Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 24 đến hết học kỳ 2 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 24 đến hết học kỳ 2 - Năm học 2011-2012

 Tiếng Việt: SO SÁNH (Tiếp theo)

1. Mục tiêu bài dạy

 a. Kiến thức:

- Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết.

 b. Kỹ năng:

- Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, so sánh sai.

- Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.

 - Rèn kĩ năng sống: Lựa chọn các phép tu từ so sánh phù hợp với mục đích giao tiếp.

 c. Thái độ:

 - Giáo dục hs có ý thức sử dụng hai kiểu so sánh đó.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 a. Chuẩn bị của giáo viên

 - Đọc kĩ SGK,SGV, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, soạn giáo án.

 b. Chuẩn bị của học sinh

 - Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV.

 3. Tiến trình bài dạy

 a. Kiểm tra bài cũ ( Giấy 15')

 Câu hỏi:

 1) Thế nào là so sánh? Cho ví dụ.

 2) Hãy khoanh tròn trước câu mà em cho là có sử dụng phép so sánh.

 A. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.

 B. Chúng tôi đến ngã ba sông, chung quanh là bãi dâu trải ra bạt

 ngàn đến tận những làng xa tít.

 C) Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già

 vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

 Đáp án , biểu điểm.

 Câu 1(6điểm):

 - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 - Ví dụ: Thầy thuốc như mẹ hiền.

 Câu 2 (4điểm): Khoanh tròn vào ý A,C (mỗi ý 2điểm)

 GV: Thu bài, nhận xét.

 * Giới thiệu bài (1phút): Ở tiết trước, các em đã hiểu thế nào là so sánh, cũng như mô hình cấu tạo của phép so sánh. Để giúp các em nắm được các kiểu so sánh thường dùng và tác dụng của phép so sánh; tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu. GV ghi đầu bài lên bảng.

 

