Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Năm học 2012-2013

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm vững hơn cách làm bài văn thuyết minh về đồ dùng kết hợp các phương pháp thuyết minh phù hợp.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức: Viết được một văn bản thuyết minh. Xác định đúng kiểu bài thuyết minh và cung cấp được những kiến thức cơ bản về cây bút bi.

2. Kĩ năng: Sử dụng được một số phương pháp thuyết minh khi làm bài. Nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa, khắc phục những lỗi trong bài viết của mình.

3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực ôn tập, làm bài độc lập, nghiêm túc.

C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 868Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 17 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 17 Ngày soạn: 12/11/2012
Tiết PPCT: 65-66 Ngày dạy: 14/11/2012
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3. TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
êTRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm vững hơn cách làm bài văn thuyết minh về đồ dùng kết hợp các phương pháp thuyết minh phù hợp.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: Viết được một văn bản thuyết minh. Xác định đúng kiểu bài thuyết minh và cung cấp được những kiến thức cơ bản về cây bút bi.
2. Kĩ năng: Sử dụng được một số phương pháp thuyết minh khi làm bài. Nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa, khắc phục những lỗi trong bài viết của mình.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực ôn tập, làm bài độc lập, nghiêm túc.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
ê TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm vững chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản của học sinh về kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I. 
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: Ôn tập kiểu văn thuyết minh về một đồ dùng, vật dụng
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn và giao tiếp xã hội. 
3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới : Hôm nay các em sẽ biết được kết quả vận dụng những kiến thức đã học vào bài kiểm tra để từ đó biết rút kinh nghiệm và khắc phục sửa chữa
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
- GV: gọi HS nhắc lại đề.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
 Gv gợi ý Hs lập dàn ý. Gv ghi lên bảng dàn bài và thang điểm. Hs: Ghi vở để củng cố
Nhận xét chung
- Gv nhận xét chung về ưu điểm và hạn chế 
Sửa lỗi cụ thể
Gv: sửa những lỗi sai, yêu cầu Hs sửa lỗi. Hs : sửa lỗi.
GV đọc bài khá làm mẫu (Khánh, Linh, ..)
Trả bài- ghi điểm
Hai HS phát bài cho lớp.
HS đọc bài của nhau và góp ý cho nhau cách sửa.
BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 Gv đọc lại câu hỏi trắc nghiệm
 Hs chọn đáp án. Gv công bố đáp án
Phần tự luận Gv gọi Hs khá giỏi phát biểu cảm nghĩ và nêu ý chính cần phân tích.
- Gv dựa vào đáp án phân tích lại. 
- Gv nhận xét ưu nhược điểm trong bài viết của Hs.
Ưu điểm
- Các em biết cách làm bài trắc nghiệm.
- Một số bài viết đoạn văn sử dụng dấu câu tốt : (Joel, Linh, Quốc )
Hạn chế:
- Sai kiến thức nhiều, xuyên tạc văn bản gốc.( Thu Ma, Cây)
- Nêu được dẫn chứng chưa biết phân tích đánh giá.(Phúc, Wen...)
Gv sửa các lỗi, hs sửa lỗi.
Trả bài-ghi điểm
ê BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
1.Đề bài: Thuyết minh về cây bút bi
2. Đáp án và thang điểm ( xem tiết 55,56)
3. Nhận xét chung:
a. Ưu điểm:
- Biết chia bố cục 3 phần rõ ràng
- Xác định kiến thức trọng tâm, biết vận dụng phương pháp định nghĩa, so sánh, phân tích vào bài thuyết minh
b. Hạn chế:
- Sai lỗi chính tả nhiều (bài của Wen, Thuận, Thu Ma)
- Khuyết điểm chung chung 
- Không chấm câu, câu không có nội dung 
- Phần mở bài và kết bài ghi quá dài, chưa đáp ứng yêu cầu
4. Sửa lỗi cụ thể
a.Lỗi kiến thức:
- Đưa nội dung của phần thân bài vào mở bài.
- Kí hiệu, viết tắt trong bài
b.Lỗi diễn đạt
- Dùng từ: không phù hợp, tên của nhà sáng chế ra bút bi ghi sai
- Lời văn
+ Bút bi rất gắn liền->bút bi gắn liền với lứa tuổi học sinh 
 + Bút bi có thể có hoặc không có trong xã hội này-> Bút bi luôn hiện diện và đem lại nhiều lợi ích cho con người..
