Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 23 đến 31 - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 23 đến 31 - Năm học 2012-2013

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp hs nắm được ý nghĩa của truyện: thể hiện quan niệm của người xưa và người dũng sĩ, thể hiện niềm tin, sự khao khát vào sự chiến thắng của cái thiện.

- Giáo dục: ý thức hướng thiện, tránh và lên án cái ác.

- Rèn kỹ năng: Phân tích nhân vật trong truyện cổ tích theo 2 tuyến thiện, ác.

* Trọng tâm:

- Tìm hiểu văn bản.

* Tích hợp:

- Nhân vật trong văn tự sự.

- Phần trước của văn bản

B. Chuẩn bị:

1/ GV: Soạn bài.

2/ HS: Học bài, soạn bài.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động

1/ ổn định tổ chức

2/ Kiểm tra

 -Trong văn bản, người xưa đã kể những chiến công nào của Thạch Sanh

 

doc 16 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 23 đến 31 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : 28/9/2012
ND : 9/10/2012
Tiết 23: Thạch Sanh
(Truyện cổ tích)
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của truyện Thạch Sanh. thấy được những đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật "người dũng sĩ"
- Giáo dục: ý thức hướng thiện, tránh làm việc xấu, biết là ác cái xấu, cái ác cho HS.
- Rèn kĩ năng: Tìm hiểu nhân vật trong truyện cổ tích.
* Trọng tâm: 
- Tìm hiểu văn bản.
* Tích hợp:
- Khái niệm về truyện cổ tích.
- Yếu tố sự việc , nhân vật trong văn tự sự.
- Giải nghĩa từ, từ mượn
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài.
2/ HS: Học bài, làm BT.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra
Kiểm tra vở soạn bài ở nhà ,vì sao Hồ Gươm lại có tên gọi là Hồ Hoàn Kiếm?
3/ Bài mới:
 Hoạt động
- GV hướng dẫn đọc: rõ ràng, diễn cảm, chú ý lời miêu tả từng nhân vật khác nhau 
- Văn bản có mấy sự việc lớn, tương ứng với mỗi sự việc là những phần văn bản nào?
- Vậy nhân vật nào là nhân vật chính? 
Thạch Sanh thuộc kiểu văn bản nào? - Hoàn cảnh gia đình của Thạch Sanh?
- Thạch Sanh được ra đời là vì nguyên nhân gì?
- Tìm chi tiết kể về việc người mẹ mang thai và sinh ra Thạch Sanh?
- Tuổi thơ của Thạch Sanh có gì khác so với các em?
- Em có nhận xét gì vế sự ra đời của Thạch Sanh?
- Sự ra đời của Thạch Sanh được nhân dân ta kể như vậy đã thể hiện quan niệm của người xưa về người dũng sĩ như thế nào? 
- Trong truyện Thạch Sanh đã lập những chiến công gì?
- Thử thách đầu tiên đối với Thạch Sanh là gì?
- Tình huống nào dẫn đến việc Thạch Sanh đi canh miếu thờ?
- Trước lời nhờ vả của Lý Thông, Thạch Sanh đã phản ứng như thế nào? Theo em tại sao Thạch Sanh nhận lời nhờ của Lý Thông?
- Chi tiết này bộc lộ phong cách đáng quý nào của Thạch Sanh?
- Nếu Thạch Sanh biết rõ ở miếu có Chằn Tinh, thì chàng có đi không? vì sao? 
