Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thu Hương

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thu Hương

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là truyện cười.

-hiểu nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười trong tác phẩm:"Treo biển".

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích ,hiểu được ngụ ý của truyện.

-Kể lại truyện.

3.Thái độ: Giáo dục HS yêu quý, giữ gìn giá trị văn hoá độc đáo của dân tộc.

 -Luôn lạc quan trong cuộc sống.

B.CHUẨN BỊ:

 - Gv: giáo án

 - Hs: Đọc văn bản,soạn bài

C.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:đọc sáng tao,phân TÍCH,thảo luận,vấn đáp.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1.ổn định:

 2.Kiểm tra:

 ? Bài học sâu sắc nhất qua truyện :Chân ,Tay ,Tai ,Mắt ,Miệng

 ? Tại sao người sáng tác truyện dân gian không đặt tên cho nhân vật là các con vật mà lại đặt tên như vậy ?

 3.Bài mới:

 

doc 11 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13: Ngày soạn: 7 - 11 - 2011.
 Ngày dạy: 16 - 11 - 2011. 
Tiết 49, 50: 
Viết bài tập làm văn số 3
A. Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức: Qua bài viết củng cố các kiến thức về văn tự sự, biết vận dụng lý thuyết vào bài viết cụ thể, tự xây dựng một câu chuyện đời thường. 
2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng tự xây dựng một câu chuyện đời thường từ dàn ý.
3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức củng cố, xây dựng bài kể chuyện, với trình tự các sự việc phù hợp, bộc lộ những ý nghĩa nhất định. 
B. Chuẩn bị:
 - Gv: giáo án, thảo luận nhóm ra đề.
 - Hs:ôn tập, giấy, bút.
C.Phương pháp dạy học:động não,thực hành.
D.Tiến trình lên lớp:
1.ổn định: 6B:
2.Kiểm tra: việc chuẩn bị của học sinh(giấy,bút)
3.Bài mới :
 I. Đề bài :
 Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến. 
* Yêu cầu chung: 
- Văn kể chuyện, tự sự. Kể về thầy hoặc cô giáo 
- Học sinh viết được bài văn tự sự hoàn chỉnh . 
- Học sinh xác định đúng ngôi kể : ngôi thứ 1. 
- Bài viết có bố cục cân đối, rõ ràng
- Các sự việc kể theo trình tự hợp lí . 
- Đúng chính tả.
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô đó. Cảm xúc của em như thế nào? 
- Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không sai chính tả, lời kể lưu loát, trôi chảy .
- Bài viết phải đầy đủ bố cục 3 phần. 
II. Đáp án - biểu điểm :
a.Mở bài:(1,5 điểm) 
- Giới thiệu chung về (thầy), cô giáo của em.
- Tình cảm của em.
b.Thân bài: ( 6 điểm ) 
 *Kể diễn biến sự việc. 
- Kể về ngoại hình, tuổi tác cô giáo em. 
- Đối với em: Cô quan tâm, lo lắng, nhắc nhở em trong học tập. 
+ Cô động viên, khích lệ mỗi khi em tiến bộ 
+ Cô uốn nắn dạy bảo tỉ mỉ, kịp thời. 
+Cô giúp em lấy lại những kiến thức bị hổng, theo dõi sát sao việc học tập hằng ngày của em 
+ Đối với các bạn bè trong lớp và với đồng nghiệp cũng quan tâm, lo lắng, động viên, giúp đỡ 
c.Kết bài: (1,5 điểm) àTrình bày cảm nghĩ của bản thân về thày cô.
