Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 25-26: Em bé thông minh

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 25-26: Em bé thông minh

I. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh:

1. Kiến thức: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Em bé thông minh và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.

2. Kĩ năng: - Kể lại được truyện.

3. Thái độ: - Trau dồi và tích luỹ tri thức, trí tuệ trong thực tế đời sống.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, Tranh ảnh minh hoạ.

2. Học sinh: SGK, Vở soạn, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC LỚP:

1. Kiểm tra.

- Kể lại phần diễn biến của truyện thạch Sanh bằng cách tóm tắt thành một chuỗi sự việc chính?

- Chi tiết tiếng đàn thần kì có ý nghĩa gì?

 

doc 5 trang Người đăng vanady Lượt xem 23114Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 25-26: Em bé thông minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.............................
Lớp 6B – Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số: 	Vắng:
Bài 7. 
Tiết 25 + 26:Văn bản:
Em bé thông minh
(Truyện cổ tích)
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Em bé thông minh và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.
2. Kĩ năng: - Kể lại được truyện.
3. Thái độ: - Trau dồi và tích luỹ tri thức, trí tuệ trong thực tế đời sống.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, Tranh ảnh minh hoạ.
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học lớp:
1. Kiểm tra.
- Kể lại phần diễn biến của truyện thạch Sanh bằng cách tóm tắt thành một chuỗi sự việc chính?
- Chi tiết tiếng đàn thần kì có ý nghĩa gì?
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 - Đọc và tìm hiểu Chú thích.
Hoạt động 1: 
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
- Hướng dẫn cách đọc
- Đọc mẫu 1một đoạn.
- Gọi HS đọc.
- Yêu câu HS giải thích các chú thích 3, 4, 6, 13, 16.
- Tóm tắt các sự việc chính của truyện?
- Chỉ rõ bố cục của văn bản?
- Nghe và đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
- Giải thích các từ khó.
- Dựa vào cốt truyện, tóm tắt.
- Trình bày bố cục.
1. Đọc và kể:
2. Chú thích:
3. Các sự việc chính:
- Vua sai cận thần đi tìm người tài giỏi giúp nước.
- Cận thần gặp hai cha con đang cày ruộng, hỏi câu hỏi oái oăm. 
- cậu bé đã trả lời bằng một câu đố lại.
- Quan về tâu vua, vua tiếp tục ra câu đố dưới hình thức lệnh vua ban.
- Em bé đã tìm cách đối diện vua và giải được câu đố.
- Vua quyết định thử tài em bé lần 3 bằng cách đưa một con chim sẻ bắt dọn thành 3 cỗ thức ăn.
- Em bé giải đó bằng cách đố lại.
- Nước láng giềng muốn xâm chiếm bờ cõi, bèn rò la tìm người tài bằng một câu đố.
- Vua quan đều không giải được phải nhờ đến em bé mới giải được.
- Em bé được phong là trạng nguyên.
4. Bố cục: 3 phần 
a. Mở truyện: Từ đầu đến “ vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc”.
b. Thân truyện: Tiếp đến “ của sứ giả nước láng giềng”.
c. Kết truyện: Còn lại 
* Hoạt động 2 - Đọc hiểu văn bản.
Hoạt động 2: 
II. Đọc hiểu văn bản
- Yêu cầu HS xem lại phần Mở truyện.
- Để tìm người tài giỏi, viên quan để làm cách nào?
- Viên quan và vua là người thế nào?
- Hình thức dùng câu đố để thử tài có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng.
- Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần?
- Viên quan ra câu đố trong hoàn cảnh nào?
- Đọc lại câu đố của viên quan? Câu đố oái oăm ở chỗ nào?
- Em bé giải đố như thế nào? Nhận xét về cách giải đố của em bé?
- Thái độ của viên quan?
- Xem lại phần Mở truyện.
- Tìm ý, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Theo dõi cốt truyện, trả lời.
- Theo dõi cốt truyện, trả lời.
