Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 đến 18

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 đến 18

A. Mục tiêu

- Giúp HS nắm được khái niệm và cấu tạo của cụm động từ

- Rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng cụm động từ khi nói viết

B. Chuẩn bị

- SGK, SGV, bài soạn

- Bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập.

C. Cách thức tiến hành

- Phương pháp quy nạp – hoạt động nhóm

D. Tiến trình

1- Ổn định tổ chức (1)

2- Kiểm tra bài cũ (5)

? Thế nào là động từ? Động từ có đặc điểm gì? Phân loại ra sao? Cho ví dụ minh họa?

 

doc 16 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 đến 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:	 Tuần 16, Tiết 61
	Tiếng việt
Cụm động từ
A. Mục tiêu
- Giúp HS nắm được khái niệm và cấu tạo của cụm động từ
- Rèn kĩ năng nhận biết và vận dụng cụm động từ khi nói viết
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, bài soạn
- Bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập.
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp quy nạp – hoạt động nhóm
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Thế nào là động từ? Động từ có đặc điểm gì? Phân loại ra sao? Cho ví dụ minh họa?
3- Bài mới
Hoạt động 1(10’) 
GV treo bảng phụ (BT 1 - 147)
- HS đọc VD
?) Các từ gạch chân bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- Đã, nhiều nơi -> bổ sung: đi
- Cũng, những câu đố oái oăm...-> bổ sung: ra
?) Nếu lược bỏ từ ngữ gạch chân câu văn sẽ như thế nào? Vai trò của chúng?
- Nếu lược bỏ thì các Động từ được bổ nghĩa sẽ trở nên thừa -> câu tối nghĩa hoặc vô nghĩa
?) Gọi các nhóm từ trên là cụm động từ. Thế nào là cụm động từ?
- 2 HS trả lời
?) Hãy tìm 1 – 2 động từ rồi biến thành cụm động từ
- Làm -> đang làm bài tập môn Toán
- Nói -> không nói tự do trong giờ học
?) Hãy đặt thành câu và nhận xét về hành động của các cụm động từ trong câu đó? So sánh với động từ?
- Em / đang làm bài tập môn Toán -> làm Vị ngữ
- Bạn ấy/ không nói...học -> làm Vị ngữ
=> Cũng làm Vị ngữ trong câu như động từ
?) So sánh ý nghĩa, cấu tạo của cụm động từ với động từ?
* Lưu ý: Nhiều Động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa
- HS đọc ghi nhớ 
A - Lý thuyết 
I. Cụm động từ là gì?
1. Ví dụ: sgk
2. Phân tích
3. Nhận xét 
- Là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
- ý nghĩa: đầy đủ hơn động từ
- Cấu tạo: phức tạp hơn động từ
- Hoạt động: giống động từ
4. Ghi nhớ: sgk(137)
Hoạt động 2(10’)
*GV vẽ mô hình câm về cụm động từ
-> HS phân tích cấu tạo các cụm động từ ở VD 1
-> GV ghi vào mô hình
Pt
đã
Cũng
TT
đi
Ra
Ps
Nhiều nơi
Những câu đố
?) Tìm thêm những TN có thể làm phần PT và cho biết ý nghĩa? – Không, chưa, chẳng, hãy... -> ý nghĩa phủ định, khẳng định
?) Phần sau của cụm động từ có ý nghĩa gì?
- Bổ sung các chi tiết về đối tượng, đặc điểm, thời gian, mục đích...
* 1 HS đọc ghi nhớ -> GV bổ sung dạng không đầy đủ của cụm động từ
II. Cấu tạo của cụm động từ
1. Ví dụ: sgk
2. Phân tích
3. Nhận xét
- Mô hình đầy đủ:
Pt
TT
Ps
- Mô hình không đầy đủ:
Pt
TT
TT
Ps
4. Ghi nhớ: sgk(148)
Hoạt động 3 
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT 
-> Gọi 2 HS lên bảng làm
- Phần còn lại HS về nhà làm
- HS trả lời miệng
- 2 HS lên bảng làm
- HS làm ra phiếu học tập -> GV thu chấm
- HS trả lời miệng
B. Luyện tập
1.Bài tập 1, 2(148)
Pt
TT
Ps
a) Còn đang
b)
c) muốn
d) đành
đùa nghịch
Yêu thương
kén
tìm (cách) giữ
ở sau nhà
Mị Nương, hết mực
Cho con một người... đáng
Sứ thần...
2. Bài tập 3(149)
- Phụ ngữ: “chưa” đứng trước động từ: biết, trả lời => ý nghĩa phủ định tương đối
- Phụ ngữ: “không” đứng trước động từ: biết, đáp => phủ định tuyệt đối -> khẳng định sự thông minh, nhanh trí của em bé
3. Bài tập 4(149)
- Mẫu:
+ Truyện/phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến
+ Ta vẫn cần nghe ý kiến của mọi người
4. Bài tập 5: Cho các cụm động từ
+ đang mưa rất to
+ sẽ học thật giỏi
Hãy phân tích thành những câu văn hoàn chỉnh
5. Bài tập 6(SBT - 57)
a) Nhà : hướng
 Vẽ: các đồ đạc trong nhà: đối tượng
 lên tường: hướng
b) Suốt...ra: thời gian
c) ở...nhỏ: đặc điểm
d) Sứ...quán: đặc điểm; ý kiến nọ: đối tượng
4. Củng cố: - Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học bài, làm các bài tập trong SGK
- Chuẩn bị: Mẹ hiền dạy con và bài: Tính từ và cụm tính từ
E. Rút kinh nghiệm
.
Soạn:	 Tuần 16, Tiết 62
Văn bản 
mẹ hiền dạy con
A. Mục tiêu
- Giúp HS hiểu thái độ, tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Mạnh Tử.
- Hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử thời trung đại.
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, giáo án, tranh minh hoạ.
C. Phương pháp
- Phương pháp qui nạp – giảng bình.
D. Tiến trình
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
? Kể tóm tắt truyện “Con hổ có nghĩa” và phân tích nội dung, ý nghĩa của truyện?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Nếu không có người mẹ thì cũng không thể có anh hùng, thi sĩ. Mỗi đứa trẻ trên trái đất đều có một người mẹ. Và hạnh phúc lớn nhất của đứa con là có một người mẹ hiền...
Hoạt động 1 (5’)
* GV giải thích: Liệt nữ truyện -> truyện về các bậc liệt nữ
+ Liệt nữ: người đàn bà có tiết nghĩa hoặc khí phách anh hùng
Muốn hiểu đúng mức giá trị của truyện phải biết Manh Tử là người như thế nào? Có địa vị lịch sử ra sao từ đó thấy được công lao dạy con của bà mẹ Mạnh Tử mà truyện phản ánh
?) Em hiểu như thế nào về Mạnh Tử?
- SGK (151)
- Mạnh Tử là người vùng đất Trâu (Sông Đường Trung Quốc) là học trò của Tử Tư – cháu của Khổng Tử
- Mạnh Tử cùng học trò viết sách “Mạnh Tử” – tác phẩm quan trọng, nổi tiếng, được coi là một trong 4 tác phẩm kinh điển (Tứ thư) của Nho gia. Mạnh Kha(Mạnh Tử) được coi là 2 vị thánh tiêu biểu nhất của đạo Nho
- ở văn miếu (HN) quanh tượng Khổng Tử có tượng Mạnh Tử và 3 vị khác (tứ phối)
I. Tác giả - tác phẩm
1. Tác giả
2. Tác phẩm
Hoạt động 2(5’)
* Yêu cầu 1: GV nêu yêu cầu đọc văn bản
- 2 HS đọc - 1 kể -> nhận xét, đánh giá
?) Tìm một số từ đồng âm “tử” mà em biết
- Tử: thầy (Mạnh Tử, Khổng Tử)
- Tử: con (Thiên tử, phụ tử)
- Tử: chết (bất tử, tử sĩ)
- Tử: một phần rất nhỏ của vật chất (nguyên tử, phần tử)
* Yêu cầu 2: ?) Giải nghĩa các từ khó
3. Đọc, chú thích
4. Kể tóm tắt
Hoạt động 3 (17’)