- Lòng biết ơn của em đối với cô giáo 
- Lời hứa
- Bài viết sạch sẽ, đúng chính tả (1 điểm)	(1 điểm) 
Ú Thang điểm: 
- Điểm 8 - 9 : Trình bày sạch đẹp, bài viết có cảm xúc, hành văn mạch lạc, bố cục chặt chẽ, các sự việc gây được cảm xúc đối với người đọc. Từ ngữ chính xác, gợi cảm, viết câu đúng ngữ pháp, không có lỗi chính tả 
- Điểm 6 - 7: Bài viết khá tốt, có nội dung và hình thức .Trình bày rõ ràng sạch đẹp, bố cục chặt chẽ, các sự việc gây được sự chú ý của người đọc . Viết câu đúng ngữ pháp từ ngũ chính xác, tuy nhiên có sai sót, không đáng kể 
- Điểm 5: Bài viết ở mức độ trung bình
- Điểm 3+ 4: Chưa đạt được yêu cầu cả nội dung và hình thức
- Điểm 1+ 2: Kỹ năng viết bài yếu .Trình bày, viết cẩu thả, lỗi chính tả nhiều 
4. Củng cố:
- Gv thu bài nhận xét giờ kiểm tra
5. Hướng dẫn:
 Xem lại văn kể chuyện đời thường.
 Chuẩn bị : kể chuyện tưởng tượng .
Soạn vb :Treo biển .
 **************************************************
Tiết 45 Ngày soạn: 7 - 11 - 2011.
 Ngày dạy: 14- 11- 2011.
 Văn bản: 
TREO BIển.
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là truyện cười.
-hiểu nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười trong tác phẩm:"Treo biển". 
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích ,hiểu được ngụ ý của truyện.
-Kể lại truyện. 
3.Thái độ: Giáo dục HS yêu quý, giữ gìn giá trị văn hoá độc đáo của dân tộc.
 -Luôn lạc quan trong cuộc sống. 
B.Chuẩn bị:
 - Gv: giáo án
 - Hs: Đọc văn bản,soạn bài
C.Phương pháp và kĩ thuật dạy học:đọc sáng tao,phân tích,thảo luận,vấn đáp.
D.Tiến trình lên lớp:	
 1.ổn định: 
 2.Kiểm tra:
 ? Bài học sâu sắc nhất qua truyện :Chân ,Tay ,Tai ,Mắt ,Miệng
 ? Tại sao người sáng tác truyện dân gian không đặt tên cho nhân vật là các con vật mà lại đặt tên như vậy ?
 3.Bài mới:
hoạt động của thày và trò
H? Em hiểu gì về truyện cười?
G: nhấn mạnh những ý chính.
G: Để có các cười cần: 
 - Đ K khách quan: Phải có Đ K đáng cười
 - Đ K chủ quan: người đọc , người nghe phát hiện ra HT đáng cười ấy để cười.
G: H/d đọc 
H: tìm hiểu chú thích.
H: kể lại chuyện 
H? Quan sát tấm biển treo ở cửa hàng. Hãy cho biết có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố?
G: Theo em có mấy người góp ý về cái biển ở cửa hàng? (vấn đáp)
- Trước những ý kiến của 4 vị khách. Nhà chủ có hành động ntn?
H? Điểm giống và khác nhau của 4 ý kiến ?
 (thảo luận)
H? Tại sao sau mỗi lần góp ý nhà hàng đều lập tức nghe theo và cách làm chủ yếu cắt bớt lần lượt từng yếu tố? ( Tưởng như vậy là vui lòng khách đến ko vừa lòng khách đi)
H? Theo em những ý kiến đó chỗ nào hơp lí? chỗ nào không? chi tiết nào làm em cười?
( Thoạt đầu nghe từng người góp ý tưởng chừng có lí. Song không phải. Vì: người góp ý không nghĩ đến chức năng ý nghĩa của từng Y/T khác.
VD: bỏ từ “ tươi” mất đi sự khẳng định chất lượng cao của sản phẩm nhà hàng. Hoặc bỏ từ”ở đây” -> biển tối nghĩa, thiếu lịch sự với khách hàng.
- Bỏ cả vị ngữ: “có bán” = >ND cụt lửng, tối nghĩa.
