Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 29 - Trường THCS Long Tân

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 29 - Trường THCS Long Tân

I. Mục tiêu cần đạt

 - Hiểu và cảm nhận đ¬ược giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam

 - Nắm đ¬ược những đặc điểm nghệ thuật của bài ký : giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.

 1. Kiến thức:

 - Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam.

 - Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bút kí.

 2. Kỹ năng:

 - Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch đọc phù hợp .

 - Đọc hiểu VB kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm

 - Nhận ra phương thức biểu đạt chính : miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh bình luận

 - Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.

 

doc 17 trang Người đăng thu10 Lượt xem 799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 29 - Trường THCS Long Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Tiết
Bài dạy
29
109
110
111
112
- Cây tre Việt Nam
- Câu trần thuật đơn
- HDĐT : Lòng yêu nước
- Câu trần thuật đơn có từ là
Tiết 109
 CÂY TRE VIỆT NAM
- Thép Mới -
Ngày soạn: 18/03/11
I. Mục tiêu cần đạt 
 - Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam
 - Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài ký : giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.
 1. Kiến thức: 
 - Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam.
 - Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bút kí.
 2. Kỹ năng: 
 - Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch đọc phù hợp .
 - Đọc hiểu VB kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm
 - Nhận ra phương thức biểu đạt chính : miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh bình luận
 - Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.. 
 3. Thái độ:
 - Học tập cách viết văn kết hợp các PTB
 - GD tình yêu đất nước, lòng tự hào về dân tộc
II.Chuẩn bị :
 + GV : GA+ SGK+ SGV
 + HS : học bài – Soạn bài theo câu hỏi gợi ý
III. Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định lớp :
 Nắm số hs vắng
 2. Bài cũ:
 Œ Nêu vài nét khái quát về nội dung và nghệ thuật của văn bản Cô Tô.
  Đọc thuộc lòng đoạn: “Mặt trời là là nhịp cánh” Cho biết đoạn văn này miêu tả điều gì? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác giả làm nổi bật khung cảnh như thế nào? 
 3.Bài mới
 a.Giới thiệu bài : 
 Nếu như ở bài Cô Tô Nguyễn Tuân đã ghi lại những gì tác giả đã thu nhận được trong một chuyến ra thăm đảo thì Cây tre Việt Nam được nhà báo Thép Mới viết để làm lời bình cho bộ phim Cây tre Việt Nam do các nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi. Bài văn tuy có chất ký nhưng chủ yếu có thể coi là tùy bút kết hợp với miêu tả, thuyết minh với trữ tình và bình luận. Để hiểu rõ những đặc diểm nghệ thuật đó ta tìm hiểu Cây tre Việt Nam
 b.Bài giảng  
Hoạt động Thầy và trò
Nội dung
@ Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
+ Học sinh đọc chú thích * trong SGK/98.
? Hãy giới thiệu vài nét về tác giả Thép Mới?
(Bút danh khác: ánh Hồng )
* Tên khai sinh: Hà Văn Lộc, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1925 tại Nam Định, ông mất ngày28 tháng 8 năm 1991 tại thành phố Hồ Chí Minh. *Quê: Quảng An- Tây Hồ- Hà Nội.*Thép Mới tham gia phong trào cách mạng từ rất sớm, từng làm nhiều công tác và chức vụ: phó tổng biên tập báo Nhân dân; Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam; Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Sau năm 1975, ông sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.