- Hãy tìm những chi tiết kể về cuộc giao chiến giữa Thạch Sanh và Chằn Tinh? 
- Tuy vậy, Thạch Sanh vẫn chiến thắng vẻ vang, điều đó thể hiện phẩm chất gì ở Thạch Sanh?
Nội dung
I. Đọc, hiểu chú thích
1. Đọc:
2. Chú thích:
3.Thể loại
4. Bố cục: 
P1: Đầu -> thần thông: Sự ra đời của Thạch Sanh.
P2 :Tiếp -> quận công: T Sanh chém Chằn Tinh.
P3:Tiếp ->bọ hung: TSanh cứu và công chúa.
P4: TSanh dùng phép lui quân 18 nước chư hầu.
II. Đọc, hiểu văn bản 
1/ Sự ra đời của Thạch Sanh.
- Gia đình: nông dân nghèo tốt bụng
- Ngọc hoàng sai thái tử đầu thai.
- Mẹ mang thai nhiều năm mới sinh con.
- Được thần dậy võ nghệ, phép thần thông.
=> Sự ra đời của Thạch Sanh vừa rất bình thường, vừa rất khác thường.
=> ý nghĩa: Người dũng sĩ rất gần gũi với nhân dân, có cội nguồn từ nhân dân lđ, 
2/ Những chiến công của Thạch Sanh.
a) Thạch Sanh chém Chằn Tinh:
- Mẹ con Lý Thông lừa Thạch Sanh đi canh miếu nộp mạng Chằn Tinh.
- Thạch Sanh tin lời mẹ con Lý Thông
=> Thạch Sanh là 1 người thật thà, sống có tình nghĩa, luôn giúp đỡ mọi người.
=> Thạch Sanh là 1 dũng sĩ phi thường,dũng cảm, mưu trí.
4/ Củng cố
Tại sao có tên gọi Thạch Sanh?
5/ Dặn dò: Soạn tiếp bài, tập kể.
NS :28/9/2012
ND :9/10/2012
Tiết 24: Thạch Sanh (tiếp)
(Truyện cổ tích)
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp hs nắm được ý nghĩa của truyện: thể hiện quan niệm của người xưa và người dũng sĩ, thể hiện niềm tin, sự khao khát vào sự chiến thắng của cái thiện.
- Giáo dục: ý thức hướng thiện, tránh và lên án cái ác.
- Rèn kỹ năng: Phân tích nhân vật trong truyện cổ tích theo 2 tuyến thiện, ác.
* Trọng tâm: 
- Tìm hiểu văn bản.
* Tích hợp: 
- Nhân vật trong văn tự sự.
- Phần trước của văn bản 
B. Chuẩn bị: 
1/ GV: Soạn bài.
2/ HS: Học bài, soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1/ ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra 
 -Trong văn bản, người xưa đã kể những chiến công nào của Thạch Sanh
 3/ Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
- Thạch Sanh đã giúp Lý Thông vì sao?
- Theo em nếu Thạch Sanh biết rõ tâm địa của Lý Thông thì chàng có bỏ mặc công chúa?
- Hãy tìm những chi tiết kể về chiến công thứ 2 của Thạch Sanh?
- Cũng nhờ lòng tốt luôn làm điều nhân nghĩa, Thạch Sanh đã có được cây đàn quý do vua Thuỷ tề ban tặng
- Thạch Sanh đã tự giải thoát cho mình khỏi ngục sâu như thế nào? 
- Lần này chiến công của Thạch Sanh có được là do đâu? 
- Tại sao, người xưa không xây dựng tình huống để Thạch Sanh dùng tài của mình cứu công chúa.
- Chiến công cuối cùng của Thạch Sanh là chiến công nào?
- Trong trận chiến đấu này, Thạch Sanh có dùng những tài năng của mình như những trận chiến đấu trước?
- Việc chiến thắng kẻ thù của Thạch Sanh có điều gì khác thường?
- Chiến thắng kỳ lạ này nói lên phẩm chất gì của Thạch Sanh ?
