Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 3: Từ và cấu tạo từ trong Tiếng Việt - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Danh Điệp

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 3: Từ và cấu tạo từ trong Tiếng Việt - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Danh Điệp

1. Mục tiêu bài học.

a. Kiến thức:

 Giúp học sinh nắm được:

- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức các loại từ phức.

- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.

b. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng nhận diện, phân biệt được: Từ và tiếng, từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy. Phân tích cấu tạo của từ.

c. Thái độ:

- Giáo dục các em biết yêu quý, giữ gìn sự trong sáng của vốn từ tiếng Việt.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

a. Chuẩn bị của giáo viên:

- Soạn giảng.

- Sgk - Sgv - STK.

- Bảng phụ.

b. Chuẩn bị của học sinh:

- Nghiên cứu và chuẩn bị nội dung bài mới.

- Tìm hiểu câu, từ đã học ở bậc tiểu học.

3. Tiến trình bài dạy.

a. Kiểm tra bài cũ (1')

 GV Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

b. Dạy nội dung bài mới.

* Giới thiệu bài (1')

 Một văn bản, hay trong giao tiếp bao giờ cũng được tạo bằng nhiều từ, nhiều câu. Vậy, thế nào là từ, đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Viết như thế nào chúng ta sẽ trả lời các câu hỏi đó trong bài hôm nay: Từ và cấu tạo tạo từ của Tiếng Việt.

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 3: Từ và cấu tạo từ trong Tiếng Việt - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Danh Điệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 16/08/2010
TiÕt: 03.
Ngµy d¹y:
Líp 6A: 19/08/2011
TIẾNG VIỆT
	TUẦN 1
TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu bài học.
a. Kiến thức:
	Giúp học sinh nắm được:
- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức các loại từ phức.
- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.
b. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng nhận diện, phân biệt được: Từ và tiếng, từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy. Phân tích cấu tạo của từ.
c. Thái độ:
- Giáo dục các em biết yêu quý, giữ gìn sự trong sáng của vốn từ tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Soạn giảng.
- Sgk - Sgv - STK.
- Bảng phụ.
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Nghiên cứu và chuẩn bị nội dung bài mới.
- Tìm hiểu câu, từ đã học ở bậc tiểu học.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ (1')
	GV Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
b. Dạy nội dung bài mới.
* Giới thiệu bài (1')
	Một văn bản, hay trong giao tiếp bao giờ cũng được tạo bằng nhiều từ, nhiều câu. Vậy, thế nào là từ, đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Viết như thế nào chúng ta sẽ trả lời các câu hỏi đó trong bài hôm nay: Từ và cấu tạo tạo từ của Tiếng Việt.
* Nội dung.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Tg
GV Treo bảng phụ: 
- Ví dụ: Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở.
(Con rồng, cháu Tiên)
? Câu các em vừa đọc có mấy tiếng?
? Số tiếng ấy chia thành bao nhiêu từ? dựa vào dấu hiệu nào mà em biết được điều đó?
? Nhìn vào ví dụ, em thấy các từ có cấu tạo giống nhau không?
? Vậy các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau?
? Khi nào một tiếng được coi là một từ?
? Vậy từ là gì?
- Cho đọc ghi nhớ Sgk.
GV Treo bảng phụ:
- Ví dụ: Từ/ ấy/ nước/ ta/ chăm/ nghề/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ có/ tục/ ngày/ Tết/ làm/ bánh chưng/ bánh giầy.
(Bánh chưng, bánh giầy)
? Theo kiến thức đã học ở bậc Tiểu học thì từ một tiếng và từ hai tiếng trở lên ta gọi là gì?
? Em hãy điền các từ trong câu vào bảng phân loại?
- Nhận xét và sửa chữa.
? Nhìn vào bảng phân loại, em hãy cho biết thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức?
? Từ phức chia làm mấy loại?
? Cấu tạo của từ láy và từ ghép có gì giống và khác nhau?
- Cho ví dụ và phân tích:
a) Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép.
- Ví dụ: Cá rô, máy may, hoa hồng.
b) Những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
- Ví dụ: Nho nhỏ, xanh xanh, chót vót, chênh vênh.
- Cho đọc ghi nhớ Sgk.
- Nêu yêu cầu bài tập 1.
? Các từ "nguồn gốc", "con cháu" thuộc kiểu cấu tạo từ nào?
? Tìm những từ đồng nghĩa với từ "nguồn gốc"?
? Tìm thêm các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu: con cháu, anh chị, ông bà?
- Nêu yêu cầu bài tập 2.
? Hãy nêu qui tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo giới tính (nam, nữ), theo bậc (bậc trên, bậc dưới)? 
- Gợi ý: Theo bậc, theo giới tính, quan hệ vợ chồng.
- Nhận xét.
? Theo em những tiếng đi kèm sau tiếng bánh để chỉ đặc điểm gì của bánh?
- Cho ví dụ:
+ Bánh: (bánh rán, tráng, nướng...)
+ Bánh (tẻ, đậu xanh,tôm)
+ Bánh: (ú, gối, khúc)
+ Bánh: (dẻo,)
- Nhận xét, bổ sung.
? "Thút thít" miêu tả âm thanh gì? Tìm những từ láy miêu tả tiếng khóc?
? Hãy tìm những từ láy khác có cùng tác dụng ấy?
G Những từ láy cũng có tác dụng miêu tả: Nức nở, sụt sùi, rưng rức, tức tưởi, nỉ non
? Tìm nhanh các từ láy:
- Tả tiếng cười.
- Tả tiếng nói.
- Tả dáng điệu.
- Nhận xét, bổ sung.
a) Tả tiếng cười: khanh khách, khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, hềnh hệch.
b) Tả tiếng nói: ồm ồm, khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo, lầu bầu
c) Tả dáng điệu: lom khom, lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh
- Theo dõi.
- Có 12 tiếng.
- Có 9 từ.
- Dựa vào các dấu gạch chéo.
- Không giống nhau, có từ chỉ có một tiếng, có từ gồm có hai tiếng.
- Từ do tiếng tạo thành nhưng mang ý nghĩa.
- Cấu tạo nên từ.
- Đặt câu, tạo lời.
- Khi nó có nghĩa.
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Đọc ghi nhớ.
- Đọc, chỉ từ.
- Từ một tiếng là từ đơn.
- Từ hai tiếng trở lên gọi là từ phức.
- Thực hiện theo nhóm.
- Đại diện nhóm điền bảng.
Bảng phân loại
Kiểu cấu
 tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
Từ, ấy, nước,ta, chăm, nghề,và,có tục,ngày,Tết làm,
Từ phức
Từ ghép
Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy.
Từ láy
Trồng trọt.
- Nghe giảng. 
- Từ đơn chỉ có một tiếng.
- Từ phức có hai hoặc nhiều tiếng.
- Chia thành hai loại: từ ghép và từ láy.
- So sánh:
+ Giống: Đều do 2 hoặc nhiều tiếng tạo thành
+ Khác: Các tiếng trong từ ghép đều có nghĩa; từ láy các tiếng có quan hệ âm thanh với nhau.
- Đọc ghi nhớ (Sgk-14).
- Làm bài tập 1.
a) Các từ "nguồn gốc", "con cháu" thuộc kiểu từ ghép.
b) Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, nòi giống.
c) Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: Cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em, cha con
- Cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em, cha con
- Làm bài tập 2.
- Theo giới tính (nam, nữ): ông bà, cha mẹ, anh chị, cậu mợ, chú thím, dì dượng.
- Theo bậc (trên dưới): bác cháu, chú cháu, chị em, dì cháu, mẹ con
- Đọc bài tập 3 (Sgk-14+15).
- Cách chế biến:
- Chất liệu:
- Hình dáng:
- Tính chất:
- Làm bài tập 4 (Sgk-15).
- Miêu tả tiếng khóc của người.
- Ví dụ: thút thít; hu hu; sụt sùi, nức nở, rưng rứt, oa oa
- Nghe giảng. 
- Làm bài tập 5 (Sgk-15).
a) Hô hố, ha hả
b) Sang sảng, lí nhí, lè nhè
c) Đủng đỉnh, thướt tha..
- Nghe giảng. 
I. Từ là gì?
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
- Từ là đơn vị từ nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu.
- Ví dụ: nhà, cửa, trồng trọt, cây cối,
* Ghi nhớ (Sgk-13).
II. Từ đơn, từ phức.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Từ đơn là từ có một tiếng.
- Từ phức là từ có 2 hoặc nhiều tiếng.
- Ví dụ: 
+ Từ ghép có quan hệ về nghĩa giữa các tiếng.
+ Từ láy có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
* Ghi nhớ (Sgk-14).
III. Luyện tập.
Bài tập 1.
Bài tập 2.
Bài tập 3.
Bài tập 4.
Bài tập 5.
11'
8'
3'
10'
7'
3'
17'
c. Củng cố và luyện tập (3')
? Em hãy nhắc lại thế nào là từ ghép và từ láy?
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
- Học bài và làm bài tập.
- Tìm hiểu thêm về cấu tạo từ, câu.
- Đọc, tìm hiểu tiết 4 bài: Giao tiếp văn bản và phương thức biểu đạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 6(26).doc