* Tác phẩm chính: Thời gian ủng hộ chúng ta (dịch tuỳ bút, 1954); Cây tre Việt Nam (thuyết minh phim, 1958); Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam (bút kí, 1964)
* GV hướng dẫn giọng đọc Nhấn giọng để làm nổi bật các chi tiết, hỡnh ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, đọc giọng tha thiết, thõn mật,pha chỳt tự hào khi nhắc đến giá trị của cây tre.
+ GV đọc – HS đọc tiếp
+ Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc chú thích trong SGK., chú ý (1), (2) (4) (7) (8) (10) (11)
? Xác định thể loại ?
? Tìm xuất xứ của văn bản?
? Nội dung của văn bản?
 Bài văn “Cây tre Việt Nam” nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây Tre và con người việt nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây Tre có những đức tính quý báu và là biểu tượng của con người việt nam: ngay thẳng, thủy chung, can đảm.
? Theo em, bài văn chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nêu lên ý gì?
1. Từ đầu à chí khí như người: cây tre có mặt khắp nơi trên đất nước và có những phẩm chất đáng quý.
2.Tiếp à chung thuỷ: Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động.
3.Tiếp à tre anh hùng trong chiến đấu: Tre sát cánh với con người trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước.
4.Còn lại: Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.
@ Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
+ Học sinh đọc đoạn 1 và hai.
? Trong đoạn 1, những vẻ đẹp bên ngoài nào của tre được thể hiện
 - Dáng vẻ bên ngoài:
 + Măng mọc thẳng
 + Dáng vươn mộc mạc
 + Màu xanh nhũn nhặn
? Ở những đoạn tiếp theo những phẩm chất nào của cây tre được tiếp tục bộc lộ ?
 Phẩm chất của tre:
 + Ở đâu cũng xanh tốt
 + Cứng cáp, dẻo dai, vững chắc
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
* Thảo luận nhóm bàn
 Đọc kĩ các chi tiết viết về vẻ đẹp của Tre.Em hãy nhận xét :Tre có vẻ đẹp như thế nào? Tre mang nhiều đức tính quí báu của ai? 
* Liên hệ: Đọc 1 đoạn trong bài Tre Việt Nam của Nguyễn Duy ở phần đọc thêm.
* Chuyển ý – HS đọc đoạn 2 và 3
GV: Để làm rõ ý “ Cây tre là bạn thân của nông dân VN, bạn thân của nhân dân VN”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. Em hãy: 
? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày?
(+Tre có mặt khắp nơi trên đất nước Việt Nam.
+ Bóng tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm thôn.
+ Dưới bóng tre là cả một nền văn hoá lâu đời, người dân dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang, ăn ở với người.
+ Tre giúp con người trong lao động: Trăm nghìn công việc, vất vả với người, tre như cánh tay của người nông dân.
+ Trong cuộc sống:
Tre gắn bó với người thuộc mọi lứa tuổi Tre bao trùm xóm làng, tre dựng nhà, dựng cửa, tre xay thóc, tre chẻ lạt, tre làm que chuyền, tre làm điếu cày, tre làm nôi, làm giường
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để nói về tre? ( Nhân hoá).
? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp dẫn chứng minh hoạ? ( Sắp xếp theo trình tự từ bao quát đến cụ thể, lần lượt theo lĩnh vực cuối cùng lại khái quát).
? Tất cả làm nổi bật phẩm chất gì của tre? 
( Sự gắn bó chung thuỷ của tre với người).
GV : Những chi tiết ấy cho ta thấy tre không chỉ phục vụ con người trong lao động, sản xuất mà còn gắn bó với đời sống tinh thần. Tre không chỉ là “cánh tay người nông dân”, mà còn là người bạn tâm tình, chia sẻ buồn vui trong cuộc sống. Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp, tre gắn bó với con người ở mọi lứa tuổi, tre làm bạn với người từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt, xuôi tay, Tre đúng là người bạn gần gũi, thân thiết nhất của người dân Việt Nam.