doc 246 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 24 đến hết học kỳ 2 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
NGỮ VĂN BÀI - 21
 Kết quả cần đạt
 - Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên và vẻ đẹp của người lao động được miêu tả trong bài.
 - Nắm được nghệ thuật phối hợp miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.
 - Nắm được các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh.
 - Viết đúng những tiếng, những từ chứa các âm, vần dễ mắc lỗi.
 - Biết cách viết một bài văn, đoạn văn tả cảnh theo một thứ tự nhất định.
 Ngày soạn: /01/2012 Ngày dạy: 6A: / 02/ 2012 
 6B: / 02 / 2012 
 Tiết 85 Văn bản: 
VƯỢT THÁC
 - Võ Quảng -
1. Mục tiêu bài dạy:
 a. Kiến thức
- Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, người lao động.
- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.
 b. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm: giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.
	- Rèn kĩ năng sống: Cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung nghệ thuật của truyện.
 c. Thái độ: 
	- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 a. Chuẩn bị của giáo viên :
	- Đọc kĩ SGK,SGV, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của học sinh:
	- Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV.
3. Tiến trình bài dạy
 a. Kiểm tra bài cũ (Miệng 5phút).
 Câu hỏi: Nhân vật Kiều Phương để lại trong em những cảm nhận gì? 
 Những bài học tư tưởng rút ra từ văn bản: " Bức tranh của em gái tôi " là gì?
 Trả lời:
 - Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, trong sáng,độ lượng, nhân hậu và
 có tài năng hội hoạ. (4 điểm)
 - Sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với tình cảm 
 ghen ghét, đố kị. Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, 
 cao đẹp hơn tính ghen ghét đố kị. (6 điểm) 
 GV: Nhận xét, cho điểm.
 * Giới thiệu bài (1phút): Nếu như trong văn bản " Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực Nam Tổ Quốc, với văn bản " Vượt thác "trích truyện "Quê nội " - Võ Quảng đã dẫn chúng ta ngược dòng Thu Bồn thuộc miền Trung Trung Bộ đến tận thượng nguồn lấy gỗ.Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung cũng không kém phần lí thú. Tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu.
 b. Dạy nội dung bài mới
 GV ghi đầu bài lên bảng.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HS
?Tb
GV
?Tb
H
GV
HS
GV
?Tb
HS
?Tb
H
?Tb
H
?K
H
?Tb
GV
?Tb
H
?Tb
H
?Tb
H
?Tb
H
?K
H
?K
GV
?Tb
H
?K
H
?K
H
?Tb
H
?G
H
?TB
H
HS
?K
H
GV
Đọc chú thích dấu sao trong SGK trang 39.
Em hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
" Quê nội " cùng với " Tảng sáng " là những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng. Truyện viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn - tỉnh Quảng Nam miền Trung Trung Bộ vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp. Nhân vật chính của truyện là hai thiếu niên: Cục và Cù Lao.
Theo em ta nên đọc văn bản này như thế nào cho hay ?
- Đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng chỗ.
- Đoạn đầu đọc giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.
- Đoạn tiếp theo đọc giọng nhanh hơn, giọng hồi hộp, chờ đợi.
- Đoạn tiếp đọc nhanh, mạnh, nhấn giọng ở những động từ, tính từ chỉ hoạt động.
- Đoạn cuối đọc chậm lại với giọng thanh thản.
Đọc mẫu một đoạn.
Đọc các đoạn còn lại - Nhận xét.
Nhận xét, uốn nắn cách đọc của học sinh.
Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giải nghĩa các từ: Gió nồm, cổ thụ, mãnh liệt, chảy đứt đuôi rắn, lúp xúp?
