Câu hỏi ôn tập kiểm tra cuối học kỳ II - Môn Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Xã Tam Giang

Câu hỏi ôn tập kiểm tra cuối học kỳ II - Môn Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Xã Tam Giang

II. So sánh:

Câu 1: So sánh là gì? Có mấy kiểu so sánh, kể ra?

 à So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 Có 2 kiểu so sánh:

 _ So sánh ngang bằng

 _ So sánh không ngang bằng

Câu2: Chỉ ra phép so sánh trong khổ thơ sau đây và cho biết đó là kiểu so sánh nào?

 “Anh đội viên mơ màng

 Như nằm trong giấc mộng

 Bóng Bác cao lồng lộng

 Ấm hơn ngọn lửa hồng”

 ( Đêm nay Bác không ngủ - Minh Thư)

à Phép so sánh trong khổ thơ:

 _ So sánh ngang bằng:

 Anh đội viên mơ màng

 Như nằm trong giấc mộng

 _ So sánh không ngang bằng:

 Bóng Bác cao lồng lộng

 Ấm hơn ngọn lửa hồng

 Câu 3: Viết một đoạn văn từ 3-5 câu tả cảnh buổi sáng ở quê em, trong đó có sử dụng một hình ảnh so sánh.

à Viết đoạn văn: Đúng chủ đề, đúng số câu qui định, có sử dụng một hình ảnh so sánh.

III. Nhân hóa:

Câu 1: Nhân hóa là gì? à Nhân hóa là gọi hoặc tà con vật, cây cối, dồ vật. bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật. trờ nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Cho 1 ví dụ.

 Câu 2: Cho biết đoạn văn sau tác giả sử dụng phép tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó ?

 “Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhân hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.”

 (Phong Thu)

 à Trong đoạn văn này, tác giả sử dụng phép tu từ nhân hóa.

 Tác dụng : làm cho quang cảnh bến cảng được miêu tả sống động hơn, người đọc dễ hình dung được cảnh nhôn nhịp, bận rôn của các phương tiện có trên bến cảng.