H? Nếuđặt mình vào vai trò nhà hàng em sẽ giaỉ quyết ra sao?
H? Truyện gây cười ở chỗ nào?Khi nào cái cười lộ rõ nhất? vì sao?(phân tích)
( - Mỗi lần có người góp ý-> nhà hàng không cần suy nghĩ bỏ ngay => ta cười.
- Nhà hàng không suy xét ngẫm nghĩ.
- Cái cười lộ rõ nhất: cái biển bị bắt bẻ chỉ còn chữ: “ cá”. tưởng như đến đây chẳng còn gì góp ý nữa . nhưng khi vẫn có người góp ý chữ “ cá”-> nhà hàng cất luôn
 4,Củng cố:
-Đóng kịch dựa trên nội dung của truyện.
 5.Hướng dẫn về nhà:
-Tóm tắt truyện.Đọc thêm:"Lợn cưới áo mới".
H? Hãy nêu ý nghĩa của truyện?
H: đọc lại ghi nhớ.
G: Lưu ý cho H về cách dùng từ: dùng từ phải có nghĩa , có chất lượng thông tin cần thiết, không dùng thừa.
H: đọc vb - g/t từ sgk.
H? Anh đi tìm lợn khoe trong tình huống ntn? nhận xét tình huống?
Tình huống chừng như không còn tâm trí để khoe: khi mọi người rất bận , bối rối vì có việc lớn
- tâm trạng tiếc của, hoảng hốt chạy ngược xuôi- khoe bằng được đám cưới của mình:
Từ “ cưới” ( lợn cưới) có thích hợp để chỉ lợn bị sổng và là thông tin cần thiét cho người được hỏi không?
G: h/d H tìm hiểu anh có áo mới thích khoe của đến mức nào? ( h/đ?, cử chỉ)Không chờ tết hay đi đâu đó mà khoe ngay.
H: tìm hiểu tâm trạng anh ta lúc đó?
- Nhận xét h/đ, cử chỉ? -> thể hiện tính cách gì ở nhân vật ?
Điệu bộ của anh áo mới trả lời? có phù hợp không? vì sao?
H? Điều đáng buồn cười ntn?( so với anh mất lợn ) ( - Đáng lí trả lời ngay câu hỏi.-> nôn nóng, sốt ruột -> khoe áo.Nếu anh khoe lợn thừa 1từ thì anh khoe áo thừa hẳn 1 vế câu “ Từ lúcáo mới này” lại là ND, MĐ thông báo chính của anh.
H? Truyện làm em cười vì sao?
H? Truyện có ý nghĩa gì?
nội dung cần đạt
I. Giới thiệu chung:
* Truyện cười: ( sgk )
II. Đọc và tìm hiểu văn bản:
1. Đọc. 
2. Chú thích:
3. Tìm hiểu văn bản:
- ND tấm biển:
 + Thông báo: địa điểm, h/đ, mặt hàng, chất lượng hàng
=> 4 yếu tố cần thiết cho 1 tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ.
- Nhà hàng: răm rắp lần lượt cắt bớt từng yếu tố.
- Giống: Đều nhận xét về từ thừa của các yếu tố trong ND biển và đều có cách lập luận đanh thép, tự tin, vững chắc.: 
- Khác: Mọi người chỉ quan tâm đến 1 số thành phần của câu quảng cáo mà họ cho là quan trọng không thấy ý nghĩa tầm quan trọng của từng phần .
=> Đáng cười: người nghe góp ý( chủ hàng) không biết suy xét hoàn toàn mất chủ kiến.
* Ghi nhớ ( sgk )
 1. Anh đi tìm lợn:
- Nhà có việc lớn: đám cưới
“ Bác có thấy lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”
Anh khoe áo mới:
- Có áo mới mặc ngay-> biến anh ta thành trẻ con.
 ->Khoe của 
“ đứng hóng ở cửa đợi có ai đi qua,người ta khen.
-> nôn nóng muốn khoe ngay.
+ Đứng mãi từ sáng-> chiều :sự kiên trì đến mức quá đáng, lố bịch 
- Điệu bộ : giơ ngay vạt áo ra -> không phù hợp. Bởi biến điều hỏi thành nội dung thông báo.
* Cười vì:- H/đ, ngôn ngữ của từng nhân vật thích khoe của. Của không đáng bao mà vẫn thích khoe.
- Vì sự ganh đua trong việc khoe của các nhân vật .