Dựa vào chú thích trong sgk để giải nghĩa từ.
Bài văn miêu tả cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự nào ?
- Theo trình tự không gian và thời gian:
 + Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác.
 + Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ.
 + Con thuyền đã qua thác dữ.
Dựa vào trình tự trên, em hãy tìm bố cục bài văn?
- Bài văn được chia làm ba phần:
 + Phần 1: Từ đầu đến " thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước ": cảnh dòng sông và hai bên bờ trước khi thuyền vượt thác.
 + Phần 2: Tiếp đến "thác Cổ cò" cuộc vượt thác của Dượng Hương Thư.
 + Phần 3: Còn lại: cảnh dòng sông và hai bên bờ sau khi thuyền vượt thác.
Em hãy xác định vị trí để quan sát và miêu tả của tác giả? Vị trí ấy có thích hợp không. Vì sao?
- Vị trí quan sát là trên con thuyền đang di động và vượt thác; vị trí quan sát này rất thích hợp, vì phạm vi cảnh rộng, thay đổi, nên cần có điểm nhìn trực tiếp và di động.
Trong văn bản, phần nào là tả cảnh, phần nào tả người lao động?
 - Phần 1,2: Tả cảnh thiên nhiên.
 - Phần 3: Miêu tả người lao động.
 Chúng ta phân tích văn bản theo hai nội dung chính này.
Có những cảnh thiên nhiên nào được miêu tả trong văn bản?
- Cảnh dòng sông và cảnh hai bên bờ.
Cảnh dòng sông được miêu tả bằng những chi tiết nổi bật nào? theo từng chặng của con thuyền.
 - Thuyền rẽ sóng bon bon như đang nhớ núi rừng.
 - Chúng tôi đến ngã ba sông, chung quanh là bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.
 - Chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái,... chở mít, chở quế.
 - Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.
 - Thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống quay đầu về phía Hoà Phước.
 - Thuyền cố lấn lên. Thuyền vượt khỏi thác.
Ở chặng thứ ba, dòng sông được miêu tả như thế nào?
- Dòng sông cứ chảy quanh co, dọc những núi cao sừng sững.
Tại sao tác giả miêu tả dòng sông chỉ bằng các hoạt động của thuyền?
- Vì con thuyền gắn với dòng sông, là sự sống của sông, miêu tả thuyền cũng là miêu tả sông.
Cảnh hai bờ bãi ven sông được miêu tả bằng hình ảnh cụ thể nào? 
 - Bãi dâu bạt ngàn;
 - Càng về ngược, vườn tược càng um tùm;
 - Những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm;
 - Núi cao như đột ngột chắn ngang trước mặt;
 - Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đàn con cháu tiến về phía trước.
Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả ở các cảnh trên?
- Tác giả miêu tả cảnh theo trình tự miêu tả cảnh sông trước, miêu tả cảnh hai bên bờ sông sau; đoạn văn phối hợp giữa tả cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người - cách kể chuyện ở ngôi thứ ba.
- Tác giả dùng nhiều từ láy gợi hình: trầm ngâm, sừng sững, lúp xúp và biện pháp nghệ thuật nhân hoá ( những chòm cổ thụ mãnh liệt đứng trầm ngâm), cùng với phép so sánh độc đáo (những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp...như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước)
Qua biện pháp nghệ thuật trên, cảnh dòng sông hiện lên như thế nào?
- Cảnh thiên nhiên được trải dài theo hành trình của con thuyền nên có sự biến đổi phong phú, đa dạng, giàu sức sống, cảnh vừa tươi đẹp nguyên sơ, vừa giàu sức sống cổ kính.
Người lao động được miêu tả trong văn bản này là Dượng Hương Thư.
Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả như thế nào? Hãy tìm chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của Dượng Hương thư trong cuộc vượt thác.
- Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông.
- Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt [...] Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hằm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
- Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn lúc ở nhà.
Theo em, nét nghệ thuật nổi bật trong miêu tả nhân vật dượng Hương thư ở đoạn văn này có gì đặc sắc?
- Đoạn văn nhiều so sánh để đạt được hiệu quả miêu tả. So sánh "dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc và một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh"; cách sử dụng từ Hán Việt (hiệp sĩ) giúp người đọc hình dung tính cách của nhân vật.
Từ cách so sánh đó, em hình dung dượng Hương Thư là người như thế nào?
- Đoạn văn sử dụng nhiều phép so sánh để đạt được hiệu quả miêu tả, so sánh như vậy thể hiện nét ngoại hình gân guốc, vững chắc của nhân vật và thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên, tác giả còn so sánh hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác khác hẳn với hình ảnh của dượng lúc ở nhà để càng làm nổi bật vẻ đẹp dũng mãnh của nhân vật.
- Nhân vật dượng Hương Thư được tác giả tập trung khắc hoạ nổi bật trong cuộc vượt thác. Dượng Hương Thư vừa là người đứng mũi chịu sào quả cảm lại vừa là người chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, nhân vật được tập trung miêu tả ở các động tác, tư thế, ngoại hình vói nhiều hình ảnh so sánh.
Em hãy nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh?
- Đề cao sức mạnh của con người lao động trên sông nước; biểu hiện tình cảm quý trọng của tác giả đối với con người lao động.
Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa?
- Ở đoạn đầu: Dọc sông, những chùm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
 Đoạn cuối: Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
- Đoạn văn đầu: hình ảnh cây cổ thụ dễ liên hệ tới hình tượng dượng Hương Thư chuẩn bị vượt thác.
 Đoạn sau: hình ảnh cây (cổ thụ) to dễ liên tưởng đến người già không còn trầm tư, suy tưởng về năm tháng mà vui mừng vì con cháu anh hùng, chinh phục được thiên nhiên, vượt thác ghềnh; người già hoà cùng niềm vui thắng lợi như muốn tiến cùng con cháu tới tương lai.
Qua bài văn, em thấy nghệ thuật trong văn bản có gì độc đáo? em cảm nhận được gì về thiên nhiên và con người lao động.
TL
Đọc to ghi nhớ trong sgk- 41.
Qua hai bài văn: "Sông nước Cà Mau" và "Vượt thác", em hãy nêu những đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả ở mỗi tác giả.
- Cảnh sông nước ở hai bài đều hùng vĩ, nên thơ nhưng nó là hai miền khác nhau.
- "Sông nước Cà Mau": Cảnh miền cực Nam của Tổ Quốc nên kênh rạch chằng chịt, có các tầng rừng đước, có phố thị trên sông.
 " Vượt thác": Cảnh miền Trung dãy Trường Sơn và các thác nước chính phải vượt qua dữ dội.
Hướng dẫn hs về nhà làm (nếu chưa xong).
- Gọi 1em đọc phần đọc thêm trong sgk-41.
I. Đọc và tìm hiểu chung (10phút)
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm. 
- Tác giả: Võ Quảng sinh năm 1920; quê ở tỉnh Quảng Ngãi; là nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi.
- Tác phẩm: "Vượt thác" trích từ chương XI của truyện: "Quê nội ".
2. Đọc văn bản.
- Đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng chỗ
II. Phân tích văn bản 
 (20phút)
1. Bức tranh thiên nhiên.
- Cảnh thiên nhiên đa dạng, phong phú, giàu sức sống, vừa tươi đẹp vừa nguyên sơ cổ kính.
2. Cảnh vượt thác của Dượng ... gữ, thiếu vị ngữ.
- Sửa được lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
	-Rèn kĩ năng sống: Giao tiếp, trình bày những suy nghĩ, chia sẻ những kinh nghiệmcá nhân về câu TV.