- Chi tiết này còn thể hiện khát vọng gì của người xưa?
- Qua những việc làm đó, em thấy Lý Thông là 1 kẻ như thế nào? 
- Kết thúc câu chuyện, số phận của mỗi nhân vật được tác giả dân gian kể như thế nào? 
- Tại sao người xưa lại để cho Lý Thông bị chết vì sấm sét? 
- Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kỳ, hãy lấy ví dụ? 
- Những chi tiết tưởng tượng đó có ý nghĩa gì?
- Cho biết 2 bức tranh minh hoạ cho chi tiết nào trong truyện, em hãy đặt tên cho 2 bức tranh?
I. Đọc, thiểu chú thích.
II. Đọc, hiểu văn bản 
2/ Những chiến công của Thạch Sanh
b) Cứu và chữa bệnh cho công chúa.
- Thạch Sanh giúp Lý Thông cứu công chúa: 
* Đại bàng 
- Cướp công chúa.
- Mang về hang.
* Thạch Sanh:
- Bắn trọng thương đại bàng.
- Đưa công chúa lên trước.
- Thạch Sanh gảy đàn chữa khỏi bệnh câm cho công chúa.
- Kể lại mọi việc để minh oan cho mình 
=> Thạch Sanh là người nhân đức nên được người khác giúp đỡ, gặp nhiều may mắn.
c) Thạch Sanh dẹp giặc: 
- Thạch Sanh chiến thắng kẻ thù 
- Phẩm chất: Độ lượng, bao dung, nhân nghĩa của Thạch Sanh .
- Khát vọng hoà bình, khát vọng công lý của người xưa.
3/ Nhân vật Lý Thông 
=> Lý Thông là kẻ xảo trá, lừa lọc, phản bội, độc ác, bất nghĩa, bất nhân, bất trung
- Mẹ con Lý Thông được Thạch Sanh tha chết nhưng bị sét đánh chết.
- Thạch Sanh cưới công chúa, được làm vua.
=> Quan niệm:cái thiện sẽ thắng cái ác, người tài,đức sẽ được hạnh phúc đó là ước mơ, là niềm tin của nhân dân
III. Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK: (67).
III. Luyện tập
-> Kết thúc câu chuyện có hậu - thể hiện ước mơ của nhân dân về người dân lương thiện.
4/ Củng cố - Tiếng đàn thần trong truyện có ý nghĩa gì?
5/ Dặn dò - Tập kể lại truyện.
NS : 30/9/2012
ND : 10/10/2012
Tiết 25 : Chữa lỗi dùng từ
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp hs nhận ra các lỗi thường mắc phải khi dùng từ: lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm, cách tránh những lỗi ấy khi dùng từ.
- Rèn: kỹ năng dùng từ đúng văn cảnh, kỹ năng chữa lỗi dùng từ.
* Trọng tâm:
- Chữa lỗi thường mức khi dùng từ.
* Tích hợp:
- Các văn bản đã học.
- Giải nghĩa từ, từ mượn.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài, chuẩn bị những lỗi HS thường mắc phải.
2/ HS: Học bài, làm BT.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 5'
 -Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
3/ Bài mới
Phương pháp
Nội dung
+ Hai VD trên giống nhau ở điểm nào? 
+ Em có nhận xét gì vè cách diễn đạt của VD1? 
- Theo em sự rườm rà lủng củng ấy là do đâu? 
+ Cách diễn đạt của VD 2 có gì khác so với cách diễn đạt ở VD1?
- Qua VD này, em nhận thấy khi diễn đạt chúng ta thường mắc lỗi nào?
VD: Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích nó.
- Quan sát văn cảnh và giải nghĩa các từ: Thăng quan, nhấp nháy?
-Có thể thay thế từ "thăng quan" và từ "nhấp nháy" bằng các từ nào?
- Với nghĩa của từ thăng quan và nhấp nháy như thế thì việc dùng 2 từ đó trong 2 văn cảnh này có đúng không?
- Trong văn cảnh VD 1 mục đích của việc đến bảo tàng để làm gì 
à Vậy có thể dùng từ nào?
- ở VD 2, cử động của ria mép phải dùng từ nào mới đúng?
- So sánh từ dùng sai với từ được thay thế? 
- Vậy theo em, lỗi lẫn lộn các từ gần âm là do đâu?
- Có những cách nào để sửa và tránh lỗi này?
- Yêu cầu của bài tập 1?
(Lược bỏ những từ ngữ trùng lặp à lặp lỗi từ)
- Y/c của BT2? 
Tìm nguyên nhân gây lỗi dùng từ, hay sửa lại bằng cách thay thế bằng từ khác?
- Cho sửa câu văn sau, em hãy điền từ "tinh tuý", hoặc từ tinh tú, cho đúng với văn cảnh?
I. Chữa lỗi dùng từ
 1. Lặp từ:
 a.Ví dụ 
 b.Nhận xét
 -Tre 7 lần,giữ 4 lần,a hùng 2 lần 
 -việc lặp nhấn manhjys,tạo nhịp điệu hài hòa
 c) Kết luận:ghi nhớ
 -Vd2 : Tr dân gian lặp 2 lần
 -Câu văn lủng củng ,lỗi lặp 
 -Cần tránh lỗi lặp từ
2/ Lẫn lộn các từ gần âm:
a) Ví dụ 
b) Nhận xét
-Thăm quan _ tham quan
Nguyên nhân nhớ không chính xác lẫn lộn các từ gần âm 
c)kết luận ; ghi nhớ sgk
II. Luyện tập
1/ BT1: 
a) Bỏ: bạn Lan, cả lớp, lấy làm, đều.
b) Bỏ: Câu chuyện này, những nhân vật ấy (họ, những người)
c) Bỏ: lớn lên.
2/ BT2:
 a) Thay: linhđộng bằng sinh động.
(lẫn lộn các từ gần âm)
b) Thay: bàng quang bằng bàng quan.
c) Thay: thủ tục bằng hủ tục.
3/ BT3: 
- Ca dao hội tụ những gì. nhất của tâm hồn người Việt Nam (Những bông hoa sen trong đầm mang trong mình những gì của đất trời)
- Trên bầu trời xuất hiện một vì . 
4. củng cố - gv hện thống lại nội dung bài học
5. Dặn dò-về nhà học bài chuẩn bị bìa mới ở nhà
================================================
NS : 30/9/2012
ND : 12/10/2012
Tiết 26: Chữa lỗi dùng từ (T2)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 - Tiếp tục giúp HS nhận ra những lôi thông thường khi dùng từ: HS thấy được nguyên nhân, cách tránh và cách sửa lỗi.
 - Giáo dục: Có ý thức dùng từ hợp với văn cảnh, đúng nghĩa.
 - Rèn: kỹ năng phát hiện lỗi, sửa lỗi dùng từ.
 * Trọng tâm: 
 - Chữa lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
 * Tích hợp: 
 - Giải nghĩa từ.
 - Cách chữa lỗi dùng từ: lẫn lộn từ gần âm, lặp từ.
B. Chuẩn bị:
 1/ GV: Soạn bài, tập hợp những lỗi dùng từ HS thường mắc phải trong bài TLV số 1.
 2/ HS: Học bài, làm bài tập, phát hiện lỗi trong bài văn của mình.
C. Tiến trình các tổ chức hoạt động.
 1/ ổn định tổ chức: 1'
 2/ Kiểm tra bài cũ: 5'
 -Những lỗi nào thường mắc phải ? Cách chữa?
 3/ Bài mới:
Hoạt động
Nội dung
- Những từ này dùng các văn cảnh này có đúng nghĩa không?
- Hãy thay những từ dùng sai bằng những từ khác đúng nghĩa?
- Hãy tạo văn cảnh để dùng các từ yếu điểm, đề bạt, chứng thực, đúng nghĩa 