* Ghi nhớ ( sgk )
III.Luyện tập :
Gv hướng dẫn hs làm phần luyện tập
4.Củng cố: 
- Học bài nắm nội dung nghệ thuật của truyện
5. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị ôn tập truyện dân gian
 - Xem trước bài:Số từ và lượng
......................................................................................................................................................
Tuần 13
Tiết 49: Ngày soạn: 14 - 11 - 2011 
 Ngày day:21 - 11 - 2011. 
Số từ và lượng từ
A. Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức:
- HS hiểu được khái niệm,ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ 
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng số từ và lượng từ.
-Nhận diện,phân biệt số từ với danh từ,chỉ từ.
3.Thái độ: Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 
B. Chuẩn bị : 
 - Gv : Giáo án,bảng phụ. .
 - HS : Đọc trước bài, nắm được nội dung. 
C.Phương pháp và kĩ thuật dạy học:vấn đáp,thực hành,động não.
D.Tiến trình lên lớp: 
ổn định 
Kiểm tra bài cũ:
 ? Thế nào là cụm danh từ ? Xác định cụm D từ trong câu sau:
 - Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
 3 . Bài mới :
hoạt động của thày và trò
- GV dùng máy chiếu các VD sau:
- Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”
- Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con
HS đọc các VD, đọc các từ in đậm.
? Các từ in đậm bổ sung nghĩa cho từ nào.
? Các từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại gì?
- Là Dtừ => cụm D/ từ.
? Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa gì cho D/ từ?
? Em có nhận xét gì về số lượng mà các từ đó biểu thị? 
? Nhận xét về vị trí của các từ in đậm trong cụm D/ từ..
b. – Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.
- Em là con thứ hai trong gia đình.
- Trong lần kiểm tra định kì vừa rồi em xếp ở vị trí bốn mươi hai.
HS đọc VD, đọc các từ in đậm.
? Trong các VD trên, các từ in đậm bổ sung cho từ nào? ( Gạch chân)
? Các từ được bổ sung thuộc từ loại gì?
? Trong trường hợp này, các từ đó biểu thị điều gì?
? Vị trí của các từ đó trong cụm D/từ?
? ở câu 3 không có từ "thứ" ta có thể thêm từ "thứ" vào được không?
- Thêm được.
=> Tất cả những từ in đậm được gọi là số từ. 
? Vậy em hiểu thế nào là số từ?
GV chiếu VD:
- . Mỗi thứ một đôi.
- Em không thích những đôi giày này.
- Mẹ em mới mua thêm mười đôi đũa.
? Từ "đôi" trong các VD có nghĩa là mấy?
- Là hai.
? Hai có chỉ số lượng chính xác không?
- Có chỉ số lượng chính xác.
Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu xem từ "đôi" có phải là số từ hay không.
? Từ "đôi" được những từ nào bổ sung ý nghĩa? ( Gạch chân)
? Những từ đó bổ sung ý nghĩa gì cho từ " đôi"?
- Số lượng ở trước, đối tượng và xác định vị trí ở sau.
? Qua đó em thấy từ "đôi" mang đặc điểm của từ loại nào?
- Danh từ => Từ "đôi" là D/ từ chỉ đơn vị có ý nghĩa số lượng mà khi phân biệt chúng ta cấn chú ý.
? Em hãy tìm những từ khác tương tự từ "đôi"
