I. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học ở bậc tiểu học về hai thành phần chính của câu
- Nắm vững khái niệm , đặc điểm và vai trò của vị ngữ , chủ ngữ - hai thành phần chính của câu.
2.Tích hợp: với phần văn trong văn bản Cô Tô , với phần Tập làm văn tả người và tập làm thơ.
3.Kỹ năng:
- Nhận diện chính xác và phân tích được hai thành phần chính của câu.
- Có ý thức dùng câu đúng trong nói và viết .
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Ngày soạn: Bài 24 – Tiết 107 Ngày dạy : Tiếng Việt Các thành phần chính của câu I. Kết quả cần đạt: 1.Kiến thức: - Củng cố kiến thức đã học ở bậc tiểu học về hai thành phần chính của câu - Nắm vững khái niệm , đặc điểm và vai trò của vị ngữ , chủ ngữ - hai thành phần chính của câu. 2.Tích hợp: với phần văn trong văn bản Cô Tô , với phần Tập làm văn tả người và tập làm thơ. 3.Kỹ năng: - Nhận diện chính xác và phân tích được hai thành phần chính của câu. - Có ý thức dùng câu đúng trong nói và viết . II. Tiến trình tổ chức các bước lên lớp : 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động 1 : Hướng dẫn xác định các thành phần của câu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò N d cần đạt *Trong chương trình tiểu học , các em đã biết câu được tạo bởi những thành phần nào ? - Chủ ngữ - Vị ngữ - Trạng ngữ I.Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu. *GV gọi học sinh đọc câu văn trong ví dụ. Chẳng bao lâu tôi đã là một chàng dế thanh niên cường tráng. Em hãy gọi tên các thành phần của câu văn ấy ? - Chẳng bao lâu : Trạng ngữ -Tôi : chủ ngữ . - đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng : Vị ngữ GV bỏ từng phần của câu : trạng ngữ , chủ ngữ và vị ngữ . Yêu cầu các em nhận xét : thành phần nào bỏ đi sẽ làm ảnh hưởng đến nội dung câu ? thành phần nào khi bỏ đi thì ý nghĩa nội dung câu không bị ảnh hưởng ? HS nhận xét , chỉ ra được : - Khi bỏ trạng ngữ , ý nghĩa câu không thay đổi . - Không thể bỏ chủ ngữ và vị ngữ bởi nếu bỏ một trong hai thành phần này , nghĩa câu không thể hiện đầy đủ khi tách ra khỏi văn bản và cấu tạo cảu câu cũng không hoàn chỉnh. GV để các em rút ra thành phần chính khác gì với thành phần phụ? - Hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ là thành phần chính của câu , không thể lược bỏ . Còn trạng ngữ là thành phần phụ , có thể có hoặc không có mặt trong câu. Ghi nhớ : Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và để diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt gọi là thành phần phụ. *Vậy , chúng ta có được ghi nhớ thứ nhất - HS đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm vị ngữ: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nd cần đạt * Đọc lại câu vừa phân tích trên . Trong câu văn trên , từ nào đóng vai trò chính trong bộ phận vị ngữ ? ( GV gợi ý : đó là từ không thể bỏ trong vị ngữ ) - Trở thành II.Vị ngữ : 1. Đặc điểm của vị ngữ : + Kết hợp với phó từ + Trả lời câu hỏi : Làm gì ? Như thế nào ? Làm sao? * Từ đó thuộc loại từ nào ? - Động từ * Vị ngữ chính có thể kết hợp với những từ nào đứng trước nó ? - Phó từ : đã chỉ quan hệ thời gian. * Ngoài từ đó ? - Các phó từ : đã , đang , sẽ , sắp , từng , vừa , mới , * Thành phần vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào ? Làm sao ? Làm gì ? Như thế nào ? * GV đưa bảng phụ có các câu văn trích làm ví dụ. a.Một buổi chiều , tôi ra đứng ở cửa hang như mọi khi , xem hoàng hôn xuống ( Tô Hoài) b.Chợ Năm căn nằm sát bên bờ sông , ồn ào , đông vui , tấp nập . ( Đoàn Giỏi ) c. Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam (.. ) Tre , nứa , mai , vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau ( Thép mới ) 2.Cấu tạo của vị ngữ: + Động từ và cụm động từ , tính từ và cụm tính từ ,danh từ và cụm danh từ . + Một hoặc nhiều *Yêu cầu HS phân tích cấu tạo của câu bằng những câu hỏi sau: + Vị ngữ là cụm từ hay từ ? + Nừu là từ thì thuộc loại từ nào ? + Nừu là cụm từ thì đó là loại cụm từ nào ? Ra đứng cửa hang , xem hoàng hôn xuống . ( CĐT ) Nằm sát bên bờ sông , ồn ào , tấp nập . ( CĐT;TT ) Là người bạn thân của nông dân VN ; giúp người trăm công nghìn việc khác nhau . (CDT;CĐT) - Vị ngữ có thể là động từ và cụm động từ , tính từ hoặc cụm tính từ , danh từ hay cụm danh từ . - Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ . *Kết hợp với việc tìm hiểu trên , em hãy rút ra nhận xét về đặc điểm và cấu tạo của vị ngữ ? HS nêu các kết luận. GV chốt lại : đó chính là nội dung của ghi nhớ 2 *Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì ?Làm sao ? Như thế nào ? hoặc là gì ? * Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ , tính từ hoặc cụm tính từ , danh từ hoặc cụm danh từ . * Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ Ghi nhớ : Hoạt động 3 : Hình thành khái niệm chủ ngữ : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nd cần đạt * Nêu các chủ ngữ trong các ví dụ đã phân tích ? - Gọi tên , thông báo về sự vật hiện tượng có những đặc điểm , tính chất, trạng thái , hành động được thể hiện trong vị ngữ . III. Chủ ngữ : 1.Đặc điểm của chủ ngữ : + Gọi tên , thông báo + Trả lời câu hỏi : Ai? Cái gì ? . * Giữa sự vật nêu ở chủ ngữ và hành động , đặc điểm , trạng thái của sự vật được miêu tả ở vị ngữ có quan hệ gì? - Đó là mối quan hệ chủ ngữ và vị ngữ ; quan hệ ngữ pháp và ngữ pháp *Vậy , làm thế nào để có thể dễ dàng tìm được chủ ngữ trong câu ? - Trả lời các câu hỏi : Ai? Cái gì ? Con gì ? . * Gọi học sinh nhận xét : Chủ ngữ thường do những từ nào tạo nên ? - Là đại từ : Tôi - Danh từ hoặc cụm danh từ : Cây tre , chơ Năm Căn , tre , nứa , mai , vầu . 2.Cấu tạo : + Đại từ , danh từ + Một hoặc nhiều *Số lượng chủ ngữ trong một câu thế nào ? - Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ . * Vậy ta có thể rút ra nhận xét chung như thế nào về chủ ngữ trong câu? HS nêu được nhận xét chung Ghi nhớ : * Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật ,hiện tượng có hành động , đặc điểm , trạng thái được miêu tả ở vị ngữ . Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi Ai? Cái gì ? Con gì ? * Chủ ngữ thường là danh từ , đại từ hoặc cụm danh từ .Trong những trường hợp nhất định, động từ , cụm động từ ,tính từ và cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ . * Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ Ghi nhớ Hướng dẫn luyện tập. 1 Bài tập 1 : Câu 1: Tôi : Chủ ngữ , đại từ . đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng : vị ngữ , cụm động từ . Câu 2 : Đôi càng tôi:. GV có thể kẻ bảng và cho HS lên điền vào chỗ trống . Bên dưới cả lớp thực hành và chữa chung . 2. Bài tập 2 : Đặt câu theo yêu cầu: GV cho các em nói miệng . Ai nhanh hơn sẽ được khen và cho điểm . 3.Phân tích . V.Dặn dò :
Tài liệu đính kèm: