Văn bản MẸ HIỀN DẠY CON
( Theo truyện Liệt Nữ- Trung Quốc)
A/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp hs
- Hiểu được thái độ , tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của người mẹ thầy Mạnh Tử.
- Hs hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử ở thời Trung Đại.
- GDHS thái độ kính trọng và biết vâng lời cha mẹ.
B/ Các bước lên lớp
- Ổn định lớp học
- Kiểm tra bài cũ:
- Tiến trình dạy- học bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe.
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học.
Gv hướng dẫn hs cách đọc - Gv đọc bài và gọi hs đọc tiếp đến hết.
? Theo em truyện được kể theo thứ tự nào? Kể theo ngôi thứ mấy? Và lời kể trong truyện ntn? nhân vật trong truyện là ai?
- Hstl-gvkl:
Truyện được kể theo thứ tự tự nhiên. Kể theo ngôi thứ ba ( người kể dấu mặt đi) lời kể trong truyện ngắn gọn và súc tích. Nhân vật trong truyện là thầy Mạnh Tử và mẹ thầy Mạnh Tử.
? Truyện có mấy sự việc? Các sự việc diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của các sự việc đó ra sao?
- Gv cho hs thảo luận nhóm và cho đại diện nhóm lên trình bày vào mô hình trên bảng.
? Em có nhận xét gì về các sự việc này?
- Hstl-Gvkl:
Các sự việc này tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại gây được sự xúc động lớn vì các chi tiết giàu ý nghĩa và phù hợp với tâm lý tuổi nhỏ.
? Em có nhận xét gì về việc làm của bà mẹ? Qua đó em có suy nghĩ gì về phương pháp dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử?
- Hstl-Gvkl:
Mẹ là người hiểu, tâm lý cho con và đồng thời mẹ có cách dạy con rất nghiêm khắc
Hđ3: Gv hướng các em tìm ý khái quát nội dung bài học để rút ra ý tổng kết.
- Gv gọi hs đọc ghi nhớ sgk.
Hđ4: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk.
- Gv cho hs viết đoạn văn - Cho hs đọc trước lớp- Gv nhận xét và uốn nắm cách viết của hs
Ghi bảng
I/ Tìm hiểu chú thích
(Hs xem chú thích * sgk)
II/ Đọc - hiểu văn bản:
III/ Phân tích văn bản
1/Sự việc và ý nghĩa sự việc
Sự việc Con Mẹ Ý nghĩa
1 Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc Dọn nhà đến gần chợ. Tạo cho con môi trường sống phù hợp và thuận lợi cho việc phát triển tốt về đời sống
2 Bắt chước buôn bán đảo điên. Dọn nhà đến gần trường.
3 Bắt chước học tập lễ phép. Mẹ yên tâm và nói chỗ này là nơi con ta ở được
4 Con hỏi việc hàng xóm giết lợn. Mẹ nói giết lợn cho con ăn và mua về cho con ăn thật Dạy con biết thật thà
5 Con bỏ học về nhà chơi. Cắt tấm vải đang dệt trên khung Dạy con biết chuyên cần
Sự việc đơn giản nhưng giàu ý nghĩa và phù hợp tâm lý tuổi nhỏ.
2/ Phương pháp dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử.
- Mẹ rất yêu thương con.
- Mẹ không nuông chiều con.
- Phương pháp dạy con rất nghiêm khắc.
Mẹ là tấm gương sáng về tình thương con và có cách dạy con rất khéo.
* Ghi nhớ: sgk/153.
IV/ Luyện tập:
Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về việc mẹ thầy mạnh tử dạy con.