? Vậy qua xét VD a và b, em hiểu thế nào là số từ? Cần chú ý gì khi xác định số từ?
* G/v đưa bảng phụ.
-. Các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi không muốn cầm đũa.
- Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. 
- Mã Lương đa thêm vài nét bút, gió thổi lên nhè nhẹ..
- Nhưng tất cả mọi cách đều vô hiệu.
-Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt,, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
* HS đọc các VD, đọc các từ in đậm.
? Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào? ( Gạch chân)
? Những từ được bổ sung thuộc từ loại nào?
?Nhận xét về v/trí của chúng trong cụm D
? Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa gì cho D/từ? ( số lượng)
? Nhận xét về số lượng mà từ in đậm biểu thị? 
? Qua VD em hiểu thế nào là lượng từ?
 (vấn đáp,động não)
* GV: Yêu cầu HS điền các cụm D đó vào mô hình cụm D/từ. ( Dùng phiếu HT)
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
Các
hoàng tử
Những
kẻ
thua trận
Cả
mấy
vạn
tướng lĩnh
Khắp
các
trận địa
Vài
nét bút
Tất cả
mọi
cách
Mỗi
người
? Quan sát mô hình cấu tạo, em thấy lượng từ có thể chia làm mấy nhóm?
? Mỗi nhóm biểu thị ý nghĩa gì?
? Qua tìm hiểu VD, em nhận xét gì về lượng từ?
- HS đọc 2 ghi nhớ sgk
- HD và yêu cầu HS làm.
nội dung cần đạt
I. Số từ 
1.Ví dụ :
a. VDa:
- hai, một trăm, chín, ba, một.
-> chỉ số lượng chính xác của sự vật.
- Đứng trước D/từ
b. VDb:
- sáu, hai, bốn mươi hai.
-> Chỉ số thứ tự của sự vật.
- Đứng sau D/từ, đứng sau từ " thứ".
=> Số từ là những từ chỉ số lượng chính xác và chỉ số thứ tự của sự vật.
* Chú ý:
- Các từ: đôi, cặp, chục, tá, vạn..... là những D/từ chỉ đơn vị có ý nghĩa số lượng.
2. Nhận xét:
* Ghi nhớ 1: sgk T128.
II. Lượng từ:
1. Xét VD:
- Các, những, cả, mấy, khắp, các, vài, tất cả, mọi, mỗi.
- Đứng trước D
- biểu thị số lượng không chính xác
=> Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
- Lượng từ gồm 2 nhóm:
+ chỉ ý nghĩa toàn thể, tổng thể
+ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.
2. Nhận xét:
* Ghi nhớ 2: sgk T 129.
 III. Luyện tập:(thực hành)
1. Bài tập 1:
a. Một, hai, ba, năm: chỉ số lượng. 
b. Bốn, năm : Chỉ thứ tự.
 Bài 2: 
 - trăm, ngàn, muôn : được dùng với ý nghĩa số từ chỉ lượng nhiều, rất nhiều nhưng không chính xác.
 Bài 3.( Tr.129-130)
 - Điểm giống nhau và khác nhau của các từ : từng và mỗi .
+ Giống nhau : Tách ra từng cá thể ,từng sự vật .
+ Khác nhau : 
+ "Từng": vừa tách riêng từng cá thể ,từng sự vật vừa mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự hết cá thể này đến cá thể khác,sự vật này đến sự vật khác .
+ "Mỗi" chỉ ý nghĩa tách riêng dể nhấn mạnh chứ không mang ý nghĩa lần lượt,trình tự.
4. Củng cố (vấn dáp)
? Thế nào là số từ và lượng từ?
5. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài, nắm nội ung bài.
- Làm bài tập: Xác định số từvà lượng từ trong văn bản" Em bé thông minh" 
- Xem trước bài : Kể chuyện tưởng tượng .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan13 (dung).doc