 c. Thái độ:
	- Giáo dục cho HS biết tự phát hiện các lỗi đã học và sửa chữa các lỗi đó. 
2. Chuẩn bị của Gv và HS:
 a Chuẩn bị của giáo viên: 
	- Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV; soạn giáo án.
 b.Chuẩn bị của học sinh: 
	- Học và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. 
3. Tiến trình bài dạy
 a) Kiểm tra bài cũ: (5 phút- Miệng)	
	* Câu hỏi: Khi câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ ta có những cách chữa cơ bản nào? làm bài tập 4 trong SGK- 130.
 * Trả lời
 (3điểm)- Cách chữa câu thiếu chủ ngữ: Thêm chủ ngữ; Biến trạng ngữ thành chủ ngữ; biến vị ngữ thành một cụm chủ vị.
 (3điểm)- cách chữa câu thiếu vị ngữ: Thêm vị ngữ; Biến cụm DT đã cho thành một bộ phận của cụm chủ vị; Biến câu đã cho thành một bộ phận của câu.
 (4điểm)- Làm bài tập 4 trong SGK trang 130.
 GV: Nhận xét, cho điểm.
 * Giới thiệu bài (1phút): Trong khi viết câu ta không chỉ mắc lỗi thiếu chủ ngữ hay vị ngữ, mà còn gặp trường hợp mắc lỗi sai là câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi sai về quan hệ ý nghĩa giữa các thành phần câu. Vậy khi gặp những lỗi sai đó ta sẽ chữa như thế nào? Tiết học hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu.
 * GV: Ghi đầu bài lên bảng. 
 b. Dạy nội dung bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
GV
?Tb
?Tb
?K
?Tb
GV
GV
HS
?Tb
?K
?Tb
?K
GV
HS
GV
HS
GV
HS
GV
Chiếu 2 ví dụ trong sgk-144.
a) Mỗi khi đi qua cầu Long Biên.
b) Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động mình chỉ trong vòng sáu tháng.
Hãy xác định chủ ngữ trong hai ví dụ trên bằng cách đặt câu hỏi: Ai?, cái gì?
Tìm chủ ngữ, vị ngữ bằng cách đặt câu hỏi.
Em có tìm được CN-VN trong hai câu trên không? Hãy chỉ ra lỗi sai trong 2 ví dụ đó.
- Cả 2 câu chưa thành câu vì chưa có CN-VN.
Vậy những "câu" trên là thành phần gì?
- Cả 2 câu trên chỉ có thành phần phụ là trạng ngữ (câu thiếu cả CN-VN).
Vậy trước những lỗi sai trên, em có cách chữa như thế nào?
- Thêm CN-VN cho câu.
Cho HS làm bài theo nhóm, mỗi nhóm đưa ra đáp án của nhóm mình. GV đọc cho HS nghe, đưa ra câu đã chữa đúng.
a) Mỗi khi qua cầu Long Biên, tôi / đều say mê ngắm nhìn màu xanh mướt mắt của bãi mía, bãi dâu, nương ngô, vườn chuối.
b) Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động mình chỉ trong vòng sáu tháng, công nhân nhà máy Xi măng / đã hoàn thành 60% kế hoạch năm. 
ChiếuVD lấy trong sgk ..
Đọc ví dụ, nhận biết đây là câu được trích trong văn bản "Vượt thác".
Cho biết mỗi bộ phận in đậm (phấn màu) trong câu trên nói về ai?
- Mỗi bộ phận đó: Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ta: đều nói về dượng Hương Thư.
Nếu viết như câu trên, người đọc sẽ hiểu như thế nào?
- Người đọc lại hiểu các bộ phận đó là của ta (tức là người thấy dượng Hương Thư...)
Viết như trên, câu sai ở chỗ nào?
- Như vậy đây là câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
Em hãy đưa ra cách chữa lỗi cho câu trên? 
- Trả bộ phận được in đậm cho người có hành động đó là dượng Hương Thư.
- Ta thấy dượng Hương Thư hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Chiếu yêu cầu bài tập 1. HS đọc các câu trên bảng.
- Gọi 3 em lên bảng làm. Nhận xét.
a) Năm 1945, cầu / được đổi tên thành cầu Long biên.
b) Cứ mỗi lần..., lòng tôi / lại nhớ những năm chống Đế quốc Mỹ.
c) Đứng trên cầu..., tôi / cảm thấy chiếc cầu như chiếc võng đung đưa, nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
TL
Đọc yêu cầu bài tập
Lên bảng điền.
Nhận xét và chữa đúng, yêu cầu HS chép vào vở.