VD: Cửa khẩu LS là một yếu điểm của bên giới phía bắc.
- Cô giáo Đinh Thu Huyền được đề bạt làm phó hiệu trưởng nhà trường.
- UBND xã đã chứng thực vào giấy khai sinh của em.
- Vậy qua VD trên, em phát hiện dược thêm 1 lỗi nào chúng ta thường mắc phải khi dùng từ? Khi dùng từ cần làm như thế nào để tránh mắc lỗi này?
- Khi đã mắc lỗi này, phải làm như thế nào để sửa lỗi?
- Trong bài TLV số 1 vừa qua, các em cũng đã mắc lỗi này, hãy lấy VD? (GV nêu nhữn ... - Nhờ trí tuệ của mình em đã được hưởng một cuộc sống như thế nào? 
- Kết cục này thể hiện ước mơ gì của người xưa?
Nội dung
II. Đọc, hiểu văn bản
2/ Em bé thông minh giải câu đố của nhà vua lần thứ nhất .
 -Câu đố vô cùng oái oăm, không thể thực hiện được, đặt dân làng vào cảnh oái oăm
- Mục đích: Thử tài em bé thông minh.
=> Một câu đố không thể có lời giải, quá khó với mọi người.
 - Đến hoàng cung: Em bé thông minh khóc, xin vua ra lệnh cho cha mình đẻ em bé 
=> Cách giải đó bất ngờ ngay cả với nhà vua, khiến nhà vua thán phục, chịu công nhận em bé thông minh quả là lỗi lạc.
3/ Giải câu đố lần thứ 2 của nhà vua: 
- Ra lệnh: cho một con chim sẻ dọn thành 3 cỗ thức ăn.
- Em bé thông minh : đưa một chiếc kim yêu cầu rèn thành 1 con dao để xẻo thịt chim.
- Nhà vua phục hẳn.
=> Em bé thông minh quả là nhân tài lỗi lạc của đất nước.
4/ Giải câu đó của sứ giả nước ngoài
- Em bé thông minh hát:
"Tang. kiến mừng kiến sang"
- Em bé giải câu đố một cách dễ dàng, hồn nhiên như chơi một trò chơi con trẻ.
- Sứ giả nước láng giềng vô cùng thán phục.
- Em bé đã cứu nguy cho vận mệnh, thể diện của nước nhà.
- Nhà vua sai xây dinh thự cạnh hoàng cung cho em ở.
- Những người có trí tuệ, có tài năng sẽ được hưởng hạnh phúc, được trọng dụng.
III. Tông kết
* Ghi nhớ sgk
IV.Luyện tập
Đọc bài đọc thêm
4/ Củng cố- Tại sao người xưa lại tưởng tượng những truyện về những nhân vật thông minh với những câu đố oái oăm như vậy?
5/ Dặn dò - Tập kể truyện,soạn bài mới 
===================================================
NS :7/10/2012
ND :16/10/2012
Tiết 29: Trả bài tập làm văn số 1
A. Mục tiêu 
 - nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm bài làm văn của HS, từ đó giúp các em hoàn thiện, nâng cao hơn kỹ năng làm văn tự sự.
 - Rèn kỹ năng: tự đánh giá, rút kinh nghiệm, sửa lỗi sai trong bài làm.
* Trọng tâm: - Rút kinh nghiệm, chữa lỗi.
* Tích hợp: - Những yếu tố trong bài văn tự sự. - Chữa lỗi dùng từ
B. Chuẩn bị: 
 1/ GV: Chấm, chữa bài, soạn giáo án. 
 2/ HS: Ôn tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1/ ổn định: 1'
 2/ Kiểm tra bài cũ: 
 3/ Bài mới
Hoạt động 
- Hãy nhắc lại đề bài?
- Hãy nêu những yêu cầu của đề bài, gạch chân những từ quan trọng?
- Với yêu cầu của đề bài như vậy, em sẽ chọn truyện nào?
- Nhắc lại dàn ý chung của bài văn tự sự.
- Dựa vào đó em hãy lập dàn ý cho đề bài? 
