Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 99 đến tiết 102

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 99 đến tiết 102

Tiết 99 Văn bản LƯỢM

 (Tố Hữu)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh:

* Kiến thức

- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả về sự hi sinh của nhân vật, nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc.

* Kỹ năng.

- Luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ, kĩ năng tìm hiểu và phân tích ý nghĩa các từ láy, các loại hoán dụ và đối thoại trong thơ tự sự.

* Thái độ.

- Học tập tinh thần dũng cảm, lạc quan, yêu đời từ nhân vật. Có tấm lòng trân trọng những con người đã hi sinh vè nề độc lập – tự do của đất nước.

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: + Soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.

+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

- Học sinh: + Soạn bài

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: 1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Em xúc động hơn cả trước câu thơ, đoạn thơ nào? Vì sao?

 

doc 9 trang Người đăng thu10 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 99 đến tiết 102", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 28/02/2011
Tiết 99
Văn bản
Lượm
 (Tố Hữu)
A. Mục tiêu bài học: 
 Giúp học sinh:
* Kiến thức
- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả về sự hi sinh của nhân vật, nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc.
* Kỹ năng.
- Luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ, kĩ năng tìm hiểu và phân tích ý nghĩa các từ láy, các loại hoán dụ và đối thoại trong thơ tự sự.
* Thái độ.
- Học tập tinh thần dũng cảm, lạc quan, yêu đời từ nhân vật. Có tấm lòng trân trọng những con người đã hi sinh vè nề độc lập – tự do của đất nước.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Em xúc động hơn cả trước câu thơ, đoạn thơ nào? Vì sao?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
 Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Tố Hữu vừa ở HN trở về thành phố Huế quê hương đang đánh Pháp quyết liệt, tình cìư gặp chú bé liên lạc Lượm nhí nhảnh, vui tươi. ít lâu sau, nhà thơ lại nghe tin Lượm đã hi sinh anh dũng trên đường đi công tác. Xúc động, nghẹn ngào, nhớ thương, cảm phục. Tố Hữu viết bài thơ Lượm.
 * Tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Đọc và tìmhiểu chung
I. Đọc và tìm hiểu chung:
- Gọi HS đọc chú thích trong SGK sau đó GV nhấn mạnh một số ý.
- Em có nhận xét gì về thể loại thơ?
- GV hướng dẫn học sinh đọc bài thơ: Giọng thơ sôi nổi, hồn nhiên.
- Đọc mẫu một lần 
- Gọi học sinh đọc (từ 2 đến 4 em đọc)
- GV cho 2 học sinh tìm hiểu từ khó theo hình thức hỏi đáp.
- Theo em bố cục của bài thơ như thế nào?
- Yêu cầu HS kể và chú thay đổi giọng và nhịp độc thích hợp với từng câu, từng đoạn. Giọng vui tươi sôi nổi nhí nhảnh ở đoạn đầu và đoạn cuối.
- GV chốt lại nhận xét
- HS đọc
- HS trả lời
- Nghe GV hướng dẫn và đọc
- Tìm hiểu từ khó.
- Xác định bố cục và trả lời.
- HS kể tóm tắt.
- Các em khác nhận xét và bổ sung.
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
a. Tác giả
- Tố Hữu tên là Nguyễn Kim Thàmh, sinh 1920 quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Ông là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại VN.
