Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 đến 5 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Chu Văn An

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 đến 5 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Chu Văn An

I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY

Giúp HS:

1.Kiến thức:

- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.

- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.

2.Kỹ năng:

- Nhận diện, phân biệt được:

 + Từ và tiếng

 + Từ đơn và từ phức

 + Từ ghép và từ láy.

- Phân tích cấu tạo của từ.

* Kỹ năng sống:

Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ Tiếng Việt, nhất là các từ mượn giao tiếp của bản thân.

Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ

3.Thái độ:

 Hs có ý thức trong việc sử dụng từ, qua đó thấy được sự phong phú của vốn từ Tiếng Việt.

II/ CHUẨN BỊ:

 1/ Giáo viên:

 Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ ví dụ ở mục (I, II), bảng phụ bài tập 3(Luyện tập).

 2/ Học sinh:

 Học bài, đọc SGK và trả lới các câu hỏi.

 

doc 44 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 đến 5 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 	Ngày soạn:..................
Tiết 1 + 2: 	Ngày dạy:....................
 	Lớp dạy:......................
 Văn bản: 	Hướng dẫn đọc thêm:
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
 (Truyền thuyết)
(Tự học có hướng dẫn)
I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY
1.Kiến thức: Giúp hs:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết .
- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông - một nét đẹp văn hoá của người Việt.
2.Kỹ năng: 
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện. 
- Kể được truyện.
- Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
* Kỹ năng sống:
3.Thái độ: 
Hs ý thức say mê lao động, xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc thể hiện qua việc làm bánh của Lang Liêu.
II/ CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên:
Giáo án, SGK, SGV, tranh ảnh làm bánh chưng bánh giầy và một số tư liệu tham khảo khác.
	2/ Học sinh:
	Học bài, đọc và trả lời câu hỏi SGK, SGK.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
	1/ Phương pháp:
	Thảo luận nhóm, nêu gợi, nêu vấn đề, phân tích.
	2/ Kỹ thuật dạy học:
	Động não, suy nghĩ về cách ứng xử của các nhân vật khác trong truyện.
IV/ TÌNH HÌNH LỚP DẠY:
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
Học sinh cá biệt
Ghi chú
Trong đó
6F
DT
Nữ DT
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
V/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sách, vở và đồ dùng học tập HS, quán triệt một số nội dung dạy học.
3.Bài mới: gv giới thiệu bài mới
Hoạt động của thấy -trò
Nội dung
HĐ 1:Hướng dẫn hs đọc văn bản
Gv hướng dẫn hs đọc-gv đọc mẫu 1 đoạn-gv gọi hs đọc tiếp-gv nhận xét cách đọc của hs
HĐ2:Hướng dẫn hs kể tóm tắt truyện
Gv kể truyện- gv gọi hs kể lại 
HĐ3:Hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích
H:Em hiểu như thế nào về các từ trên?
HĐ 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu việc Vua Hùng chọn người nối ngôi 
H: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
H: ý định chọn người nối ngôi của vua là gì?
H: ý định chọn người nối ngôi khác như thế nào so với trước đây?
Hs trả lời - liên hệ với bài "crct"
H: Để chọn được người nối ngôi vua đã đưa ra hình thức gì?
 HĐ2:Hướng dẫn hs tìm hiểu về cuộc đua tài dâng lễ vật
H:Vua quyết định chọn người nối ngôi trong dịp nào?
Hs trả lời: lễ Tiên Vương
H:Trong các Lang có ai đoán được ý định của vua là gì không?
(không ai đoán được)
H: Cuộc hành trình đi tìm lễ vật của các Lang diễn ra như thế nào?
H: Việc đua nhau đi tìm lễ vật như vậy nói lên điều gì?
H: Vậy ai đã làm vừa ý vua cha?
H: Lang Liêu là người như thế nào?
H: Ai đã giúp đỡ Lang Liêu?(Thần)