- Ghi bằng dàn ý
+ Mở bài cần giải thích điều gì?
+ Thân bài có mấy sự việc lớn, trong mỗi sự việc lớn có những sự việc nhỏ nào? 
+ Kết bài nêu nội dung gì?
- GV nhận xét những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của HS.
- GV đưa VD mắc lỗi:
- Theo em lỗi của bạn do nguyên nhân nào? Cách sửa lỗi.
- Hãy sửa lỗi giúp bạn?
- Hãy đọc câu văn của bạn, nhận xét việc diễn đạt? 
?Nên viết như thế nào cho hay hơn?
- GV trả bài, lấy điểm.
Nội dung 
I . Đề bài: 
Em hãy kể lại một câu chuyện mà em thích bằng lời văn của em?
II. yêu cầu
1. Tìm hiểu đề: 
- Y/ cầu: kể lại bằng lời văn của em.
- Nội dung: câu chuyện đã học
2. Lập ý:
 -Chọn nhân vật,sự việc chính của truyện 
3. Lập dàn ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu câu chuyện mà em thích
b. Thân bài:
 -Nhân vật chính là nhân vật nào 
 -Sự việc chính gồm những sự việc nào
 -Nội dung cốt truyện 
 -Diễn biến truyện 
c. Kết bài: 
 - Nêu cảm nghĩ nhận định đánh giá về nội dung ý nghĩa của truyện
III. Nhận xét: 
1.Ưu điểm
 - Bước đầu biết làm văn tự sự
 - Một số bài có sáng tạo.
2.Nhược điểm 
- Còn mắc nhiều lỗi: diễn đạt, dùng từ chính tả.. một số bài còn sơ sài.
IV. Trả bài:
4/ Củng cố: gv nhận xét chung về bài làm
5/ Dặn dò: về học bài và chuẩn bị bài
==========================================================
NS : 8/10/2012
ND :16/10/2012
Tiết 30: Kiểm tra văn học
A. Mục tiêu 
 - Kiểm tra, đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm kiến thức của HS phần môn văn học, phần truyện truyền thuyết, cổ tích VN.
 - Giáo dục: ý thức tự giác.
 - Rèn: Trình bày.
* Trọng tâm : Kiểm tra.
* Tích hợp: Những kiến thức đã được học.
B. Chuẩn bị: 
 1. GV: Ra đề, ra đáp án, nhắc HS ôn tập. 
 2. HS: Ôn tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 1/ ổn định tổ chức
 2/ Kiểm tra bài cũ
 3/ Bài mới
D. Ma trận
Tên chủ đề
( nội dung)
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng 
 Mức Mức
 Thấp cao
Cộng
-Chủ đề 1.Phần truyện truyền thuyết-truyện cổ tích
-Nhận biết truyện truyền thuyết, truyện cổ tích
Trình bày nội dung văn bản
Miêu tả 
Nhân vật 
đã học
-Số câu
-Số điểm
-Tỉ lệ : %
1 câu
2 điểm
20 %
1 câu
3 điểm
30%
1 câu
5 điểm
50%
3 câu
10 điểm
100%
-Tổng cộng
-Số câu
-Số điểm
-Tỉ lệ: %
1 câu
2 điểm
20%
1 câu
3 điểm
30%
1 câu 
5 điểm
50%
3 câu
10 điểm
100%
Đ- Đề bài cụ thể
 Câu1. (2điểm)
 -Thế nào là truyện truyền thuyết?
Câu 2.(3điểm)
 -Trình bày các lần giải đố của em bé thông minh?
 Câu 3(5điểm)
 - Hãy kể lại sự việc Sơn Tinh và Thủy tinh giao chiến bằng lời văn của em.
B- Đáp án:
Câu 1 khái niệm sgk
Câu 2 trình bày theo như trong truyện 
Câu 3 Về hình thức: HS biết xây dựng đoạn văn kể sự việc: ở đây có thể xây dựng thành 2 đoạn văn (TT đem quân đánh ST và sự chống trả của ST)
