Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 75: Phó từ

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 75: Phó từ

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Nắm được khái niệm phó từ.

- Hiểu được và nhớ lại các loại phó từ và ý nghĩa chính tả của nó.

- Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý khác nhau.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng, bảng phụ.

- Học sinh: Bài soạn + bảng phụ.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC: (4) - KT vở soạn của 2 HS.

 - Động từ và tính từ thường có khả năng kết hợp với những từ nào? Lấy 1 câu trong trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên ” làm VD.

3. Bài mới: GV giới thiệu bài.

 GV Cho HS phân biệt các cách nói sau: Đã đến,đang đến,sắp đến .Do đâu mà có sự khác nhau đó? (Do sự khác nhau về ý nghĩa của các từ: Đã,sẽ,đang ) .Vậy các từ đó thuộc từ loại gì và được dùng như thế nào?

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 75: Phó từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 7/1/2008 Tuần 19
Ngày dạy : 9/1/2008 Tiết 75
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được khái niệm phó từ. 
- Hiểu được và nhớ lại các loại phó từ và ý nghĩa chính tả của nó. 
- Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý khác nhau. 
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng, bảng phụ. 
- Học sinh: Bài soạn + bảng phụ. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC: (4’) 	- KT vở soạn của 2 HS. 
	 - Động từ và tính từ thường có khả năng kết hợp với những từ nào? Lấy 1 câu trong trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên ” làm VD.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài. 
 GV Cho HS phân biệt các cách nói sau: Đã đến,đang đến,sắp đến .Do đâu mà có sự khác nhau đó? (Do sự khác nhau về ý nghĩa của các từ: Đã,sẽ,đang ) .Vậy các từ đó thuộc từ loại gì và được dùng như thế nào?
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
10’
13’
12
HOẠT ĐỘNG 1: GV SỬ DỤNG BẢNG PHỤ CỦNG CỐ TIẾT 1
GV. Treo bảng phụ ND VD BT1 SGK/12
HS. Đọc bài tập. 
H. Các từ in đậm trong VD trên, bổ sung ý 
 nghĩa cho từ nào? 
HS. Phát hiện, GV vẽ sơ đồ. 
H. Những từ được bổ sung thuộc từ loại nào? 
H. Nếu gọi mô hình X + Y là một cụm từ, nhận 
 xét vị trí của X? 
HS. X là phó từ, Y: ĐT, TT)
GV giảng: Những từ bổ sung ý nghĩa cho các
 ĐT, TT thường đứng trước hoặc sau ĐT, TT 
 (hay còn gọi là phụ từ). Không có DT được 
 các từ đó bổ sung. 
H. Thế nào là phó từ? 
HS. Tìm thêm VD minh họa. 
HOẠT ĐỘNG2: HDHS PHÂN LOẠI PHÓ TỪ.
HS. Đọc bài tập a, b, c SGK/13. 
GV. Ghi VD bảng phụ. 
H. Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT? 
GV. HDHS phân loại phó từ. 
HS. Lấy VD đặt câu với mỗi loại phó từ. 
GV. Theo dõi, nhận xét, kết luận. 
H. Phó từ chỉ kết quả và hướng gồm những từ 
 nào? (ra, vào). 
GV mở rộng,diễn giảng, Bình thường từ “ra” 
 “vào” là những ĐT nhưng khi đi kèm với ĐT 
 khác thì nó là phó từ chỉ hưởng. 
HOẠT ĐỘNG 2: HDHS LÀM BÀI TẬP. 
HS. Đọc yêu cầu bài tập 1. 
GV. Nêu câu hỏi.
HS. Lên lớp làm bài tập 1. 
HS. Dưới lớp làm vào bảng phụ. 
GV. Theo dõi, sửa chữa. Kết luận
à cho điểm. 
Bài tập 2: 
 GV HDHS viết một đoạn văn,HS tự làm. 
Bài tập 3: GV đọc HS nghe viết chính tả yêu 
 cầu đúng từ ngữ địa phương. 
GV. Kiểm tra nhận xét. 
HS làm các bài tập GV chốt: Trong các câu 
 văn,các phó từ có giá trị gợi tả và tạo nên sắc 
 thái biểu cảm đày ấn tượng,tránh được cách 
 diễn đạt chung chung,hời hợt.Phó từ dùng để 
 chỉ thời gian,chỉ mức độ ,chỉ sự tiếp diễn tương
 tự,chỉ sự phủ định,chỉ sự cầu khiến,chỉ kết 
 quả,chỉ hướng,chỉ khả năng,mà người nói hoặc
 người viết muốn thể hiện.
I. PHÓ TỪ LÀ GÌ? 
1. Ví dụ: SGK/12 (bảng phụ)
a. Viên quan  đã đi nhiều nơi. 
 quan cũng ra những câu đố
 mà vẫn chưa thấy có người
 nào thật lỗi lạc. 
b.  bóng mỡ soi gương được và rất
 ưa nhìn. 
à Những từ được bổ sung ý nghĩa 
 thụôc từ loại ĐT, TT. 
2. Khái niệm: Phó từ là những từ 
 chuyên đi kèm với ĐT, TT để bổ 
 sung ý nghĩa cho ĐT, TT.
II. PHÂN LOẠI PHÓ TỪ. 
1. Phó từ chỉ quan hệ thời gian: 
 Đã, sẽ, sắp, đđ
- Chị Cốc đã thấy Dế Mèn Choắt 
 đang loay hoay trong cửa hàng. 
2. Chỉ mức độ: rất, quá, lắm. 
- Bởi tôi ăn  chóng lớn lắm. 
3. Chỉ sự tiếp diễn tương tự: 
 vẫn, cũng, còn đều. 
 - Sáng nào, Lan cũng dậy sớm. 
4. Chỉ sự phủ định: 
 Chẳng, chưa, không. 
- Em chưa làm bài tập.
5. Chỉ sự cần khiến: đừng. 
- Anh đừng trêu vào anh phải sợ.
6. Chỉ kết quả và hướng: vào, ra.
- Một buổi chiều, tôi ra đứng ở cửa 
 hang
7. Chỉ khả năng: vẫn, được. 
- Lúc tôi đi bách bộ một màu nâu bóng mỡ soi gương được. 
III. LUYỆN TẬP. 
Bài tập 1: Tìm phó từ và nêu ý nghĩa. 
a. Đã: thời gian Cũng: tiếp diễn Không: phủ định Đương:tiếp diễn
Còn: tiếp diễn Sắp: thời gian. 
 Đã: thời gian
 Đều: tiếp diễn. 
b. Đã: thời gian. 
 Được: kết quả. 
Bài tập 2: HDHS thuật lại đoạn 
 Dế Mèn trêu chị Cốc à cái chết 
 của Dế Choắt. 
Bài tập 3: Nghe đọc. 
 (Chú ý viết đúng các từ địa 
 phương)
4. CỦNG CỐ: (3’)
- Phó từ là gì? Nếu các loại phó từ? 
- Tìm 2 – 3 VD về phó từ.
5. DẶN DÒ: (2’)
- Học thuộc lòng 2 ghi nhớ SGK. Tìm thêm VD về phó từ. 
- Làm bài tập 1 + 2 + 3. 
- Chuẩn bị bài mới: “TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ”. 
- Đọc mục I và trả lời CH ở mục. 
+ Đọc tham khảo phần ghi nhớ. 
+ Chuẩn bị bài tập. 
+ Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi phía dưới. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 74 (2).doc