b. Tác phẩm
- Bài Lượm được ông sáng tác năm 1949 trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thể loại: thơ 4 tiếng, nhịp 2/2
- Loại thơ tự sự - ngôi kể thứ ba.
2. Đọc và tìm hiểu từ khó
a. Đọc văn bản.
b. Tìm hiểu từ khó.
3. Tìm hiểu bố cục bài thơ.
- Bố cục: 3 ý
+ Năm khổ thơ đầu: Nhớ lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhà thơ và Lượm.
+ Bảy khổ giữa: Chuyến công tác và sự hi sinh của Lượm.
+ Hai khổ cuối: Hình ảnh Lượm sống mãi. 
 Khi kể lại câu chuyện bằng văn xuôi vẫn có thể giữ nguyên những câu đối thoại tiêu biểu của Lượm và nhà thơ.
Hoạt động 2: 
Tìm hiểu nội dung văn bản
II. Tìm hiểu nội dung văn bản.
- GV cho HS đọc đoạn văn đầu
- Hoàn cảnh gặp gỡ giữa Lượm với nhà thơ có gì đáng chú ý?
- Đoạn thơ gợi lên trước mắt người đọc hình ảnh chú bé Lượm như thế nào? 
 GV gợi ý dần để học sinh trả lời.
- Hoàn cảnh?
- Hình dáng?
- Trang phục?
- Cử chỉ?
- Lời nói?
* Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và kết luận bằng bảng phụ.
 - Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả Lượm trên các phương diện: Quan sát và tưởng tượng; đặc sắc trong cách dùng từ?
- Đường vàng là con đường như thế nào?
- Hình ảnh so sánh Lượm với con chim chích nhảy trên đường vàng đẹp và hay ở chỗ nào?
- Những lời thơ miêu tả Lựom như thế đã làm nổi rõ hình ảnh Lượm với những đặc điểm nào?
- Ngôn ngiữ đối thoại của hai chú cháu có gì đáng chú ý?
- HS đọc
- HS theo dõi SGK và trả lời
- HS tìm kiếm và trả lời, các em khác nhận xét và bổ sung.
- HS quan sát bảng phụ, so sánh với bài làm của mình và ghi chép.
- HS trao đổi cặp
- HS trả lời
- Trao đổi cặp và trả lời.
- Nghe giáo viên bình và ghi chép nội dung chính.
- HS trả lời
- HS: cuộc trò chuyện ngắn ngủi nhưng rất gần gũi, thân mật giữa hai chú cháu
1. Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với nhà thơ:
- Hoàn cảnh: "Huế đổ máu" - Trong hoàn cảnh chiến đấu chống thực dân Pháp.
- Hình dáng: Loắt choắt, chân thoăn thoắt, đầu nghênh ngênh, cười híp mí, má đỏ bồ quân.
- Trang phục: Cái xắc xinh xinh 
 Ca lô đội lệch 
- Cử chỉ: Mồm huýt sáo vang 
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng
- Lời nói: Cháu đi liên lạc 
 Vui lắm chú à
 ở Đồn Mang Cá
 Thích hơ ở nhà
ị Tác giả quan sát trực tiếp lượm bằng mắt nhìn và tai nghe, do đó Lượm được miêu tả rất cụ thể, sống động
 Từ láy gợi gợi hình có tác dụng gợi tả hình ảnh Lượm: nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, vui tươi và nhí nhảnh, nghịch ngợm.
GV bình: Đường vàng là con đường trong hồi tưởng là đường cát vàng, đầy nắng vàng, đồng lúa vàng. Hình ảnh so sánh có gí trị gợi hình (Tả rất đúng về hình dáng Lượm: Nhỏ nhắn, hiếu động, tươi vuigiữa không gian cánh đồng lúa vàng). Ngoài ra nó còn có giá trị biểu cảm thể hiện tình cảm yêu mến của nhà thơ đối với Lượm.
ị Hồn nhiên, nhanh nhẹn, yêu đời.
- Những lời thơ nào miêu tả Lượm đang làm nhiệm vụ?
- Giáo viên treo bảng phụ và kết luận, hướng dẫn học sinh tìm hiêủ tiếp.
- Theo em, lời thơ nào gây ấn tượng nhất cho em?
- Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả?
- Câu hỏi tu từ Sợ chi hiểm nghèo? gợi cho em suy nghĩ gì về hình ảnh Lượm?
- Cái chết của Lượm được miêu tả qua những lời thơ nào?
- Hình ảnh Lượm bất ngờ trúng đạn ngã xuống nằm trên đồng lúa gợi cho em cảm xúc gì?
