Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 30, Tiết 125: Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 30, Tiết 125: Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu bài học.

 1 Kiến thức: Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản đó.

Hiểu ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua cảm nhận của tác giả từ đó nâng cao làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử.

Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính hồi kí này.

 2 Kỹ năng : Đọc và nắm được khái niệm văn bản nhật dụng

 3 Thái độ: ý thức giữ gìn và bảo vệ các công trình di tích lịch sử

 II Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

 Kỹ năng tự nhận thức , kỹ năng hợp tác ,

 III Chuẩn bị

 1 .Giáo viên:

 2. Học sinh :

 IV. Phương pháp

 vấn đáp , thuyết trình ,trình bày một phút

 V. Các bước lên lớp

 1.ổn định

 2.Kiểm tra đầu giờ :

 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

Khởi động: GV treo tranh và giới thiệu về cây cầu Long Biên . Cây cầu đã gắn với nhiều chứng tích của cuộc chiến tranh

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 30, Tiết 125: Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16-04-2011
Ngày giảng:6B 18-04-2011
 6A 19-04-2011
 Ngữ văn Bài 30 
 Tiết 125 : Cầu Long biên chứng nhân lịch sử
 I. Mục tiêu bài học.
 1 Kiến thức: Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học loại văn bản đó.
Hiểu ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua cảm nhận của tác giả từ đó nâng cao làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với các di tích lịch sử.
Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút kí mang nhiều tính hồi kí này.
 2 Kỹ năng : Đọc và nắm được khái niệm văn bản nhật dụng 
 3 Thái độ: ý thức giữ gìn và bảo vệ các công trình di tích lịch sử 
 II Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
 Kỹ năng tự nhận thức , kỹ năng hợp tác , 
 III Chuẩn bị 
 1 .Giáo viên:
 2. Học sinh :
 IV. Phương pháp 
 vấn đáp , thuyết trình ,trình bày một phút 
 V. Các bước lên lớp 
 1.ổn định 
 2.Kiểm tra đầu giờ : 
 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Khởi động: GV treo tranh và giới thiệu về cây cầu Long Biên . Cây cầu đã gắn với nhiều chứng tích của cuộc chiến tranh
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Thời gian
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc và thảo luận chú thích 
Mục tiêu: HS đọc và nắm nội dung văn bản 
Yêu cầu đọc: Giọng chậm rãi, tình cảm như thể đang tâm tình, trò chuyện với cây cầu – người bạn. 
Gọi 2 HS đọc, nhận xét cách đọc 
Gọi 1 HS đọc chú thích SGK.
HS theo dõi chú thích * SGK 
Một số chú thích khó khác 
Hoạt động 2:Thể loại và bố cục 
MT: Hs nắm được thể loại và bố cục của văn bản 
H. Bài kí có thể được chia thành mấy đoạn? 
3 đoạn. Đ1: từ đầu – “thủ đô Hà Nội”: nói tổng quát về cầu Long Biên trong một thế kỷ tồn tại; Đ2: tiếp – “dẻo dai, vững chắc”: cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô; Đ3: Còn lại: khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại. 
Yêu cầu HS chia bố cục từng phần vào SGK. 
Hoạt động 3: HD tìm hiểu VB
Mục tiêu : HS khai thác giá trị nghệ thuật và nội dung văn bản 
HS đọc đoạn 1 
H. Hãy tìm những câu văn giới thiệu về cây cầu? 
H. Ngay từ đầu người viết đã bộc lộ nhận xét gì của mình về cây cầu? 
GV dẫn: Giới thiệu về cầu Long Biên như là một nhân chứng sống động. ở đoạn văn tiếp theo, tác giả gợi nhắc một thời lịch sử mà cầu Long Biên “chứng kiến” đi cùng với lịch sử Hà Nội.
Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn tiếp.
(Cầu Long Biên khi mớilàm cầu)
H: Tên gọi đầu tiên của cầu Long Biên là Đu-me, tên gọi đó có ý nghĩa gì? 
H:Tác giả tả về hình dáng cây cầu như thế nào? 
H: Cây cầu ra đời trong hoàn cảnh thế nào?
H: Nhận xét về các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn? (phương thức biểu đạt, phép tu từ)
Cho HS theo dõi đoạn văn tiếp (1945xuôi)
H: Tìm những chi tiết miêu tả về cây cầu trong thời bình?
H: Những cuộc chiến nào đã đi qua trên cầu Long Biên? 