H:Tại sao Lang Liêu lại được thần giúp đỡ?
H: LL đã làm bánh như thế nào?
Gv treo tranh cảnh làm bánh-Hs quan sát trả lời 
HĐ3:Hướng dẫn hs tìm hiểu về kết quả cuộc đua tài
H:Lễ vật của ai được chọn ? Đó là lễ vật gì?
H:Vì sao hai thứ bánh của LL được vua cha chọn để tế Trời, Đất cùng Tiên Vương? 
H: Em có nhận xét gì về nhân vật LL?
Gv liên hệ thực tế
HĐ4 :Hướng dẫn hs tìm hiểu ý nghĩa của truyện
H:Truyền thuyết "BCBG" có ý nghĩa gì?
Hs trả lời phần ghi nhớ sgk
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Đọc 
2.Kể tóm tắt 
3.Chú thích
- Tiên Vương 
- Chứng giám
- Mĩ vị
II.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1.Vua Hùng chọn người nối ngôi
-Hoàn cảnh
+Vua đã già muốn truyền ngôi cho con
+Giặc ngoài đã dẹp yên
- ý định:
+Người nối ngôi phải nối được ý vua
+Không nhất thiết phải là con trưởng
-Hình thức: thử tài bằng câu đố
2.Cuộc đua tài dâng lễ vật
a.Các Lang
- Sai người đi tìm của quý trên rừng dưới biển
=>Họ không hiểu ý vua, xa rời ý vua
b.Lang Liêu 
-Là con thứ mười tám, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh-> ốm rồi chết-> Chàng là người thiệt thòi nhất
-Chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa trồng khoai 
->LL thân là con vua nhưng phận lại gần gũi dân thường
3.Kết quả cuộc đua tài
-Lễ vật của LL: Bánh chưng, bánh giầy 
+ Có ý nghĩa thực tế:Quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra
+Có ý tưởng sâu xa: tượng trời, tượng đất, tượng muôn loài
=> Là người tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình 
4.ý nghĩa của truyện
*Ghi nhớ (sgk)
4.Củng cố
H: Hãy nêu ý nghĩa của truyện "Bánh chưng, bánh giầy"
5.Kết thúc bài học :- Học bài+làm bài tập sgk
 - Soạn bài"Từ và cấu tạo của từ TV"
*Rút kinh nghiệm:........................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 1 	Ngày soạn:..................
Tiết 3: 	Ngày dạy:....................
	Lớp dạy:......................
Tiếng việt: TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY
Giúp HS:
1.Kiến thức:
- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.
- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.
2.Kỹ năng: 
- Nhận diện, phân biệt được:
	+ Từ và tiếng
	+ Từ đơn và từ phức
	+ Từ ghép và từ láy.
- Phân tích cấu tạo của từ.
* Kỹ năng sống:
Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ Tiếng Việt, nhất là các từ mượn giao tiếp của bản thân.
Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ
3.Thái độ: 
	Hs có ý thức trong việc sử dụng từ, qua đó thấy được sự phong phú của vốn từ Tiếng Việt.
II/ CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên:
	Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ ví dụ ở mục (I, II), bảng phụ bài tập 3(Luyện tập).
	2/ Học sinh:
	Học bài, đọc SGK và trả lới các câu hỏi.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
	1/ Phương pháp:
	Thảo luận nhóm, nêu gợi, nêu vấn đề, phân tích.
	2/ Kỹ thuật dạy học:
	Động não, nêu gợi, thảo luận nhóm, phân tích các tình huống mẫu, thực hành có hướng dẫn.
IV/ TÌNH HÌNH LỚP DẠY:
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
Học sinh cá biệt
Ghi chú
Trong đó
6F
DT
Nữ DT
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
1..........................................
2..........................................
3..........................................
4..........................................
V/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra vở soạn của học sinh.
3.Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: 
Hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm về từ
GVtreo bảng phụ có ghi vd sgk-gv gọi hs đọc vd
H: Hãy chỉ ra đâu là các tiếng và từ trong vd trên?
H:Mỗi loại đơn vị được dùng làm gì?
-Tiếng dùng để tạo từ
-Từ dùng để tạo câu
-Khi một tiếng dùng để tạo câu tiếng ấy trở thành từ
H:Theo em 9 từ trên có nhiệm vụ gì ?
H:Vậy từ là gì?
Hs đọc ghi nhớ sgk
BT nhanh: 