- Chính tả: suy ngĩ -> nghĩ, bây hơi -> bay hơi, sé ->xé, nấp bút-> nắp bút bi
+ Độc bài->. Đọc bài, dao bài -> giao bài, ứng sử -> ứng xử, xửa->sửa
- Lỗi về sử dụng dấu câu: chấm, phẩy không phù hợp; viết số trong bài, nhiều bài không biết sử dụng dấu câu.
ê BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. Đáp án và thang điểm : xem lại tiết 63
2. Nhận xét chung:
a. Ưu điểm:
- Đa số Hs đều nắm các bước làm trắc nghiệm kết hợp với tự luận
- Hiểu yêu cầu đề bài, không bị lạc đề
b.Hạn chế:
- Sai chính tả nhiều, trình bày bài quá bẩn
- Một số bạn không học bài tự luận câu 1
- Lấy ví dụ từ tượng thanh nhưng không biết đặt câu
- Câu 2 tự luận, kĩ năng viết đoạn văn của HS còn yếu
3. Sửa lỗi cụ thể: 
- Câu 2 tự luận: nhiều học sinh không đảm bảo đủ số câu theo quy định
- Sử dụng dấu câu không phù hợp, đầu dòng và sau dấu chấm không viết hoa 
- Không biết viết đoạn văn.
- Đoạn văn không có các dấu câu theo yêu cầu.
- Đoạn văn không có sự liên kết về nội dung
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI VIẾT SỐ 3 
Lớp
SS
Điểm9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm > TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm < TB
8A1
8A2
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Lớp
SS
Điểm9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm > TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm < TB
8A1
8A2
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Xem lại tất cả các kiến thức đã học, chuẩn bị kiến thức ôn tập thi học kì 1
E. RÚT KINH NGHIỆM
*****************************************
Tuần 17 	 Ngày soạn: 13/12/2012
Tiết 67, 68	 	 Ngày dạy: 15/12/2012
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ. 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Tổng hợp kiến thức của cả ba môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
- Củng cố lại kiến thức tổng hợp của cả ba môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng lí thuyết vào thực hành, kĩ năng hành văn theo các yêu cầu về nội dung và kiểu bài, kĩ năng viết đúng thể loại, diễn đạt.
3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của bài kiểm tra học kì.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới: Tuần sau các em sẽ thi học kì I.Để kì thi có kết quả cao. Các em cần phải tích cực từ giác ôn tập lại những kiến thức mà cô đã truyền đạt cho các em. Tiết học hôm nay cô và các em cùng hệ thống lại các nội dung kiến thức của học kì này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Ôn tập văn bản
- Gv: gọi Hs lên bốc thăm trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản.Có câu hỏi trác nghiệm.
+ Kể tên các văn bản truyện kí đã học?
+ Văn bản nào được sáng tác trong từ?
+ Ông là nhà văn của trẻ em và phụ nữ, ông là ai?
+ Có những văn bản nhật dụng nào đã học?
+ Đọc thuộc lòng bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”?
+ Cho biết tác giả và nội dung của truyện ngắn Lão Hạc?...
Hs: xung phong lên bốc thăm trả lời. Nếu Hs không trả lời được phép bốc câu thứ 2, không trả lời về chỗ ôn tập tiếp.
- Gv gọi Hs khác lên bốc thăm.
HẾT TIẾT 67 CHUYỂN TIẾT 68
Ôn tập Tiếng Việt.
-Gv: Gọi Hs trình bày khái niệm. Mỗi nội dung yêu cầu Hs lấy ví dụ khác ngoài ví dụ trong đề cương.
- Hs: Đáp ứng theo yêu cầu của giáo viên.
Ôn tập Tập làm văn
-Gv: Kể tên các kiểu bài thuyết minh đã học?
- Hs: trả lời?
- Gv: Trình bày bố cục chung của bài thuyết minh đồ vật?
- Hs: trình bày.
- Gv: Chốt ý, nhấn mạnh thêm đặc điểm, cách làm văn thuyết minh cho Hs.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
GV hướng dẫn Hs một số nội dung
I. VĂN BẢN:
1.Văn bản truyện kí Việt Nam:
Tácphẩm, tác giả
Thể loại
PTBĐ
Nội dung
Nghệ thuật
Tôi đi học
(Thanh Tịnh)
Truyện ngắn
Tự sự-miêu tả-biểu cảm
Kể về kỉ niệm hồn nhiên trong ngày đầu đi học.