GV: Cái chết có đổ máu nhưng lại được miêu tả như một giấc ngủ bình yên của trẻ thơ giữa cánh đồng quê hương thơm hương lúa.
- Cái chết ấy gợi cho em những tình cảm và suy nghĩ gì?
- Tình cảm và tâm trạng của tác giả khi trở về sự hi sinh của Lượm như thế nào?
- Nêu ý nghĩa của đoạn thơ điệp khúc này?
* GV bình: Điều đó còn thể hiện niềm tin của nhà thơ về sự bất diệt của những con người như Lượm. Nhưng đó còn là ước vọng của nhà thơ về một cuộc sống thanh bình không có chiến tranh để trẻ thơ được sống hồn nhiên, hạnh phúc. Những lời thơ cuối cùng vì thế không chỉ diễn tả tình cảm trìu mến mà còn day dứt niềm xót thương và ước vọng hoà bình. Đó là ý nghĩa nhân đạo sâu xa của bài thơ này.
- HS đọc đoạn 2
- HS trả lời
- Trả lời và nhận xét.
- HS trao đổi, nhận xét bà bổ sung.
- HS theo dõi SGK và trả lời.
- HS trình bày những suy nghĩ của mình.
- HS nghe
- Trình bày những suy nghĩ của mình.
- Trao đổi tho cặp và trả lời.
- HS trao đổi và trả lời, các em khác nhận xét và bổ sung.
- Nghe GV bình.
2. Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc.
* Lượm đang làm nhiệm vụ:
- Bỏ thư vào bao
- Thư đề thượng khẩn
- Vụt qua mặt trận
- Đạn bay vèo vèo
- Ca lô chú bé 
Nhấp nhô trên đồng
+ Lời thơ gây ấn tượng nhất là:
 Vụt qua mặt trận
 Đạn bay vèo vèo
ị Động từ vụt, tính từ vèo vèo, miêu tả chính xác hành động dũng cảm của Lượm và sự ác liệt của chiến tranh.
- Câu hỏi tu từ: Sợ chi hiểm nghèo?
Nói lên khí phách dũng cảm như một lời thách thức với quân thù.
* Cái chết của Lượm:
Một dòng máu tươi
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
* GV bình: Hình ảnh Lượm nằm giữa cánh đồng lúa được miêu tả thật hiện thực và lãng mạn. Lượm ngã ngay trên đất quê hương... Hương thơm của lúa cũng như hương của dòng sữa mẹ đưa em vào giấc ngủ vĩnh hẵng. Linh hồn bé nhỏ và anh hùnh ấy đã hoá thân vào non sông đất nước.
- Cái chết của Lượm gợi cho người đọc vừa xót thương, vừa cảm phục. Một cái chết dũng cảm nhưng nhẹ nhàng thanh thản. Lượm không còn nữa nhưng hình ảnh đẹp đẽ của Lượm còn sống mãi với quê hương.
- Tình cảm của tác giả: Ngạc nhiên, bàng hoàng, đau đớn, nghẹn ngào trước cái chết của Lượm.nhà thiư đã tách câu thơ làn đôi tạo tiếng gọi thân thương thống thiết.
3. Hai khổ cuối:
- Điệp khúc Lượm sống mãi: nối tiếp một cách hợp lí, trả lời cho câu hỏi tu từ trênị khẳng định Lượm sẽ sống mãi cùng thời gian, trong lòng nhà thơ, trong tình thương nhớ, cảm phục của đồng bào Huế, trong chúng ta và các thế hệ mai sau.
Hoạt động 3
Luyện tập
III. luyện tập
- GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bìa thơ.
? Hãy nêu những cảm nhận của em về hình ảnh Lượm sau khi học bài thơ?
- Học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
- HS tự nêu cảm nhận của bản thân
Hoạt động 4
Tổng kết
III. Tổng kết: SGK - Tr77
- Em cảm nhận được những ý nghĩa nội dung sâu sắc nào từ bài thơ?
- Em nhận thức được gì về nghệ thuật thơ qua bài Lượm?
- HS dựa vào ghi nhớ trong SGK để trả lời.
- Ghi Nhớ.
4. Củng cố.
- GV nhấn mạnh nội dung chính của bài.
5. Hướng dẫn họcảơ nhà
Học thuộc bài thơ, thuộc ghi nhớ.
Soạn bài: Mưa của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
-----------------------------------*****-----------------------------------