Ngày soạn: 10 – 12 - 2009 Tuần 16 Tiết 61 CỤM ĐỘNG TỪ A/Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Nắm được đặc điểm và cấu tạo của cụm động từ. - Phân biệt được khả năng kết hợp của cụm động từ. - Phực hành để nhận biết cụm động từ và cấu tạo cụm động từ. B/ Các bước lên lớp: - Ổn định lớp học - Kiểm tra bài cũ: - Tiến trình dạy- học bài mới Hoạt động của thầy và trò Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học Bước1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm của cụm động từ - Gv gọi hs đọc bài tập trong sgk ? Em hãy chỉ ra các từ in đậm trong sgk bổ sung ý nghĩa cho từ nào? nào? - Hstl-Gvkl: Các từ in đậm đó bổ sung ý nghĩa cho các động từ đi kèm Đã (đi) nhiều nơi. Cũng (ra) những câu đố oái oăm Để (hỏi) mọi người. ? Em hãy nhắc lại đặc điểm của động từ? - Hstl đặc điểm của động từ đã học ở tiết 60. Động từ kết hợp với một số phụ ngữ đi kèm để tạo cụm động từ. ? Em hiểu thế nào là cụm động từ? - Hstl- Gvkl:: Cụm động từ là do một tổ hợp gồm nhiều từ do động từ và một số phụ ngữ khác đi kèm. ? Hoạt động và ý nghĩa của cụm động từ trong câu ntn? - Hstl-Gvkl và ghi bảng Bước 2: Gv cho hs tìm hiểu về cấu tạo của cụm động từ. - Gv hướng dẫn hs tìm hiểu các ví dụ trong sgk và kẻ mô hình cụm động từ. - Gv cho hs xác định cụm động từ trong câu rồi cho hs điền vào mô hình - Gvkl nhận xét và sửa lỗi cho hs ghi vào vở. ? Em hãy cho biết nội dung ý nghĩa của các phần của cụm động từ? - Hstl-gvkl: Phần trung tâm của cụm động từ thường do động từ đảm nhiệm. Phần trước có ý nghĩa của các phụ ngữ chỉ không gian, sự tiếp diễn tương tự, sự khẳng định hay phủ định. Phần sau là những từ đối tượng, địa điểm, hướng... Gv cho hs thực hiện phần bài tập trong sgk Bài tập 2, 3 gv cho hs thực hiện theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày gvkl và ghi bảng. Bài tập 3 gv hướng dẫn hs viết đoạn văn ngắn có sử dụng động từ. . Ghi bảng I/ Đặc điểm của cụm động từ Ví dụ: Sgk - Cụm động từ do một tổ hợp gồm nhiều từ do động từ và một số phụ ngữ khác đi kèm. - Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và cấu tạo phức tạp hơn động từ. - Hoạt động trong câu của cụm động từ giống động từ II/ Cấu tạo cụm động từ. Mô hình cụm động từ P. trước P. T . T P Sau đã cũng để đi ra hỏi nhiều nơi. những câu đố oái oăm. mọi người. - Phần trung tâm : thường do động từ đảm nhiệm. - Phần trước: Là những từ chỉ không gian, sự tiếp diễn tương tự, khuyến khích hay ngăn cản. - Phần sau: Là những từ chỉ đối tượng, địa điểm, hướng. * Ghi nhớ: Sgk/ 148. III/ Luyện tập: Bài tập1,2: Xác định cụm động từ và điền vào mô hình cụm động từ. P.trước P.T.T P. sau đang muốn đành để có thì giờ đùa nghịch yêu thương kén tìm cách giữ đi hỏi ở sau nhà Mị Nương hết mực. cho con một cho con một người chồng sứ thần ở công quán ý kiến em bé thông minh nọ Bài tập 3: Viết đoạn văn có sử dụng động từ. C/ Củng cố: Gv củng cố lại phần kiến thức đã học. D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài Mẹ hiền dạy con ---------------------------------------------------------- Ngày soạn: 10 – 12 - 2009 Tuần 16 Tiết 62 Văn bản MẸ HIỀN DẠY CON ( Theo truyện Liệt Nữ- Trung Quốc) A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Hiểu được thái độ , tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của người mẹ thầy Mạnh Tử. - Hs hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử ở thời Trung Đại. - GDHS thái độ kính trọng và biết vâng lời cha mẹ. B/ Các bước lên lớp - Ổn định lớp học - Kiểm tra bài cũ: - Tiến trình dạy- học bài mới. Hoạt động của thầy và trò Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe. Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học. Gv hướng dẫn hs cách đọc - Gv đọc bài và gọi hs đọc tiếp đến hết. ? Theo em truyện được kể theo thứ tự nào? Kể theo ngôi thứ mấy? Và lời kể trong truyện ntn? nhân vật trong truyện là ai? - Hstl-gvkl: Truyện được kể theo thứ tự tự nhiên. Kể theo ngôi thứ ba ( người kể dấu mặt đi) lời kể trong truyện ngắn gọn và súc tích. Nhân vật trong truyện là thầy Mạnh Tử và mẹ thầy Mạnh Tử. ? Truyện có mấy sự việc? Các sự việc diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của các sự việc đó ra sao? - Gv cho hs thảo luận nhóm và cho đại diện nhóm lên trình bày vào mô hình trên bảng. ? Em có nhận xét gì về các sự việc này? - Hstl-Gvkl: Các sự việc này tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại gây được sự xúc động lớn vì các chi tiết giàu ý nghĩa và phù hợp với tâm lý tuổi nhỏ. ? Em có nhận xét gì về việc làm của bà mẹ? Qua đó em có suy nghĩ gì về phương pháp dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử? - Hstl-Gvkl: Mẹ là người hiểu, tâm lý cho con và đồng thời mẹ có cách dạy con rất nghiêm khắc Hđ3: Gv hướng các em tìm ý khái quát nội dung bài học để rút ra ý tổng kết. - Gv gọi hs đọc ghi nhớ sgk. Hđ4: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk. - Gv cho hs viết đoạn văn - Cho hs đọc trước lớp- Gv nhận xét và uốn nắm cách viết của hs Ghi bảng I/ Tìm hiểu chú thích (Hs xem chú thích * sgk) II/ Đọc - hiểu văn bản: III/ Phân tích văn bản 1/Sự việc và ý nghĩa sự việc Sự việc Con Mẹ Ý nghĩa 1 Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc Dọn nhà đến gần chợ. Tạo cho con môi trường sống phù hợp và thuận lợi cho việc phát triển tốt về đời sống 2 Bắt chước buôn bán đảo điên. Dọn nhà đến gần trường. 3 Bắt chước học tập lễ phép. Mẹ yên tâm và nói chỗ này là nơi con ta ở được 4 Con hỏi việc hàng xóm giết lợn. Mẹ nói giết lợn cho con ăn và mua về cho con ăn thật Dạy con biết thật thà 5 Con bỏ học về nhà chơi. Cắt tấm vải đang dệt trên khung Dạy con biết chuyên cần ] Sự việc đơn giản nhưng giàu ý nghĩa và phù hợp tâm lý tuổi nhỏ. 2/ Phương pháp dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử. - Mẹ rất yêu thương con. - Mẹ không nuông chiều con. - Phương pháp dạy con rất nghiêm khắc. ] Mẹ là tấm gương sáng về tình thương con và có cách dạy con rất khéo. * Ghi nhớ: sgk/153. IV/ Luyện tập: Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về việc mẹ thầy mạnh tử dạy con. C/ Củng cố: Gv củng cố lại nội dung bài học một cách khái quát và có hệ thống. D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài Tính từ và cụm tính từ. ---------------------------------------------------- Ngày soạn: 10 – 12 - 2009 Tuần 16 Tiết 63 TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Nắm được đặc điểm của tính từ và một số tính từ cơ bản. - Nắm được cấu tạo của cụm tính từ. - Giúp hs biết cách sử dụng tính từ và cụm tính từ. B/ Các bước lên lớp - Ổn định lớp học - Kiểm tra bài cũ: ? Truyện mẹ hiền dạy con giúp ta hiểu được điều gì? - Tiến trình dạy- học bài mới Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Gv hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm của tính từ và cấu tạo cụm tính từ. Bước1: Tìm hiểu đặc điểm của tính từ. - Gv cho hs đọc ví dụ sgk ? Em hãy tìm những từ chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, sợ việc trong câu? - Hstl-Gvkl: Từ chỉ đặc điểm sự vật: bé, oai. Từ chỉ tính chất, màu sắc: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi. ? Em hãy so sánh khả năng kết hợp với các từ xung quanh của động và tính từ? - Hstl-Gvkl: Động từ và tính từ đều có khả năng kết hợp với các từ chỉ thời gian và sự tiếp diễn tương tự(đã, sẽ, đang, cũng, vẫn.) nhưng với các từ ( hãy, đừng, chớ) thì sự kết hợp của tính từ bị hạn chế. ? Em hãy so sánh chức vụ ngữ pháp ở trong câu của động từ và tính từ? - Hstl-Gvkl: Tính từ và động từ đều có khả năng làm chủ ngữ trong câu. Song đối với tính từ làm vị ngữ thì bị hạn chế hơn so với động từ. Bước 2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu các loại tính từ. ? trong các tính từ vừa tìm được ở ví dụ tính từ nào có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ và những từ nào không thể kết hợp được? - Hstl-Gvkl và ghi bảng Bước 3: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu cấu tạo cụm tính từ. - GV cho hs đọc ví dụ trong sgk. ? Em hãy xác định cụm tính từ trong câu? - Hstl-Gvkl: Đã rất yên tĩnh. Nhỏ lại. Sáng vằng vặc ở trên không. ? Dựa vào đặc điểm của cụm tính từ, em hãy điền vào mô hình của cụm tính từ? - Hs điền vào mô hình cụm tính từ- GV nhận xét và sửa lại cho đúng với mô hình cụm tính từ. ? Em hãy nêu ý nghĩa của các phần trong cụm tính từ? Hs dựa vào ghi nhớ sgk để trả lời. Gv cho hs thực hiện phần luyện tập trong sgk ? Hãy xác định cụm tính từ và điền vào mô hình. - GV cho hs thực hiện bài tập 1 và 2 theo nhóm học tập. - Đại diện các nhóm trình bày- gv kết luận và ghi bảng ? Việc dùng các tính từ và phụ từ so sánh có tác dụng phê bình và so sánh ntn? ? Em có suy nghĩ gì về cách dùng động từ và tính từ trong những lần ông lão ra biển gặp cá vàng? I/ Đặc điểm của tính từ. Ví dụ: sgk - bé, oai: " Từ chỉ đặc điểm sự vật - vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi: " Từ chỉ tính chất màu sắc. ] Tính từ. - Tính từ kết hợp được với: đã, sẽ, đang, vẫn, cũng. Nhưng kết hợp với: hãy, đừng, chớ lại bị hạn chế. - Tính từ làm chủ ngữ khi làm vị ngữ bị hạn chế hơn so với động từ * Ghi nhớ: sgk/154. II/ Các loại tính từ - Tính từ chỉ đặc điểm tương đối có thể kết hợp được với những từ chỉ mức độ - Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ. * Ghi nhớ: sgk/154. III/ Cấu tạo cụm tính từ Ví dụ: Sgk Mô hình cụm tính từ. P trước P. T.T P. sau đã rất yên tĩnh nhỏ lại sáng vằng vặc ở trên không * Ghi nhớ: Sgk/155. IV/ Luyện tập: Bài tập1,2: xác định cụm tính từ và điền vào mô hình P.trước P.T.T P.sau sun sun như con đĩa chần chẫn như cái đòn càn bè bè như quạt thóc tun tủn như chổi sể cùn sừng sửng như cột đình - từ ngữ gợi hình, gợi cảm( từ láy). - từ ngữ so sánh tầm thường. - nhận thức hạn hẹp, chủ quan. Bài tập 3: So sánh cách dùng từ và tính từ - gợn sóng êm ả. - nổi sóng. - nổi sóng dữ dội - nổi sóng mù mịt. - nổi sóng ầm ầm. " mạnh mẽ và giữ dội hơn C/ Củng cố: GV củng cố khái quát lại nội dung bài học. D/ Dặn dò: GV dặn hs học bài và về chuẩn bị bài thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. -------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 16 – 12 - 2009 Tuần 17 Tiết 64 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3 A/ Mục tiêu cần đạt: - Hs hiểu được yêu cầu cần thực hiện của đề bài. - Củng cố lại được thể loại của bài văn. - Nhận biết lỗi thường mắc của bản thân và có ý thức cho bài viết lần sau. - Rèn kĩ năng cách viết văn của các em. B/ Các bước lên lớp: - Ổn định lớp học. - Tiến trình trả bài kiểm tra Hđ1: Gv cho hs nhắc lại đề và ghi đề bài lên bảng ( tiết 49,50) Hđ2: Gv cho hs xác định đề và tìm hiểu đề bài, tìm ý của bài văn. sau khi hs tìm hiểu đề, tìm ý gv nhận xét và nêu đáp án của bài (đáp án tiết 49, 50) Hđ3: gv nhận xét bài làm kiểm tra của hs. Bước1: + Nêu ưu điểm bài viết c ... đã khẳng định đất là thiêng liêng, là mẹ của người da đỏ. Nói lên sự khác biệt giữa người da đỏ và người da trắng. ? Theo em trong đoạn đầu của bức thư tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Qua đoạn văn em thấy tình cảm của người da đỏ đối với đất và thiên nhiên ntn? - Hstl-Gvkl và ghi bảng: ? Đoạn giữa của bức thư đã nêu lên vấn đề gì? Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự đối lập của người da đỏ và người da trắng? - Hstl-Gvkl và ghi bảng: ? Theo em để làm nổi bật nội dung ấy tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? - Hstl-Gvkl: Đó là nghệ thuật đối lập, điệp ngữ, lặp, nhân hoá và so sánh. ? Phần cuối của bức thư có nội dung ntn? Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn này có gì khác với hai đoạn văn trên? - Hstl-Gvkl: Mảnh đất dưới chân là mảnh tro tàn của cha ông chúng tôi. Đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chúng tôi bồi đắp. Đất là mẹ. Đoạn văn khẳng định, kết luận một cách mạnh mẽ, dứt khoát những điều đã nói ở trên. ? Vì sao bức thư nói về chuyện mua bán đất cách đây một thế kỉ rưỡi vẫn được xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường? - Gv cho hs thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày. - Gv nhận xét và bổ sung thêm cho hoàn chỉnh: Tất cả đều xuất phát từ lòng yêu quê hương, đất nước. Hđ4: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần tổng kết - Gv gọi hs đọc ghi nhớ trong sgk/140 Hđ5: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk - Hs tự chọn những câu văn hay nhất trong văn bản Ghi bảng I/ Sơ lược tác phẩm: (Chú thích* sgk) II/ Đọc- hiểu văn bản 1/ Nội dung đoạn đầu bức thư: - Đất là thiêng liêng, là mẹ. - Những bông hoa là chị, là em. - Mõm đá, vũng nướ là gia đình " So sánh, nhân hoá và đối lập. ] Tình yêu mãnh liệt đến mức tôn thờ mảnh đất quê hương, đất nước. 2/ Đoạn giữa bức thư Quan niệm Người da đỏ Người da trắng Đất Là thiêng liêng, là kí ức, là mẹ và mọi người là thành viên trong gia đình. Là kẻ thù khi chinh phục được, lòng thèm khát ngấu nghiến đất biến nó thành hoang mạc. Âm thanh Thích âm thanh thiên nhiên Thích thành phố ồn ào. Không khí Là quý giá Không để ý đến muông thú như anh em bắn giết thú rừng Thiên nhiên Là tổ tiên Không coi thiên nhiênlà thiêng liêng " So sánh, đối lập, điệp ngữ, nhân hoá. ] Sự khác biẹt về cách sống và tình yêu đối với thiên nhiên của người da đỏ và người da trắng. 3/ Phần cuối của bức thư: - Đất đai giàu có là do nhiều mạng sống của chủng tộc da đỏ. - Nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng phải kính trọng đất đai. - Nếu không như vậy thì cuộc sống của người da trắng cũng bị tổn hại vì đất là mẹ ] Khẳng định lại những điều đã nói ở phần trên, dẫn đến giá trị của bức thư được nâng cấp và mang tính chất vĩnh cửu III/ Tổng kết: * Ghi nhớ: sgk/ 140. IV/ Luyện tập C/ Củng cố: Nội dung bài học. D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ(tiếp theo) ________________________________________________________ Ngày soạn:2 – 5 - 2010 Tuần 34 Tiết 127 CHỮA LỖI CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ (Tiếp theo) A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Nắm được các loại lỗi viết câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ hoặc thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận của câu. - Rèn luyện ý thức và tự phát hiện, sửa chữa các lỗi. B/ Các bước lên lớp - Ổn định lớp học - Kiểm tra bài cũ: - Tiến trình dạy-học bài mới. Hoạt động của thầy và trò Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học Bước1: Tìm hiểu câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. - Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk. ? Em hãy chỉ ra chỗ sai của các câu trong ví dụ? - Hstl-Gvkl: Câu a thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ. Còn câu b thì thiếu vị ngữ. ? Em hãy sửa các câu đó sao cho đúng? - Gv hướng dẫn để hs tự sửa. Bước 2: Tìm câu sai về quan hệ ngữ nghĩa - Gv cho hs đọc ví dụ trong sgk. ? Em hãy cho biết mỗi bộ phận in đậm trong câu nói về ai? Câu đó sai ntn? - Hstl-Gvkl: Các bộ phận in đậm đó nói về dượng Hương Thư. Câu sai về mặt ngữ nghĩa, do sắp xếp câu sai khiến người đọc nghĩ đó là chủ ngữ của câu - Gv gợi ý cho hs sửa lại câu đó cho đúng với ngữ nghĩa của câu. Hđ3: Luyện tập Bài tập1: - Gv cho hs xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu. - Hs thực hiện- gv ghi bảng: Bài tập 2: Thêm chủ ngữ và vị ngữ vào chỗ trống - Gv cho hs tự làm bài Bài tập 3: - Gv cho hs chỉ ra chỗ sai và tự sửa chữa. Bài tập 4: - Hs phát hiện chỗ sai và nêu cách sửa. Ghi bảng I/ Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ Ví dụ: Sgk Câu a: thiêú cả chủ ngữ và vị ngữ. Câu b: thiếu vị ngữ. II/ Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa Ví dụ: Sgk Sửa lại: - Ta thấy dượng Hương Thư hai hàm răng cắn chặt...... III/ Luyện tập: Bài tập1:Xác định chủ ngữ và vị ngữ a,...cầu/ được đổi tên ... C V b, ... lòng tôi/ lại nhớ những năm ... C V c,.... tôi/ cảm thấy chiếc cầu... C V Bài tập 2: Điền chủ ngữ và vị ngữ a, ..., hs ùa ra trường b, ..., mọi người đang gặt lúa. c, ..., mọi người đang thi nhau gặt. d, ..., chúng tôi thấy có nhiều người ra đón. Bài tập 3: Chỉ ra chỗ sai và nêu cách sửa. Thành phần cần thêm vào để câu có nghĩa. a, ...hai chiếc thuyền đang bơi. b, ... chúng ta đã bảo vệ vững chắc non sông. c, ...ta nên xây dựng khu bảo tồn cầu long biên. Bài tập 4: a, Bỏ từ" cây cầu" b, Thêm từ "thuý" ở đầu câu. c, Bỏ cụm từ" được bạn ấy" C/ Củng cố: Nội dung bài học. D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài Luyện tập cách viết đơn. ------------------------------------------------------------------- Ngày soạn:2 – 5 - 2010 Tuần 34 Tiết 128 LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Nhận ra được lỗi thường mắc khi viết đơn thông qua các bài tập. - Nắm được các phương hướng và cách kkhắc phục, sửa chữa các lỗi thường mắc qua các tình huống viết đơn. - Ôn tập và rèn luyện cáchhiểu biết về đơn từ. B/ Các bước lên lớp - Ổn định lớp học. - Kiểm tra bài cũ: ? Khi nào cần viết đơn và những nội dung nào trong đơn bắt buộc phải có? (Đáp án tiết 124) - Tiến trình dạy- học bài mới Hoạt động của thầy và trò Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu các bài tập để chỉ ra các lỗi thường mắc phải khi viết đơn - Gv gọi hs đọc bài tập1. ? Em hãy cho biết lá đơn mắc phải lỗi gì? cần sửa lại ntn? - Hstl-Gvkl: Trong đơn thiếu quốc hiệu, thiếu tên người viết đơn, thiếu ngày thangs, nơi viết đơn và chữ kí của người viết đơn. - Gv cho hs bổ sung những thiếu sót đó vào đơn. - Gv gọi hs đọc bài tập 2. ? Lá đơn này sai chỗ nào? em hãy bổ sung để lá đơn đó đúng? - Hstl: Lí do viết đơn tham gia học không chính đáng, thiếu ngày tháng và nơi viết đơn. Sửa lại cụm từ" tên em là" bằng" em tên là" - Gv gọi hs đọc bài tập 3: ? Lá đơn sai ở chỗ nào? - Hstl: Hoàn cảnh viết đơn không có tính thuyết phục. Trường hợp này phải do phụ huynh viết thay. Hđ3: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập - Gv cho hs viết đơn Ghi bảng: I/ Các lỗi thường mắc khi viết đơn Bài tập1: - Thiếu quốc hiệu. - Thiếu mục nêu tên người viết. - Thiếu ngày tháng, nơi viết đơn và chữ kí