+ Đọc thầm đoạn 3
? Trong thời bình, tre là bạn. Trong thời chiến, tre vẫn sát cánh bên người. Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó.
Tre là đồng chí cùng đánh giặc.
Tre là vũ khí.
Tre biết hành động: Chống lại sắt thép, xung phong, giữ làng, hy sinh
?Vì thế tác giả hùng hồn khẳng định tre như thế nào?
( tre anh hùng lao động, tre anh hùng trong chiến đấu).
? Em hiểu như thế nào về lời khẳng định trên?
( Trong lao động, chiến đấu tre luôn cùng người nông dân làm ăn, cùng dân tộc mà giữ nền độc lập của TQ, tre làm được tất cả.).
? Ở đoạn văn này tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả tre là chủ yếu?
? Em hãy nhắc lại tên câu chuyện liên quan đến cây tre ?
GV: Như vậy tre đã theo dân tộc trong suốt chiều di lịch sử, ngày nay có rất nhiều nhà thơ đã ca ngợi cây tre.
Tre VN của Nguyễn Duy.
Cây tre trong bài “ Viếng lăng Bác”.
* Chuyển ý – HS đọc đoạn 4
? Đoạn kết tác giả hình dung về vị trí của cây tre trong tương lai và trong thời kì công nghiệp hoá như thế nào?
? Em hiểu như thế nào là tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu 
 (Đề cao ca ngợi công lao và phẩm chất của cây tre, tác giả đã tôn vinh cây tre bằng những danh hiệu cao quý của con người)
? Hình ảnh nổi bật gần gũi của tre đối với đời sống dân quê Việt Nam là gì? (Nhạc của tre) Nói như thế có ý nghĩa gì? (thể hiện nét đẹp văn hoá độc đáo của tre) 
? Hình ảnh măng mọc trên phù hiệu được tác giả đưa ra có tác dụng gì? (Dẫn tới những suy nghĩ về cây tre trong tương lai của đất nước khi đi vào công nghiệp hoá)
* Thảo luận nhóm bàn
? Theo em, trong xã hội ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại thì liệu cây tre có còn gắn bó mật thiết với người nông dân như trước nữa không ? Vì sao?
? Tác giả đã thể hiện sự gắn bó của cây tre với đất nước và con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai như thế nào? 
GV: Cây tre không bao giờ không theo ta trong cuộc sống đời thường, đem lại niềm vui và sự yên ả muôn đời cần thiết cho bất cứ giai đoạn nào.
* Chuyển ý – Hình ảnh cây tre
?Tác giả hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hoá ? Em hãy nêu suy nghĩ của mình về điều đó?
? Như vậy có thể rút ra nhận định gì về cây tre và phẩm chất của con người và dân tộc VN ?
 Biểu trưng của đất nước và dân tộc VN.
? Trong tương lai công nghiệp cây tre sẽ mất tác dụng, sẽ bị tàn phá con người có nhiệm vụ gì?
 ( Cần phải bảo vệ cây tre trường tồn như bảo vệ cái biểu trưng đầy đủ cho phẩm chất VN).
GV:Tóm lại, cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi vùng đất nước, tre gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
- Ngày mai, sắt thép có thể nhiều hơn tre, tre có thể bớt đi vai trò quan trọng của nó trong sản xuất và trong cả đời sống hàng ngày của con người, song các giá trị văn hoá và lịch sử của cây tre vẫn còn mãi trong đời sống con ngời Việt Nam, tre vẫn là người bạn đồng hành chung thuỷ của dân tộc ta trên con đờng phát triển. Bởi vì với tất cả giá trị và phẩm chất của nó, cây tre đã thành tượng tưrng cao quý cho dân tộc Việt Nam.
@ Hoạt động 3: Tổng kết
? Em học tập được gì từ cách viết văn của tác giả?
? Tóm lại, qua bài này em hiểu gì về cây tre Việt Nam?
? Em nhận xét gì về tác giả?
+ HS đọc ghi nhớ SGK/100.
@ Hoạt động 4: Luyện tập
 Em hãy tìm một số câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích Việt Nam có nói đến cây tre 
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả:
- Thép Mới (1925 – 1991 ), tên khai sinh Hà Văn Lộc, quê Hà Nội.
- Làm báo, viết nhiều bút kí, thuyết minh phim 
2.Tác phẩm:
+ Thể loại: Thuyết minh
+ Cây tre VN là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Bộ phim ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.
+ Bố cục: 4 phần
II.Đọc - hiểu văn bản 
1.Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam
- Nhân hoá, từ ngữ gợi tả, so sánh.
- Vẻ đẹp và những phẩm chất đáng quý của cây tre Việt Nam: thanh cao, giản dị, bền bỉ, chí khí như người.
2. Cây tre gắn bó với con người Việt Nam 
 + Trong đời sống và lao động sản xuất
+ Trong chiến đấu và bảo vệ tổ quốc
+ Tre với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và tương lai 
- Nhân hoá, liệt kê, điệp ngữ
à Tre đem lại niềm vui, hạnh phúc, hòa bình và hướng tới tương lai.
2. Ý nghĩa của hình ảnh cây tre:
- ... cơVa : Nhớ phố ngoằn ngoèo 
? Nhận xét việc chọn lựa miêu tả vẻ đẹp mỗi vùng như thế nào?
(Lựa chọn miêu tả ở nhiều vùng khác nhau mỗi nơi có vẻ đẹp độc đáo của nơi đó: Khi tả người thì nhắc đến các lời giao tiếp thân ái, khi tả thời gian thì chọn thời điểm gợi cảm nhất, khi tả nhà cửa phố phường, các công trình thì coi đó là biểu tượng của hoài niệm, của văn minh. )
? Vì sao họ lại nhớ các sự vật ấy ?
? Tác giả dùng nghệ thuật gì để miêu tả nỗi nhớ ?
(Tả bằng từ gợi hình, gợi thanh thông qua sức tưởng tượng, liên tưởng phong phú. Sử dụng phép so sánh , ẩn dụ, hoán dụ tài tình.) à liên hệ nhà thơ Tế Hanh – Đỗ Trung Quân
- Em có cảm nhận gì về tác giả qua câu văn miêu tả đó?
( Tác giả là người am hiểu và có tình cảm sâu sắc với các miền đất nước của ông . ông như đang bày tỏ lòng yêu nước của mình.)
? Câu văn “ Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu làng quê trở nên lòng yêu nước gợi cho em suy nghĩ gì?
( Đây là chân lí sâu sắc về lòng yêu nước, lòng yêu nước là thứ tình cảm có thật trong lòng người chứ không hư ảo trừu tượng.)
? Từ đó đoạn văn dẫn đến sự khái quát một qui luật , chân lí ntn ?
(so sánh từ gần à xa ; từ nhỏ à lớn ; từ cụ thể à trừu tượng, từ gần gủi à thiêng liêng)
@ Chuyển ý - HS đọc đoạn 2.
? Lòng yêu nước được thử thách và thể hiện mạnh mẽ trong hoàn cảnh nào? 
- Tình yêu quê hương đất nước sẽ bộc lộ đầy đủ sức mạnh lớn lao của nó trong những hoàn cảnh thử thách cam go, nhất là trong chiến tranh giữ nước.
GV bình: Đối với người Xô Viết, những ngày tháng 6- 1942, khi mà cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước diễn ra ác liệt hơn, vận mệnh Tổ quốc đang ngàn cân treo sợi tóc, cuộc sống của mỗi ngời dân gắn liền với vận mệnh đất nớc. Và Tổ quốc là trên hết. “ Mất nước Nga thì ta còn sống để làm gì nữa”.
* Thảo luận: Câu nói trên có nghĩa gì? Theo em điều đó có đúng không ? Tại sao ? 
- Có nghĩa: mất nước Nga là mất tất cả, mất những hình ảnh thân thuộc của quê hương, mất những gì mà con người đã, đang và mãi gắn bó. Một câu nói mà có sức lay động đến hàng triệu trái tim yêu nước của người dân Xô Viết lúc bấy giờ, giục giã họ xông lên, quyết chặn đứng kẻ thù xâm lược.
 “Non sông đã chết sống thêm nhục 
 Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”
 (Phan Bội Châu – Xuất Dương Lưu Biệt)
? Hãy liên hệ đến 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ của dân tộc VN để thấy được lòng yêu nước của nhân dân ta
*Giáo viên liên hệ đến 2 cuộc chiến tranh chống Pháp Mỹ ở Việt Nam: tháng 12-1946, 1954, 1968, 1972, 1975 Bác Hồ đã từng nói: “Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng bán nước”
? Theo em, biểu hiện lòng yêu nớc của học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường là gì?
(Nỗ lực học tập, lao động sáng tạo để xây dựng tổ quốc giàu mạnh, lập những thành tích vẻ vang cho đất nước.)
@ Hoạt động 3: Tổng kết