Ngày dạy: 01/3/2011
Tiết 100
Văn bản
Hướng dẫn đọc thêm: Mưa
(Trần Đăng Khoa)
A. Mục tiêu bài học: 
 Giúp học sinh:
* Kiến thức
- Thấy tài năng quan sát, miêu tả trận mưa rào mùa hè ở nông thôn miền Bắc Việt Nam qua cái nhìn và cảm nhận của nhà thơ khi còn là một thiếu niên 9-10 tuổi.
* Kỹ năng.
- Luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ, quan sát cảnh vật thiên nhiên, kĩ năng tìm hiểu và phân tích ý nghĩa các từ láy, các loại hoán dụ và đối thoại trong thơ tự sự.
* Thái độ.
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra 15 phút
1. Chép thuộc lòng những câu thơ miêu tả sự hy sinh của Lượm?
2. Nêu lên những nhận xét của em về nhân vật Lượm qua bài thơ?
3. Bài mới
 * Giới thiệu bài
 Từ khi học tiểu học, các em đã từng được nghe những bài thơ như Nghe thầy đọc thơ, Đánh thức trầu,  của nhừ thơ Trần Đăng Khoa. Trong tiết học ngày hôm nay, các em lại được gặp lại nhà thơ Trần Đăng Khoa qua bài thơ Mưa.
	* Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
Hướng dẫn đọc – tìm hiểu chung
Đọc – tìm hiểu chung
- GV cho HS đọc giới thiệu trong SGK.
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả? Tác phẩm.
- GV đọc mẫu và cho HS đọc.
- Bài thơ làm theo thể thơ gì?
- Bài thơ tả cảnh mưa vào mùa nào? Thuộc vùng nào?
- HS đọc
- HS đọc
- HS trả lời
- HS trả lời.
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
a. Tác giả
- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958 quê Nam Sách - Hải Dương hiện đang công tác ở tạp chí Quân đội.
b. Tác phẩm.
- Bài thơ sáng tác năm 1967
2. Đọc bài thơ: 
- Thể thơ tự do, các câu văn ngắn.
- Nhịp thơ nhanh, gấp mạnh, mỗi câu thơ là một nhịp, ít vần chủ yếu là vần cách - thể hiện trận mưa rào ở thôn quê mùa hạ.
- Bài thơ tả cảnh thiên nhiên, cảnh trận mưa rào mùa hạ ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Hoạt động 1
Hướng dẫn học bài thơ Mưa
đọc – hiểu nội dung bài thơ
- Nêu một số VD cụ thể để chứng tỏ rằng Trần Đăng Khoa trong cơn mưa đã miêu tả mỗi sự vật rất nổi bật, tiêu biểu, rõ từng nét riêng về hình dáng, hành động trước và trong cơ mưa?
- Có một biện pháp Nghệ thuật được sử dụng rất phổ biến trong bài thơ đó là biện pháp Nghệ thuật gì?
- Cách cảm nhận thiên nhiên của Trần Đăng Khoa trong bài thơ này vừa hồn nhiên, trẻ thơ, vừa sâu sắc và in đậm dấu ấn của thời kháng chiến chống Mỹ. Em hãy làm rõ nhận xét trên?
- Em có nhận xét gì về hình ảnh cuối bài?
- HS theodõi SGK và trả lời
- Tìm kiếm và trả lời, nhận xét và bổ sung.
- Thảo luận theo nhóm và trình bày ý kiến. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Cảnh trước khi mưa: Đàn mối bay ra, mối trẻ, mối già, đàn kiến tránh mưa, mặt trời đầy mây đen, cây mía múa gươm.
- Cảnh trong khi mưa: Mưa rào rào ù ù, rơi lộp bộp, cóc nhảyị tững sự vâth đều được tả chính xác ở nét nổi bật nhất, rất phù hợp với chúng kể cả về hình dáng và trong hoạt động.
- Hầu như trong suốt bài thơcác sự vật đều được gọi tên và gán cho chúng những dáng vẻ, tính chất hoắc động tác giống như con người. Đó là biện pháp Nghệ thuật nhân hoá.
- Đoạn thơ: Ông trời...Đầy đường
ị Âm vang một thời chống Mỹ hào hùng được tái hiện qua 3 hình ảnh: Màu trời, ngọn mía, kiến chạy mưa.
