Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 - Biện Tiến Hùng

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 - Biện Tiến Hùng

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Hiểu nội dung ý nghĩa trong truyện Bánh chưng bánh giầy.

- Chỉ ra và hiểu được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện.

- Kể lại được truyện.

B. Tiến trình lên lớp:

• Bài cũ:5’

- Thế nào là truyền truyết? Các chi tiết kỳ ảo trong truyện thường có vai trò gì?

- Đọc một câu ca dao (hoặc thơ) nói về nguồn gốc của dân tộc ta?

• Bài mới:

- GV giới thiệu bài.

 

doc 269 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 - Biện Tiến Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 14/08/2010
 Ngày dạy : 16/08/2010
Tuần 1
TIẾT 1: 
VĂN BẢN: CON RỒNG CHÁU TIÊN
 (Truyền thuyết)
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
Có hiểu biết bước đầu về các thể loại truyền thuyết.
Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
B. Tiến trình lên lớp:
Bài cũ:2p
Kiểm tra sự chuẩn bị sách, vở của HS.
Bài mới:
GV giới thiệu bài.
Hướng dẫn các em cách ghi chép, theo dõi bài.
Hoạt động giáo viên
TG
 Nội dung cần đạt
GV gọi 3 em đọc văn bản (VB) theo 3 đoạn.
? Câu chuyện diễn biến theo mấy phần? Là những phần nào?
? Mỗi đoạn kể về sự việc gì?
GV lần lượt cho HS giải nghĩa một số từ khó.
? Yếu tố “tinh” trong các từ trên có gì khác so với yếu tố “ tinh” trong Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
? Dựa vào phần chú thích * SGK, hãy trình bày cách hiểu của em về truyền thuyết? 
* GV: Truyền thuyết Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với thần thoại ( Thần thoại là loại truyện dân gian ra đời sớm nhất, có nhiều yếu tố hoang đường kỳ ảo). Chất thần thoại trong truyền thuyết là sự tưởng tượng kỳ ảo, bay bổng. Song khác với thần thoại, truyền thuyết có cốt lõi là sự thật lịch sử, có liên quan với lịch sử một cách đậm nét hơn.
HS đọc lại đoạn 10
? Tìm những chi tiết thể hiện tính chất kỳ lạ, đẹp đẽ của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
? Những chi tiết đó gợi cho em suy nghĩ gì về hai nhân vật này?
? Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ đem lại cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
? Lạc Long Quân và Âu Cơ đã có công lao gì đối với đất nước và nhân dân?
?Việc sinh nở của Âu Cơ có gì kỳ lạ?
? Việc chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ có ý nghĩa gì?
(cho HS thảo luận)
? Em hiểu thế nào là những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo? Chúng có vai trò như thế nào trong truyện?
? Truyện có ý nghĩa gì?
Một HS đọc cho cả lớp cùng nghe.
GV khắc sâu.
15p
20p
I. Đọc và tìm hiểu văn bản
 1. Đọc văn bản
Đoạn 1: Từ đầu đến “ Long trang”. Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng sự kết duyên của họ.
Đoạn 2: Tiếp đó đến “ lên đường”. Việc sinh nở của Âu Cơ và việc chia con.
Đoạn còn lại: Sự ra đời của triều đại vua Hùng.
2. Tìm hiểu chú thích
Ngư tinh
Hồ tinh
Mộc tinh
Tinh (ngư tinh, hồ tinh...) có nghĩa là yêu quái.
Tinh (Sơn Tinh) có nghĩa là thần linh.
* GV có thể làm tương tự với một số yếu tố khác trong bài. Đây là những từ mượn gốc Hán Việt.
3. Sơ lược về khái niệm truyền thuyết
Truyền thuyết: là những truyện dân gian truyền miệng kể về những sự kiện, nhân vật có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.
Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nguồn gốc, hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Lạc Long Quân: mình rồng, ở dưới nước, con trai thần Long Nữ, có nhiều phép lạ, khoẻ vô địch, diệt trừ yêu quái, dạy dân trồng trọt.
Âu Cơ: Dòng tiên, ở non cao, thuộc họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, thích du ngoạn những vùng có hoa thơm, cỏ lạ. 
® Họ đều là những người có nguồn gốc rất cao quí. 
 Một vị thần với những nét đẹp phi thường, tài đức vẹn toàn, được nhân dân tôn kính, có công lớn trong sự nghiệp mở nước. 
 Một nàng tiên nhan sắc tuyệt đẹp, phẩm chất lịch lãm, tâm hồn thanh cao.
- Công lao của Lạc Long Quân và Âu Cơ:
+ Mở mang bờ cõi ( lên rừng, xuống biển)
+ Giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, dạy dân phong tục, lễ nghi.
2. Cuộc hôn nhân kỳ diệu
- Là cuộc hôn nhân kỳ diệu, đẹp đẽ. Cuộc hôn nhân giữa một vị thần mang tầm vóc, sức mạnh của biển cả với một nàng tiên là tinh hoa của chốn non cao tươi đẹp. Đó là cuộc hôn nhân thần tiên, là sự kết hợp của những gì đẹp đẽ nhất, tinh hoa nhất của vùng nước thẳm,chốn non cao.Chính điều đó sẽ làm nên những điều kỳ diệu.
Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, khoẻ đẹp...
Là hình ảnh đẹp về người dân Việt Nam trong buổi đầu đi tìm và phát triển địa bàn cư trú. Đó là thời điểm mở mang đất nước về 2 hướng: Rừng và Biển. Dẫu đi muôn nơi nhưng khi có việc gì khó thì giúp đỡ nhau, đó là tình anh em ruột thịt không có gì có thể chia rẽ.
* GV: Con trưởng lên làm vua, lập nên triều đại vua Hùng đầu tiên, một triều đại bề thế, vững bền. Và đó là Tổ tiên, là cội nguồn của dân tộc ta. Dẫu là trên rừng hay dưới biển, dẫu là miền ngược hay ở miền xuôi đều là con cháu một nhà, đều sinh ra từ trong một bào thai, đều là con của Cha Rồng, Mẹ Tiên. Tất cả đã được gửi gắm thông qua những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo, hấp dẫn.
Là những chi tiết tưởng tượng, không có thật được tác giả dân gian sáng tạo nên nhằm gửi gắm một ý nghĩa nhất định. Nó cũng có nguồn gốc từ quan niệm của người xưa về thế giới: có sự đan xen giữa thần và người.
Trong truyện này các chi tiết kỳ ảo nhằm mục đích: Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật, thần linh hoá sự kiện nguồn gốc của dân tộc. Đó là sự tôn vinh niềm tự hào về cội nguồn thiêng liêng cao quí của dân tộc.
Nhằm tăng sức hấp dẫn cho truyện.
3. ý nghĩa của truyện
Giải thích nguồn gốc dân tộc một nguồn gốc cao quí, thiêng liêng.
Ước nguyện muôn đời của người Việt: Sự đoàn kết dân tộc, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng người Việt.
* Ghi nhớ (SGK)
Nghệ thuật: Trí tưởng tượng kỳ ảo.
Đề tài: Giải thích, suy tôn nguồn gốc dân tộc.
ý nghĩa truyện: ý nguyện đoàn kết dân tộc, tự hào dân tộc.
 III. Luyện tập: 5p
Em được biết có những truyện dân gian nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng có nội dung kể về nguồn gốc dân tộc mình như truyện nay.
HS tập kể diễn biến câu chuyện.
IV. Hướng dẫn học ở nhà: 3p
Đọc thuộc, nắm chắc phần ghi nhớ.
Làm bài tập 1, 2, 3 (sách bài tập Ngữ vân 6)
Đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ, thơ ca trong đó đề cập đến nguồn gốc giống nòi của dân tộc Việt Nam.
Soạn bài: Bánh chưng bánh giầy. 
 Ngày soạn: 14/08/2010
Tuần 1 Ngày dạy : 16/08/2010
TIẾT 2 : 
VĂN BẢN: BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
 	 (Tự học có hướng dẫn)
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Hiểu nội dung ý nghĩa trong truyện Bánh chưng bánh giầy.
Chỉ ra và hiểu được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện.
Kể lại được truyện. 
B. Tiến trình lên lớp:
Bài cũ:5’
Thế nào là truyền truyết? Các chi tiết kỳ ảo trong truyện thường có vai trò gì?
Đọc một câu ca dao (hoặc thơ) nói về nguồn gốc của dân tộc ta? 
Bài mới:
GV giới thiệu bài. 
Hoạt động của GV-HS
Tg
Nội dung cần đạt
GV nêu yêu cầu đọc
GV đọc mẫu một đoạn.
Gọi 3 em đọc 3 phần VB.
Cho HS tập tóm tắt truyện.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích trong SGK, kết hợp cung cấp thêm kiến thức về một số từ mượn.
? Truyện có những sự việc quan trọng nào?
Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Điều kiện ra sao?
? Liên hệ với việc truyền ngôi ở truyện Con Rồng Cháu Tiên em thấy có gì khác? Em có suy nghĩ gì về điều kiện đó?
? Hình thức thử thách mà vua Hùng đặt ra như thế nào? Có ý nghĩa gì?
? Việc các lang đua nhau dâng lễ vật thật quý, thật hậu chứng tỏ điều gì?
? Hoàn cảnh của lang Liêu có gì đặc biệt?
? Ai đã gợi ý cho lang Liêu làm bánh để dâng làm lễ vật ?
? ý nghĩa của chi tiết này?
? Em có suy nghĩ gì về chi tiết “ thần mách bảo”?
? Vì sao 2 thứ bánh của lang Liêu lại được vua chọn để tế trời đất?
? Truyện có ý nghĩa gì?
HS đọc ghi nhớ và tự khái quát phần kiến thức trên.
15’
15’
I. Đọc và tìm hiểu văn bản
 1. Đọc văn bản
Giọng đọc, kể chậm rãi.
Tình cảm lời nói của thần trong giấc mộng âm vang, xa lắng. Giọng vua Hùng đĩnh đạc, chắc khoẻ.
Tóm tắt nội dhung truyện.
2. Tìm hiểu chú thích
Tiên (tổ tiên): có nghĩa là trước (tiên tri, tiên phong)
Hậu: nhiều hơn mức bình thường (phân biệt với hậu (hậu thế) có nghĩa là sau.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi
Hoàn cảnh: Vua đã già, giặc ngoài đã dẹp yên, thiên hạ thái bình, các con đông.
Điều kiện:
Nối được chí vua.
Không nhất thiết là con trưởng.
® Liên hệ: không hoàn toàn theo tục lệ truyền ngôi từ các đời trước như trong truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên.
Với điều kiện này ta thấy vua Hùng chú trọng tài trí hơn là trưởng, thứ. Quan trọng nhất người nối ngôi phải là người thực sự có tài, có chí khí, tiếp tục được ý chí sự nghiệp của vua cha. Đó là quyết tâm giữ nước, dựng nước được thể hiện tập trung ở Vua: Người thay trời cai quản muôn dân trăm họ tiếp nối,phát triển dòng họ vua Hùng. 
Hình thức thử thách:
Nhân ngày lễ giỗ Tiên Vương, các lang dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha.
-> ý nghĩa: Đề cao phong tục thờ cúng Tổ tiên, trời đất của nhân dân ta.Đó cũng là mạch nối để câu chuyện phát triển.
2. Cuộc đua tài đâng lễ vật 
a. Các lang:
Suy nghĩ theo kiểu thông thường hạn hẹp. Họ làm cỗ thật hậu, thật ngon, lễ vật thật quý hiếm sang trọng. Nhưng cũng vì vậy mà họ càng không làm vừa ý vua cha. Chi tiết này làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn.
b. Lang Liêu:
Tuy là con trai vua nhưng lang Liêu mồ côi mẹ, nghèo, thật thà, chăm việc đồng áng.
® Hoàn cảnh của lang Liêu gần gũi với số phận của các nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích sau này.(Đây là truyện truyền thuyết nhưng có các yếu tố của truyện cổ tích).
GV: Với hoàn cảnh như vậy lang Liêu rất buồn vì chàng khó có thể biện được lễ vật như các anh em. Có nghĩa là chàng không làm tròn chữ hiếu với vua cha.
- Thần gợi ý, mách bảo lang Liêu lấy gạo làm bánh để làm lễ vật. Từ nguyên liệu thần gợi ý lang Liêu đã suy nghĩ, hành động và cuối cùng đã làm thành Bánh chưng bánh giầy.
® Chứng tỏ tài trí thông minh và sáng tạo của Lang Liêu.
« Tuy cũng là lang nhưng chàng là người thiệt thòi nhất: lớn lên ở riêng chàng chỉ chăm lo việc đồng áng. Tuy là con vua nhưng số phận của chàng rất gần gũi với người dân lao động bình thường. Chàng sống dựa vào sức lao động của chính mình. Quan trọng hơn, hơn ai hết chàng là người hiểu rõ ý nghĩa, giá trị của hạt lúa củ khoai do sức lao động con người làm ra.
® Chi tiết hoang đường , kỳ ảo làm tăng thêm sức hấp dẫn cho câu chuyện.
Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: Trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo. Đó là cái nuôi sống con người, lại do con người làm ra.
Hai thứ bánh ấy cũng có một ý nghĩa sâu xa: Tượng trưng cho Trời ,Đất, muôn loài (còn thể hiện một nét đẹp đạo lý).
® Nó đáp ứng đúng sự chờ đợi của vua cha: Lễ vật đó chứng tỏ sự quan trọng của sản phẩm lao động, cũng chứng tỏ tài đức của người dâng bánh: Thông minh, giỏi giang, hiếu thảo, tôn kính tổ tiên.
« Lang Liêu được nối ngôi Vua.
3. ý nghĩa của truyện
- Giải thích nguồn gốc của 2 loại bánh cổ truyền của dân tộc ta. Nguồn gốc ấy được gắn với một ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
- Đề cao sản phẩm nông nghiệp, trân  ... áng
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ %:
 1
 6
 60%
 1
 6 60%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
 1
 3
 30 %
 1
 1
 10 %
 1
 6
 60 %
 3
 10 100 %
IV. Nội dung đề kiểm tra
Câu 1 (1 điểm): Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:
a, Quyển sách này bị rách.
b, Đàn gà đang nhặt thóc sau vườn
Câu 2 ( 3 điểm ): Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi”. Em hiểu những câu này như thế nào?
Câu 3 ( 6 điểm): Hãy viết bài văn miêu tả lại khu vườn của gia đình em trong một buổi sáng đẹp trời.
V.Hướng dẫn chấm – Thang điểm
Câu 1 (1 điểm): Xác định chủ ngữ, vị ngữ 
a, - Chủ ngữ: Quyển sách này
 - Vị ngữ: bị rách
b, - Chủ ngữ: Đàn gà
 - Vị ngữ: đang nhặt thóc sau vườn
Câu 2 ( 3 điểm ): Cần làm rõ các ý sau:
Các câu này thể hiện một cách cụ thể quan niệm của người da đỏ về mối quan hệ giữa họ và đất đai quê hương. Đất đai và những sản vật của họ là nguồn dinh dưỡng, cung cấp mọi thứ cho con người. Con người được lớn lên từ đất đai xứ sở, họ là một phần trong sự sống phong phú, đa dạng của mảnh đất quê hương, họ không chỉ khai thác mà còn làm giàu thêm mảnh đất ấy. Chính vì vậyd con người phải yêu quý, chăm sóc đất đai.
Câu 3 ( 6 điểm):
1. Yêu cầu chung
- Kiểu bài: Tả cảnh 	
- Nội dung: + Tả một cảnh của khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời
+ Người viết phải chọn lọc các chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh. Cần kết hợp với quan sát với tưởng tượng, so sánh, thể hiện được cảm xúc với cảnh, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương của mình.
+ Lời văn phải có hình ảnh, cảm xúc, sử dụng các biện pháp tu từ một cách sinh động.
- Hình thức:
+ Viết đúng kiểu bài, đúng đối tượng
+ Bố cục: ba phần rõ ràng
+ Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, một số biện pháp tu từ
+ Trình bày sạch sẽ, khoa học, đúng chính tả
2. Dàn ý khái quát
* Mở bài
- Lâu lắm rồi chưa có dịp về quê. Bây giờ mới có dịp.
- Vừa về đến quê, tôi chạy ra khu vườn của ông tôi, nơi chứa nhiều kỉ niệm tuổi thơ.
* Thân bài
- Hôm nay trời đẹp, mây trôi bồng bềnh, mặt trời thoắt ẩn, thoắt hiện.
- Khu vườn thay đổi nhiều. Cây cối um tùm.
- Tả về các loại cây: cây ổi, cây bưởi, giàn hoa giấy, hoa dâm bụt
Chú ý sử dụng so sánh, nhân hóa. Ví dụ: Cây ổi dẻo dai, chí khí như người. Những bông hoa dâm bụt cháy lập lòe trong tàn lá xanh như những ngọn đèn đứng gác...
- Ong bướm rủ nhau tìm mật bay dập dìu quanh mấy khóm hoa.
- Miêu tả về các loài chim: chim sẻ, chim chào mào, chích chòe, chim sâu...
* Kết bài: Tôi rất yêu quý khu vườn, coi khu vườn là người bạn thân của tôi. Tôi sẽ chăm sóc thật tốt mỗi khi về thăm quê
Tuần 38 Ngày soạn: 10/ 05/ 2011
TIẾT 137 Ngày dạy: 12/ 05/ 2011 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Củng cố và hệ thống hóa kiến thức cả năm lớp 6.
So sánh, hệ thống hóa khái quát hơn. 
Giải bài tập tổng hợp.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Danh từ, động từ, tính từ; CDT, CĐT, CTT
- Các thành phần chính của câu
- Các kiểu câu
- Các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ
- Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
2. Kĩ năng
- Nhận ra các từ loại và phép tu từ
- Chữa được các lỗi về câu và dấu câu.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Hệ thống hóa kiến thức về từ và cấu tạo từ:
- Học sinh trả lời các câu hỏi, cho ví dụ.
- GV bổ sung, kết luận:
 1. Từ là gì? Cho ví dụ ?
 2. Thế nào là từ đơn ? Từ phức ? VD ?
 3. Từ ghép khác từ láy ở điểm nào ? Cho VD ?
II. Từ loại và cụm từ:
- Học sinh nhắc lại 7 từ loại đã học.
- Những từ loại nào có thể mở rộng thành cụm từ ?
Giáo viên: Từ là đơn vị cơ bản để tạo nên câu.
Nó được phân chia thành từ loại là để chỉ rõ chức năng của từ trong việc tạo câu
- Khi nằm trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ thì ý nghĩa của các danh từ, động từ, tính từ cụ thể hơn. 
* Ý nghĩa của từ:
 Là nội dung mà từ biểu thị.
III. Câu:
- Các loại câu đã học:
 + Câu trần thuật đơn.
 + Câu trần thuật đơn có từ là.
 + Câu trần thuật đơn không có từ là.
- Các thành phần chính của câu:
 + Chủ ngữ
 + Vị ngữ.
IV.Dấu câu:
- Dấu chấm: Kết thúc câu trần thuật.
- Chấm hỏi: Kết thúc câu nghi vấn.
- Chấm than: Kết thúc câu cầu khiến hoặc cảm thán.
- Dấu phẩy: Phân cách các câu thành phần và các bộ phận của câu.
C. Luyện tập:
- Học sinh giải lại các bài tập tổng hợp
- Giáo viên bổ sung, nhận xét, kết luận.
Tuần 38 Ngày soạn: 11/ 05/ 2011
TIẾT 138 Ngày dạy 13/ 05/ 2011
ÔN TẬP TỔNG HỢP
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Nắm vững các yêu cầu của 3 phần: Văn, tiếng việt, TLV, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.
Tích hợp giữa 3 phân môn ở cấp độ khái quát, hệ thống toàn chương trình một năm học.
Luyện kĩ năng khái quát hóa,hệ thống hóa, ghi nhớ.
B. Tiến trình lên lớp:
I. Hệ thống hóa những nội dung cơ bản: 
1. Phần đọc, hiểu văn bản:
Học kỳ I: Truyện dân gian
 Truyện trung đại
Học kỳ II: Truyện, ký, thơ tự sự, trữ tình hiện đại
 Văn bản, nhật dụng.
- Trình bày tóm tắt các điểm chủ yếu của từng loại văn bản.
- Cốt truyện, nhân vật chính, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
- Nghệ thuật miêu tả, kể chuyện, thứ tự kể, tả, ngôi kể, tả
- Cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, đối lập 
- Chủ đề, ý nghĩa của văn bản.
2. Phần Tiếng Việt:
- Từ: + Từ, nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
 + Danh từ và cụm danh từ.
 + Động từ và cụm động từ.
 + Tính từ và cụm tính từ.
 + Số từ và lượng từ, chỉ đinh từ.
- Các vấn đề về câu (tiết 135)
- Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
3. Phần Tập làm văn:
- Tự sự, kể chuyện:
 + Kể chuyên dân gian.
 + Kể chuyện đời thường
 + Kể chuyện sáng tạo, tưởng tượng.
- Miêu tả:
 + Tả cảnh thiên nhiên.
 + Tả đồ vật và cây cối.
 + Tả người (Chân dung và hành động)
 + Tả cảnh sinh hoạt.
 + Miêu tả tưởng tượng sáng tạo
- Đơn từ: + Theo mẫu; Không theo mẫu
II. Luyện tập:
- GV hướng dẫn học sinh giải đề kiểm tra tổng hợp trong SGK (trang 164-166)
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
Tuần 38 Ngày soạn: 12/ 05/ 2011
TIẾT 139& 140: Ngày dạy : 13/ 05/ 2011
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
 Cây Thiên Hương
I . Mục tiêu bài học :
- Cho học sinh thấy được tình cảm ruột thịt, tình nghĩa làng xóm, niềm khao khát hạnh phúc, ấm no. . . là những điều bền vững, không gì dập tắt được. Điều đó diễn tả bằng một cốt truyện hấp dẫn, bằng những yếu tố hoang đường, kết thúc có hậu .
- Khái quát cho học sinh cách học truyện cổ tích : Nắm được cốt truyện và đặc trưng của thể loại cổ tích , nắm được yếu tố địa phương trong truyện cổ tích này 
- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương cha ông, yêu thương con người xứ Nghệ 
II .Tổ chức cho học sinh tìm hiểu truyện 
Đọc – Tìm hiểu chung : 
Tìm hiểu về truyện cổ tích : GV tích hợp với các truyện cổ tích đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 6 để từ đó gúp học sinh nắm được đặc trưng của truyện cổ tích là đề cập những vấn đề của thế sự , những vấn đề ngay trên mặt đất này , có ước mơ một cuộc đời sung sướng, hạnh phúc cũng ở ngay trên mặt đất này. Nội dung của truyện cổ tích là câu chuyện của thế sự : Đề cập đến vấn đề vềThiện – Ác, Tốt - Xấu. . . có sự tham gia của yếu tố thần kỳ . Giáo viên cũng cho HS thấy được yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích khác với yếu tố thần kỳ trong truyện truyền thuyết . Trong truyền thuyết yếu tố thần kỳ nhằm mục đích chiếu dọi và làm sáng tỏ lịch sử còn trong cổ tích yếu tố thần kỳ nhằm thực hiện một chức năng nào đó .Cây Thiên Hương là một truyện cổ tích Nghệ An bởi có những địa danh Nghệ An như huyện Thổ Du, Rú Đại ngàn và cách dùng một số từ địa phương trong truyện 
Tìm hiểu cốt truyện : 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và tóm tắt được cốt truyện trên cơ sở những ý chính :
Hoàn cảnh của cha con Ngọc Lan 
Sự xuất hiện thần kỳ của cây Thiên Hương
Cuộc chiến của dân làng và cha con Ngọc Lan để bảo vệ cây Thiên Hương 
Kết thúc của truyện 
Giáo viên cho học sinh kể tóm tắt cốt truyện, sau đó chữa và nhận xét cách kể của học sinh 
2. Cách đọc - Hiểu văn bản: Cây thiên hương
- Tìm hiểu cốt truyện, Nhân vật : Nhân vật bố con Ngọc Lan 
Cho HS hiểu nhân vật trong truyện cổ tích là nhân vật chức năng . Nhân vật có trong cốt truyện là để thực hiện một chức năng nào đó : Thiện hoặc ác, tốt hoặc xấu; nó khác với nhân vật truyền thuyết là nhân vật lịch sử 
Hỏi: Nhân vật xuất thân trong hoàn cảnh nào?
 - Nhà nghèo - vợ mất sớm.
 - Ở vùng quê nghèo.
 - Sống tình nghĩa với nhau.
 - Gần núi Đại Ngàn .
Hỏi: Tính nết đức độ của họ như thế nào?
 - Cha hay bảo ban mọi người.
 - Con gái xinh đẹp.
 -> cá làng phục.
Hỏi: Cuộc sống của cha Ngọc Lan như thế nào?
 - Cuộc sống gian nan.
Hỏi: Để giải quyết những khó khăn đó dân gian đã dùng cách nào?
 - Cho cái cây quý (cây Thiên Hương)
 GV: Đây chính là cổ tích. Người lao động xưa nghèo khổ, bất hạnh, rủi ro.
 họ ao ước được hạnh phúc, được đổi đời và ước mơ có một yếu tố 
 thần kỳ đến giúp đỡ cho mình. Khổ đau - ước mơ đó là cuộc đời.Đây cũng chính là đặc trưng của truyện cổ tích thần kỳ thường đặt nhân vật trước những thử thách và giải quyết thử thách bằng các yếu tố thần kỳ 
Hỏi: Cây Thiên Hương khác với loại cây khác như thế nào? Mục đích.
Hỏi: Nhận xét về cây Thiên Hương?
 - Nó giúp cho cuộc đời của bố con Ngọc Lan và dân làng thoát nghèo.
 - GV mở rộng trả văn bản về với cuộc sống.
 Như vậy muốn thoát nghèo có cây Thiên Hương,đó là ước mơ. Muôn đời cổ tích vẫn chỉ là cổ tích mà thôi. Thương cha ông mình tạo ra cổ tích để tự an ủi.
Hỏi: Cuộc chiến diễn ra với bản chất như thế nào?
 - Bà con đân làng và bố con Ngọc Lan là giành lấy sự sung sướng (đó là thiện)
 - Vua: Cướp đoạt sự sung sướng của người khác (ác).
Cho HS tìm hiểu về cuộc chiến để thấy được tình làng nghĩa xóm, tình cảm ruột thịt là những điều rất bền vững, sâu sắc......
Hỏi: Kết cục câu chuyện như thế nào?
 - Thiện thắng ác.
Đây là kết cục của cổ tích cái thiện phải thắng được cái ác. Đó là ước mơ bởi vì thắng được cái ác không phải điều dễ dàng đơn giản. Có thể đến hôm nay ước mơ vẫn chỉ là ước mơ. Nhưng đó là cái đích mà nhân loại hướng đến.
 - GV cho HS tổng kết bài học về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa thông qua hoạt động của trò để từ đó khái quát cách đọc truyện cổ tích.
 Nội dung: Tình cảm ruột thịt, tình làng nghĩa xóm, niềm khao khát hạnh phúc là những điều bền vững không gì dập tắt được.
 Nghệ thuật: Cốt truyện hấp dẫn, yếu tố hoang đường, kết thúc có hậu,tính chất địa phương trong truyện 
Khái quát cách đọc truyện cổ tích:
 - Khổ đau - bất hạnh - phẩm chất tốt -> được thưởng. Đó là ước mơ 	
 - Thiện thắng ác 
III. Luyện tập 
 Cho học sinh kể lại truyện 

Tài liệu đính kèm:

  • docBi 1.doc