Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 (Cả năm)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 (Cả năm)

1- MỤC TIÊU.

1) Kiến thức - Hiểu nổi dung ý nghĩa của truyện “Bánh chưng, bánh giầy” .

2) Kĩ năng - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của truyện “Bánh chưng, bánh giầy”.

 - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện, kể được câu chuyện .

3) Thái độ - Giáo dục lòng tự hào về trí tuệ, văn hoá dân tộc .

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

 1. Giáo viên : Nghiên cứu SGK- SGV,soạn giáo án.

 2. Học sinh: Đọc văn bản, đọc chú thích, trả lời câu hỏi SGK-12.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

 */ Ổn định tổ chức :

 - Kiểm tra sĩ số : 6a/ 6b

 A. Kiểm tra bài cũ : (5’)

 */ Câu hỏi:

 Hãy tóm tắt truyện “ Con Rồng cháu Tiên”? Nêu giá trị nọi dung và nghệ thuật cơ bản của truyện ? ?

 */ Đáp án - Biểu điểm:

 - Kể bằng lời văn của mình một cách ngắn gọn đảm bảo 4 sự việc chính.(6 đ).

 - Truyện có nhiều chi tiết kì ảo nhằm giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất cộng đồng người Việt .(4đ).

 */ Giới thiệu (1’): Hàng năm mỗi khi xuân về tết đến, người Việt Nam từ miền xuôi đến miền ngược đều làm bánh chưng, bánh giầy để thờ cúng tổ tiên. Tục lệ đó có từ bao giờ ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn điều đó.

 

doc 526 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 (Cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN - BÀI 1.
Kết quả cần đạt
 - Bước đầu nắm được định nghĩa về truyền thuyết. Hiểu được nội dung, ý nghĩa những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện “Con Rồng cháu Tiên” và “Bánh chưng, bánh giầy” kể được hai truyện này.
 - Nắm được định nghĩa về từ và ôn lại các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt đã học ở bậc Tiểu học.
 - Nắm được mục đích giao tiếp và các dạng thức của Văn bản.
Ngày soạn:14/8/2010 
 Ngày dạy:16/8/2010 Dạy lớp:6A,B
Tiết 1 - Văn bản:
CON RỒNG CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết)
I. MỤC TIÊU 
 	1)Về kiến thức: Giúp học sinh:
	- Hiểu được định nghĩa của truyện truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”.
	- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện. 
2) Về kỹ năng: Bước đầu rèn luyện kĩ năng đọc và kể.
	3) Về thái độ: Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về tinh thần đoàn kết dân tộc.	
II CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH.
	1). Giáo viên: 
	- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách học văn, soạn giáo án.
	- Bức tranh đẹp, kì ảo về Lạc Long Quân và Âu cơ cùng một trăm người con chia tay nhau lên rừng, xuống biển.
	2) Học sinh:
	- Đọc kĩ và trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
	- Vở ghi, vở soạn, sách giáo khoa.	
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
	*/ Ổn định tổ chức:
	- Kiểm tra sĩ số: 6a
	- Lớp phó báo cáo chuẩn bị bài của lớp.	
A. Kiểm tra bài cũ.
	- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.	
	*/ Giới thiệu (1’): Mỗi khi nói đến dân tộc Việt Nam, chúng ta đều tự hào mình là dòng giống “Con Rồng cháu Tiên”.vậy căn cứ vào đâu mà ta nói như vây. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu về điều đó .
B.Dạy bài mới	 
	I. Đọc và tìm hiểu chung: (12’)
 1, Khái niệm
 	HS đọc chú thích có dấu sao.
TB: Em hiểu thế nào là truyền thuyết ?.
	- Truyền thuyết là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Chính vì vậy mà truyền thuyết có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử.
	+ Cơ sở lịch sử có nghĩa là những sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đến tác phẩm.
	+ Còn cốt lõi lịch sử là những sự kiện, nhân vật lịch sử quan trọng nhất, chủ yếu nhất mà tác phẩm phản ánh hoặc làm cơ sở cho sự ra đời của tác phẩm.
	- Những cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử trong các truyền thuyết chỉ là cái nền, cái “phông” cho các tác phẩm. Lịch sử ở đây đã được nhào nặn lại, được kì ảo hoá để khái quát hoá, lí tưởng hoá nhân vật và sự kiện làm tăng chất thơ của các sự kiện. Qua đó thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử.
 	Tóm Lại:
	- Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo
	- Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
 	GV: Thực ra không chỉ truyền thuyết mà tất cả các thể loại, tác phẩm đều có cơ sở lịch sử. Nhưng so với thể loại văn học dân gian khác, truyền thuyết có mối liên hệ với lịch sử đậm hơn, rõ hơn.
 2, Đọc văn bản
 	GV nêu yêu cầu đọc:
	Đây là truyền thuyết có nhiều yếu tố hoang đường, kì lạ. Nên cần đọc thong thả, rõ ràng, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả sự kì lạ, phi thường của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đoạn sau kể về việc chia con lên rừng, xuống biển giọng trang nghiêm.
 	- GV đọc từ đầu đến “hiện lên”
 	- HS đọc phần còn lại.	
TB: Em hãy giải thích nghĩa các từ (Thuỷ cung, Thần nông)?
	-HS: dựa vào chú thích 2, 3.
TB: Truyện được kể theo trình tự nào ?
	- Truyện kể theo trình tự không gian, thời gian. Sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau.	
TB: Em hãy tìm bố cục của văn bản “Con Rồng cháu Tiên”? Giới hạn và nội dung chính của mỗi phần là gì?
 	-Văn bản chia làm 3 phần:
 	+ Phần 1: Từ đầu đến “Long Trang” Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.
 	+ Phần 2: Tiếp đến “lên đường”. Chuyện Âu Cơ sinh nở và chia con.
 	+ Phần 3: Còn lại. Nguồn gốc người Việt Nam.
 	GV : Cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu truyện theo bố cục này.
	II. Phân tích:
TB: Trong truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
	 - Trong truyện có các nhân vật : Lạc Long Quân, Âu Cơ, một trăm người con, Lạc Long Quân và Âu Cơ là nhân vật chính của truyện.
 	GV :Truyện bao giờ cũng được kết cấu theo một trình tự nhất định, có nhân vật, sự việc để thể hiện một ý nghĩa. điều này các em sẽ được học ở phần TLV.
	 - HS đọc phần đầu đến « Long Trang ».
TB : Phần này tác giả kể chuyện gì ?
	 -Phần mở đầu tác giả giới thiệu nhân vật ( còn gọi là giới thiệu truyện ).
	1. Giới thiệu nhân vật : (8’)
	* Lạc Long Quân :
 TB :Tìm những chi tiết giới thiệu Lạc Long Quân ?
 	 - HS tìm chi tiết, GV ghi bảng.
	- Vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân, thường ở dưới nước. Sức khoẻ vô địch có nhiều phép lạ.
 	GV : Tác giả dân gian đã giới thiệu đầy đủ về nhân vật Lạc Long Quân. Từ nguồn gốc xuất thân đến hình dạng, tài năng và công lao đối với dân. 
TB : Còn nhân vật Âu Cơ được giới thiệu qua những chi tiết nào ?
	* Âu Cơ :
	- Thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.
KH : Em có nhận xét gì về cách giới thiệu nhân vật của tác giả dân gian ?
	- Cách giới thiệu nhân vật rất hấp dẫn, gây được ấn tượng mạnh đối với người đọc. Bởi cả hai nhân vật đều có những tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ và cao quý về nguồn gốc, hình dạng.
	- Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là ‘’Thần’’, Long Quân thuộc nòi Rồng con trai thần Long Nữ ở dưới nước, còn Âu Cơ là giống Tiên ở núi cao.
	+ Long Quân thì «Sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, » vị thần chủ chì nghề nông. Còn Âu Cơ «Xinh đẹp tuyệt trần ». Đối với sự nghiệp mở nước, Lạc Long Quân «Giúp dân diệt trừ những loài yêu quái », ổn định cuộc sống. Thần còn «Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở ».
 	GV : Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, yêu nhau rồi trở thành vợ chồng.
G : Điều này gợi cho em suy nghĩ gì về sự phát triển của chế độ xã hội lúc bấy giờ ?
	- Hai người trở thành vợ chồng sống với nhau phản ánh giai đoạn từ quần hôn chuyển sang giai đoạn vợ chồng, gia đình của người Việt cổ
TB : Qua phân tích, em thấy Âu Cơ và Lạc Long Quân là người thế nào ?
 * Lạc Long Quân và Âu Cơ là những con người có nguồn gốc, hình dạng kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ, cao quý, có sức khoẻ , tài năng phi thường, có công lao với nhân dân.
 - Ngay từ đầu câu chuyện đã có nhiều chi tiết kì ảo hấp dẫn người đọc. Cách giới thiệu truyện hay cũng là một yêu cầu trong văn bản tự sự. 
TB : Đọc từ « Ít lâu sau...như thần ». Cho biết nội dung chính của đoạn vừa đọc ?
 2. Chuyện Âu Cơ sinh nở : (4’)
TB : Những chi tiết nào nói về chuyện sinh nở của Âu Cơ ?
 - Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng ; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ. Đàn 	con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
 TB : Em thấy việc Âu Cơ sinh nở như thế nào ?
 - Việc Âu Cơ sinh nở rất kì lạ : sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành trăm người con. Đàn con không cần bú mớm, tự lớn như thổi, hồng hào khoẻ mạnh. Đúng là những đứa con của mẹ Tiên cha Rồng. 	
 - Cách kể chuyện có tác dụng tăng sự hấp dẫn đối với người đọc, người nghe. Những chi tiết có tính chất kì lạ, khác thường cũng là đặc trưng của truyền thuyết. Như vậy, chuyện sinh nở của Âu Cơ rất kì lạ.
 * Âu Cơ sinh nở rất kì lạ.
 TB : Em hãy kể lại đoạn cuối của truyện ?	
 - HS kể , GV nhận xét.
	3. Việc chia con : (12’)
TB : Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con như thế nào ?
 - Ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. 	Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
 GV: Cuộc chia tay này phản ánh nhu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam trong việc cai quản đất nước. Giải thích các dân tộc Việt Nam sinh sống ở khắp mọi nơi trên đất nước nhưng chung một gia đình. Còn lời dặn của Long Quân lúc chia tay phản ánh ý nguyện đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau có từ lâu đời của dân tộc ta.
TB: Theo em, chi tiết “Con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương [] Đặt tên nước là Văn Lang” giải thích hiện tượng gì trong lịch sử?
 - Những điều trên giải thích hiện tượng lịch sử có thật của nước ta. Đó là việc thành lập Nhà nước đầu tiên trong lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam.
TB: Vậy, người Việt Nam ta là con cháu của ai ?
