Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 25, Tiết 104: Tập làm thơ bấn chữ - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 25, Tiết 104: Tập làm thơ bấn chữ - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu bài học.

 1 Kiến thức: Học sinh nắm được đặc điểm thể thơ bốn chữ. Nhận diện thể thơ khi học và đọc thơ ca.

 2 Kỹ năng : Phân tích vần ,luật của thể thơ này ,bước đầu biết làm thơ bốn chữ theo chủ đề và chủ đề tự chọn

 3 Thái độ: Khi làm thơ phải đúng đặc trưng thể loại ,về cách gieo vần luật bằng trắc .

 II Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

 Kỹ năng nhận thức , kỹ năng lắng nghe tích cực

 III Chuẩn bị

 1 .Giáo viên: Bảng phụ ghi các đoạn thơ

 2. Học sinh :

 IV. Phương pháp

 vấn đáp ,thuyết trình

 V. Các bước lên lớp

 1.ổn định

 2.Kiểm tra đầu giờ :

 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

Khởi động: Các em đã học ở các lớp dưới một số bài thơ về thể lọai bốn chữ ,vậy thể loại đó có đặc điểm gì về thể loại chúng ta học bài hôm nay

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 25, Tiết 104: Tập làm thơ bấn chữ - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Ngữ văn :bài 25
Tiết: 104 Tập làm thơ bốn chữ
 I. Mục tiêu bài học.
 1 Kiến thức: Học sinh nắm được đặc điểm thể thơ bốn chữ. Nhận diện thể thơ khi học và đọc thơ ca. 
 2 Kỹ năng : Phân tích vần ,luật của thể thơ này ,bước đầu biết làm thơ bốn chữ theo chủ đề và chủ đề tự chọn
 3 Thái độ: Khi làm thơ phải đúng đặc trưng thể loại ,về cách gieo vần luật bằng trắc ...
 II Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
 Kỹ năng nhận thức , kỹ năng lắng nghe tích cực 
 III Chuẩn bị 
 1 .Giáo viên: Bảng phụ ghi các đoạn thơ
 2. Học sinh :
 IV. Phương pháp 
 vấn đáp ,thuyết trình 
 V. Các bước lên lớp 
 1.ổn định 
 2.Kiểm tra đầu giờ : 
 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Khởi động: Các em đã học ở các lớp dưới một số bài thơ về thể lọai bốn chữ ,vậy thể loại đó có đặc điểm gì về thể loại chúng ta học bài hôm nay
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Thời gian
Nội dung
Hoạt động 1: Đặc điểm của thể thơ 
bốn chữ
Mục tiêu : HS nắm được đặc điểm 
của thể loại về số dòng , cách ngắt 
nhịp gieo vần 
 H. Các em đã được học những bài
thơ nào mà mỗi dòng có bốn chữ?
- HS kể tên.( Lượm ,cái trống trường em ...thương Ông ...)
H. Em cho biết những bài thơ đó mỗi dòng có có mấy chữ ?
H.Khi đọc em thấy có cách ngắt nhịp như thế nào?
Để có bài thơ như vậy thơ bốn chữ có đặc điểm riêng về cách gieo vần .Vậy nó có đặc điểm về vần như thế nào ta cùng tìm hiểu đặc trưng 
Hoạt động 2 :Cách gieo vần 
Mục tiêu :HS nắm được cách gieo vần của thể loại thơ bốn chữ 
GV: Để làm được những bài thơ như thế trước tiên chúng ta phải nắm được đặc điểm của thể thơ. Vậy cách làm một bài thơ bốn chữ ntn?
H. Hãy đọc thuộc lòng một bài thơ bốn chữ mà em biết?
H. Nhận xét số dòng trong một bài thơ, số tiếng trong mỗi dòng và cách gieo vần? 
- GV kết luận.
- HS ghi.
- GV ghi đoạn thơ lên bảng.
- HS đọc đoạn thơ
"Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai".
H. Trong đoạn thơ từ nào gieo vần với từ nào?
- GV kết luận - Lưu ý HS cần phân biệt với vần liền.
GV :đua ra ví dụ :
Mây lưng chừng hàng 
Về ngang lưng núi 
Ngàn cây nghiêm trang 
Mơ màng theo bụi
H. Những từ ngữ nào được gieo vần với nhau?
- GV kết luận.
- HS ghi. 
H. Nhận xét về cách gieo vần?
- GV kết luận.
H. Những từ nào gieo vần với từ nào?
- GV kết luận 
- HS đọc đoạn thơ của 
Tố Hữu và xác định 
H. Trong đoạn thơ, có từ nào gieo vần với nhau không?
HS đọc đoạn thơ của Thanh Hào 
 Cái trống trường em 
 Mùa hè cũng nghỉ 
 Suốt ba tháng liền 
 Trống nằm nghẫm nghĩ 
 Buồn không hả trống 
 Trong những ngàyhè 
*Trong thể thơ bốn chữ có cách gieo vần hỗn hợp 
Hoạt động 2 : Luyện tập 
Mục tiêu : HS vận dụng lý thuyết làm tại lớp một vài câu thơ 
- HS làm thơ theo chủ đề tự chọn.
- HS thảo luận nhóm bàn. Mỗi nhóm làm một bài thơ.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV khuyến khích cho điểm những nhóm làm tốt.
- Làm thơ theo chủ đề: HS làm độc lập: GV chia tổ, mỗi tổ làm một chủ đề.
- Cho điểm những cá nhân làm tốt.
4ph
18ph
20ph
I. Một vài đặc điểm của thể thơ bốn chữ: 
- Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng bốn chữ.
- Ngắt nhịp: 2/2. 1/3
- Gieo vần liền, vần cách hay vần hỗn hợp.
II. Cách gieo vần:
1 . Vần chân (Cước vận):
VD: Chú bé loắt choắt 
 Cái sắc xinh xinh 
 Cái chân thoăn thoắt 
 Cái đầu nghênh nghênh 
 Ca nô đội lệch 
 Mồm huýt sáo vang 
 Như con chim chích 
 nhảy trên đường vàng
Khăn thương nhớ ai
 Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
 Khăn vắt lên vai".
 Gieo vào cuối dòng thơ, đánh dấu sự kết thúc của dòng thơ.
2. Vần lưng:
 Là vần gieo ở giữa dòng thơ (Chữ cuối câu 1 gieo vần với chữ giữa câu 2).
( Vần ang gieo ở giũa câu ..)
3. Vần liền:
Nghé hành nghé hẹ 
Nghé chẳng theo mẹ
Thì nghé theo đàn 
Nghé chớ đi càn
Kẻ gian nó bắt
Vần liên tiếp giống nhau ở cuối câu.
4. Vần cách:
 Cái trống trường em 
 Mùa hè cũng nghỉ 
 Suốt ba tháng liền 
 Trống nằm nghẫm nghĩ 
 Buồn không hả trống 
 Trong những ngàyhè 
Là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ.
5. Vần hỗn hợp:
 Không gieo vần theo một trật tự nào.
III. Tập làm thơ bốn chữ:
1. Làm thơ theo chủ đề tự chọn:
VD : Con mèo ,con mèo 
 Đuổi theo con chuột 
 Giơ vuốt giơ nanh 
 con chuột chạy nhanh 
 Luồn hang luồn hốc
Đàn gà mới nở 
Con mẹ đẹp sao 
Những hòn tơ nhỏ 
Chạy như lăn tròn 
Trên sân trên cỏ 
Vườn trưa gió mát 
Bướm bay dập dờn 
Quanh đôi chân mẹ 
Một dừng chân con 
 4. Củng cố hướng dẫn học ở nhà
 GV khái quát bài học về đặc trưng thể loại 
 GV nhận xét giờ học 
 Về học bài chuẩn bị bài :Cô Tô

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van t104.doc