Hãy sắp xếp các từ sau thành 1 câu có nghĩa: làng, tươi, đẹp, em, phong cảnh, nằm, vô cùng, sông Hồng, cạnh
->Làng em nằm cạnh sông Hồng, phong cảnh vô cùng tươi đẹp.
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn hs phân loại từ đơn và từ phức
Gv treo bảng phụ có ghi vd sgk- gv gọi hs đọc vd
H: Hãy nhắc lại thế nào gọi là từ đơn, từ phức?
H: Hãy điền từ đơn, từ phức vào bảng phân loại?
Gv treo bảng phụ-gv gọi hs lên bảng điền-hs khác nhận xét-gv nhận xét kết luận. 
H:Từ được phân ra làm mấy loại?
H: Cấu tạo của từ láy và từ ghép có gì giống và khác nhau?
Gv gọi hs đọc ghi nhớ sgk
HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn hs làm bài tập
 Gv gọi hs đọc bt 1 sgk
hs thảo luận nhóm-gv gọi đại diện nhóm trình bày-gv nhận xét kết luận
H:Hãy nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc?
Gvgọi hs lên bảng làm-hs khác nhận xét-gv nhận xét kết luận
Cho HS làm bài tập 3
I.Từ là gì?
 1.Xét vd
Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở
-có 12 tiếng, 9 từ
2. Khái niệm:
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
II.Từ đơn và từ phức
1.Phân loại từ đơn và từ phức
Bảng phân loại
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
thần, dạy, dân...
Từ phức
Từ ghép
chăn nuôi, ăn ở...
Từ láy
trồng trọt...
2.Cấu tạo của từ ghép và từ láy
-Giống nhau: Đều là từ phức
-Khác nhau:
+Từ ghép có quan hệ với nhau về nghĩa
+Từ láy có quan hệ láy âm giữa các tiếng
*Ghi nhớ(sgk)
III.Luyện tập
BT1:
a. Từ nguồn gốc, con cháu-> từ ghép
b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác, nòi giống, tổ tiên...
c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: cha mẹ, chú bác, cô dì...
BT2: Quy tắc sắp xếp các tiếng chỉ quan hệ thân thuộc
- Theo giới tính: ông bà, cha mẹ, anh chị.
- Theo bậc: ông cháu, chị em, cha con...
BT3:
- Cách chế biến: Bánh rán, nướng, hấp
- Chất liệu làm bánh: Nếp, tẻ, khoai, ngô...
- Tính chất:dẻo, xốp
- Hình dáng: gối, quấn thừng, tai voi...
4.Củng cố
H: Từ là gì? có mấy loại từ? Từ đơn và từ phức có gì khác nhau?
5.Kết thúc bài học:
- Học bài+làm bài tập 4, 5 (SGK, Tr 15)
 - Soạn bài" Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt"
*Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 01 	 Ngày soạn:.....................
Tiết 4: 	 Ngày dạy:......................
	 Lớp dạy:........................
Tập làm văn: GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY
Giúp HS:
1.Kiến thức:
	- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.
- Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành  ... n hs tìm hiẻu dàn bài của bài văn tự sự
H:Các phần mở bài, thân bài, kết bài thực hiện nhiệm vụ gì của bài văn tự sự?
Gv gọi hs đọc ghi nhớ sgk
HĐ3:Hướng dẫn hs tìm hiẻu phần luyện tập.
Gv gọi hs đọc bt 1
H:Chủ đề của truyện nhằm biểu dương và chế giễu điều gì?
H:Sự việc nào tập trung cho chủ đề?
H:Hãy chỉ ra 3 phần mở bài, thân bài, kết bài của truyện?
H:Truyện này với truyện TT có gì giống và khác nhau?
H:Sự việc trong phần thân bài thú vị ở chỗ nào?
I.Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
1.Chủ đề của bài văn tự
- Có 3 phần
a.Mở bài
-Giới thiệu nhân vật Tuệ Tĩnh
-Là danh y đời Trần, hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh.
b.Thân bài
-Tuệ Tĩnh làm 2 việc:
+Từ chối chữa bệnh cho người giàu trước vì bệnh ông ta nhẹ
+Ưu tiên chữa bệnh cho con trai của người nông dân vì bệnh của chú bé nguy hiểm
->là người có bản lĩnh, thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh, không phân biệt giàu nghèo, bệnh nào nặng thì chữa trước .
- Chủ đề: "hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh"
c.Kết bài
-Ông tiếp tục tới nhà quý tộc chữa bệnh không kịp nghỉ ngơi.
*Nhan đề:Tuệ Tĩnh và 2 người bệnh
2.Dàn bài của bài văn tự sự
*Ghi nhớ (sgk)
II.Luyện tập
BT1:Truyện "Phần thưởng"
a.Chủ đề
-Biểu dương sự thông minh dũng cảm của người nông dân
-Chế giễu tên cận thần tham lam