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập kiểm tra cuối học kỳ II - Môn Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Xã Tam Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS XÃ TAM GIANG
CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2011 - 2012
 MÔN: NGỮ VĂN 6
A. PHẦN VĂN BẢN
Truyện
Bài học đường đời đầu tiên
Bức tranh của em gái tôi
Vượt thác
Bài học cuối cùng
Yêu cầu: Học sinh kể tóm tắt các truyện trên
 Nắm lại phần nội dung và nghệ thuật
Thơ:
Đêm nay Bác không ngủ
Lượm:
Yêu cầu: Học sinh học thuộc lòng các bài thơ
 Nắm được nội dung và nghệ thuật
Kí:
Cô Tô
Cây tre Việt Nam
Lòng yêu nước
Lao xao
Yêu cầu:- HS nắm được khái niệm kí
 - Nắm được nội dung và nghệ thuật
A. PHẦN VĂN BẢN:
Nắm được tất cả văn bản văn bản đã học.
Yêu cầu:
- Nắm được tên tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của các VB, học thuộc lòng các bài thơ( Lượm, Đêm nay Bác không ngủ).
- Phương thức biểu đạt.
- Nội dung, nghệ thuật.
B.TIẾNG VIỆT:
I. Phó từ:
 	Câu1 (NB-VD): Phó từ là gì? Đặt một câu có phó từ?
 	à Phó từ là những từ chuyên đi kèm ĐT, TT để bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT.
 	 Đặt một câu có phó từ: Tôi đang học bài
 	Câu 2 (VD): Xác định phó từ trong đoạn văn:
 “Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh.”
 	à “Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh.”
II. So sánh:
Câu 1: So sánh là gì? Có mấy kiểu so sánh, kể ra?
 	à So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 Có 2 kiểu so sánh:
 _ So sánh ngang bằng
 _ So sánh không ngang bằng
Câu2: Chỉ ra phép so sánh trong khổ thơ sau đây và cho biết đó là kiểu so sánh nào?
 “Anh đội viên mơ màng
 Như nằm trong giấc mộng
	 Bóng Bác cao lồng lộng
	 Ấm hơn ngọn lửa hồng”
	( Đêm nay Bác không ngủ - Minh Thư)
à Phép so sánh trong khổ thơ:
 _ So sánh ngang bằng:
 	 Anh đội viên mơ màng
 Như nằm trong giấc mộng
	_ So sánh không ngang bằng:
	 Bóng Bác cao lồng lộng
	 Ấm hơn ngọn lửa hồng
 	Câu 3: Viết một đoạn văn từ 3-5 câu tả cảnh buổi sáng ở quê em, trong đó có sử dụng một hình ảnh so sánh.
à Viết đoạn văn: Đúng chủ đề, đúng số câu qui định, có sử dụng một hình ảnh so sánh.
III. Nhân hóa:
Câu 1: Nhân hóa là gì? à Nhân hóa là gọi hoặc tà con vật, cây cối, dồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật... trờ nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Cho 1 ví dụ.
 Câu 2: Cho biết đoạn văn sau tác giả sử dụng phép tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ đó ?
 “Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhân hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.”
	(Phong Thu)
 	à Trong đoạn văn này, tác giả sử dụng phép tu từ nhân hóa.
 	 Tác dụng : làm cho quang cảnh bến cảng được miêu tả sống động hơn, người đọc dễ hình dung được cảnh nhôn nhịp, bận rôn của các phương tiện có trên bến cảng.
IV. Ẩn dụ :
 Câu 1 : Ẩn dụ là gì ? 
 	à Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 	Câu 2 : Trong câu thơ sau, kiểu ẩn dụ nào được sừ dụng?
 ‘‘ Người Cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm’’
 (Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
 	à Tác giả sử dụng kiểu ẩn dụ phẩm chất.
 Câu 3 : Tìm ẩn dụ trong câu thơ sau đây, nêu nét tương đồng giữa sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.
 ‘‘ Người Cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm’’
 (Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
 à Phép ẩn dụ: Người Cha
 	 Nét tương đồng: Tác giả ví Bác Hồ với Người Cha vì Bác với Người Cha có những phẩm chất giống nhau (tuổi tác, tình thương yêu, sự chăm sóc chu đáo đối với con...)
V. Hoán dụ :
 	Câu 1 : Hoán dụ là gì ? 
à Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
 	Câu 2: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ?
 	à SGV/tr.96
 	Câu 3 : Chỉ ra phép hoán dụ trong câu thơ sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong phép hoán dụ đó là gì?
 ‘‘Áo chàm đưa buổi phân li
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay’’
 (Việt Bắc – Tố Hữu)
 	à Phép hoán dụ : Áo chàm
 	Mối qua hệ : giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật (áo chàm – người Việt Bắc)
VI. Bài: Thành phần chính của câu :
