Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 1, Tiết 3+4 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 1, Tiết 3+4 - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.

- Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.

- Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính công vụ.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.

- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.

- Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn bản cụ thể.

3. Thái độ: Học sinh có ý thức vận dụng từ và dặt câu theo chuẩn mực tiếng việt.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:

- Giao tiếp, ứng xử: biết các phương thức biểu đạt và việc sử dụng văn bản theo những phương thức biểu đạt khác nhau để phù hợp với mục đích giao tiếp.

- Tự nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp bằng văn bản và hiệu quả giao tiếp của các phương thức biểu đạt.

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 562Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 1, Tiết 3+4 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan : /8/2011
Ngày dạy : /8/2011
Ngữ văn : Bài 1- Tiết 3
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.
- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.
2. Kĩ năng: Nhận diện phân biệt được
+ Từ và tiếng
+ Từ đơn và từ phức
+ Từ ghép và từ láy
- Phân tích cấu tạo của từ.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức vận dụng từ và dặt câu theo chuẩn mực tiếng việt.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt trong thức tiễn giao tiếp của bản thân
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ.
III. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: soạn bài.
IV. Phương pháp: 
- Giảng, vấn đáp, hoạt động nhóm.
V. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức 1’: 
2. Kiểm tra đầu giờ: 3’
- Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới:
*) Khởi động: 1’ 
 Trong tiếng Việt, mỗi tiếng bao giờ cũng phát ra một hơi, nghe thành một tiếng và nó mang một thanh điệu nhất định nhưng không phải mỗi tiếng phát ra là một từ, có từ thì chỉ có một tiếng ; có từ có từ 2 tiếng trở lên . Vậy bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về : từ và cấu tạo của từ tiếng Việt . 
*Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu: HS hiểu thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt.
- Thời gian: 20’
Họat động của thầy và trò
Nội dung
HDHS tìm hiểu Từ là gì ?
- Học sinh đọc ví dụ trong SGK . 
? Lập danh sách các từ và các tiếng? 
=> Câu văn gồm có 12 tiếng , 9 từ . 
? Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau ?
HS: Trả lời, GV: Nhận xét. 
? Vậy từ là gì ? 
- HS: Trả lời,
- GV: Khái quát rút ra phần ghi nhớ
- Học sinh đọc mục ghi nhớ . 
-GV: chuyển ý
GV kẻ bảng – Hs điền từ vào bảng . Phân lọai từ đơn và từ phức .
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
Từ Đơn
Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm. 
Từ phức
Từ ghép
Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy 
Từ láy
Trồng trọt 
 ? Thế nào là từ đơn ? Thế nào là từ phức ?
- HS: Trả lời: Từ đơn là những từ do một tiếng cấu tạo nên. Từ phúc gồm hai hoặc nhiều tiếng.
? Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống nhau và có gì khác nhau ? 
- HS: Trả lời,
- GV: Khái quát rút ra phần ghi nhớ
- Học sinh đọc mục ghi nhớ . 
-GV: chuyển ý
Kết luận: Như vậy các em đã hiểu thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt
I. Từ là gì ? 
1. Bài tập: 
a. BT1: Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt / chăn nuôi / và / cách / ăn ở . 
=> Câu văn gồm có 12 tiếng , 9 từ . 
b. BT2:- Tiếng dùng để tạo từ . 
- Từ dùng để tạo câu . 
- Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ . 
2. Ghi nhớ ( SGK-13 ) 
II. Từ đơn và từ phức . 
1. Bài tập: 
- Từ Đơn: Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, tết, làm.
- Từ phức:
+ Từ ghép: Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
+ Từ láy: Trồng trọt
2. Ghi nhớ ( SGK 14) 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: HS Luyện tập biết cách dùng từ đặt câu
- Thời gian:18 ’
Học sinh thảo luận : Bài 1 : Đại diện nhóm lên bảng làm . GV nhận xét 
Bài 2: Học sinh làm nhanh- đứng dậy trả lời – GV nhận xét . 
Bài 3 : Học sinh thảo luận nhóm . Đại diện nhóm lên bảng làm – Giáo viên nhận xét . 
Bài 5 : Thi tìm nhanh – Gv chấm điểm 2 học sinh làm nhanh nhất.
Kết luận:
Qua các BT phần LT giúp các em thực hành biết cách dùng từ đặt câu đúng.
III/ Luyện tập . 
1.Bài 1: 
A/ Từ ghép 
B/ Cội nguồn, gốc gác
C/ cậu mợ, cô dì, chú cháu 
2. Bài 2 : 
- Theo giới tính:, anh chị, ông bà, chú thím, cậu mợ 
- Theo bậc : chị em, dì cháu, bác cháu... 
3. Bài 3 : 
- Cách chế biến:Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp 
- Chất liệu: Bánh nếp, bánh khoai, bánh tẻ,bánh gai 
- Tính chất: Bánh dẻo, bánh xốp
- Hình dáng:Bánh gối, bánh khúc..
4. Bài 5 : Tìm từ láy
4.Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà 2’ 
 ? Tìm từ láy trong số các từ cho dưới đây: đo đỏ ,nhà nước, bàn ghế, bóng đèn ngoằn ngòeo. 
GV yêu cầu HS về nhà: - Làm bài tập 4 ( 15 )
 - Học thuộc ghi nhớ.
 - Sọan bài : Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt . 
 *************************************
Ngày sọan : /8/2011
Ngày dạy : /8/2011 