- Cuối bài: Con người mới xuất hiện trên cái nền thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ vừa mang tính chất cụ thể, khái quát biểu tượng vừa ca ngợi vẻ đẹp lao động cần cù của con người nông dân bình dị chống chọi, vượt qua chiến thắng những trở ngại của thiên nhiên toat lên những tình cảm kính yêu, trân trọng, tự hào của đứa con về người cha của mình. Gợi ấn tượng đẹp, khoẻ của người nông dân lao động VN thời đánh Mỹ.
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh luyện tập
Luyện tập
GV cho học sinh cảm thụ bài thơ và trình bày trước lớp.
- Qua tìm hiểu, em hãy nêu nội dung chính của bài thơ.
- HS trình bày ý kiến của bản thân.
- HS dựa vào phần ghi nhớ để trả lời.
* Ghi nhớ. 
SGK trang 81
4. Củng cố.
- GV nhấn mạnh nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài thơ, thuộc ghi nhớ.
Soạn bài: Hoán dụ.
-----------------------------------*****-----------------------------------
Ngày dạy: 04/3/2011
Tiết 101
Hoán dụ
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Nắm vững khái niệm hoán dụ, phân biệt hoán dụ với ẩn dụ và các kiểu hoán dụ.
Luyện kĩ năng phân tích được giá trị biểu cảm của phép hoán dụ.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Bảng phụ viết VD
- Học sinh:
+ Soạn bài
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
1. hãy tìm ẩn dụ trong câu ca dao sau và nêu ý nghĩa cảu ẩn dụ đó?
Con cò ăn bãi rau răm
Đắng cay chịu vậy, đãi đằng cùng ai?
3. Bài mới
*. Giới thiệu bài
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Gọi học sinh đọc các câu thơ
ở bài ẩn dụ ta vận dụng phép so sánh ngầm để tìm ra mối quan hệ tương đồng giữa thuyền và biển với ai?
Còn 2 câu thơ ở đây thì áo nâu, áo xanh gợi cho em liên tưởng đến ai?
Giữa áo nâu, với nông thôn, áo xanh với thị thành có mối liên hệ gì?
Mối quan hệ ở đây có khác với phép so sánh không? Khác như thế nào?
Cách diễn đạt ở đây có tác dụng gì?
Vậy cách gọi trên là hoán dụ. hoán dụ là gì?
Cho ví dụ?
Gọi học sinh đọc ví dụ trong phần II
“Bàn tay” gợi cho em nghĩ đến sự vật nào?
Đó là mối quan hệ gì?
Một và ba gợi cho em nghĩ đến cái gì?
Mối quan hệ giữa chúng như thế nào?
Đổ máu gợi em liên tưởng đến sự kiện gì? 
Mối quan hệ giữa chúng?
Cho học sinh làm bài tập nhanh: “Quê hương ta xưa nay vẫn một đức tính siêng năng, cần cù lao động”
Từ nào sử dụng phép hoán dụ?
Chỉ quan hệ gì?
Vậy từ các ví dụ, cho biết có mấy kiểu hoán dụ?
Cho ví dụ mỗi kiểu?
- học sinh đọc
- Người con trai đi xa, người con gái chung thủy đợi chờ
- Người công nhân, người nông dân
- Quan hệ đi đôi -> Quan hệ khách quan
- Có, ẩn dụ là mối quan hệ chủ quan dựa trên nét tương đồng
- Biểu cảm
- học sinh nêu ví dụ 
- học sinh đọc
- Bộ phận cơ thể người, công cụ để lao động
- Bộ phận – toàn thể
- Số lượng ít và nhiều
- Số lượng cụ thể và vô hạn
- KN T8-1945 ở Huế
- Dấu hiệu đặc trưng
- Quê hương
- Vật chứa và bị chứa đựng
- 4 kiểu
I - bài học;
1 – Khái niệm:
 SGK
ví dụ:
Em đã sống vì em đã thắng! 
Cả nước bên em, quanh giường nệm trắng
Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa
Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa
Cả nước: Vật chứa -> nhân dân Việt nam: Vật được chứa
2 – Các kiểu hoán dụ:
a) Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể
ví dụ:
b) Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
ví dụ: 
Đi theo sau hồn anh
cả làng quê đường phố
c) Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