- Hãy nêu vài nét khái quát về nội dung và nghệ thuật của văn?
+ HS đọc ghi nhớ SGK/109
@ Hoạt động 4: Luyện tập
 - Nếu cần nói đến vẻ đẹp tiêu biểu về quê hương mình hoặc địa phương nơi em đang ở thì em sẽ nói những gì ?
I.Tìm hiểu chung 
1.Tác giả:
 I-li-a Ê-ren-bua (1891 - 1962) là nhà văn nổi tiếng, nhà báo lỗi lạc của Liên Xô.
2.Tác phẩm:
+ “Lòng yêu nước” được trích từ bài báo “Thử lửa” của nhà văn I-li-a Ê-ren-bua vào cuối tháng 6 năm 1942 – thời kỳ Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược (1941-1945).
II.Đọc-hiểu văn bản:
1.Ngọn nguồn của lòng yêu nước:
Sông Volga
Điện Krem-li
- So sánh đối chiếu 
- Lòng yêu nước là một tình cảm lớn lao, bắt nguồn từ tình yêu những gì bình thường nhất. 
- Lòng yêu nước là lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu thiên nhiên, yêu mảnh đất quê hương.
2.Hoàn cảnh thử thách lòng yêu nước
- Lòng yêu nước được thể hiện với tất cả sức mãnh liệt của nó trong cuộc chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
III.Tổng kết:
 1.Nghệ thuật:
 - Kết hợp chính luận với trữ tình, miêu tả với biểu cảm..
- Chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu 
- Cách lập luận chặt chẽ, lô-gic
 2.Nội dung:
 Bài văn ca ngợi tinh thần yêu nước thiết tha, mãnh liệt của người dân Xô Viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.
IV.Luyện tập:
4.Củng cố :
Câu 1: Bài văn lòng yêu nước được ra đời trong bối cảnh nào ?
	A. Cách mạng tháng mười Nga 
	B.Chiến tranh thế giới thứ nhất 
	C.Chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức 
	D. Chiến tranh chống đế quốc Mĩ 
Câu 2: Câu văn nào sau đây thể hiện tư tương rõ nhất của bài văn ?
	A. “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thương nhất”
	B. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ đẹp 
	C. “Thanh tú của chốn quê hương”
	D. “Người ta giờ đây đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến nhường nào”
5.Dặn dò: Hướng dẫn về nhà
 - Đọc thêm bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
 - Soạn bài Câu trần thuật đơn có từ là.
IV.Rút kinh nghiệm
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 112
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN 
CÓ TỪ LÀ
Ngày soạn: 19/03/11
I. Mục tiêu cần đạt 
 - Nắm được khái niệm loại câu trần thuật đơn có từ là .
 - Biết sử dụng hiệu quả câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết .
 1 Kiến thức:
 - Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là .
 - Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là .
 2. Kĩ năng:
 - Nhân biết được câu trần thuật đơn có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là trong VB .
 - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là.
 - Đặt được câu trần thuật đơn có từ là.
II.Chuẩn bị :
 + GV: GA - SGK – SGV- Bảng phụ
 + HS: Chuẩn bị theo phần câu hỏi SGK
III. Tiến trình hoạt động:
 1.Ổn định : Nắm số hs vắng
 2. Bài cũ:
uCâu trần thuật đơn là gì? Hãy lấy ví dụ về câu trần thuật đơn?
vTrong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?
 A. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu.
 B. Chim én về theo mùa gặt.
 C. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ.
 D. Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
wCho câu sau: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.”
 Câu trên có phải thuộc loại câu trần thuật đơn không?
 A. Có B. Không
 3.Bài mới	
 a.Giới thiệu bài :
 b.Bài giảng  
Hoạt động Thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
+ Giáo viên ghi các ví dụ trong SGK vào bảng phụ
+ Cho học sinh đọc ví dụ.
? Xác đinh CN, VN trong các ví dụ bên?
a.Bà đỡ Trần// là người huyên Đông Triều.