 Ngữ văn: Bài 1- Tiết4
GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.
- Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính công vụ.
2. Kĩ năng: 
- Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.
- Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn bản cụ thể.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức vận dụng từ và dặt câu theo chuẩn mực tiếng việt.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
Giao tiếp, ứng xử: biết các phương thức biểu đạt và việc sử dụng văn bản theo những phương thức biểu đạt khác nhau để phù hợp với mục đích giao tiếp.
Tự nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp bằng văn bản và hiệu quả giao tiếp của các phương thức biểu đạt.
III. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: soạn bài.
IV. Phương pháp: 
- Giảng, vấn đáp, hoạt động nhóm.
V. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức: 1’ 
2. Kiểm tra đầu giờ(3’)
- Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới:
*) Khởi động:1’ 
GV : Văn bản : “ Con Rồng, cháu Tiên “ thuộc kiểu văn bản nào ? 
- HS : Tự sự 
- GV: Ngòai kiểu văn bản tự sự còn có những kiểu văn bản nào ? Mục đích giaotiếp của các kiểu văn bản là gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu điều đó. 
*Hoạt động 1: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: HS hiểu được mục đích giao tiếp. Hình thành cho học sinh sơ bộ các khái niệm văn bản, các dạng thức của văn bản và phương thức biểu đạt .
- Thời gian: 24’
Họat động của thầy và trò
Nội dung
HDHS tìm hiểu về Văn bản và mục đích giao tiếp.
? Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết thì em làm như thế nào ? 
- HS: Nói hoặc viết ra .
- GV: Đó chính là hoạt động giao tiếp
? Giao tiếp là gì 
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét , khái quát
? Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải làm như thế nào ? 
-> Nội dung rõ ràng, diễn đạt mạch lạc . ->Văn bản
? Văn bản là gì
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét , khái quát
- HS: Đọc câu ca dao .(SGK), bảng phụ 
? câu ca dao nói lên vần đề gì ? 
- phải có lập trường, không dao động khi người khác thay đổi chí hướng . 
? Theo em câu ca dao đó có thể coi là một văn bản chưa ? 
- HS: Là một văn bản vì có nội dung trọn vẹn, liên kết mạch lạc . 
? Lời phát biểu của thầy ( cô ) hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không ? Vì sao ? 
- HS: là một văn bản vì đây là chuỗi lời nói có chủ đề.Đây là văn bản nói.
? Bức thư em viết cho bạn có phải là một văn bản không ? 
- HS: Là văn bản viết ,có thể thức, có chủ đề xuyên suốt là thông báo tình hình và quan tâm tới người nhận thư.
? Đơn xin học, một bài thơ  có phải đều là văn bản không ? 
- HS: đều là văn bản vì chúng có mục đích yêu cầu thông tinvà có thể thức nhất định.
Giáo viên chốt lại : Tất cả đều là văn bản. Vậy văn bản là chuỗi nói miệng hay bài viết diễn đạt một nội dung tương đối trọn vẹn ; có liên kết mạch lạc để thực hiện mục đích giao tiếp tùy theo mục đích giao tiếp cụ thể mà người ta sử dụng các kiểu văn bản với các phương thức biểu đạt phù hợp . 
 Tìm hiểu về Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản
- Học sinh đọc các kiểu văn bản với các phương thức biểu đạt. Mục đích giao tiếp của từng kiểu văn bản. 
- Giáo viên cho ví dụ . 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập nhanh. 
 ( 1) Hành chính công vụ ( 2 ) Tự sự ( 3) miêu tả (4) Thuyết minh (5) biểu cảm ( 6) Nghị luận 
- Học sinh đọc mục ghi nhớ . 
- GV: Nhấn mạnh
Kết luận: Các em đã hiểu được hiểu được mục đích giao tiếp. khái niệm văn bản, các dạng thức của văn bản và phương thức biểu đạt.
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt . 
1. Văn bản và mục đích giao tiếp. 
- Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết thì chúng ta phải Nói hoặc viết ra .
=>Đó chính là hoạt động giao tiếp
- Giao tiếp : là họat động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ . 
- Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải nói hoặc viết một cách rõ ràng, diễn đạt mạch lạc . 
=>Văn bản
- Văn bản : là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp . 
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản( SGK ) 
- Ghi nhớ ( SGK-17 ) 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: HS Luyện tập nhận dạng các phương thức biểu đạt và kiểu văn bản.
- Thời gian:14’
HS HS làm BT 1
- Bài tập 1: Giáo viên gọi học sinh đọc từng đọan văn làm nhanh . 
HS HS làm BT 1
- Bài 2 : Học sinh thảo luận nhóm . 
Truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên “ thuộc kiểu văn bản nào ? Vì sao em biết như vậy ? 
- Đại diện nhóm trả lời – GV nhận xét .
Kết luận: Qua các BT trên đã giúp các em 
nhận dạng các phương thức biểu đạt và kiểu văn bản.
II. Luyện tập 
1. BT1 
Tự sự 
Miêu tả
Nghị luận 
Biểu cảm 
Thuyết minh 
2. BT2
Truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên “ 
Kiểu văn bản : Tự sự 
-> Trình bày diễn biến sự việc .
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: 2’ 
 - Truyện “Bánh chưng, bánh giầy” thuộc kiểu văn bản gì? Vì sao?
 - GV Khái quát nội dung bài
*) GV yêu cầu HS về nhà: - Học bài 
 - Sọan bài : Thánh Gióng ( sọan kỹ câu hỏi hướng dẫn ) 
 **********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6 Lao Cai(1).doc