?) Văn bản chia thành mấy đoạn? ý chính? - 3 đoạn 
+Từ đầu -> được đây: Dạy con bằng cách chuyển môi trường sống
+ Tiếp -> đi vậy: Dạy con bằng cách ứng xử hàng ngày trong gia đình
+ Còn lại: kết quả của cách dạy con
?) Truyện gồm mấy nhân vật chính? Kể về việc gì?
- 2 nhân vật: mẹ - con
- Kể về cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử
?) Quá trình dạy con của bà mẹ diễn ra mấy sự việc? Đó là những sự việc nào?
SV
Con
Mẹ
1
2
3
4
5
- Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc (Mạnh Tử không phù hợp)
- Nô, nghịch, b2 điên đảo (Mạnh Tử không phù hợp)
- Học tập lễ phép (Mạnh Tử phù hợp)
- Tò mò hỏi mẹ về việc giết lợn
- Bỏ học về nhà (Ham chơi hơn học)
- chuyển nhà gần nghĩa địa đến gần chợ
- chuyển nhà gần chị -> gần trường học
- vui lòng
- lỡ lời -> mua thịt con ăn
- cắt đứt tấm vải đang dệt (hành động so sánh để con rút ra bài học)
?) Theo em 3 sự việc đầu có ý nghĩa giáo dục gì? Vì sao bà mẹ phải chuyển nhà đến 2 lần?
- Trẻ con thường hay bắt chước, tuy vô ý thức nhưng lâu ngày sẽ thành thói quen, thành tính cách
-> Bà mẹ thương con -> chuyển chỗ 2 lần để chọn môi trường sống có lợi nhất cho việc hình thành nhân cách của con
*GV: Bà mẹ không dùng cách khuyên răn hay nghiêm cấm mà chuyển nhà chứng tỏ bà ý thức so sánh được ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh sống đến con người
?) Tìm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với việc làm của bà mẹ?
- Gần mực..., ở bầu...
* GV chuyển ý
?) Những sự việc nào kể về chuyện này? – Sự việc 4, 5
?) Sự việc thứ 4 có ý nghĩa giáo dục gì? Có phải đó là việc làm nuông chiều con quá đáng của bà mẹ?
- Từ một việc rất nhỏ, mẹ Mạnh Tử mất sớm nhận ra sai lầm của mình là vô tình dạy con nói dối, thiếu trung thực, lời nói không đi đôi với việc làm
- Bà mẹ mua thịt cho con ăn không phải vì nuông chiều mà dạy con thành thật, dạy chữ tín
*GV kể chuyện về Tăng Sâm (SGK – 211)
?) Sự việc gì đã xảy ra trong lần cuối? Tại sao bà mẹ chọn biện pháp quyết liệt như vậy?
- Con đi học -> bỏ về chơi
- Mẹ đang dệt -> cắt đứt tấm vải
=> Cách so sánh ẩn dụ nhưng mạnh mẽ, dứt khoát
- Bà mẹ hành động quyết liệt như thế vì thương con, muốn con nên người, hướng con vào việc học chuyên cần để về sau thành bậc đại hiền
?) Qua sự việc trên, em thấy bà mẹ là người như thế nào?
- Thương con, không nuông chiều, cương quyết, dứt khoát trong việc dạy con
?) Để Mạnh Tử thành bậc đại hiền, bà mẹ đã dạy con như thế nào?
- Đặt con trong môi trường sống tốt bà mẹ thông minh
- Dạy đạo đức, niềm say mê học tập cương quyết, tinh
- Không nuông chiều, phải cương quyết tế trong giáo dục 
?) Tại sao câu chuyện gây xúc động trong lòng người?
- Cốt truyện đơn giản, chi tiết giàu ý nghĩa, tình yêu thương và cách dạy con của bà mẹ thật đáng kính phục
* HS đọc ghi nhớ
II. Phân tích văn bản
1. Bố cục: 3 đoạn
2. Phân tích
a. Dạy con - cách chuyển nơi ở
- Vì muốn chọn môi trường sống có lợi nhất cho việc hình thành nhân cách của con
b. Dạy con bằng cách ứng xử hàng ngày trong gia đình
- Không được nói dối, sống phải trung thực, lấy chữ tín làm đầu
- Phải chuyên cần học hành
III. Tổng kết
* Ghi nhớ: sgk (153)