b.Truyền thuyết // là loại truyện 
c.Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô// là một ngày
d. Dế Mèn trên chị Cốc // là dại.
? Vị ngữ của câu trên do những từ hoặc cụm từ loại gì tạo thành?
 a, b, c : là + cụm danh từ.
 d : là + tính từ
? Vậy trong câu trần thuật đơn có từ là thì vị ngữ thường có cấu tạo như thế nào? 
? Chọn những từ cụm từ mang ý nghĩa phủ định như “không” “không phải” “chưa” “chưa phải” để điền vào trước vị ngữ?
a/ không phải là 
b/ chưa phải là 
c/ chưa phải là
d/ không phải là 
VD: Bà đỡ Trần không phải là người Đông Triều.
? Em có nhận xét gì về cấu trúc phủ định không phải + là +danh từ (CDT)
? VN thường do những từ nào tạo thành?
? Vậy những câu trên thuộc kiểu câu gì?
? Từ bài đó em rút ra đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “ là ”?
? Khi chỉ ý phủ định, vị ngữ kết hợp với từ nào trước nó ?
+ GV kết luận – HS đọc ghi nhớ
+ HS cho ví dụ
* Chuyển ý – Phần 2
+ Học sinh quan sát vào các ví dụ phân tích ở phần 1.
+Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Vị ngữ của câu nào trình bày cách hiểu về 
1.Sự vật, hiện tượng, khi niệm nói ở vị ngữ chủ vị ? (a)
2. Trình bày tác dụng (b)
3.Miêu tả đặc điểm tình thái . (c)
4. Thể hiện sự đánh giá (d)
- Từ bài tập trên em hãy cho biết một số kiểu câu trần thuật đơn có từ là ? 
+ GV kết luận – HS đọc ghi nhớ
@ Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1 : Cho học sinh đọc bài tập
- Nêu yêu cầu bài tập 1? 
 Tìm câu trần thuật đơn có từ là 
+ Thảo luận cặp.
- Cho học sinh đứng tại chỗ trả lời
-Học sinh tự phân tích và giáo viên giảng thêm để học sinh hiểu.
VD: Người ta// gọi chàng là Sơn Tinh
 CN ĐT thành phần phụ => VN : cụm ĐT khác với cấu tạo đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là : // +là
Bài 2: Xác định CN và VN trong những câu trần thuật đơn có từ là vừa tìm được. Cho biết các câu ấy thuộc kiểu nào?
+ Thảo luận tổ
-Học sinh đứng tại chỗ trả lời
Bài 3: Viết đoạn văn 5 đến 10 câu tả một người bạn của em, trong đoạn văn có ít nhất một câu trần thuật đơn có từ là. Nêu tác dụng của câu trần thuật đơn có từ là
I.Bài học:
1.Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “là”:
- VN do từ là kết hợp với danh từ ( cụm danh từ ), tính từ ( cụm tt) , động từ (cụm đt ) tạo thành .
- Khi VN biểu thị ý phủ định nó kết hợp với các từ không phải, chưa phải . 
2.Các kiểu câu trần thuật đơn có từ “ là”
- Câu định nghĩa.
- Câu giới thiệu.
- Câu miêu tả.
- Câu đánh giá.
II.Luyện tập:
+ Bài 1/ 115
- Câu trần thuật đơn có từ là: a, c, d, e 
- Câu b và d không phải là câu trần thuật đơn có từ là (câu trần thuật đơn)
+ Bài 2/ 116
a. Kiểu câu định nghĩa.
c. Kiểu câu miêu tả
d. Kiểu câu Giới thiệu
e. Kiểu câu đánh giá
+ Bài 3/ 116 Viết đoạn văn
 Nam là người bạn thân thiết của em. Bạn Nam học rất giỏi.Năm nào bạn ấy cũng là học sinh xuất sắc, là cháu ngoan Bác Hồ.Em rất thán phục bạn và hứa sẽ phấn đấu học giỏi như bạn ấy.
+ Nam // là bạn thân thiết của em à dùng để giới thiệu
+ Năm nào, bạn ấy // cũng là học sinh xuất sắc, là cháu ngoan BH à miêu tả
4.Củng cố : Kiểm tra 15 phút 
 Đề: Đặt 3 câu theo yêu cầu sau:
 a.Kể lại một việc tốt em hoặc bạn em mới làm được ? (1đ)
 b.Tả hình dáng hoặc tính tình đáng yêu của một bạn em trong lớp ? (1đ)
 c.Giới thiệu một nhân vật trong truyện em vừa đọc với các bạn trong lớp (1đ)
 ´ Phân tích chủ ngữ và vị ngữ trong các câu trên? (3đ)
 ´ Cho biết các vị ngữ ấy trả lời cho câu hỏi gì? (3đ)
5.Dặn dò : Hướng dẫn về nhà
 -Về nhà học kỹ bài
 - Làm tiếp bài tập 3/ 116
 - Chuẩn bị Lao xao
IV.Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 6TUAN 30 KTKN ANH.doc