 * Người Việt Nam ta là con cháu Lạc Long Quân và Âu Cơ. Những người có dòng giống cao quý « Con Rồng cháu Tiên ». 
KH : Qua một số chi tiết, em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo ? 
 - Trong truyện cổ dân gian, các chi tiết tượng, kì ảo gắn bó với nhau. Tưởng tượng, kì ảo có nhiều nghĩa. Nhưng ở đây được hiểu là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo ra nhằm mục đích nhất định.
 - Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện cổ dân gian gắn với quan niệm tín ngưỡng của người xưa về thế giới. Chẳng hạn như quan niệm về thế giới có : Trần gian, âm phủ. Về sự đan xen giữa thế giới Thần và thế giới Người. Hay tín ngưỡng « Vạn vật hữu linh » ( vạn vật đều có linh hồn) ; «Tín ngưỡng vật tổ » ( Mỗi tộc người sinh ra từ một thảo mộc hay động vật nào đó ).
KH : Em hãy nói rõ vai trò của các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện ?
 - Trong truyền thuyết «Con Rồng cháu Tiên », các chi tiết tưởng tượng kì ảo có một số ý nghĩa sau : 
 + Tô điểm tính chất li kì, lớn lao đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện. 
 + Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi dân tộc. Để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên dân tộc mình. 
 + Làm tăng sức hấp dẫn của truyện.
KH : Nêu ý nghĩa của truyện : «Con Rồng cháu Tiên » ?
 - Truyện giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Từ bao đời người Việt tin vào tính chất xác thực của truyện về sự tích tổ tiên. Và tự hào về nguồn gốc, dòng giống Tiên- Rồng rất đẹp, rất cao quý của mình.
 - Đề cao nguồn gốc chung và ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam ta từ miền xuôi đến miền ngược đều cùng chung cội nguồn, đều là con của một mẹ Tiên, cha Rồng. Nên phải thương yêu, đoàn kết.
 III. Tổng kết - Ghi nhớ : (3’)
KH : Hãy khái quát nghệ thuật và nội dung cơ bản của truyện ? 
	- Nghệ thuật : Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
	- Nội dung : Truyện nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
	 	* Ghi nhớ :SGK - 8.
	Gọi HS đọc ghi nhớ T 8.
	C. Củng cố - Luyện tập :(4’) 
H : Em biết những câu chuyện nào của dân tộc khác cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện «Con Rồng cháu Tiên » Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì ?
 - Dân tộc Khơ mú : Quả bầu mẹ.
 - Dân tộc Mường  ... y đủ yếu tố của nó.
TB: Hãy nêu nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục của văn miêu tả và tự sự?
Các phần
Tự sự
Miêu tả
Mở bài
- Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc
- Giới thiệu đối tượng miêu tả
Thân bài
- Diễn biến tình tiết: A B C D
- miêu tả đối tượng từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, từ trên xuống dưới..v.v (theo một trật tự quan sát)
Kết bài
- kết quả sự việc, suy nghĩ
cảm xúc, suy nghĩ(cảm tưởng)
	II. Luyện tập: (10’)
	1. Bài tập 1 (157)
H: Hãy tưởng tượng mình là anh bộ đội đã được chứng kiến câu chuyện trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện cảm động đó?
	Gợi ý: 
	- Các em phải dựa vào các sự việc chính trong bài thơ để tưởng tượng và kể
	 - Ngôi kể: Nhập vai anh đội viên (kê theo ngội thứ nhất) kể bằng lời văn của mình.
	- Không sáng tạo, thêm, bớt quá nhiều.
	C. Củng cố, Luyện tập: (3’)
	Trong văn miêu tả người, tả chân dung khác tả người trong hoật động thế nào?	
	d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
	- Ôn kỹ các nội dung đã hệ thống trong tiết tổng kết.
	- Làm bài tập 2, 3 (157)
	- Chuẩn bị bài Tổng kết phần tiếng Việt theo yêu cầu SGK.
.......................................................................
Ngày soạn 4/5/2009	Ngày dạy /5/2009 - Dạy lớp 6B
	TIẾT 135
TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT
	1. Mục tiêu:
	Giúp HS;
	a. Ôn một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần tiếng Việt 6.
	b. Về kỹ năng: Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, câu đơn, câu ghép, so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ.
	Biết phân tích các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ.
	c. Về thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ dúng khi học tiếng nói của dân tộc mình.
	2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a. Chuẩn bị của GV: nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án.
	b. Chuẩn bị của HS: SGK, học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu của SGK.