Hoạt động 4 (10’)
- HS làm việc cá nhân
-> 4 HS trình bày
- GV liên hệ trong bài giảng
- HS viết ra phiếu -> Thu -> Nhận xét
IV. Luyện tập
1. BT 2(153)
 Đạo làm con: chăm học, chăm làm, tu dưỡng đạo đức, phấn đấu thành con ngoan, trò giỏi
2. BT 3(153)
- Tử trận, bất tử, cảm tử -> tử: chết
- Công tử, hoàng tử, đệ tử -> tử: con
3. BT 1(153)
Cảm nghĩ về sự việc thứ 5: bất ngờ, cảm phục, trân trọng trước hành động và thái độ dạy con cương quyết của bà
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, tập viết đoạn văn khoảng 5 dòng thể hiện niềm cảm phục đối với bà mẹ
- Tập kể chuyện
- Soạn: Thầy thuốc..., Tính từ, cụm tính từ
E. Rút kinh nghiệm
Soạn:	Tuần 16, Tiết 63
	Tiếng việt
tính từ và cụm tính từ
A. Mục tiêu
- Giúp HS nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản
- Nắm được cấu tạo của cụm tính từ
- Nhận biết và vận dụng tính từ, cụm tính từ trong nói, viết.
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, bài soạn
- Bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập.
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp quy nạp, hoạt động nhóm
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Thế nào là cụm động từ? Cấu tạo của cụm động từ? Cho ví dụ?
3- Bài mới
Hoạt động 1 
?) Em hãy nhắc lại thế nào là tính từ mà em đã học ở tiểu học?
- 2 HS nhắc lại
* GV treo bảng phụ (VD a, b) -> HS đọc
?) Tìm tính từ trong các câu trên?
a) bé, oai
b) vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi
?) Tìm thêm các tính từ khác và nêu ý nghĩa của chúng? (miêu tả màu sắc, mùi vị, hình dạng...?)
- xanh, đỏ, vàng, tím ngắt...
- chua, cay, ngọt...
- ngay, thẳng, nhăn nhúm, loắt choắt...
?) Vậy em hiểu thế nào là tính từ?
- 2 HS phát biểu -> GV chốt
?) So sánh đặc điểm của tính từ với động từ? Cho VD?
- Giống Động từ khi kết hợp với: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn
- Kết hợp với: Hãy, đừng, chớ: hạn chế hơn động t ... h còn quan trọng hơn bản thân người thầy thuốc
- Sức mạnh trí tuệ trong cách ứng xử
=> Câu nói vừa thể hiện y đức, bản lĩnh vừa thể hiện sự thông minh
?) Diễn biến thái độ của vua trước cách cư xử của thái y lệnh? Đánh giá nhà vua?
- Lúc đầu tức giận, quở trách sau đó lại mừng và ca ngợi Thái y lệnh -> là một ông vua có lòng nhân đức và sáng suốt
* GV: Thời nhà Trần đã có nhiều vị vua anh minh và anh đức làm rạng rỡ trang sử vẻ vang của dân tộc trong kháng chiến chống quân xâm lược. Đặc biệt là 3 lần chống quân Nguyên Mông
?) Nhận xét về kết thúc truyện?
- Kết thúc có hậu -> khẳng định y đức của Phạm Bân là mãi mãi, là muôn đời -> Thể hiện thuyết nhân quả và quan niệm truyền thống của dân tộc “ở hiền gặp lành”
*GV: Chính kết thúc truyện đã tạo nên sự thăng hoa cho y đức và tấm lòng nhân ái của Thái y lệnh
?) Nhận xét gì về cách kể của tác giả?
- 3 đoạn kể có mối quan hệ chặt chẽ bộc lộ rõ chủ đề văn bản
- Thiên về việc ghi chép sự việc
- Biết nêu một tình huống gay cấn bộc lộ tính cách nhân vật
?) Em còn biết những thầy thuốc giỏi và có y đức nào vẫn được lưu truyền?
- Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Tuệ Tĩnh...
II. Phân tích văn bản
1. Bố cục: 3 đoạn