của người viết đơn. Bài tập 2: - Lí do viết đơn tham gia học không chính đáng. - Thiếu ngày tháng và nơi viết đơn. - Sửa cụm từ" tên em là" bằng" em tên là" Bài tập 3: - Hoàn cảnh viết đơn không có tính thuyết phục. - Trường hợp này phải do phụ huynh viết thay. II/ Luyện tập: - Hs viết đơn - Gv nêu cách chỉnh sửa cho đúng quy cách viết đơn. C/ Củng cố: Nội dung bài học. D/ Dặn dò: Gv dặn ha học bài và chuẩn bị bài Động Phong Nha -------------------------------------------------------------------- Ngày soạn:10 – 5 - 2010 Tuần 35 Tiết 129 Văn bản: ĐỘNG PHONG NHA A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs - Tiếp tục nắm được về khái niệm văn bản nhật dụng. - Thấy được vẻ đẹp lông lẫy, kì ảo của động Phong Nha để càng thêm yêu quý, tự hào, chăm lo bảo vệ các danh lam thắng cảnh của đất nước. - Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ, hình ảnh trong văn bản. - GDHS lòng tự hào và yêu quê hương đất nước. B/ Các bước lên lớp - Ổn định lớp học - Kiểm tra bài cũ: - Tiến trình dạy- học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Hđ1: Gv giới thiệu bài- hs lắng nghe Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học - Gv gọi hs đọc chú thích* sgk - Gv hướng dẫn hs cách đọc văn bản- gv đọc mẫu. - Gv gọi hs đọc tiếp đến hết ? Theo em bài văn này có thể được chia làm mấy phần? Nội dung của các phần ntn? - Hstl-Gvkl: Bài văn có thể chia làm ba phần: Từ đầu" Rải rác: Giới thiệu vị trí của động Phong Nha Tiếp" Đất bụt: Cảnh tượng động Phong Nha Còn lại: Giá trị của động Phong Nha. ? Em hãy cho biết động Phong Nha nằm ở vị trí nào? Khi tới động Phong Nha du khách có thể đi bằng những con đường nào? - Hstl-Gvkl và ghi bảng: ? Tác giả giới thiệu động Phong Nha theo trình tự nào? Cảnh tượng động Phong Nha được miêu tả ra sao? - Hstl-Gvkl và ghi bảng ? Bộ phận Động Khô có gì đặc biệt? Hãy tìm những chi tiết miêu tả Động Khô? - Hs tìm các chi tiết giới thiệu về Động Khô và nêu nhận xét của mình. - Gv bổ sung thêm và ghi bảng: ? Hãy tìm các chi tiết nói về Động Nước? Qua đó em thấy vẻ đẹp của động Phong Nha hiện lên ntn và tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào? - Hstl-Gvkl và ghi bảng: ? Động Phong Nha có giá trị ntn? em thấy động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì? - Gv gợi ý cho hs trả lời, sau đó kết luận và ghi bảng: Hđ3: Thực hiện phần tổng kết. - Gv gọi hs đọc ghi nhớ trong sgk/148 Hđ4: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk Ghi bảng I/ Sơ lược về tác phẩm: (Chú thích*sgk) II/ Đọc - hiểu văn bản 1/ Vị trí của động Phong Nha. - Nằm trong quần thể hang động thuộc núi đá vôi Kẻ Bàng của Miền Tây- Quảng Bình. - Có thể tới Phong Nha bằng hai con đường: đường thuỷ hoặc đường bộ. 2/ Cảnh tượng Phong Nha : + Động Khô: Vốn là dòng sông ngầm, nay đã kiệt nước, chỉ còn những vòm đá trắng, vân nhũ và vô số cột đá màu ngọc bích + Động Nước: Hấp dẫn khách du lịch vì cảnh sắc. Khối thạch nhũ đủ hình khối, màu sắc. Sắc màu lóng lánh như kim cương. " Sử dụng hàng loạt tính từ và các từ ngữ gợi cảm, câu văn sinh động, hàm súc. ] Động Phong Nha đẹp lộng lẫy, kì ảo vừa hoang sơ bí hiểm, vừa có nét thanh thoát được xem là "kì quan đệ nhất động" 3/ Giá trị của động Phong Nha: - Có 7 cái nhất và là hang động dài nhất, đẹp nhất thế giới. - Đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm và khách du lịch. III/ Tổng kết: * ghi nhớ: sgk/148 IV/ Luyện tập C/ Củng cố: Nội dung bài học. D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài kiểm tra học kì II. -----------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: