Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Trường THCS Hương Điền

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Trường THCS Hương Điền

I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.

 - Dế Mèn - một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.

 - Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.

 2. Kĩ năng: - Phân tích nhân vật .

 - Vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.

 3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết.

II. Chuẩn bị :

 1. GV: - Chân dung nhà văn Tô Hoài, tranh minh hoạ cho bài học, bảng phụ.

 - Tác phẩm " Dế Mèn phiêu lưu kí "

 2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

 1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ:

? Nội dung chính của “ Dế Mèn phiêu lưu ký”

? Những nét đẹp và chưa đẹp trong tính cách của Dế Mèn

 3. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 170 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Trường THCS Hương Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 1-1-2012
Tiết 73 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 ( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài )
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
	- Dế Mèn - một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
	- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
 2. Kĩ năng: - Phân tích nhân vật .
 - Vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.
 3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết. 
II. Chuẩn bị : 
 1. GV: - Chân dung nhà văn Tô Hoài, tranh minh hoạ cho bài học, bảng phụ.
 - Tác phẩm " Dế Mèn phiêu lưu kí " 
 2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. 
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 3. Các hoạt động dạy - học:
* GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
 - HS: Đọc chú thích SGK
 ? Em hiểu gì về Tô Hoài ?
- HS trình bày
- GV nhận xét,bổ sung.
- GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác văn chương của ông : Võ sỹ bọ ngựa, Đàn chim gáy, Chú bồ nông, Vợ chồng A Phủ, miền Tây
? Em hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm?
- HS: Trả lời
? Em hãy nêu vị trí của đoạn trích?
- GV: Hướng dẫn đọc: Đoạn 1: Giọng hào hứng, kiêu hãnh,to ,vang. Đoạn 2: Chú ý giọng đối thoại -> Đọc mẫu một đoạn -> HS đọc tiếp -> GV nhận xét.
- GV: Giải thích một số từ khó: vỗ, trịch thượng, cạnh khoé, 
? Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào ? Tác dụng của nó ?
- HS: Làm tăng tác dụng của biện pháp nhân hoá, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, thân mật, đáng tin cậy đói với người đọc
? Theo em văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? Thể loại văn chủ yếu của tác phẩm này là gì?
- HS: Thảo luận -> Trả lời
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
? Hãy nêu các chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn? 
- HS: Trả lời
? Hãy nêu các chi tiết miêu tả hành động của Dế Mèn?
- HS: Trả lời
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? Qua đó em thấy Dế Mèn là một chàng dế như thế nào? 
- HS: trả lời
GV: Thảo luận về nét đẹp và chưa đẹp trong hình dáng và tính cách của Dế Mèn?
- HS: Thảo luận theo bàn ( 5p): 
* Nét đẹp trong hình dáng : Khoẻ mạnh, cường tráng, đầy sức sống thanh niên thể hiện trong từng bộ phận của cơ thể, dáng đi, hoạt động Đẹp trong tính nết : yêu đời tự tin.
* Nét chưa đẹp trong tính nết của Mèn : Kiêu căng, tự phụ, không coi ai ra gì, hợm hĩnh, thích ra oai với kẻ yếu 
GV tiểu kết : Đây là một đoạn văn rất độc đáo, đặc sắc về nghệ thuật tả vật ,bằng cách nhân hoá, dùng nhiều tính từ, động từ, từ láy, so sánh rất chọn lọc, chính xác, Tô Hoài đã để cho Dế Mèn tự hoạ bức chân dung của mình vô cùng sống động, phù hợp với thực tế, hình dáng, tập tính của loài dế, cũng như một số thanh thiếu niên ở nhiều thời. 
- HS: Đọc phân vai
I. TÌM HIỂU CHUNG
 1. Tác giả: SGK
 2. Tác phẩm: SGK
 3. Đọc và tìm hiểu chú thích
4. Bố cục, thể loại
 a. Bố cục: 2 phần
- Đoạn 1 : + Dế Mèn tự tả chân dung mình 
 + Trình tự tả: Chân dung tĩnh: tả hình dáng.
 Chân dung động: hoạt động, thói quen
- Đoạn 2 : Trêu chị Cốc 
 Dế Mèn hối hận
b. Thể loại: là kí nhưng thực chất là truyện, tiểu thuyết đồng thoại
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn : 
* Ngoại hình:
+ Càng : mẫm bóng 
+ Vuốt : Cứng, nhọn hoắt 
+ Cánh - áo dài chấm đuôi 
+ Đầu to : Nổi từng tảng 
+ Răng : Đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
+ Râu : Dài, uốn cong 
* Hành động :
+ Đạp phanh phách
+ Nhai ngoàm ngoạp
+ Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân rung râu.
+ Cà khịa với tất cả mọi người trong xóm 
+ Quát Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó 
-> Nhân hoá, dùng nhiều tính từ, động từ,từ láy, so sánh chọn lọc và chính xác
-> Chµng dÕ thanh niªn c­êng tr¸ng, rÊt khoÎ m¹nh, ®Çy søc sèng, tù tin, yªu ®êi , ®Ñp trai nh­ng qu¸ kiªu c¨ng hîm hÜnh, b¾t n¹t kÎ yÕu
* Luyện tập
 4. Củng cố 
 - GV có thể tóm tắt truyện để học sinh tham khảo. 
 5. Hướng dẫn học ở nhà 
 - Tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí .
 - Học thuộc nội dung đã tìm hiểu để nắm được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
 - Chuẩn bị phần tiếp theo của bài.
 Tiết 74 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 ( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài ) ( Tiếp)
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
	- Dế Mèn - một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
	- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
 2. Kĩ năng: - Phân tích nhân vật .
 - Vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.
 3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết. 
II. Chuẩn bị : 
 1. GV: - Chân dung nhà văn Tô Hoài, tranh minh hoạ cho bài học, bảng phụ.
 - Tác phẩm " Dế Mèn phiêu lưu kí " 
 2. HS: - Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. 
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: 
? Nội dung chính của “ Dế Mèn phiêu lưu ký”
? Những nét đẹp và chưa đẹp trong tính cách của Dế Mèn
 3. Các hoạt động dạy - học:
* GV giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu bài học đường đời đầu tiên
- GV: Sự mâu thuẫn giữa ngoại hình và tính cách của Dế Mèn đã dẫn đến hậu quả gì?
- HS: Đọc đoạn “ Tính tôi hay nghịch ranh...đầu tiên”
? Hãy so sánh hành động và thái độ của Dế Mèn trước và sau khi trêu chị Cốc?
- HS: Trả lời
? Em có nhận xét gì về diễn biến tâm lý của Dế Mèn
-HS : Diễn biến tâm lý của Dế Mèn được miêu tả rất tinh tế, hợp lý:
+ Vừa kẻ cả vừa coi thường, vừa tàn nhẫn đối với bạn láng giềng
+ Hể hả vì trò đùa tai quái của mình
+ Sợ hãi khi nghe tiếng chị Cốc mổ dế Choắt
+ Bàng hoàng ngớ ngẩn vì hậu quả không lường hết được
+ Hốt hoảng, lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của Dế Choắt
? Việc làm đó của Dế Mèn dẫn đến kết quả gì?
- HS: Trả lời
? Qua sự việc ấy Dế Mèn đã rút ra bài học gì cho bản thân? Ý nghĩa của bài học này?
- HS: Trả lời
? Câu cuối cùng của đoạn trích có gì đắc sắc? 
- HS: Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc.
HĐ2: Hướng dẫn tổng kết 
? Nội dung của truyện là gì?
- HS: Trả lời
? Hãy nhận xét về đặc sắc nghệ thuật kể, tả của Tô Hoài?
- HS: trả lời
- HS: Đọc ghi nhớ
? Ở đoạn cuối câu truyện, sau khi chôn cất choắt Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mộ của người bạn xấu số. Em hãy thử hình dung tâm trạng của Dến Mèn để nói lên, diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời kể của Dế Mèn?
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
 2. Bài học đường đời đầu tiên
Trước khi trêu chị Cốc
Sau khi trêu chị Cốc
- Quắc mắt với Choắt
- Mắng Choắt
- Cất giọng véo von trêu chị Cốc
-> Hung hăng, ngạo mạn, xốc nổi
- Chui tọt vào hang
- Núp tận đáy hang, nằm im thin thít
- Mon men bò lên
-> Hoảng sợ, hèn nhát
* Kết quả:
- Choắt chết
-> Dế Mèn hối hận, chôn cất Choắt
=> Rút ra bài học đường đời đầu tiên( câu nói cuối cùng của Dế Choắt)
III. TỔNG KẾT 
1 Nội dung: 
- Vẻ đẹp của Dế Mèn.
- Sự ân hận của Dế Mèn và bài học ghi nhớ.
2,Nghệ thuật: 
- Nghệ thuật miêu tả loài vật.
- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất.
- Ngôn ngữ chính xác
- Thể loại truyện đồng thoại rất phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi 
 * Ghi nhớ : sgk (11).
IV. LUYỆN TẬP 
 4. Củng cố 
 - Cho đọc phân vai 
 - GV có thể tóm tắt truyện để học sinh tham khảo 
 5. Hướng dẫn học ở nhà 
 - Cảm nhận của em về tâm trạng của Dế mèn khi đứng trước nấm mộ Dế Choắt.
 - Đọc và nghiên cứu bài: Phó từ.
 Ngày soạn:7-1-2012
 Tiết 75 PHÓ TỪ
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức: - Khái niệm Phó từ
	+ Ý nghĩa khái quát của Phó từ.
 + Đặc điểm ngữ pháp của Phó từ.
	- Các loại Phó từ.
 2. Kĩ năng: - Nhận biết phó từ trong văn bản .
 - Phân biệt các loại phó từ.
	 - Sử dụng phó từ để đặt câu.
 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng Tiếng Việt khi nói, viết. 
II. Chuẩn bị : 
 1. GV: - Bảng phụ.
 2. HS: - Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK. 
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: - Học kì I chúng ta đã học những từ loại nào ? 
 ( Danh từ , động từ , tính từ , chỉ từ , lượng từ , số từ )
 3. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1:Hình thành khái niệm phó từ 
- GV treo bảng phụ có ghi VD Sgk
- HS đọc VD và trả lời câu hỏi
 ? Các từ : đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất , ra bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
- HS: Trả lời
 ? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
- HS: Trả lời
? Từ sự phân tích ví dụ trên em hãy cho biết phó từ là gì ?
- HS đọc ghi nhớ 1 sgk.
- HS làm bài tập nhanh : tìm phó từ 
a, Ai ơi chua ngọt đã từng 
Non xanh nước bạc xin đừng quên nhau
b, Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá như tôi không trêu chị Cốc thì Choắt đâu tội gì
HĐ2: Phân loại phó từ.
- GV treo bảng phụ có ghi VD mục II,
- HS đọc và trả lời câu hỏi
? Những phó từ nào đi kèm với các từ : Chóng ,trêu,, trông thấy, loay hoay? 
- GV : Lưu ý: trong Tiếng Việt, 1 từ có thể được 1 hoặc nhiều từ khác bổ nghĩa cho nó.
Ví dụ : Đừng quên nhau = đừng quên + quên nhau, 
Lớn nhanh = Lớn nhanh + lớn quá
- HS thống kê các phó từ tìm được ở mục I, II .
- GV treo bảng: các loại phó từ
? Nhìn vào bảng phân loại, hãy cho biết phó từ gồm mấy loại 
? Ý nghĩa các loại phó từ ?
? Kể thêm phó từ mà em biết?
- HS: Trả lời
- HS: Đọc ghi nhớ: SGK
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập
- HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- GV cho HS làm theo nhóm với trò chơi tiếp sức : Thi tìm hiểu ý nghĩa của các phó từ trong 5 phút ,đội nào xong trước đội ấy thắng 
- Sau đó lớp nhận xét, GV bổ sung và kết luận
- HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS viết đoạn văn : 
+ Nội dung : Thuật lại việc Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết bi thảm của Dế Choắt.
+ Độ dài : Từ 3 – 5 câu 
+ Kĩ năng : Có dùng một phó từ, giải thích lý do dùng phó từ ấy
I. PHÓ TỪ LÀ GÌ?
1. Ví dụ : SGK
2. Nhận xét:
a. đã > đi, cũng > ra, vẫn chưa > thấy, thật > lỗi lạc.
b. soi gương ưa nhìn, 
 to bướng
- Động từ : Đi, ra, thấy, soi
 - Tính từ : Lỗi lạc, ưa, to, bướng 
* Ghi nhớ: SGK
II. CÁC LOẠI PHÓ TỪ
1. Ví dụ : SGK
2. Nhận xét:
* Các phó từ: lắm, đừng, không, đã, đang.
* Bảng phân loại phó từ
 Ý nghĩa 
 PT đứng 
trước ĐT,TT
PT đứng sau ĐT,TT
-Chỉ quan hệ thời gian
-Chỉ mức độ
-Chỉ sự tiếp diễn 
-Chỉ sự phủ định
-Chỉ sự cầu khiến
-Chỉ kết quả và hướng
-Chỉ khả năng 
đã, đang 
Cũng, ... m
 Thuyết minh
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH LÀM:
 1. Mục đích, nội dung, hình thức trình bày:
Văn bản
 Mục đích
 Nội dung
 Hình thức
Tự sự
Thông báo, giải thích, nhận thức
- Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả.
Văn xuôi, tự do
Miêu tả 
Hình dung, cảm nhận
- T/ chất, thuộc tính của con người, sự vật
 Văn xuôi, tự do
Đơn từ
Đề đạt yêu cầu
Lí do và yêu cầu
Theo mẫu, không theo mẫu
 2. Nội dung từng phần trong văn bản tự sự và miêu tả:
Các phần
Tự sự
Miêu tả
Mở bài
 Giới thiệu nhân vật, tình huống sự việc
- Giới thiệu đối tượng 
Thân bài
 Diễn biến tình tiết sự việc
-Tả đối tượng từ xa đến gần , từ ngoài vào trong, từ bao quát đến cụ thể.
Kết bài
 - Kết quả sự việc, suy nghĩ
- Cảm xúc, suy nghĩ
 III. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
 Kể lại bằng văn xuôi bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ"
GV gọi 2 HS kể- HS khác nhận xét, bổ sung.
2. Bài tập 2: 
 Từ bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa, Hãy viết lại bài văn miêu tả trận mưa theo tưởng tượng cảu em.
HS viết bài- GV gọi 1 số HS đọc bài viết- HS khác nhận xét, GV nhận xét.
3. Bài tập 3:
 Thiếu : + Đơn gửi ai? 
	 + Gửi làm gì?
 3. Củng cố: 
- GV hệ thống kiến thức
- Điểm khác nhau giữa văn tự sự và văn miêu tả.
 4. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Ôn tập toàn bộ kiến thức văn tự sự, miêu tả đã học
- Chuẩn bị bài: Tổng kết Tiếng Việt. 
 Ngày soạn: 2-5-2012
 Tiết 135 
 TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Danh từ, động từ, tính từ; cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- Các thành phần chính của câu.
- Các kiểu câu.
- Các phép nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
- Dấu châm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
 2. Kĩ năng:
- Nhận ra các từ loại và phép tu từ.
- Chữa được các lỗi về câu và dấu câu.
 3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức vận dụng các kiến thức về từ loại, phép tu từ, dấu câu vào làm bài tập.
II. Chuẩn bị:
 1. GV: Các ví dụ về từ loại, phép tu từ, câu. 
 2. HS: Ôn tập kiến thức Tiếng Viêt.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
 1. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong giờ.
 2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: HD HS ôn tập lí thuyết. 
? Kê tên các từ loại đã học? Lấy VD?
- HS: Kể bẩy loại
? Nêu cấu tạo của cụm từ? Cho ví dụ?
? Nêu cách xác định cụm từ
? Em đã học những phép tu từ nào? Nêu ví dụ và phân tích tác dụng?
? Phân biệt câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là? Lấy VD?
? Nêu công dụng của các dấu câu?
HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập
- HS đặt câu với các từ loại đã học 
- GV kiểm tra, nhận xét .
- HS đặt câu 
- GV kiểm tra, nhận xét.
- HS: viết đoạn văn -> trình bày.
- GV: Nhận xét.
I. LÝ THUYẾT
1. Từ loại: 7 từ loại
Danh từ, Động từ, Tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ và phó từ.
2. Cụm từ:
- Cấu tạo của cụm từ: Phần trung tâm, phần trước, phần sau
- Cách xác định cụm từ: 
+ Phân tích cấu tạo câu
+ Tìm từ ngữ quan trọng trong từng thành phần câu
+ Tìm phần phụ trước, phụ sau.
3. Các phép tu từ:
 - Có 4 phép tu từ đã học: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
- Khái niệm của mỗi phép tu từ
- Tác dụng
4. Các kiểu cấu tạo câu đã học:
Câu: - Câu đơn: 
 + Câu trần thuật đơn có từ là
 + Câu trần thuật đơn không có từ là
 - Câu ghép
5. Dấu câu:
- Dấu kết thúc câu: chấm, chấm hỏi, chấm than
- Dấu phân cách các bộ phận câu: phẩy.
II. LUYỆN TẬP:
1. Đặt câu với mỗi từ loại:
2. Đặt câu có dùng một trong các phép tu từ đã học:
3. Viết đoạn văn tự sự kể về người thân của em. (Dùng dấu câu, từ loại, các phép tu từ)
 3. Củng cố: 
- GV hệ thống kiến thức.
- Đấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi chấm, dấu chấm than có công dụng gì ?
 4. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Đặt câu với mỗi biện pháp tu từ đã học. 
- Chuẩn bị bài: Ôn tập tổng hợp.
 Ngày soạn 5-5-2012
 Tiết 136 	ÔN TẬP TỔNG HỢP
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Ôn tập tổng hợp kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
- HS có khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của môn Ngữ Văn.
- Có năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt trong bài viết và các kĩ năng viết bài nói chung.
 2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức cả 3 phân môn.
 3. Thái độ:
 - Có ý thức vận dụng các kiến thức tổng hợp làm bài tập.
 II. Chuẩn bị:
 1. GV: Kiến thức về các phân môn Ngữ Văn. 
 2. HS: Đọc và nghiên cứu trước bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
 1. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong giờ.
 2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1:Hướng dẫn học sinh ôn tập nội dung cơ bản phần văn bản
? Trong chương trình Ngữ văn 6 em đã được học những thể loại văn học nào?
- HS: Văn học dân gian, truyện trung đại, truyện và kí hiện đại, văn bản nhật dụng 
? Hãy nêu đặc điểm từng thể loại ?
- HS: + Truyện dân gian: Nêu triết lí ở hiền gặp lành, cái thiện thắng cái ác, cái ác bị trừng trị.
 + Truyện trung đại: Tình người được nêu cao. Sống phải có lòng nhân nghĩa, có đạo đức.
 + Truyện, kí hiện đại; Tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam
- GV lưu ý học sinh cần nắm được nội dung, ý nghĩa các văn bản đã học.
- GV kiểm tra sắc xuất một số nội dung văn bản:
? Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" có nội dung gì ? ý nghĩa của văn bản ?
- HS: Kể về chú Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng đã gây nên các chết thương tâm của Dế Choắt. Mèn ân hận và rút ra bài học -> Truyện khuyên nhủ con người không nên kiêu căng, tự phụ, sống biết chia sẻ, cảm thông với người khác.
? Qua văn bản Cô Tô, em hiểu gì về thiên nhiên và con người trên vùng đất này ?
- HS: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô thật trong sáng, tươi đẹp. Thiên nhiên trong trẻo, sáng sủa, con người hăng say lao động trong sự yên bình, hạnh phúc.
HĐ2: HD HS ôn tập phần Tiếng Việt 
I. PHẦN VĂN BẢN:
* Đặc điểm thể loại: 
- Văn học dân gian.
- Truyện trung đại.
- Truyện, kí và thơ hiện đại.
* Nội dung, ý nghĩa của các văn bản đã học: 
II. PHẦN TIẾNG VIỆT
* Thống kê các kiểu từ, câu, các biện pháp tu từ.
- GV hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống các kiến thức về từ, câu và các biện pháp tu từ đã học, lấy ví dụ minh hoạ, đặt câu cho mỗi biện pháp tu từ và nêu tác dụng.
Từ
Câu
Các biện pháp tu từ
- Từ mượn
- Nghĩa cuả từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Danh từ- cụm danh từ
- Tính từ - cụm tính từ
- Động từ - cụm động từ
- Số từ
- Lượng từ
- Phó từ
- Chỉ từ
- Các thành phần chính của câu
- Câu trần thuật đơn
- Câu trần thuật đơn có từ là
- Câu trần thuật đơn không có từ là
- Lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
- So sánh
- Nhân hoá
- ẩn dụ
- Hoán dụ
HĐ3: HD HS ôn tập phần Tập làm văn.
? Bài văn tự sự có bố cục như thế nào ?
? Nêu dàn bài của bài văn tự sự ?
? Khi kể chuyện, người ta có thể vận dụng ngôi kể như thế nào ?
? Thế nào là văn miêu tả ?
? Em đã học các thể văn miêu tả nào ?
(Văn miêu tả cảnh, miêu tả người, miêu tả sáng tạo )
? Nêu dàn bài của bài văn miêu tả cảnh ?
? Nêu dàn bài văn miêu tả người ?
? Khi nào cần viết đơn ?
? Những mục nào không thể thiếu trong đơn?
HĐ4: Hướng dẫn học sinh luyện tập
- HS lập dàn bài theo yêu cầu
- GV kiểm tra, nhận xét, kết luận.
- HS lập dàn bài
- GV gọi một số học sinh trình bày
-> Lớp nhận xét
- GV nhận xét, kết luận.
(MB: Tình huống quen bạn.
TB: - Giới thiệu vài nét về ngoại hình, tính cách của bạn
- Kể chi tiết tình huống gặp và quen bạn
- Những ngày sau khi quen nhau; tình bạn càng gắn bó
KB: Mong ước tình bạn ngày càng tốt đẹp. )
- HS viết đơn
- GV gọi một số HS trình bày trước lớp
- HS nhận xét
- GV nhận xét, kết luận.
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN
 a. Văn tự sự:
* Bố cục: 3 phần
Dàn bài của bài văn tự sự.
+ MB: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
+ TB: Kể diễn biến sự việc.
+ KB: Kể kết cục sự việc.
b. Văn miêu tả:
* Dàn bài của bài văn miêu tả cảnh:
+ MB: Giới thiệu cảnh được tả.
+ TB: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự.
+ KB: Nhận xét, đánh giá, suy nghĩ về cảnh vật đó.
* Dàn bài văn miêu tả người
+ MB: Giới thiệu người được tả.
+ TB: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói)
+ KB: Nhận xét, nêu cảm nghĩ về người mình tả.
c. Đơn từ.
IV. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
 Hãy lập dàn bài cho đề sau: Tả một loài hoa mà em yêu thích
2. Bài tập 2: 
Hãy lập dàn bài cho đề bài sau: Kể về một người bạn em mới quen.
3. Bài tập 3: Chẳng may em bị ốm, hãy viết một lá đơn xin phép nghỉ học.
 3. Củng cố:
- GV hệ thống kiến thức.
- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá ?
- Phương pháp viết bài văn miêu tả cảnh, tả người ?
- Những lỗi thường mắc khi viết đơn ?
 4. Hướng dẫn học ở nhà 
- Ôn tập tổng hợp kiến thức Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
* Hãy viết một bài văn ngắn nói về mục đích của học tập trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh, nhân hoá. - Tìm hiểu một số danh lam thắng cảnh, hoặc di tích lịch sử
 Tiết 137+ 138 KIỂM TRA TỔNG HỢP
 ( Phòng GD ra đề)
 Ngày soạn: 6-5-2012
 Tiết 139+ 140 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Vẻ đẹp,ý nghĩa của một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
 2. Kĩ năng:
- Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung về di tích lịch sử( danh lam thắng cảnh) ở địa phương.
- Quan sát, tìm hiểu, ghi chép thông tin cụ thể về đối tượng.
- Trình bày trước tập thể.
 3. Thái độ:
 - Bước đầu biết bày tỏ thái độ cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn.
 II. Chuẩn bị:
 1. GV: Tài liệu về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Tuyên Quang. 
 2. HS: Chuẩn bị theo yêu cầu SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
 1. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong giờ.
 2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1:Báo cáo kết quả tìm hiểu 
- HS lên báo cáo kết quả tìm hiểu của tổ:
+ Các vấn đề của địa phương được tìm hiểu
+ Những di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh địa phương.
HĐ2:Trình bày trước lớp 
- HS có bài viết tốt trình bày trước lớp
( Chọn những bài viết về những vấn đề khác nhau)
- Nhận xét 
+ Nội dung vấn đề trình bày
+ Diễn đạt đã mạch lạc, rõ ràng chưa?
HĐ3. Tổng kết 
- GV tổng kết các vấn đề HS trình bày
- GV nhận xét chung
? Muốn thực hiện tốt bài văn viết về một vấn đề của địa phương, em cần chú ý điều gì?
( Nghiên cứu thực tế, tìm vấn đề thích hợp để viết, tìm phương thức biểu đạt phù hợp, diến đạt trong sáng, rõ ràng, mạch lạc...)
I. BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU
II. TRÌNH BÀY TRƯỚC LỚP
III. TỔNG KẾT
 3. Củng cố
	- Yêu cầu cần thiết để làm tốt một bài văn viết về các vấn đề địa phương
 4. Hướng dân học ở nhà
	- Tìm hiểu thêm một số vấn đề địa phương
	- Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 6 ky 2.doc