2. Phân tích
a. Công đức của Thái y lệnh
- Là thầy thuốc giỏi, có lương tâm, thương người, không vụ lợi
b. Thái y lệnh kháng lệnh vua cứu người nghèo
- Đặt mạng sống của người bệnh lên trên hết.
 Đó là y đức của Thái y lệnh
c. Hạnh phúc của Thái y lệnh 
- Y đức, lòng nhân ái và trí tuệ thắng lợi vẻ vang
III. Tổng kết
* Ghi nhớ: sgk(105)
Hoạt động 4 (8’)
- HS trả lời miệng
- HS trả lời miệng
- HS viết ra phiếu học tập -> GV thu, chấm một số bài
IV. Luyện tập
1. BT 1(165)
 Một lương y chân chính phải
+ Giỏi về nghề nghiệp
+ Có tấm lòng nhân đức
- Giống lời thề của Hipôcơrat: tấm lòng người thầy thuốc đặc biệt với người nghèo
2. BT 2(165)
- Cách dịch (a): Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng -> đúng nhưng chưa đủ, dễ gây hiểu lầm
- Cách dịch (b): Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng -> chính xác đầy đủ hơn: vừa thẳm sâu y tài vừa dồi dào y đức
3. BT 3
Viết đoạn văn 3 – 5 dòng phát biểu cảm nghĩ của em đối với Thái y lệnh
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Tập kể câu chuyện, học ghi nhớ và phân tích
- Kẻ bảng ôn tập văn học từ đầu năm -> nay
- Chuẩn bị: Ôn tập Tiếng việt
E. Rút kinh nghiệm
Soạn:	 Tuần 17, Tiết 66
	ôn tập tiếng việt học kì i
A. Mục tiêu
- Qua giờ ôn tập nhằm củng cố những kiến thức về tiếng việt đã học:cấu tạo từ, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại, các loại cụm từ...
- Giúp HS rèn kĩ năng vận dụng những kiến thức trên vào trong giao tiếp
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, bài soạn
- Bảng phụ, phấn màu.
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp quy nạp, hoạt động nhóm
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ
3- Bài mới (41’)
?) Từ trong tiếng việt được chia làm mấy loại? 
- Từ đơn và từ phức
?) Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Em hiểu như thế nào về từ ghép?
- HS nêu khái niệm -> xét về nghĩa có từ ghép đẳng lập và chính phụ
?) Nhắc lại thế nào là ghép đẳng lập? chính phụ?
*GV: Riêng từ ghép có cấu tạo rất chặt chẽ, không thể tách rời ra và chèn thêm từ khác vào (điều này giúp phân biệt từ ghép và cụm từ)
?) Thế nào là từ láy? Các dạng từ láy?
* HS làm bài tập: miệng
- Từ đơn: ai, đi, ai, vô, tên, vàng
- Từ ghép: Tiền giang, Hậu Giang, thành phố, HCM
- Từ láy: rực rỡ
?) Đối với từ nhiều nghĩa thì người được phân chia như thế nào?
- Nghĩa gốc + nghĩa chuyển
?) Thế nào là nghĩa gốc? Nghĩa chuyển?
- 2 HS trình bày
- HS trả lời miệng bài tập GV đã chép ra bảng phụ
+ Câu 1: nghĩa gốc
+ Câu 2, 3: nghĩa chuyển
?) Xét về nguồn gốc, từ trong TV được phân chia như thế nào?
- Từ tiếng việt và tự mượn
?) Trong số từ mượn thì Tiếng việt mượn ngôn ngữ nước nào nhiều nhất? Tại sao? – 2 HS trả lời
*GV giải thích rõ hơn về từ gốc Hán và từ Hán Việt
?) Nêu các lỗi dùng từ hay gặp phải?
?) Em hiểu như thế nào về các lỗi đó? Cách sửa?
?) Các em đã học những từ loại nào?
?) Nêu khái niệm và đặc điểm của từng từ loại?
*GV cho HS nêu lại khái niệm và đặc điểm của từng từ loại
?) Có những loại cụm từ nào?
?) Thế nào là cụm danh từ? Mô hình? Chức năng cú pháp?
* Cụm động từ, tính từ (Tương tự)
A - Lý thuyết 