ví dụ:
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa
Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai
d) Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
ví dụ: 
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
II - Luyện tập:
Bài 1:
làng xóm: Chỉ nhân dân sống trong làng xóm -> quan hệ: Vật chứa và vật bị chứa
Mười năm: Thời gian trước mắt, ngắn, cụ thể, trăm năm: dài, trừu tượng, thời gian dài lâu -> quan hệ cụ thể và trừu tượng
áo chàm (Y phục) chỉ người dân sống ở vùng Bắc thường mặc áo chàm -> Quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật
Bài 2: ẩn dụ và hoán dụ 
Giống nhau: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng sự vật hiện tượng khác
Khác nhau:
+ ẩn dụ: Dựa vào mối quan hệ tương đồng (so sánh ngầm); 4 kiểu ẩn dụ 
+ hoán dụ: Dựa vào mối quan hệ tương cận (gần gũi) đi đôi với nhau; 4 kiểu hoán dụ 
 4) Củng cố: học sinh đọc phần ghi nhớ
5) Dặn dò: Học bài, làm bài tập còn lại; Chuẩn bị “Các thành phần chính của câu”
Soạn bài: Cô Tô
Tiết 102
 Ngày soạn: 22/02/2010
 Ngày dạy: 03/2010
Tập làm thơ bốn chữ
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
HS nắmđược những đặc điểm cơ bản của thể thơ bốn chữ.
Nhận diện và tập phân tích vần luật của thể thơ này khi đọc hay học các bài thơ bốn tiếng.
Tích hợp với văn bản Lượm thực hiện các phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Soạn bài
- Học sinh:
+ Soạn bài
+ Chuẩn bị bài thơ
C. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
*. Giới thiệu bài
*. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
I. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
- Ngoài bài thơ Lượm, em còn biết thêm bài thơ, đoạn thơ bốn chũ nào khác? Hãy nêu và chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài thơ đó?
- HS đọc đoạn thơ
- HS trả lời
- HS trao đổi cặp trong hai phút
1. Những chữ cùng vấn trong bài thơ Lượm:
Mai - cháu, về - bè, loắt choắt - xắc - thoăn thoắt, nghênh nghênh - lệch, vang - vàng, mí - chí, quân - dần - à - cá - nhà..
2. Đặc điểm cơ bản của thể thơ bốn chữ:
- Mỗi câu gồm bốn tiếng. số câu trong bài không hạn định, các khổ trong bài được chia linh hoạt tuỳ theo nội dung hoặc cảm xúc.
- thích hợp với kiểu vừa kể chuyện vừa miêu tả (về đồng dao, về hát du...)
- Nhịp 2/3, chẵn đều
- Vần: kết hợp các kiểu vần: chân, lưng, bằng trắc, liền cách.
* Phân tích một đoạn thơ mẫu:
Chú bé/ loắt choắt (Vần liền, trắc- VL, T)
 Cái xắc/ xinh xinh (VL,T - VL, B)
 Cái chân/ thoăn thoắt (VL, C, T)
 Cái đầu/ nghênh nghênh (VC , B)
Ca lô đội/ lệch (VL, B)
Mồm huýt /sáo vang
 Như con/ chim chích (VC, T)
Nhảy trên/ đường vàng (VC , B)
 * Ghi chú: 
- V: vần
- L: liền, lưng
- C: Cách, chân
- B: bằng
- T: Trắc
- / : Vạch nhịp
Hoạt động 2: 
Tập làm thơ bốn chữ
II. Tập làm thơ bốn chữ:
- Cho HS đọc bài thơ đã chuẩn bị sẵn ở nhà và tự phân tích nhịp thơ đó?
- Cho HS tự nhận xét và sửa vài của mình
- Cho HS đọc lại đoạn thơ đã sửa sẵn
- GV nhận xét chung, sửa chữa mhững sai sót về vần, chữ.
- HS làm theo yêu cầu của GV
Hoạt động 3: 
Hướng dẫn làm bài tập ở nhà
Tập làm một bài thơ bốn chữ với độ dài không quá 10 câu, đề tài: Tả một con vật nuôi trong nhà.
4. Hướng dẫn học tập
Hoàn thiện bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 tuan 2526.doc