-Người nông dân xin vua thưởng roi
b.MB:Từ đầu...nhà vua
TB:Tiếp theo...hai mươi nhăm roi
KB:Còn lại
c.Giống :Có bố cục 3 phần
Khác:Về chủ đề
-TT:Ca ngợi lòng thương người của TT
-Phần thưởng:biểu dương người nông dân
d.Nói tới thưởng không thể nghĩ là dùng hình phạt.Tên quan không ngờ người nông dân lại xin thưởng như vậy để trừng trị hắn.
4.Củng cố
Gv chốt lại nội dung bài học
5.Kết thức bài học:
-Học bài+làm bài tập 2
 -Soạn bài "Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự" 
*Rút kinh nghiệm
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 4 	 Ngày soạn:.............
Tiết 15, 16: 	 Ngày dạy:...............
 	 Lớp dạy:..................
Tập làm văn: TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
	1/ Kiến thức:
- Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự (qua những từ ngữ được biểu đạt trong đề)
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.
- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
	2/ Kĩ năng:
- Tìm hiểu đề: đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.
- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.
*Kỹ năng sống:
	3/ Thái độ
	Hs biết cách tìm hiểu đề, cách làm bài văn tự sự thông qua việc tìm hiểu một số ví dụ.
II. CHUẨN BỊ
	1/ Giáo viên:
	- Soạn bài, đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
 - Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, hoạt động nhóm
2/ Học sinh:
- Xem trước bài.
	- Soạn bài.
III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
	1/ Phương pháp dạy học: 
- Gợi hỏi, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. Hỏi – đáp.
	2/ Kỷ thuật dạy học:
- Động não.
IV. TÌNH HÌNH LỚP DẠY
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
Học sinh cá biệt
Ghi chú
Trong đó
1/...........................
2/...........................
3/...........................
4/...........................
1/.............................
2/.............................
3/.............................
4/.............................
DT
Nữ DT
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
H:Chủ đề trong văn bản tự sự là gì? Dàn bài trong bài văn tự sự gồm mấy phần? Nêu nhiệm vụ của từng phần?
3/ Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
HĐ1:Hướng dẫn hs tìm hiểu đề văn tự sự 
Gv treo bảng phụ các dạng đề trong sgk-Gv gọi hs đọc
H:Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
H:Các đề 3,4,5,6 có từ kể không? Vậy đó có phải đề văn tự sự không?
H:Từ trọng tâm của mỗi đề trên là từ nào?
Hs trả lời 
- Gv gạch chân từ vào bảng phụ
H:Trong các đề trên đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?
HĐ2:Hướng dẫn hs cách làm bài văn tự sự
Gv ghi đề lên bảng
H:Đề nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?
H:Em sẽ chọn truyện nào?Em thích nhân vật, sự việc nào?Em chọn truyện đó nhằm biểu hiện chủ đề gì?
H:Em định mở đầu như thế nào?Diễn biến, kết quả ra sao? 
H:Em hiểu như thế nào là viết bằng lời văn của em?
H:Hãy nêu các bước làm của một bài văn tự sự?
HĐ3:Hướng dẫn hs tìm hiẻu phần luyện tập.
H:Hãy lập dàn ý theo yêu cầu của đề văn trên?
HS lập dàn ý trong 15 phút
-Gv kiểm tra
- GV gọi hs lên bảng lập 
Thời gian còn lại gv cho hs viết phần mở bài
- Gv gọi hs đọc trước lớp 
- Gv sửa chữa
I.Đề,tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
1.Đề văn tự sự
(1)Kể về một câu chuyện em thích bằng lời văn của em
(2)Kể chuyện về một người bạn tốt
(3)Kỉ niệm ngày thơ ấu
(4)Ngày sinh nhật của em
(5)Quê em đổi mới
(6)Em đã lớn rồi
-Lời văn trong đề (1) yêu cầu:
+Kể chuyện
+Câu chuyện em thích
+Bằng lời văn của em
-Đề (3),(4),(5),(6) không có từ kể nhưng vẫn là đề văn tự sự 
-Kể việc:1,3
-Kể người:2,6
-Tường thuật:4,5
2.Cách làm bài văn tự sự
Đề:Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em
a.Tìm hiểu đề
-Kể một câu chuyện em thích 
-Bằng lời văn của em
-Kể việc