I. Cấu tạo từ
Cấu tạo từ: 
+ Từ đơn
+Từ phức : Từ ghép
 Từ láy
* Bài tập: Phân loại từ đơn, từ phức trong đoạn thơ sau
Ai đi Nam Bộ
Tiền Giang, Hậu Giang
Ai vô thành phố
Hồ Chí Minh rực rõ tên người
II. Nghĩa của từ
- Từ một nghĩa
- Từ nhiều nghĩa: nghĩa gốc
 nghĩa chuyển
* Bài tập: Trong các câu sau từ “chạy” ở câu nào dùng với nghĩa gốc, câu nào dùng nghĩa chuyển
1) Em chạy đến trường
2) Cô ấy bán hàng rất chạy
3) Bác ấy chạy ăn từng bữa
III. Phân loại từ theo nguồn gốc
- Từ trong TV:
+ Từ thuần Việt
+ Từ mượn: Từ Hán
 Ngôn ngữ khác
IV. Lỗi dùng từ
- Lặp từ
- Lẫn lộn các từ gần âm
- Dùng từ không đúng nghĩa
V. Từ loại và cụm từ
1)Từ loại: DT, ĐT, TT, ST, Lượng từ, chỉ từ
2) Cụm từ: Cụm DT, ĐT, TT
- HS lên bảng làm
- 1 HS tìm từ loại
- HS thảo luận nhóm -> đại diện phát biểu
- GV chốt
B. Luyện tập
* Bài tập:Tìm các từ loại và cụm từ đã học trong đoạn văn sau:
Những buổi tối mùa đông ấy, gió bấc thổi qua những bụi tre dây gai góc...Mái nhà ấy đã ôm ấp mẹ con tôi, vì chiến tranh mà đã phải xa một phố cổ về với chốn thiên quê này
1) Từ loại 
- Danh từ: buổi tối, mùa đông, gió bấc, bụi tre, gai góc, mái nhà, mẹ con, chiến tranh, phố cổ, chốn, thôn quê
- Động từ: thổi, ôm ấp, về - Tính từ: dày, xa
- Số từ: một - Lượng từ: những - Chỉ từ: ấy, này
2) Cụm từ
* Cụm Danh từ: những buổi tối mùa đông ấy, những bụi tre..., mái nhà ấy, mẹ con tôi, một phố cổ, chốn thôn quê này
* Cụm Động từ: thổi qua những,... đã ôm ấp mẹ con tôi về với chốn thôn quê này
* Cụm Tính từ: dày gai góc, phải xa một phố cổ
4. Củng cố: - Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học thuộc lí thuyết tiếng việt đã ôn
- Xem lại các bài tập
- Tập viết đoạn văn có các đơn vị kiến thức vừa ôn
E. Rút kinh nghiệm
.
.
Soạn:	 Tuần 17, Tiết 67, 68
Kiểm tra học kì i
Môn: Ngữ văn Thời gian: 90’
A. Mục tiêu
- Giúp đánh giá chính xác những kiến thức ngữ văn kì I mà HS đã tiếp thu 
- HS rèn kĩ năng vận dụng vào bài kiểm tra và giáo dục ý thức tự giác, sáng tạo
B. Chuẩn bị
- Đề thi của Sở giáo dục
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp quy nạp
D. Tiến trình
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra 
A. Đề bài: Có văn bản kèm theo
B. Đáp án - Biểu điểm: Có văn bản kèm theo
E. Rút kinh nghiệm
........
Soạn:	 Tuần 18, Tiết 69, 70
Chương trình ngữ văn địa phương
A. Mục tiêu
- Giúp HS sửa những lỗi chính tả mang tính địa phương
- Có ý thức viết đúng chính tả khi viết và phát âm chuẩn khi giao tiếp
- Tìm hiểu thêm những truyện dân gian ở địa phương mình có 
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống văn học của địa phương
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo.
C. Phương pháp
- Phương pháp qui nạp – thảo luận nhóm.
D. Tiến trình
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
3. Bài mới
Hoạt động 1 (15’)
I. Bài tập 1 (167)
Điền tr, ch, s, x, r, d, l, n cho phù hợp
a) Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre
b) Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ
c) Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác
d) Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng
Hoạt động 2(7’)