 (mỗi đoạn có 1 câu chủ đề, các câu còn lại phải hướng vào chủ đề đó)
- Về nội dung : đoạn 1: Thuỷ Tinh đem quân đánh Sơn tinh: có các hành động như: đuổi theo cướp Mị Nương, dâng nước, hô mưa, gọi gió dẫn đến kết quả là thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
Đoạn 2: Sơn Tinh chống trả Thuỷ Tinh: chống thành, đắp luỹ suốt mấy tháng trời vẫn vững vàng Khiến Thuỷ Tinh phải rút quân.
4. Củng cố gv thu bài
5 .dặn dò : Chuẩn bị cho giờ luyện nói văn tự sự.
-----------------------------------------------------------------------------------
NS :15/10/2012
ND 16/10/2012
 Tiết 31: hddt .Cây bút thần 
 (Truyện cổ tích Trung Quốc)
 Danh từ( đặc điểm danh từ)
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp HS thực hiện các thao tác đọc, tìm hiểu chú thích, tập kể lại truyện theo bố cục, bước đầu tìm hiểu ý nghĩa của truyện: con người có thể vươn tới khả năng thần kỳ bằng ý chí và lòng say mê học tập.
- Giáo dục: ý thức cố gắng vươn lên trong học tập.
- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu truyện cổ tích, đọc, kể
* Trọng tâm: - Đọc, tìm hiểu chú thích, kể, tìm hiểu văn bản .
* Tích hợp: - Kiểu nhân vật trong truyện cổ tích. - Giải nghĩa từ, từ mượn.
- Yếu tố sự việc, nhân vật trong văn tự sự.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài.
2/ HS: Đọc, trả lời câu hỏi SGK, tập kể.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 5'
- Trong truyện cổ tích thường có những kiểu nhân vật nào? Em đã được học những kiểu nhân vật nào? Trong tác phẩm nào?
3/ Bài mới:
Hoạt động 
- Truyện kể về nhân vật chính nào? - 
- Truyện có những sự việc chính nào? 
- Những sự việc đó sắp xếp theo trình tự như thế nào? 
- Mã Lương được giới thiệu qua những khía cạnh nào?
- Em nhận xét gì hoàn cảnh của Mã Lương?
- Mã Lương có được cây bút thần trong hoàn cảnh nào?
- Vậy theo em vì sao thần lại cho Mã Lương cây bút vẽ?
- Việc thần ban cho Mã Lương cây bút thần thể hiện ước mơ gì của người xưa?
- Khi có cây bút thần trong tay, Mã Lương đã làm được điều gì kì diệu?
- Nhận xét về những sản phẩm mà Mã Lương vẽ cho họ?
- Tại sao Mã Lương không vẽ cho họ những tài sản sãn có để họ không phải lao động vất vả?
- Nguyên nhân nào khiến Mã Lương phải ra tay trừng trị?
- Mã Lương đã xử sự như thế nào? 
- Mã Lương đã tự cứu mình như thế nào? 
- Chiến thắng lần này của Mã Lương thể hiện mơ ước gì của người xưa?
- Rời khỏi làng quê Mã Lương đã làm gì?
- Có nhận xét gì về hoạt động của Mã Lương lần này?
- Cuộc chiến đấu, chiến thắng này của Mã Lương thể hiện quan niệm gì của nhân dân?
- Sau khi trừng trị tên vua, bọn quan lại độc ác, phần kết truyện Mã Lương đã làm gì? 
- Kết truyện như vậy có gây cho em bất ngờ không? Theo em phải kết thúc như thế nào? 
Nội dung 
I. Đọc, hiểu văn bản : 
1/ Đọc:
2/ Chú thích:
3. Bố cục:
- Từ đầu - làm lạ: Mã Lương học vẽ.
- Tiếp - thùng: Mã Lương vẽ cho người nghèo.
- Tiếp - như bay: Mã Lương trừng trị tên địa chủ.
- Còn lại: Mã Lương trừng trị vua quan.
 II. Đọc, hiểu văn bản : 
1/ Mã Lương học vẽ:
- Mã Lương: mồ côi, nghèo khổ, có tài ham học. 
- Em chặt củi, cắt cỏ qua ngày.
- Nghèo không có tiền mua bút vẽ.
=> Mã Lương là em bé bất hạnh, thiếu thốn cả vật chất, tinh thần
* Học vẽ:
- Dốc lòng học vẽ, chăm chỉ.
=> Mã Lương đã trở thành một hoạ sĩ thực thụ, vì bức vẽ của em rất sống động có hồn.
2/ Mã Lương có được cây bút thần: 
- Mã Lương nằm mơ, thần hiện lên và cho em cây bút.
- Thể hiện ước mơ nd: người có tài ,chí sẽ đc giúp đỡ.
- Mã Lương vẽ chim: chim tung cánh bay, vẽ cá, cá vẫy đuôi bơi.
3/ Mã Lương vẽ cho người nghèo: 
- Mã Lương vẽ cho họ: cày, cuốc, đèn, thùng ..
- Mã Lương chỉ vẽ cho họ dụng cụ lao động.
- Tài năng phải phục vụ người nghèo, phục vụ nhân dân.
4/ Mã Lương vẽ để trừng trị tên địa chủ: 
- Mã Lương khảng khái từ chối.
- Mã Lương: Vẽ bánh để ăn, thang và ngựa để trốn, cung tên để bắn chết tên địa chủ độc ác.
- Vẽ tranh thiếu nét, bầy bán để kiếm sống.
- Mã Lương luôn là người yêu lao động, chỉ trân trọng những gì do sức lao động của mình làm ra.
5/ Mã Lương trừng trị tên vua độc ác:.
- không khoan nhượng, quyết tâm diệt trừ cái ác.
III. Tổng kết 
- Ghi nhớ: SGK (85)
IV. Luyện tập: 
- Kể diễn cảm theo sự việc đã tìm hiểu
 Danh từ 
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Trên cơ sở kiến thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học, giúp HS nắm được đặc điểm của danh từ , các nhóm của danh từ chỉ đơn vị, chỉ sự vật.
- Rèn kỹ năng: Xác định từ loại của từ.
* Trọng tâm: Đặc điểm của danh từ; nhóm danh từ chỉ đơn vị, chỉ sự vật.
* Tích hợp: văn bản, em bé thông minh; kiến thức về danh từ học ở tiểu học.
B. Chuẩn bị: 
 1/ GV: Soạn bài: 
 2/ HS: Ôn tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 1/ ổn định: 1'
 2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm về từ loại danh từ? Ví dụ?
 3/ Bài mới:
Hoạt động 
- Hãy tìm các danh từ có trong văn?
- Những danh từ này biểu thị những gì?
- Hãy quan sát cụm danh từ in đậm - cho biết xung quanh danh từ con trâu có những từ nào? 
- Em hãy đặt câu với danh từ đã tìm được? nhận xét? 
- nhận xét về chức vụ mà danh từ 
Nội dung 
I/ Đặc điểm của danh từ:
1.VD: SGK
2. Nhận xét
- Các danh từ: con trâu, vua, làng, thúng gạo nếp.
à chỉ người, vật.
- Trước danh từ "con trâu" có từ ba chỉ số lượng. Sau danh từ này có từ "ấy" à tạo thành cụm danh từ.
à Danh từ thường giữ chức vụ làm chủ ngữ.
à Khi làm vị ngữ có từ là đứng trước.
3. Kết luận: SGK (86)
 4. Củng cố: -Nhắc lại sơ đồ phân loại danh từ.
5. Dặn dò: về học bài chuẩn bị phần còn lại

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 6(4).doc