 Câu 1 : Nêu tên hai thành phần chính của câu. Đặt một câu có đủ hai thành phần chính. Chỉ rõ từng thành phần.
 à Hai thành phần chính : Chủ ngữ và vị ngữ
 Đặt một câu có đủ hai thành phần chính Chủ ngữ và vị ngữ
 Xác định được Chủ ngữ và Vị ngữ trong câu
Câu 2 (VD): Đặt một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi làm gì để kể một việc tốt em hoặc bạn mới làm được.
 à Đặt một câu với nội dung kể về việc tốt em hoặc bạn đã làm được.
 Vị ngữ trả lời câu hỏi : làm gì?
 VD : Lan / đang kèm cặp em học môn văn
 	VN (làm gì)
VII. Câu trần thuật đơn :
 	Câu 1 : Thế nào là câu trần thuật đơn ?
 	à Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
 	Câu 2 : Đặt một câu trần thuật đơn và xác định CN, VN của câu .
 	à Đặt một câu có cấu tạo là một cụm C-V
 Xác định được CN, VN của câu
VIII. Bài: Câu trần thuật đơn có từ là :
 	Câu1 : Nêu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
 	à Câu trần thuật đơn có từ là có một số kiểu câu đáng chú ý như sau :
 _ Câu định nghĩa
 _ Câu giới thiệu
	_ Câu miêu tả
	_ Câu đánh giá
 Câu 2 : Viết một đoạn văn (từ 5 – 7 câu) tả một người bạn của em. Trong đoạn văn đó có ít nhất 1 câu trần thuật đơn có từ là. 
à Viết đoạn văn đúng chủ đề yêu cầu
 Xác định được 1 câu trần thuật đơn có từ là. 
IX. Bài: Câu trần thuật đơn không có từ là :
 	Câu 1 : Đặt một câu trần thuật đơn không có từ là mà vị ngữ là một cụm tính từ.
 	à Đặt một câu trần thuật đơn không có từ là
 VN có cấu tạo là cụm TT
 	Câu 2 : Xác định CN, VN trong những câu sau. Cho biết câu nào là câu miêu tả và câu nào là câu tồn tại?
 ‘‘Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắc như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.’’
 (Ngô Văn Phú)
 	à Dưới gốc tre, tua tủa // những mầm măng
 VN CN
 	 Câu tồn tại
 Măng // trồi lên nhọn hoắc như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.
 CN VN
 Câu miêu tả
C.TẬP LÀM VĂN :
I. Văn miêu tả cảnh :
Đề 1 : Viết một bài văn miêu tả hình ảnh cây mai vàng vào dịp Tết đến xuân về.
 à Yêu cầu: 
Hình thức : Viết một bài văn hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, trình tự miêu tả hợp lí.
Nội dung :
 + Giới thiệu cây mai
 + Tả cây mai theo trình tự hợp lí
 	 + Nêu ý nghĩa, công dụng của hoa mai
	 + Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cây mai
 Đề 2 : Em hãy tả quang cảnh giờ chào cờ ở trường em.
 	à Biết viết bài văn tả cảnh hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, tả theo trình tự... diễn đạt trôi chảy, trong sáng, văn viết có hình ảnh, biết dùng từ, đặt câu...
 Dàn bài :
 a. Mở bài:
 _ Giới thiệu buổi chào cờ được tổ chức ở đâu ? lúc nào ? Để làm gì ?
 _ Ấn tượng chung của em
 b. Thân bài :
 _ Tả bao quát khung cảnh giờ chào cờ
 _ Tả chi tiết :
	+ Tả quang cảnh trước lúc chào cờ
	+ Cảnh trong lúc chào cờ
	+ Cảnh sau khi chào cờ
	 c. Kết bài :
 _ Tình cảm của em
	_ Suy nghĩ, hành động gì sau khi tham dự lễ chào cờ
II..Miêu tả người:
 Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,)
 Dàn ý: 
 a.Mở bài:
 Giới thiệu người định tả:ông,bà,cha,mẹ,anh,chị,em
 b.Thân bài:
 Đảm bảo các ý sau:
 -Tả hình dáng:
 +Tả khái quát:vóc dáng chiều cao,tuổi tác,cách ăn mặc
 +Tả chi tiết:nét mặt,mái tóc,mắt, mũi,miệng,tay chân, làn da
 -Tả tính tình ,hoạt động:tả sơ lược một vài việc làm bộc lộ phẩm chất ,đạo đức được thể hiện qua lời nói ,cử chỉ,thói quen,sở thích
 c.Kết bài:
 Nêu cảm nghĩ,tình cảm của em về người đó. 
 	III.Miêu tả sáng tạo.
 Đề 2: Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ tích. Hãy miêu tả hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của mình.
 Dàn ý:
 a/ MB 
 Giới thiệu chung:
 + Em thích truyện cổ tích vì có nhiều nhân vật hấp dẫn
 +Thường có ông Tiên .
 b/ TB : 
 + Tả ngoại hình :
 . Xuất hiện trong ánh hào quang và hương thơm..
 . Cụ già râu tóc bạc phơ,vẻ mặt phúc hậu, tay chống gậy trúc
 -Giọng nói nhẹ nhàng,ấm áp.
 + Tính nết:
 . Thương yêu giúp đỡ người nghèo khổ.
 . Căm ghét,trừng trị kẻ xấu xa,độc ác.
 + Tài năng :
 . Có phép thần thông biến hóa .
 . Đi mây về gió,thoắt ẩn thoắt hiện.
 C.Kết bài : Cảm nghĩ của em.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG NV 6DAO.doc