II. Bài tập 2: Lựa chọn và điền vào chỗ trống
a) Vây, dây, giây
* Vây cá, sợi dây, dây điện
* Vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây
b) Viết, diết, giết
* Giết giặc, viết văn, chữ viết, giết chết, da diết
c) Vẻ, dẻ, giẻ
- Hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ
- Giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách
Hoạt động 3 (8’)
Hoạt động 4 (7’)
III. Bài tập 3 : Chọn x hoặc s điền vào chỗ trống cho thích hợp
Bầu trời xám xịt như sà xuống sát mặt đất. Sấm rền vang, chớp lóe sáng xé rách cả không gian. Cây rung già trước cửa sổ trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơ xác, khẳng khiu. Đột nhiên trận mưa dông sầm sập đổ, gõ lên mái tôn loảng xoảng
IV. Hãy nêu các từ ngữ chỉ quan hệ gia đình bắt đầu bằng ch, tr
VD: Cha, chú, cháu, chồng... 
4. Củng cố: Nêu cách sử dụng từ cho đúng phụ âm?
5. Hướng dẫn về nhà
- Xem trước bài tập 8 (SBT – 73)
E. Rút kinh nghiệm
.........
Tiết 70
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ(5’) ? Nêu cách dùng từ đúng âm mà em biết?
3. Bài mới
Hoạt động 1 (7’)
I. Chữa lỗi chính tả trong các câu sau
a) Tía đã nhiều lần căn dặng rằn: không được kêu căn
b) Một cây tre chắng ngang đường, chẳng ai vô dừng chặt cây, đốn gỗ
c) Có đau thì cắng răn mà chịu nghe
=> a) Tía đã nhiều lần căn dặn rằng: không được kiêu căng
b) Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô dừng chặt cây, đốn gỗ
c) Có đau thì cắn răng mà chịu nghen
Hoạt động 2(10’) 
II. Bài tập 7(168)
- GV đọc -> HS chép
- HS viết ra phiếu học tập -> GV cho chấm chéo
Tìm mỗi cặp phụ âm l – n, s – x, ch – tr : 10 từ
Mẫu:
* L – n: la hét, lo liệu, lo lắng, nóng nảy, nô lệ, nương tựa...
* s – x: sản sinh, sáng tạo, sôi nổi, sỏi đá, sung sướng, xôn xao...
* Tr – ch: chín chắn, tra xét, chắt chiu, trợ cấp, dàn trải...
IV. Bài tập: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 dòng trong đó có sử dụng ít nhất 3 từ ghép hoặc từ láy bắt đầu bằng các phụ âm dễ lẫn lộn
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Tập kể các câu chuyện đã học
- Giữ cốt chuyện, thay đổi những TN phụ bằng ngôn ngữ của mình
E. Rút kinh nghiệm
........
Soạn:	 	 Tuần 18, Tiết 71
Thi kể chuyện
A. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố, khắc sâu những câu chuyện đã học
- Rèn thói quen yêu thích những tác phẩm văn học trong chương trình
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo.
C. Phương pháp
- Phương pháp qui nạp – hoạt động nhóm
D. Tiến trình
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
I. Yêu cầu:Tác phong: bình tĩnh, tự nhiên. Giọng kể to, rõ ràng, truyền cảm
II. Nội dung
- Kể trọn vẹn một câu chuyện mà HS yêu thích
- Chọn một trong các loại truyện: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện trung đại
- Biết mở đầu trước khi kể, biết cảm ơn người nghe khi đã kể xong, gây ấn tượng cho người nghe 
- Đảm bảo cốt truyện, không kể thiếu hoặc thừa
4. Củng cố: - Nhận xét ưu nhược diểm của giờ kể chuyện
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại các văn bản và ý nghĩa (Ghi nhớ) - Tập chữa đề thi học kì I
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16 18.doc