b.Lập ý:Xác định nhân vật, sự việc, diễn biến , kết quả, ý nghĩa của truyện
c.Lập dàn ý:Là sắp xếp việc gì trước việc gì sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
d.Viết thành văn
*Ghi nhớ (sgk)
II.Luyện tập
Lập dàn ý
MB:Giới thiệu nhân vật em định kể
TB:Kể diễn biến sự việc
-Gióng ăn khoẻ lớn nhanh
-Vua mang ngựa sắt...
-Gióng vươn vai thành tráng sĩ
-Xông ra trận giết giặc
-Roi gãy lấy tre làm vũ khí
-Thắng giặc cưỡi ngựa bay về trời
KB:Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà
4.Củng cố
H:Hãy nêu cách làm một bài văn tự sự?
5.Kết thúc bài học
-Học bài
 -Ôn tập chuẩn bị viết bài TLV số 1 
*Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 5 Ngày soạn:...............
Tiết 17,18 Ngày dạy:................
 	 Lớp dạy:...................
Tập làm văn: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 –VĂN TỰ SỰ
I/MỤC TIÊU BÀI DẠY
1.Kiến thức:Giúp hs
- Biết viết hoàn chỉnh một bài văn có bố cục ba phần.
- Biết kể chuyện bằng lời văn của mình.
2.Kỹ năng:Rèn kỹ năng kể chuyện bằng lời văn của mình.
3.Thái độ:Hs có ý thức trong khi làm bài.
II/CHUẨN BỊ
1.Gv: Ra đề, đáp án
2.Hs: Ôn bài, đồ dùng học tập
III/ PHƯƠNG PHÁP/KỶ THUẬT DẠY HỌC
	1. Phương pháp
	2. Kỷ thuật dạy học
IV/ TÌNH HÌNH LỚP DẠY
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
Học sinh cá biệt
Ghi chú
Trong đó
1/...........................
2/...........................
3/...........................
4/...........................
1/.............................
2/.............................
3/.............................
4/.............................
V/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
3.Bài mới:
Gv: ghi đề lên bảng
Đề: Kể lại một truyện truyền thuyết đã học (trong chương trình ngữ văn lớp 6) bằng lời văn của em.
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I/ ĐÁP ÁN
1. Yêu cầu chung
	a. Thể loại: Tự sự
	b. Nội dung: Một truyện truyền thuyết đã học.
	c. Hình thức: Lời văn của em.
2. Yêu cầu cụ thể
	Học sinh chọn truyền thuyết nào cũng được miễn là truyền thuyết đã học trong chương trình ngữ văn lớp 6. Tuy nhiên bài làm cần đảm bảo các yêu cầu sau:
	- Phải tôn trọng cốt truyện, giữ nguyên không khí ngày xưa, không biến thành một truyện hiện đại. Kể bằng lời văn của mình. Bài làm đảm bảo theo dàn ý sau:
	a. Mở bài: (1,5 điểm)
	- Giới thiệu về truyện truyền thuyết mà mình định kể.
	- Lí do thích truyện đó. 
	- Câu chuyện diễn ra thời gian nào? Ở đâu?
	- Giới thiệu sự việc xảy ra.
	b. Thân bài: (7 điểm)
	Kể diễn biến sự việc:
	- Sự việc khởi đầu là sự việc gì?
	- Sự việc phát triển như thế nào?
	- Sự việc cao trào?
	- Sự việc kết thúc?
	c. Kết bài: (1,5 điểm)
	- Kết thúc câu chuyện.
	- Suy nghĩ về câu chuyện.
II/ BIỂU ĐIỂM
	- Điểm 9 – 10: Bài viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng, đầy đủ cốt truyện, giữ được không khí của truyện cổ, lời văn có sự sáng tạo của cá nhân mình, diễn đạt trôi chảy, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả.
- Điểm 7 – 8: Bài viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng, đầy đủ cốt truyện, diễn đạt tương đối trôi chảy bằng chính lời văn của mình, đôi chỗ lời văn còn phụ thuộc vào nguyên bản, có thể mắc không quá 3 lỗi chính tả.
- Điểm 5 – 6: Bài viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng, diễn đạt chưa trôi chảy, bài viết ít sáng tạo, có thể mắc không quá 5 lỗi chính tả.
- Điểm 3 – 4: Bài viết đúng thể loại, bố cục chưa rõ ràng, cốt truyện chưa đảm bảo, diễn đạt bằng lời văn của mình tuy vậy nhiều chỗ lời văn còn phụ thuộc vào nguyên bản, còn mắc từ 5 đến 7 lỗi chính tả.
- Điểm 1 – 2: Bài làm quá sơ sài, không có bố cục hoặc bài viết lạc đề.
4.Củng cố
Gv thu bài nhận xét tiết kiểm tra
5.Kết thúc bài học
-Viết lại bài vào vở bài tập
-Soạn bài "Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ"
*Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 6 TUAN 1 DEN TUAN 5.doc