	3. Tiến trình bài dạy:
	* Kiểm tra sĩ số: 6B...../36.....................
	a. Kiểm tra bài cũ:
	Kết hợp khi tổng kết.
	Vào bài: (1’)
	Chương trình tiếng Việt ở lớp 6 các em đã học đó là những kiến thức có bản đầu tiên về từ ngữ, câu, các phép tu từ. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ Tổng kết lại.
	b. Dạy nội dung bài mới:
	I. Hệ thống kiến thức cơ bản: (27’)
	1. Các từ loại đã học:
TB: Ở lớp 6, các em đã học những từ loại nào?
	Các từ loại đã học: danh từ, động từ, tính từ, số từ, chỉ từ, lượng tưg và phó từ.
	a. Danh từ:
TB: Nêu định nghĩa và đặc điểm của danh từ? Cho ví dụ?
	- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.Danh từ tiếng Việt gồm hai loại: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
	+ Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm:
	Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên(loại từ) ví dụ: ông, bà, cô, vị,..(với người); cái, bức, tấm, mảng,..(với vật)
	Danh từ chỉ đơn vị quy ước: mét, lít, kg(đơn vị chính xác); nắm, mớ, đàn,..(đơn vị ước chừng)
	Danh từ có khả năng kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước và các từ này, nọ, kia, ấy ở phía sau để lập thành cụm DT.
	b. Động từ:
TB: Thế nào là ĐT? ĐT có đặc điểm gì?
	- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng tháicủa sự vật.
	- Trong tiến Việt có hai loại động từ:
	+ Động từ chỉ tình thái: định, toan, đừng,..
	+ Động từ chỉ hành động, trạng thái: ăn, học, nói, viết, buồn, vui, yêu, ghét..
	- Đọng từ thường kết hợp với một số từ ngữ phụ(phụ ngữ) ở phía trướcvà ở phía sau để tạo thành một cum ĐT.
	Ví dụ: chưa học xong.
	c. Tính từ:
TB: Tính từ là gì? Nêu đặc điểm của tính từ?
	- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành độn, trạng thái. Trong tiếng Việt có hai loại tính từ: 
	+ Tính từ chỉ đặc điểm tương đối(Kết hợp được với từ chỉ múc độZ:rất, hơi, quá, lắm,..)
	+ Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối(Kông kết hợp được với từ chỉ múc độ).
	- Tính từ có thể kết hợp với một số phụ ngữ ở trước và sau để tạo thành cụm TT. Ví dụ: rất đẹp.
	d. Số từ:
	- Số tự là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
	Ví dụ: Một quả bưởi. Bàn thứ hai
	đ. Lượng từ:
	 -Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhièu của sự vật. Ví dụ Những sinh viên đang học.
	e. Chỉ từ:
	Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Ví dụ cái bút này, hồi ấy.
	g. Phó từ:	
	- Phó từ là những từ chuyên đi kèm với ĐT, TT. Ví dụ đã đi, sẽ đến. 
	2. Các phép tu từ đã học:
TB: nêu các phép tu từ đã học?
	Đã học 4 phép tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
	a. So sánh:
	- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
	Ví dụ: Công cha như núi Thái Sơn.
	b. Ẩn dụ:
	Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
	Ví dụ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên Lăng
	Thấy một mặt trời trong Lăng rất đỏ.
	c. Nhân hoá:
	- Nhân hoá là tả con vật, cây cối, đồ vật,..bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả người để biểu thị được tình cảm và suy nghĩ của con người.
	Ví dụ: Trời ơi nắng mãi làm chi
	Rau con nó mệt nữa thì nó đau.
	d. Hoán dụ:
	- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
	Ví dụ: Ngày Huế đổ máu
	Chú Hà Nội về
	3. Các kiểu cấu tạo câu đã học:
	- Câu đơn là do một cum CV tạo thàn.
	- Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V tạo thành.
	- Câu trần thuật đơn.
TB: Thế nào là câu trần thuật đơn?
	- Câu trần thuật đơn là câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay đẻ nêu một ý kiến.
	+ Câu trần thuật đơn có từ là
	Ví dụ : Bố em là công nhân.
	+ Câu trần thuật đơn không có từ là
	Em bé rất xinh.
	4. các dấu câu đã học:
TB: Nêu công dụng của các đấ câu đã học?
	- Dấu chấm kết thúc câu trần thuật.
	- Dấu chấm hỏi kết thúc câu nghi vấn.
	- Dấu chấm than kết thúc câu cầu khiến và câu cảm thán.
	- Dấu phẩy dùng để ngăn cách danh giới:
	+ Giữa thành phần phụ với chủ ngữ, vị ngữ.
	+ Giữa các bộ phận của câu.
	+ giữa các vế trong câu ghép.
KH: Cho ví dụ minh hoạ?
	HS lấy ví dụ.
	II. Luyện tập: (12’)
	Viết một đoạn văn dài từ 8 - 10 câu có sử dụng các kiến thức đã học về từ ngữ, các kiểu câu và một trong các phép tu từ đã học.
	HS viết trong 10 phút.
	Gọi HS trình bày. GV nhận xét.
	c. Củng cố, luyện tập: (3’)
	Hãy các cum từ đã học và cho biết cấu tạo của các cụm từ có điểm chung giống nhâu là gì?