Cho HS theo dõi đoạn văn tiếp (từ Mỗi lần có dịp đứt từng khúc ruột)
H: Việc nhắc lại những câu thơ của Chính Hữu đã xác nhận ý nghĩa nhân chứng nào của cầu Long Biên? 
H: Vai trò nhân chứng của cầu Long Biên trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ được kể lại qua những sự việc nào? 
H: Trong đoạn văn, miêu tả cây cầu tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 
H: Tác dụng biện pháp NT đó?
H: Nhưng tác giả vẫn khẳng định sức sống của cây cầu. Hãy tìm câu văn đó?
Cho HS đọc thầm đoạn văn (từ Rồi những ngày nước lên caovững chắc)
H: Hình ảnh cây cầu trong đoạn văn được tác giả miêu tả như thế nào? 
H: Qua những đoạn văn mà chúng ta vừa tìm hiểu em có cảm nhận gì về cây cầu Long Biên? 
GV chuyển: Cầu Long Biên đã là chứng nhân không gì thay thế được cho LS cách mạng, kháng chiến và xây dựng gian khổ của nhân dân Thủ đô hơn một thế kỉ qua. Trong hiện tại và tương lai, cây cầu được người viết dành cho những tình cảm như thế nào? 
H: Hiện nay, vai trò của cầu Long Biên khi có nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng là gì? 
H: Em có cảm xúc gì khi đọc câu văn cuối VB? 
Nhân chứng cho thời kì đổi mới nhanh chóng của đất nước. 
Yêu thương, trân trọng, tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc, về cây cầu.
GV kết luận rút ra nội dung ghi nhớ 
HS đọc nội dung ghi nhớ 
* Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ và soạn bài tiếp theo. 
8ph
3ph
30ph
I . Đọc và thảo luận chú thích: 
1. Đọc:
2. Thảo luận chú thích 
II . Thể loại và bố cục 
Thể loại : Văn bản nhật dụng 
Bố cục :
III. Tìm hiểu văn bản 
1. Giới thiệu về cầu Long Biên hơn một thế kỷ tồn tại: 
- Xây dựng vào năm 1898 và bốn năm sau thì hoàn thành.
- Do kỹ sư nổi tiếng người Pháp ép-Phen thiết kế. 
- Đó là “một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội”
2. Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử: 
a. Cầu Long Biên dưới thời Pháp thuộc: 
- Đầu tiên mang tên của toàn quyền Pháp Đu-me àbiểu thị quyền lực thống trị của TD Pháp ở Việt Nam. 
- Thành tựu của nền văn minh cầu sắt. 
- Kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Đặc biệt, cầu được xây dựng bằng mồ hôi, xương máu của biết bao người dân Việt Nam.
àĐoạn văn chủ yếu dùng phương thức biểu đạt là thuyết minh và miêu tả nói về đặc điểm, trọng lượng, kích thước của cầu Long Biên.
- Sử dụng so sánh: Cầu như một dải lụa đào
b. Cây cầu trong thời bình: 
- Đổi tên là cầu Long Biên, tên kinh đô của nước ta thời tiền Lê và Triệu Việt Vương. 
- Hình ảnh cây cầu được miêu tả sống động, hoà nhập trong cuộc sống lao động, làm chủ của nhân dân.
c. Cây cầu trong trời kì chống Pháp và Mĩ: 
- Cây cầu đã chứng kiến những người dân Thủ đô ra đi kháng chiến chống Pháp. 
- Trong những năm gian khổ, nhân dân ta chống Mĩ, cây cầu là mục tiêu ném bom dữ dội của giặc Mĩ. 
- Hình ảnh nhân hoá, so sánh: Những nhịp cầu tả tơi như ứa máu 
àTố cáo tội ác của đế quốc Mĩ.
- Cây cầu vẫn đứng sừng sững giữa mênh mông trời nước àtư thế bất khuất, hiên ngang.
d. Cây cầu trong những ngày bão lụt: 
- Chiếc cầu như chiếc võng đung đưa nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
* Cây cầu đã cùng nhân dân Thủ đô và cả nước chứng kiến những năm tháng đau thương, mất mát mà oanh liệt, anh hùng. Cây cầu đã trở thành một phần máu thịt của nhân dân Việt Nam. 
3. ý nghĩa của cây cầu trong thời đại hiện nay: 
- Hiện nay có nhiều cây cầu khác bắc qua sông Hồng nhưng cầu Long Biên vẫn giữ vị trí quan trọng là chứng nhân lịch sử.
- Cây cầu đã trở thành niềm thương nhớ trong lòng tác giả, là nhịp cầu nối những con tim giữa người Việt Nam với du khách nước ngoài. 
* Ghi nhớ ( SGK)
 4. Củng cố hướng dẫn học ở nhà
 Giới thiệu về cầu Long Biên hơn một thế kỷ tồn tại: 
 Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử: 
 ý nghĩa của cây cầu trong thời đại hiện nay: 
 Về ôn học bài và nắm nội dung bài 
 Đọc phần đọc thêm và chuẩn bị bài : Bức thư của thủ lĩnh Da Đỏ 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van t125.doc