a) Mỗi khi tan trường, chúng em / chạy ùa ra sân.
b) Ngoài cánh đồng, đàn cò trắng / lại bay về.
c) Giữa cánh đồng lúa chín, các bác, các cô nông dân / đang thi nhau gặt.
d) Khi chiếc ô tô về đến đầu làng, chúng tôi / thấy những người ra đón tụ tập đông đủ.
TL
Đọc yêu cầu bài tập.
Gợi ý: Các em tìm CN-VN bằng cách dùng các câu hỏi để tìm.
=> Cả ba câu trên đều sai vì chỉ mới có thành phần trạng ngữ, chưa có CN-VN.
a) Giữa hồ, nơi có một toà tháp cổ kính, hai chiếc thuyền / đang bơi.
b) Trải qua... anh dũng, chúng ta / đã bảo vệ vững chắc non sông gấm vóc.
c) Nhằm ghi lại ... ác liệt, ta / nên xây dựng bảo tàng "cầu long Biên".
TL
Đọc yêu cầu bài tập 4
Cho HS làm bài tập theo nhóm
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
a) CN: Cây cầu;
 VN: 1.đưa những ... qua sông
2. bóp còi... yên tĩnh.
=> Qua phân tích ta thấy về mặt nghĩa CN chỉ phù hợp với VN1, mà không phù hợp với VN2. Cây cầu không thể bóp còi vang cả dòng sông yên tĩnh.
- Cách chữa: Nên chữa câu thành một câu ghép hoặc hai câu đơn với hai CN khác nhau.
 + Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông, còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
 + Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông.Còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
Phần b,c giáo viên gợi ý cho HS về nhà làm tiếp.
b) HS làm như câu a.
c) Câu thiếu CN.
I. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ 
- Cách chữa: Thêm CN-VN cho câu hoàn chỉnh.
II. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu 
- Cách chữa: Trả bộ phận được in đậm cho người có hành động đó là dượng Hương Thư.
III. Luyện tập 
1. Bài tập1:
 (SGK-141)
2. Bài tập 2 (SGK-142)
3. Bài tập 3 (SGK- 142)
4. Bài tập 4 (SGK-142)
c) Củng cố, luyện tập 
 ? Hãy cho biết cách chữa lỗi câu thiếu cả CN và VN? Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần?
 - HS: Trả lời.
 - GV: Nhận xét, nhấn mạnh nội dung tiết học.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
 - Xem lại các bài tập đã làm;
 - Làm hoàn chỉnh bài tập 4 vào vở bài tập.
 - Chuẩn bị bài mới: Ôn tập về dấu câu.
* Những kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy:
 Ngày soạn: /04 /2012 Ngày dạy: 6A: / 04 / 2012 
 6B: / 04 / 2012 
 Tiết 128: Tập làm văn: 
 LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI.
1. Mục tiêu bài dạy
 a. Kiến thức
- Các loại lỗi thường mắc phải khi viết đơn (về nội dung, về hình thức).
- Cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết đơn.
 b. Kỹ năng:
- Phát hiện và sửa được các lỗi sai thường gặp khi viết đơn.
- Rèn kĩ năng viết đơn theo đúng nội dung quy định.
	- Rèn kĩ năng sống: Ứng xử, biết sử dụng đơn phù hợp với mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp.
 c. Thái độ:
	- Giáo dục HS đức tính cẩn thận, thái độ tôn trọng người nhận đơn.
2. Chuẩn bị của GV và Hs:
 a. Chuẩn bị của giáo viên: 
	- Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV; soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của học sinh: 
	- Học và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. 
3. Tiến trình bài dạy
 a. Kiểm tra bài cũ: (Giấy -15phút)
 * Câu hỏi: Em hãy cho biết có mấy loại đơn? Căn cứ vào đâu mà người ta phân chia như vậy? Trong đơn phần nào được coi là quan trọng không thể thiếu trong các loại đơn.
 * Đáp án - biểu điểm :
 (4điểm) - Căn cứ vào hình thức và nội dung người ta chia đơn làm hai loại:
 + Đơn viết theo mẫu (thường in sẵn).
 + Đơn không theo mẫu.
 (6điểm) - Những phần quan trọng không thể thiếu trong cả hai loại đơn là:
 + Đơn gửi ai? (Cơ quan, tổ chức, cá nhân)
 + Ai gửi đơn? (Cá nhân hay tập thể)
 + Gửi để làm gì? (Mục đích gửi đơn hay nguyện vọng đề đạt để được giải quyết).
 GV: Thu bài, nhận xét.
 * Giới thiệu bài (1phút): 
	Ở tiết học trước, các em đã nắm được quy cách viết đơn là như thế nào? cách thức viết mỗi loại đơn. Trong tiết học hôm nay, các em cùng tập trung vào việc luyện tập, thực hành cách viết đơn và sửa lỗi về đơn.
 * GV: Ghi đầu bài lên bảng.
 b. Dạy nội dung bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
GV
?Tb
?Tb
?K
?Tb
?Tb
GV
HS
Trong thực tế khi ta viết đơn theo mẫu hay không theo mẫu, cho dù cẩn thận đến mấy chúng ta vẫn thường để mắc lỗi, vậy đó là những lỗi nào.
- Cho HS đọc ba bài tập trong SGK-142,143.
- Chia lớp làm ba nhóm, mỗi nhóm làm 1bài.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung, sửa chữa cho các em chép vào vở.
Bài tập 1 đơn mắc những lỗi gì? Nêu cách chữa lỗi sai đó.
Hãy chỉ ra lỗi đã mắc ở bài tập 2?
-Trả lời.
Nêu cách chữa lỗi sai của đơn?
Đâu là lỗi sai trong đơn ở bài tập 3? Vì sao sai?
Em sẽ chữa lỗi bằng cách nào?
- Đúng ra phải là phụ huynh thay mặt HS đó để viết.
- Có thể chữa lại như sau:
 Tên tôi là: Lê Văn A phụ huynh em Lê Văn X, học sinh lớp 6C.
Nay tôi viết đơn này kính gửi cô giáo chủ nhiệm một việc như sau:
Hôm qua cháu X đi lao động cùng các bạn, trên đường về nhà cháu gặp mưa và bị cảm lạnh, người sốt cao, gia đình phải đưa cháu vào bệnh viện. Hiện nay cháu vẫn sốt li bì, đầu đau nhức, không thể ngồi dậy được. Vì vậy cháu không đến trường được. Tôi viết đơn này xin cô cho phép cháu được nghỉ học, khi nào khỏi cháu tiếp tục đi học.
 Tôi xin cảm ơn cô !
 Bản Lầm, Ngày... tháng... năm...
 Phụ huynh (kí tên)
 Lê Văn A
- Tổng kết các lỗi, nhắc HS những điều cần ghi nhớ khi viết đơn.
Chép bài tập 2 lên bảng
- Cho HS xác định yêu cầu của đề.
- Chia lớp làm 3nhóm, mỗi nhóm tập trung viết 1đơn, trong thời gian 10'.
- Các nhóm cử đại diện trình bày đơn của nhóm mình.
- Cả lớp chú ý lắng nghe, nhận xét và sửa lỗi cho từng đơn.
-GV nhận xét, bổ sung; yêu cầu hs ghi bài tập vào vở.
I. Các lỗi thường mắc khi viết đơn 
1. Bài tập 1(SGK-142)
- Đơn này thiếu các mục cần thiết như:
+ Thiếu Quốc hiệu, tiêu ngữ: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam...
+ Thiếu mục nêu tên người viết đơn.
+ Thiếu: Ngày, tháng, năm, nơi viết đơn và chữ kí người viết đơn.
- Chữa: điền những mục còn thiếu vào.
2. Bài tập 2(SGK-143)
- Đơn mắc các lỗi sau:
+ Lí do viết đơn tham gia học lớp nhạc hoạ không chính đáng, nguyện vọng, cam đoan.
+ Thiếu: Ngày, tháng, năm và nơi viết đơn.
+ Không viết tên em là mà phải là: Em tên là...
- Cách chữa:
+ Sửa lại lí do viết đơn cho đúng
+ Bổ sung những mục còn thiếu.
3. Bài tập 3(SGK-143)
- Đơn mắc lỗi sai sau: Hoàn cảnh viết đơn không có sức thuyết phục: đã bị ốm, sốt li bì, đầu đau nhức... không thể ngồi dậy được, thì không thể viết đơn được. trong trường hợp này đơn phải do phụ huynh viết thay học sinh đó.
- Chữa lỗi: Phải viết: Em tên là...
II. Luyện tập 
* Bài tập 2 (SGK-144)
 c) Củng cố, luyện tập 
 ? Hãy nhắc lại những điểm cần lưu ý khi viết đơn? 
 - HS: Trả lời.
 - GV: Nhận xét, nhấn mạnh nội dung tiết học.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
 - Nắm chắc khái niệm về đơn, vai trò của đơn trong đời sống.
 - Cách làm đơn theo hai loại, biết phát hiện và sửa lỗi thường mắc khi viết đơn.
 - Làm bài tập 1 trong SGK. 
 - Chuẩn bị bài mới: Bài 31,32.
* Những kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 22 tuần 24.doc