	d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
	Ôn tập theo bài Tỏng kết các phần kiến thức về ngữ văn đã học để chuẩn bị kiểm tra Tổng hợp cuối năm. 
.......................................................................
Ngày soạn 6/5/2009	Ngày dạy /5/2009 - Dạy lớp 6B
	TIẾT 136
ÔN TẬP TỔNG HỢP
	1. Mục tiêu:
	Bài Tập làm văn số 8 là bài kiểm tra tổng hợp cuối năm, nhằm đánh giá học sinh ở những phương diện sau:
	a. Về kiến thức: Sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức của môn học Ngữ văn.
	b. Về kỹ năng: Năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt (kể và tự sự) trong một bài viết và các kỹ năng viết bài nói chung.
	c. Về thái độ: Giáo dục học sinh làm quen và thành thục trong kiểu bài kiểm tra tổng hợp để làm bài học kì tốt hơn.
	2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu tài liêuh SGK, SGV, soạn giáo án.
	b. Chuẩn bị của HS: SGK, chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
	3. Tiến trình bài dạy:
	* Kiểm tra sĩ số: 6B..../36...................................
	a. Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra chuẩn bị bài của HS.
	Vào bài (1’)
	Các tiết trước, các em đã ôn tập tổng hợp kiến thức về văn bản, tập làm văn và tiếng Việt. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tập làm một bài kiểm tra tổng hợp.	
	b. Dạy nội dung bài mới:
	Đề bài:
	A. Phần trắc nghiệm:
	Đọc đoạn văn sau, chép lại các câu hỏi vào vở rồi trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
	1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?	
	A. Biểu cảm	C. Tự sự.
	B. Miêu tả.	D. Nghị luận.
	2. Tác giả đoạn văn trên là ai?
	A. Võ Quảng.	C. Tô Hoài.
	B. Nguyễn Tuân.	D. Đoàn Giỏi.
	3. Cảnh sông nước Cà Mau qua đoạn văn là một bức tranh như thế nào?
	A. Duyên dáng và yểu điệu.	
	B. Ghê gớm và giữ dội.
	C. Mênh mông và hùng vĩ.
	D. Dịu dàng và mềm mại.
4. Trong đoạn văn trên tác giả đã mấy lần dùng phép so sánh?
	A. Một lần	C. Ba lần.
	B. Hai lần.	D. Bốn lần.
5. Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán Việt?
	A. Rì rào.	C. Bất tận.
	B. Chi chít.	D. Cao ngất.
6. Nếu viết: “Càng đổ dần về hướng Cà Mau càng bủa giăng chi chít như mạng nhện” thì câu văn mắc phải lỗi nào?
	A. Thiếu chủ ngữ.
	B. Thiếu vị ngữ.
	C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
	D. Sai về nghiaz.
	7. Từ nào dưới đây có thể điền vào chỗ dấu ngoặc đơn ( ) để câu văn “ Trông hai bên bờ, rừng đước dự lên ( ) như hai dãy trường thành vô tận.” trở thành câu đúng nghĩa.
	a. mênh mông
	B. bao la
	C. sừng sững
	D. bát ngát
	8. Thế nào là biện pháp nghệ thuật nhân hoá?
	A. Dùng từ ngữ hoặc cách diễn đạt để nhân lên gấp nhiều lần những đặc điểm của sự vật, sự việc, nhân vật được miêu tả.
	B. Lấy tên sự vật, hiện tượng này để nhằm chỉ sự vật, hiện tượng kia.
	C. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả hoặc nói về con người.
	D. Dùng những từ ngữ chỉ một bộ phận, một phần để chỉ toàn thể.
	9. Các mục không thể thiếu trong đơn lsf những mục nào?
	A. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, người gửi.
	B. Đơn gửi ai, ai gửi đơn, gửi để làm gì
	C. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng
	D. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, lí do gửi.
	Phần II: Tự luận:
	Đề văn: Có lần trong bữa cơm chiều của gia đình, em đã gây ra một việc khiến cha mẹ buồn. Em hãy viết bài văn kể và tả lại sự việc đó.
	Gv hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài.
	Dàn bài
	1. Mở bài:
	Giới thiệu được khung cảnh bữa cơm gia đình vào buổi chiều em mắc lỗi gì?
	2. Thân bài:
	Đi sâu vào kể và tả sự việc ấy.
	- Tả quang cảnh bữa cơm chiều.
	- Kể việc xảy ra: 
	+ Việc gì? 
	+ Bắt đầu ra sao?
	+ Xảy ra như thế nào? 
	+ Nguyên nhân?
	- Kể và tả lại hình ảnh bố, mẹ khi sự việc xảy ra: khuân mặt, giọng nói, thái độ,...suy nghĩ về lỗi của mình, xin lỗi mẹ.
	3. Kết bài:
	Nêu cảm nghĩ của bản thân sau khi câu chuyện đã xảy ra.
	c. Củng cố, luyện tập: (3’)
	Hãy nêu lại bố cục chung của bài văn tự sự và miêu tả?	
	d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
	Ôn lại toàn bộ các phần kiến thức đã tổng kết để chuẩn bị kiểm tra bài học kì vào thứ hai.
	Hoàn chỉnh b dàn bài và viết bài theo các đề đã giới hạn

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6(9).doc