- Đọc, trả lời.
- Theo dõi cốt truyện, trả lời.
- Trả lời
1. Giới thiệu truyện.
- Vua tìm người trài giỏi giúp nước.
- Quan:
+ Đi khắp nơi để tìm.
+ Ra câu đố oái oăm.
-> Viên quan tận tuỵ, vua anh minh.
2. Em bé thông minh và những lần thử thách.
a. Lần thử thách thứ nhất:
- Hoàn cảnh: hai cha con đang cày ruộng.
- Viên quan hỏi: Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
- Em bé: Hỏi vặn lại viên quan.
-> Cách giải bất ngờ, lí thú
Em bé không lúng túng mà đẩy thế bị động sang phía người ra câu đố.
- Viên quan: bất ngờ, sửng sốt, phát hiện ra người tài.
Tiết 2.
- Lần thứ hai, ai trực tiếp ra câu đố?
- Tính chất lần thử thách này như thế nào?
- Em có nhận xét gì về câu đố của vua?
- Thái độ của dân làng ra sao?
- Em bé đã giải đố như thế nào?
- Lần thứ ba vua thử tài như thế nào? Mục đích?
- Sự thông minh của em bé đã được khẳng định bằng cách giải đố như thế nào?
- Thái độ của vua?
- Lần thứ tư ai đố? Đố như thế nào?
- Em có nhận xét gì về tính chất, mức độ của câu đố?
- Thái độ và cách giải đố của các quan đại thần?
- Em bé đã giải đố bằng cách nào? Nhận xét.
- Em thấy mức độ qua bốn lần thử thách như thế nào? Điều đó nhằm mục đích gì?
- Những cách giải đố của em bé lí thú ở chỗ nào?
- Truyện kết thúc như thế nào?
- Trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Nhận xét.
- Theo dõi cốt truyện, trả lời.
- Trả lời
- Theo dõi cốt truyện, trả lời.
- Theo dõi cốt truyện, trả lời.
- Trả lời.
- Theo dõi cốt truyện, trả lời.
- Nhận xét.
- Theo dõi cốt truyện, trả lời.
- Trả lời, nhận xét.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trả lời.
b. Lần thử thách thứ hai:
- Vua ra câu đố dưới hình thức lệnh vua ban.
- Tính chất nghiêm trọng: “cả làng phải chịu tội”.
- Câu đố hết sức phi lí, trái với qui luật tự nhiên.
- Em bé đã tìm cách đối diện vua, đưa vua và quần thần vào bẫy của mình, để vua tự nói ra sự vô lí.
c. Lần thử thách thứ ba:
- Vua lệnh cho hai cha con pha thịt chim.
- Mục đích: để khẳng định chắc chắn sự thông minh của em bé.
- Em bé giải đố bằng cách đố lại vua: đưa cây kim -> vua rèn dao.
- Vua phục tài, ban thưởng rất hậu.
d. Lần thử thách thứ tư:
- Sứ thần nước ngoài đố: xâu chỉ qua vỏ ốc vặn.
- Tính chất nghiêm trọng, liên quan đến vận mệnh quốc gia.
- Triều đình nước Nam phải giải đố.
-> Vua quan lúng túng, lo lắng, bất lực.
- Em bé đã dùng kinh nghiệm từ đời sống dân gian để giải đố.
- Cách giải đố dễ như một trò chơi trẻ con.
=> Tính chất oái oăm của câu đố ngày một tăng tiến. Đối tượng ra câu đố cũng ngày một cao hơn, điều đó càng làm nổi bật sự thông minh hơn người và tài trí của em bé.
- Những cách giải đố của em bé rất lí thú:
+ Đẩy thế bị động về người ra câu đố.
+ Làm cho người ra câu đố thấy cái phi lí.
+ Dựa vào kiến thức đời sống.
+ Người đọc bất ngờ trước cách giải giản dị, hồn nhiên của người giải.
=> Em bé có trí tệ thông minh hơn người.
3. Kết thúc truyện: Phần thưởng xứng đáng.
- Em bé được phong làm trạng nguyên, được ở gần vua.
* Hoạt động 3 - ý nghĩa của truyện.
III. ý nghĩa của truyện.
- Em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
- Đề cao trí thông minh của em bé, của người lao động.
- Đề cao kinh nghiệm dân gian.
- ý nghĩa hài hước, mua vui.
* Hoạt động 4 – Luyện tập.
IV. Luyện tập.
- Hướng dẫn HS Luyện tập.
- Làm theo hướng dẫn của giáo viên.
1. Kể diễn cảm truyện
2. Em thích nhất cho tiết nào của truyện? Vì sao em thích?
3. Đọc thêm chuyện Lương Thế Vinh.
3. Củng cố.
- Qua truyện Em bé thông minh em có nhận xét về trí tuệ Việt Nam? 
4. Dặn dò.
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Tập kể nhiều lần
Chuẩn bị: Chữa lỗi về dùng từ (tiếp theo).

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 25, 26.doc