Tự sự kết hợp trữ tình, kể xen lẫn miêu tả biểu cảm.
Trong lòng mẹ 
2. Văn bản nhật dụng:
Tác phẩm
Tác giả
 Chủ đề
Nghệ thuật
Thông tin về ngày Trái đất năm 2000
Theo tài liệu của sử khoa học công nghệ Hà Nội
Tuyên truyền phổ biến tác hại của bao bì ni lông. Kêu gọi một ngày không dùng bao bì ni lông, bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất.
Thuyết minh (giới thiệu giải thích, phân tích, đề nghị)
Ôn dịch, thuốc lá
3. Văn bản thơ
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
 Nội dung
Đập đá ở Côn Lôn
..
4.Văn bản nước ngoài
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Nội dung
Cô bé bán diêm
An-đéc-xen
Truyện cổ tích
Lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé Đan Mạch bất hạnh, chết cóng bên đường trong đêm giao thừa.
II. TIẾNG VIỆT:
1. Dấu câu: (xem bài “Ôn luyện dấu câu”)
2. Từ vựng: 
a, Cấp độ khái quát nghĩa của từ 
b, Trường từ vựng: Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa . 
c, Từ tượng hình , từ tượng thanh 
d, Từ địa phương và biệt ngữ xã hội
- Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. Ví dụ : bắp , trái , vô 
- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội 
 e, Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm (Ví dụ : Nhanh như cắt )
g, Nói giảm nói tránh: Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự
3.Ngữ pháp 
a,Trợ từ, Thán từ: Trợ từ là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu 
- Thán từ là những từ dùng làm dấu hiệu bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp 
b, Tính thái từ: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói .
 - Có 4 nhóm tình thái từ
c, Câu ghép: Câu ghép là câu có từ 2 cụm C-V trở lên và chúng không bao chứa nhau. Mỗi vế câu ghép có cấu tạo là một cụm C-V, nó được xem là một câu đơn.
- Quan hệ giữa các vế trong câu ghép: Quan hệ bổ sung, nối tiếp, nguyên nhân – kết quả, tương phản.
III. TẬP LÀM VĂN:
1. Văn tự sự (xen miêu tả biểu cảm)
a. Dàn ý:
* Mở bài : Giới thiệu chung về câu chuyện, tên truyện, văn bản cần tự sự.
*Thân bài : Kể theo trình tự câu chuyện, theo diễn biến của truyện có kết hợp miêu tả, biểu cảm.
* Kết bài : Đánh giá, cảm nhận về câu chuyện, mẫu truyện.
b. Đề luyện tập:
- Hãy kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.
- Kể lại truyện Lão Hạc hoặc đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”
2. Văn thuyết minh:
A.Thuyết minh đồ vật
a, Dàn bài:
* Mở bài: giới thiệu tên, vai trò của đối tượng cần thuyết minh
*Thân bài:
- Trình bày nguồn gốc lich sử hình thành nếu có.
- Nêu công dụng, ý nghĩa
- Thuyết minh cấu tạo, nguyên lí hoạt động.
- Hướng dẫn cách sử dụng bảo quản.
* Kết bài: ý nghĩa trong hiên tại và tương lai.
b, Đề luyện tập: Thuyết minh về cái phích nước (bút bi, bàn là, áo dài, kính đeo mắt)
B.Thuyết minh tác phẩm văn học
 a, Dàn bài:
* Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm, tác giả.
* Thân bài:
- Thuyết minh về thể loại, hoàn cảnh sáng tác
- Thuyết minh về các yếu tố trong tác phẩm (nội dung, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật)
- Nêu giá trị tư tưởng, giá trị giáo dục của tác phẩm hoặc ảnh hưởng của tác phẩm đến đời sống.
* Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm
b, Đề luyện tập: Thuyết minh về một tác phẩm văn học.(Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ, Đập đá ở Côn Lôn.)
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ : Gv định hướng cách ra đề: Đề kiểm tra có cấu trúc 2 phần : Trắc nghiệm (6 câu) và tự luận 2 câu, trong đó có 1 câu tiếng Việt và Tập làm văn. 
- Gv hướng dẫn các em cách ôn tập,
* Bài mới : Soạn bài “Hoạt động ngữ văn làm thơ 7 chữ”. Chuẩn bị làm bài Thi học kì 1
E. RÚT KINH NGHIỆM:
****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 8 TUAN 17.doc