Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2003-2004 (Phần 2)

Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2003-2004 (Phần 2)

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 - Học sinh hiểu thế nào là truyện cười.

- Học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: Treo biển, Lợn cưới áo mới. Biết ứng dụng nội dung ý nghiã ấy vào thực tế cuộc sống.

B. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I. Giới thiệu bài:

Người Việt Nam ta vốn rất lạc quan yêu đời cho dù cuộc sống nhiều khó khăn vất vả đến thế nào. Lòng lạc quan khoẻ khoắn ấy không chỉ thể hiện trong những câu chuyện cổ tích kết thúc có hậu, khẳng định sự tất thắng của cái thiện , cái tốt trước cái ác, cái xấu mà còn vang lên giòn giã trong một kho tàng truyện tiếu lâm phong phú. Rừng cười ấy của người Việt bao gồm đủ mọi cung bậc, sắc thái khác nhau: Có tiếng cười hóm hỉnh, sảng khoái để xua tan đi những mệt nhọc trong công việc hàng ngày; Có tiếng cười thâm thuý để phê phán những thói hư tật xấu hay đả kích sâu cay kẻ thù xã hội. Chương trình học lớp 6 sẽ đưa các em đến với một số truyện cười thú vị đó và các em sẽ thu nhận được trong chúng không chỉ tiếng cười sảng khoái mà cả những bài học về cuộc sống.

 

doc 16 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2003-2004 (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 - Bài 6:	Văn bản
	Thạch Sanh
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sỹ.
- Kể lại được truyện.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại truyện Sọ Dừa. Chi tiết nào trong truyện em thấy thú vị hơn cả? Vì sao?
- Nêu ý nghĩa của truyện Sọ Dừa. Truyện cổ tích là thể loại truyện dân gian có đặc điểm gì?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ có viết:
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”
Đến với những câu chuyện cổ tích có tuổi đời cùng với lịch sử dân tộc, chúng ta không khỏi thấy hấp dẫn lôi cuốn bởi chúng không chỉ mang đến cho người nghe những sự việc thú vị, đưa người nghe vào thế giới thần tiên, kỳ diệu, gắn liền với thời thơ ấu một đi không trở lại của loài người, mà đáng quý là mỗi câu chuyện ấy còn gieo trồng và gìn giữ trong chúng ta niềm tin mãnh liệt vào sự tất thắng của điều thiện, của lẽ phải và biết sống yêu thương, nhân ái, chan hoà. Trong kho tàng giàu có của thể loại truyện cổ tích Việt Nam, Thạch Sanh là một truyện kể đặc sắc, mang đầy đủ những vẻ đẹp về nội dung tư tưởng và nghệ thuật. Cuộc đời và chiến công của chàng dũng sỹ Thạch Sanh đã làm xúc động, say mê nhiều thế hệ người Việt. Vì sao câu chuyện lại có được sức sống lâu bền đến thế, hôm nay cô trò chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể văn bản Thạch Sanh.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nôi dung cần đạt
Gọi HS đọc văn bản theo bốn phần, sau đó nhận xét ngắn gọn về cách đọc.
Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích, GV cần chú ý nhiều hơn các chú thích: 4,6,7,8,10,12, 14,
- HS đọc. Các em khác nhận xét về cách đọc của bạn. Có thể nêu ngắn gọn nội dung mỗi đoạn.
I. Đọc- chú thích
Đoạn 1: từ đầuphép thần thông.
Đoạn 2: tiếplàm Quận công.
Đoạn 3: tiếp 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
Tìm hiểu sơ bộ về tác phẩm:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nôi dung cần đạt
* Câu chuyện được kể gồm có những sự việc chính nào? Em hãy nêu lên những sự việc ấy theo trình tự?
( Có thể cho các em lựa chọn các sự việc chính trong chuỗi các sự việc được đưa ra ở bài tập nhỏ)
* Vậy, nhân vật chính trong truyện là ai? Có thể gọi Thạch Sanh là nhân vật chính diện đựơc không? Vì sao? Vậy ai sẽ là nhân vật phản diện?
