lan có hai bím tóc đen dài, dễ thương
Bạn rất sẵn lòng giúp đỡ bạn khác
Ở nhà, Lan là một người chị đảm đang.
PHẦN II : Tự luận (7đ)
1 - Trả lời câu hỏi (1,5đ)
Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh tử xưa trong truyện “ Mẹ hiền dạy con” em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình ?
2 – Làm văn : (5,5 điểm)
Hãy đóng vai Sơn Tinh trong truyện “ Sơn Tinh – Thuỷ Tinh” để kể lại câu chuyện ấy.
 -----------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docThiet lap ma tran van 6.doc