* Như vậy, qua chuỗi sự việc chính và các nhân vật trong truyện, chúng ta có thể xếp Thạch Sanh vào loại truyện cổ tích nào?
Nhân vật dũng sỹ là kiểu nhân vật khá phổ biến của truyện cổ tích. Vậy, nhân vật Thạch Sanh được nhân dân xây dựng có gì chung và có gì đặc sắc so với những nhân vật dũng sỹ ta thường gặp trong câu chuyện khác, chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu nhân vật này.
HS nêu lên được các sự việc. Các em khác nhận xét và bổ sung thêm cho bạn.
- HS trả lời câu hỏi.
- Kiểu truyện cổ tích kể về cuộc đời và chiến công của nhân vật dũng sỹ.
- Thạch Sanh là con trai Ngọc Hoàng đầu thai xuống trần làm con trong gia đình nghèo mà tốt bụng, sau sống trong cảnh mồ côi.
- Thạch Sanh gặp Lý Thông, kết nghĩa anh em, nhận đi canh miếu thần thay Lý Thông.
- Thạch Sanh giết chằn tinh, bị Lý Thông lừa cướp mất công.
-Thạch Sanh giết đại bàng, cứu công chúa.
- Thạch Sanh bị lấp đưới hang, cứu con trai vua Thuỷ Tề, được tặng cây đàn.
- Thạch Sanh bị vu oan, bỏ ngục. Sau được giải oan, lấy công chúa.
- Thạch Sanh đánh tan quân 18 nước chư hầu.
- Thạch Sanh được nối ngôi vua.
* Nhân vật:
- Nhân vật chính, chính diện: Thạch Sanh.
- Nhân vật phản diện: mẹ con Lý Thông.
- 
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhân vật Thạch Sanh.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nội dung cần đạt
HS đọc phần đầu của câu chuyện. Đoạn văn này có nội dung gì?
* Giới thiệu nhân vật Thạch Sanh ở những đặc điểm nào?
* Em hãy chỉ ra sự bình thường và khác thường trong sự ra đời của nhân vật?
* Kể về sự ra đời có những nét vừa bình thường vừa rất khác thường như vậy, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?
*Em học tập được gì từ cách kể khi giới thiệu nhân vật của tác giả dân gian?
Chuyển ý: Hội tụ trong mình những khả năng và sức mạnh khác thường đến phi thường, Thạch Sanh đã sử dụng chúng trong những tình huống đầy khó khăn và thử thách của cuộc sống ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phần kể về các sự việc của câu chuyện .
- Giới thiệu về nhân vật Thạch Sanh.
- Sự ra đời và hoàn cảnh sống.
+ Sự bình thường:
- là con của một gia đình nông dân nghèo, tốt bụng.
- Sống trong cảnh mồ côi, nghèo khổ, kiếm củi nuôi thân.
+ Sự khác thường:
- Thạch Sanh là thái tử của Ngọc Hoàng được vua cha phái xuống đầu thai.
- Bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh.
- Thạch Sanh được thiên thần dạy bảo cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
- Tô đậm tính chất kỳ lạ của nhân vật lý tưởng.
- Làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.
HS nhận ra được muốn giới thiệu nhân vật cần chọn được những chi tiết để không chỉ kể về nhân vật ấy mà còn tạo nên sự chú ý, có sức lôi cuốn với người đọc.
II. Tìm hiểu truyện
1. Nhân vật Thạch Sanh.
a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
+ Sự bình thường:
=> Thạch Sanh là con của người dân thường, cuộc đời và số phận rất gần gũi với nhân dân. Lớn lên trong cảnh mồ côi nghèo khổ, lấy lao động làm nguồn sống chính đáng, Thạch Sanh còn là nhân vật tiêu biểu mang trong mình những đặc điểm có tính phổ biến của các nhân vật chính diện trong truyện cổ tích thần kỳ, nó khiến Thạch Sanh được xếp vào hàng những nhân vật cổ tích đích thực của Việt Nam và thế giới. 
+ Sự khác thường:
=> Thạch Sanh là người có xuất thân cao quý, mang những vẻ đẹp kỳ lạ khác thường, vì vậy là nhân vật hội tụ những vẻ đẹp lý tưởng theo quan niệm của nhân dân. Điều đó, chứng tỏ Thạch Sanh còn có cả những tính chất của nhân vật thần thoại và truyền thuyết anh hùng.
Như vậy, Thạch Sanh là nhân vật lý tưởng, mang trong mình những phẩm chất và vẻ đẹp tiêu biểu cho nhân dân. Sự kết hợp giữa cái bình thường và cái phi thường, giữa sự dân dã và sự cao quý, giưã nghề nghiệp đốn củi của người bình dân áo vải với tài năng kiệt xuất có được từ thần thánhđã tăng sức hấp dẫn của câu chuyện và thể hiện một quan niệm hồn nhiên của nhân dân: Nhân vật ra đời và lớn lên kỳ lạ như vậy tất sẽ lập nên chiến công lớn lao, hiển hách. Đồng thời, những con người bình thường cũng có thể có những khả năng, phẩm chất đẹp đẽ, khác thường.
Đọc thầm đoạn văn bản tiếp theo, em hãy kể tóm tắt những sự việc chính đã xảy ra với nhân vật Thạch Sanh?
Có thể gọi những sự việc đã xảy ra với nhân vật là gì?
* Thạch Sanh đã vượt qua những thử thách ấy bằng cách nào, dựa vào sức mạnh nào?
* Qua những lần đối mặt với thử thách và chiến thắng,Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý như thế nào?
* Theo ý hiểu của em, vì sao nhân dân lại xây dựng một nhân vật kết tinh nhiều phẩm chất đẹp đẽ như thế? (Thái độ của nhân dân, niềm tự hào của nhân dân về những phẩm chất có ngay trong tầng lớp bình dân của mình).
* Như vậy, nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật cổ tích nào?
* Mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, thực hiện những hành động chính nghĩa, cao cả, vậy nhân vật Thạch Sanh còn được xếp vào loại nhân vật nào trong văn tự sự?
HS tóm tắt được những sự việc chính.
- Những thử thách trong cuộc sống.
- Nhờ tài năng và sức khoẻ vô địch.
- Nhờ sự can đảm, kiên cường, dám đối mặt với thách thức.
- Nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện thần kỳ.
- Nhờ mục đích chiến đấu của chàng luôn sáng ngời chính nghĩa: Diệt trừ yêu quái, cứu người bị nạn, bảo vệ đất nước.
+ Tâm hồn thật thà chất phác.
+ Sức khoẻ và tài năng vô địch.
+ Lòng nhân đạo và yêu hoà bình.
Thạch Sanh tiêu biểu cho những phẩm chất đáng quý, đáng tự hào nhất của nhân dân lao động, nhân dân đã gửi vào trong một Thạch Sanh tất cả những phẩm chất mà họ có hoặc muốn có, những khát vọng mà họ ấp ủ đối với cuộc đời.
- Nhân vật dũng sỹ.
- Nhân vật chính diện.
b. Những thử thách đối với nhân vật Thạch Sanh.
+ Bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thần thế mạng. Thạch Sanh tiêu diệt chằn tinh.
+ Xuống hang diệt đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang.
+ Gặp và cứu thái tử con vua Thuỷ Tề, được tặng cây đàn, trở về gốc đa sinh sống.
+ Bị hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại, phải chịu cảnh sống trong ngục tối.
+ Dùng cây đàn thần để rửa oan, vạch mặt mẹ con Lý Thông, lấy công chúa làm vợ.
+ Dùng tiếng đàn và niêu cơm thần để thuyết phục được binh lính của 18 nước chư hầu bỏ ý định xâm lược. 
Thật thà chất phác.
Sức khoẻ vô địch, tài năng phi thường
Dũng cảm vô song.
Giàu lòng nhân ái, vị tha, yêu chuộng hoà bình.
=> Là nhân vật dũng sỹ, cũng đồng thời là nhân vật chính diện, đặt bên cạnh những nhân vật khác trong các truyện cổ tích quen thuộc của dân tộc có sự độc đáo và tiêu biểu về trí tuệ hay tâm hồn, về phẩm hạnh hay tài năng cho con người Việt Nam, Thạch Sanh có thể nói là nhân vật đẹp nhất, tiêu biểu và hoàn hảo nhất.
Hoạt động 4: Tìm hiểu nhân vật mẹ con Lý Thông:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Sẽ là thiếu sót nếu nói nhiều đến Thạch Sanh mà ta không chú ý đến quan hệ của chàng với những nhân vật khác. Là một dũng sỹ quả cảm, hiên ngang, Thạch Sanh phải đối mặt với rất nhiều thách thức do kẻ thù bày đặt. Trong số những kẻ thù ấy, ai là kẻ thù chủ yếu, nguy hiểm và lâu dài nhất của Thạch Sanh? Nhân vật này có những đặc điểm tính cách như thế nào so với Thạch Sanh? Em hãy tìm những chi tiết cho thấy điều đó?
Vậy, nếu Thạch Sanh là nhân vật chính diện thì Lý Thông thuộc loại nhân vật gì của văn tự sự? Vì sao?
* Trong truyện cổ tích Việt Nam, em còn biết thêm những nhân vật phản diện nào nữa?
* Những nhân vật phản diện có vai trò gì trong truyện? Có quan hệ ra sao với nhân vật chính?
- Mẹ con Lý Thông: hoàn toàn trái ngược tính cách với Thạch Sanh: Kết nghĩa anh em chỉ để lợi dụng bóc lột sức lao động; lừa gạt Thạch Sanh đi thế mạng cho mình; cướp công của Thạch Sanh không chỉ một lần, thậm chí sẵn sàng đẩy chàng đến chỗ chết mà không mảy may động lòng => xảo trá, độc ác, tham lam, ích kỷ
- Nhân vật phản diện.
Là nhân vật gây ra những hành động, việc làm xấu xa, tâm địa độc ác, thường bị mọi người khinh ghét, nguyền rủa
- Cám (Tấm Cám); Người anh (Cây khế); hai cô chị (Sọ Dừa)
- Thúc đẩy diễn biến của cốt truyện.
- Tạo cho câu chuyện có thêm kịch tính, tăng sức lôi cuốn hấp dẫn đối với người nghe.
- Thể hiện tình cảm, thái độ bất bình, căm ghét của nhân dân ta đối với cái ác, cái xấu.
=> Đối lập gay gắt với nhân vật chính về tí ... ó những thông tin gì?
* Theo em, những thông tin ấy đã đầy đủ chưa? Có cần thêm hay bớt gì không? Vì sao?
* Nếu, sự việc dừng lại ở đây đã gọi là truyện cười hay chưa, vì sao?
+ Nơi bán hàng.
+ Hoạt động của nhà hàng.
+Mặt hàng được bán.
+ Chất lượng hàng.
HS trả lời được: Không cần thêm bớt, vì tấm biển đã đáp ứng đầy đủ thông tin cần thiết cho người mua.
- Chưa xuất hiện các yếu tố không bình thường, vì thế chưa tạo ra tiếng cười.
II Tìm hiểu nội dung văn bản
1. Treo biển:
"ở đây có bán cá tươi"
* Từ khi nhà hàng treo tấm biển lên thì chuyện gì đã xảy ra?
* Tất cả là mấy lần?
* Lần thứ nhất, người góp ý là ai, góp ý gì với nhà hàng?
* Nhà hàng đã làm gì khi nghe sự góp ý ấy?Sự việc này đáng cười ở chỗ nào?
* Lần thứ hai và thứ ba, những người khách đến mua cá đã có lời góp ý ra sao? Ông chủ cửa hàng thì đã làm gì trước những lời nói của khách?
* Nếu em là chủ nhà hàng, trứơc những lời góp ý trên, em sẽ làm gì?
* Còn chủ hàng ở đây thì làm như thế hay đã có cách xử lý ra sao?Từ nào trong các chi tiết thể hiện thái độ của nhà hàng khi tiếp thu ý kiến của khách?
* Thái độ ấy không bình thường ở chỗ nào?
* Tấm biển quảng cáo với nội dung thông tin rất đầy đủ bây giờ còn lại cái gì?
* Nhữngviệc làm của nhà hàng đã khién em cảm thấy thế nào? Có bình thường không?
- Nhận được lời góp ý của những người qua đường và hàng xóm.
- 4 lần.
- Người qua đường: " Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi?"
- Bỏ ngay chữ tươi=> nhà hàng vộivã nghe theo lời nói bâng quơ của người dưng qua đường mà đánh mất đi một lợi thế cho việc kinh doanh của mình.
- Chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề "ở đây".
- Chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán".
- HS thảo luận tự do nêu lên cách giải quyết của mình. 
- HS nhận ngay ra từ "bỏ ngay".
- Một mực nghe theo sự góp ý của khách hàng mà không cần suy xét, không cần lên tiéng giải thích để bảo vệ chủ kiến của mình. 
- Cá
- không bình thường, vì đó là hành động vội vàng, không cần cân nhắc nên đáng cười.
2: Chữa biển và cất biển.
+ Lần thứ nhất: bỏ ngay chữ tươi.
+ Lần thứ hai: bỏ ngay chữ "ở đây"
+ Lần thứ ba: bỏ ngay chữ "có bán"
+ Còn lại: Cá.
=> Như vậy, từ một tấm biẻn đầy đủ nội dung thông tin, từ địa điểm đến chất lượng mặt hàng, nhà hàng đã vô tình biến nó thành một thông tin mơ hồ không rõ rệt, khiến nghẹ chúng ta không khỏi thấy bật cười vì sự nóng vội, hời hợt, thiếu suy nghĩ của ông chủ cửa hàng trước những lời nói vu vơ, vô thưởng vô phạt của những người qua đường và một số vị khách tiện mồm mà nói.
* Truyện tưởng chỉ cần kết thúc ở đây đã đủ khiến người nghe bật cười vì hành động không bình thường của người bán hàng, song còn một sự việc tiếp theo nữa xảy ra khiến chúng ta khong khỏi bất ngờ. Đó là sự việc nào? 
* Sự việc kết thúc này bất ngờ ở chỗ nào? đáng cười ở chỗ nào?
- Người hàng xóm nhìn cái biển nói: Chưa đi đến đầu phố đã thấy mùi tanh, đến gần nhà bày đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì?
- Nhà hàng cất nốt cái biển.
- Trong việc bán hàng cần nhất là thông tin và quảng cáo về mặt hàng và chất lượng của hàng hoá. Vậy, khi cất nốt tấm biển cũng đồng nghĩa với việc nhà hàng triệt tiêu luôn cả việc kinh doanh của mình .
- Hành động cất biển của nhà hàng đã biến một việc làm có chủ đích tốt đẹp lúc đầu trở thành một việc làm vô nghĩa.
- Lời nói của người hàng xóm=> Nhà hàng cất nốt cái biển.
.
Nhắc lại nội dung của truyện? Truyện mở đầu và kết thúc bằng sự việc gì?
Truyện mở đầu bằng việc treo biển với nội dung thông tin đầy đủ, kết thúc bằng việc nhà hàng tự tay cất biển vì nghe theo ấy vì nghe theo lời khuyên của những ngươì qua đường và khách hàng.
- Lời nói của người hàng xóm=> Nhà hàng cất nốt cái biển.
Cùng với việc bán hàng nhanh nhẹn, vui lòng khách đến đẹp lòng khách đi, việc kinh doanh còn phát đạt nhờ vào khâu quảng cáo tốt chứ không thể "hứu xạ tự nhiên hương", vậy là viẹc nhà hàng hồn nhiên cất tấm biển quảng cáo không một chút áy náy, đắn đo đã đem đến cho chúng ta một tràng cười thoải mái, vì sự hời hợt, nhẹ dạ, thiếu suy nghĩ của ông chủ, và một người bán hàng như vậy, dễ tạo cho người nghe người đọc chúng ta một phỏng đoán, làm sao anh ta có thể kinh doanh phát đạt với một cái đầu rỗng tuếch như thế.
Theo em, truyện cười dân gian mượn những sự việc như thế đẻ cười ai và cười cái gì?
* Có người cho rằng, Dân gian tạo ra tiếng cười có nhiều sắc thái tình cảm khác nhau: có mua vui lại có mỉa mai chế diễu nhẹ nhàng hoặc thâm thuý sâu cay. Theo em, Tiếng cười trong truyện Treo biển thuộc kiểu nào?
* Để tạo ra tiếng cười có ý nghĩa như vậy, tác giả đã có cách kể chuyện như thế nào? (Dung lượng, kết cấu)
Cười những người không có chủ kiến, không suy xét kỹ chỉ nhắm mắt làm theo lời khuyên của người khác dẫn đến hỏng việc của mình.
- Tiếng cười mua vui, chế diễu phê phán nhẹ nhàng.
- Dung lượng ngắn gọn, kết cấu bất ngờ, khai thác những sự việc trái tự nhiên trong đời sống để tạo ra tiếng cười vừa sảng khoái vừa để lại trong người nghe, người đọc những ý nghiã sâu sắc
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản: Lợn cưới, áo mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hướng dẫn các em tìm cách đọc thích hợp văn bản.
HS đọc văn bản 2-3 lần.
Nhận xét cách đọc của các bạn.
I. Đọc- Chú thích:
+ Đọc
+ Chú thích giải thích xen kẽ vào các phần câu hỏi tìm hiểu nội dung.
* Hướng dẫn tìm hiểu sơ bộ văn bản.
* Tiếng cười dân gian trong câu chuyện này hướng đến việc gì?
+ Nhân vật nào trong truyện có tính khoe của?
+ Em hiểu thế nào về tính hay khoe của của người đời?
+ Em có biết câu chuyện nào về người có của thích khoe của hay không?
=> Giàu có mà thích khoe khoang đã đáng bị chê cười. Song trong câu chuyện hôm nay chúng ta đọc có phải là người giàu thích khoe của hay không, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu.
- Cười việc khoe của.
- Anh có áo mới và anh có lợn.
- Tính xấu, đáng chê trách.
Đó là tính thích khoe khoang ở những kẻ hay phô trương sự giàu có hơn người của mình.
- HS nêu lên một số truyện về người giàu hay khoe của: Lão nhà giàu nọ có của tính rất hay khoe khoang, một hôm, lão vờ than thở với một người bạn:
- Ai cũng bảo có tiền thì sướng, riêng tôi, thấy rất khổ sở 
Người bạn cười bảo:
Anh nói lạ, người ta chỉ khổ vì không có tiền, chứ có ai như anh lại kêu khổ vì nhiều tiền bao giờ. Hay anh để tôi giúp anh một ít vậy.
Lão nhà giàu vội vàng xua tay:
- ấy thôi thôi, tôi khổ một mình đã đủ rồi ai lại làm anh khổ lây như vậy
II. Tìm hiểu văn bản:
GV viết bảng, một bên là anh có áo mới, một bên là anh có lợn.
Ngày soạn: 27/1/2004	Ngày dạy: 7/2/2004
Bài 21, tiết 88	Tập làm văn
Phương pháp tả cảnh
A. Kết quả cần đạt:
1. Cách tả cảnh, hình thức, bố cục một bài văn tả cảnh.
2. Kỹ năng quan sát, lựa chọn chi tiết, hình ảnh để tả, để trình bày bố cục.
3. Tích hợp với phần văn ở văn bản Vượt thác, với Tiếng Việt ở biện pháp so sánh.
B. Tiến trình tổ chức các bước lên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra các em về các thao tác cơ bản dùng trong văn miêu tả.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Cuộc sống xung quanh chúng có biết bao nhiêu cảnh vật hoặc đẹp đẽ, kỳ thú, hoặc sống động đáng yêu. Để những cảnh ấy hiện hình sống động trên trang giấy, chúng ta cần làm như thế nào. đó là công việc hôm nay cô trò chúng ta đi vào giải quyết.
2. các bước lên lớp:
Hoạt động I: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về phương pháp viết văn tả cảnh:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Gv chia nhóm hoạt động cho các em: Mỗi nhóm tìm hiểu kỹ một đoạn văn bản trong SGK, trả lời các câu hỏi.
- Đọc kỹ các đoạn văn bản, trả lời câu hỏi trong SGK, thảo luận để đưa ra nhận xét về các đoạn văn đó.
I.Phương pháp viết văn tả cảnh.
1. Phân tích ví dụ
* Đoạn văn bản trích trong bài học nào?
* Cảnh gì được miêu tả trong đoạn văn đó?
* Qua hình ảnh của dượng Hương Thư, người đọc có hình dung được khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
* Vì sao khi miêu tả con người lại có thể hình dung dược về thiên nhiên?
- Vượt thác, trích trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng.
- Cảnh dượng Hương Thư chống thuyền Vượt thác.
- Thiên nhiên hùng vĩ và dữ dội, dường như muốn nuốt chửng con người.
- Người vượt thác đã đem hết sức lực tài trí và kinh nghiệm của mình để chống thuyền vượt qua thác dữ: Hai hàm cắn chặt, cặp mắt nảy ả, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn, như hiệp sỹ của rừng Trường Sơn oai linh...
a. Động tác, ngoại hình và tư thế của con người đã thể hiện được sự hùng vĩ và dữ dội của các thác hiểm trên con sông Thu Bồn.
Nhóm hai dựa vào đó, trình bày về đoạn văn của mình.
* Đây là đoạn văn tả cảnh sông nước Cà Mau như các em đã thấy. Vậy, cảnh được tả theo trình tự như thế nào?
* Trình tự ấy theo em có hợp lý không? Có thể thay đổi tuỳ ý các chi tiết về cảnh vật được không? Tại sao?
- Theo trình tự :
+ Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ.
+ Từ gần đén xa.
- Trình tự như thế là hợp lý bởi người tả cảnh đang ngồi trên thuyền trôi xuôi theo dòng nước đổ từ kênh ra sông. Tất nhiên, cái đập vào mắt người ngắm cảnh phải là cảnh dòn sông, nước chảy rồi mới đến cảnh vật hai bên bờ sông. Nếu ngược lại hoặc tay đổi sẽ theo một trật tự khác, môt vị trí quan sát khác.
Đoạn 3:
* Đoạn văn có thể chia bố cục như thé nào?
* Nhận xét về trình tự miêu tả ở đây?
* Nếu thay đổi trật tự ấy?
* Mở đoạn: 3 câu đầu:
Khái quát về tác dụng, cấu tạo, màu sắc của luỹ tre.
* Thân đoạn: Tả kỹ 3 vòng tre.
* Kết đoạn: tả măng tre dưới gốc.
- Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong theo hướng nhìn cyủa người tả.
Bố cục bài văn tả cảnh:
1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về cảnh sẽ tả.
2. Thân bài:
Tả cảnh chi tiết, theo trình tự quan sát, kết hợp với tình cảm thái độ của người tả.
3. Kết bài: cảm nghĩ về cảnh dược tả.
HS đọc lại Ghi nhớ SGK
GV nhấn mạnh lại về các bước của bài văn và những yếu tố cần chú ý khi làm bài văn tả cảnh.
II. Hướng dãn học sinh luyện tập:
Bài 1: Chia nhóm hoạt động. Sau 5 phút, cho hai em thay mặt nhóm lên bảng thực hành. Các em bên dưới nhận xét, bổ sung.
GV cho các em tập viết một đoạn của thân bài. Đọc một số đoạn tham kảo.
Bài 2:Tả cảnh sân trừơng trong giờ ra chơi:
* HS nêu trìnhtự quan sát nên theo.
Gvhướng dẫn các em về nhà tự hoàn chỉnh dàn bài.
Bài 3:Học sinh đọc đoạn văn bản. Cùng nêu ra được bố cục của bài văn. Nhận xét: bố cục văn bản này có khác : theo mạch xúc cảm của người viết trước cảnh vật, ở những thời điểm nổi bật nhất.
III. Củng cố- Dặn dò:
1. Đọc và tìm hiểu đoạn van đọc thêm, rút ra điều nhà văn muốn nói.
2. Chuẩn bị dàn ý 1, 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6. P2.doc